Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vương ngọc trinh chơi thân với chị âu ở thị trấn c. trong một lần ngủ tại nhà bạ...

Tài liệu Vương ngọc trinh chơi thân với chị âu ở thị trấn c. trong một lần ngủ tại nhà bạn, trinh phát hiện mẹ chị âu giấu vàng trong sọt đựng khăn để trên giư

.DOC
10
20
144

Mô tả:

Bài 3: Vương Ngọc Trinh chơi thân với chị Âu ở thị trấn C. Trong một lần ngủ tại nhà bạn, Trinh phát hiện mẹ chị Âu giấu vàng trong sọt đựng khăn để trên giường. Tối 4/11/2011, Trinh tiếp tục đến nhà chị Âu chơi và xin ngủ lại. Nửa đêm, khi mẹ của bạn thức dậy đi chợ buôn bán, Trinh lén đến giường ngủ của bà, tìm được trong sọt đựng khăn 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 23 triệu đồng). Trinh giấu chiếc vòng vàng trong người, quay về giường tiếp tục ngủ. Hôm sau, Trinh đem vòng tới tiệm vàng bán được 20 triệu đồng. Tội phạm mà Trinh thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi: 1. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản. (2 điểm) 2. Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong tình huống nêu trên là gì? Hãy giải thích. (1 điểm) 3. Phát biểu sau đây về vụ án là đúng hay sai? Tại sao: Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất. (2 điểm) 4. Giả sử toà án căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt Trinh 42 tháng tù thì toà án vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của luật hình sự? (2 điểm) 1 1. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản? BLHS năm 1999 chia tội phạm thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Tiêu chí để phân loại tội phạm là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và mức cao nhất của khung hình phạt. Trước khi đi vào việc phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản ta cần hiểu: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”(Bình luận KHBLHS phần các tội phạm, Tập 2- Đinh Văn Quế - NXB TPHCM - 2002 - Trang 196). Để phân loại tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS, ta căn cứ vào khoản 3 Điều 8. + Trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 138 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, vì mức độ nguy hại gây ra cho xã hội là không lớn và theo quy định thì mức phạt cao nhất của khung hình phạt là đến ba năm tù. Theo quy định tại khoản 1 Điều 138: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích 2 mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” + Trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 138 BLHS thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, vì tội phạm được quy định tại khoản này đã có hành vi mang tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với loại tội phạm được quy định tại khoản 1. Tính chất của hành vi mang tính nguy hại lớn cho xã hội (phạm tội trộm cắp có tổ chức; hoặc là có tính chất chuyên nghiệp; hoặc là tái phạm nguy hiểm; hoặc là dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hoặc là hành hung để tẩu thoát; hoặc là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; hoặc là gây hậu quả nghiêm trọng). Và theo quy định thì mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản này là đến bảy năm tù. Theo quy định tại khoản 2 Điều 138:“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng.” + Trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 3 Điều 138 BLHS thuộc loại tội rất nghiêm trọng, vì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi thì ta thấy hành vi này “gây nguy hại rất lớn cho xã hội” (Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng). Và theo quy định tại khoản 3 Điều 138 thì mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản này là “đến mười lăm năm” tù. Theo quy định tại 3 khoản 3 Điều 138 BLHS:“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.” + Trường hợp phạm tội quy định tại khoản 4 Điều 138 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, vì do mức độ và tính chất của hành vi là nguy hại đặc biệt lớn (giá trị tài sản trộm cắp là từ năm trăm triệu đồng trở lên; hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) và mức hình phạt cao nhất ở khoản này là đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Theo quy định tại khoản 4 Điều 138 BLHS:“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.” + Đối với khoản 5 của Điều 133 BLHS này thì không phân loại tội phạm, vì khoản 5 này quy định về hình phạt bổ sung, nhưng khi phân loại tội phạm ta chỉ phân loại đối với hình phạt chính. 2. Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong tình huống nêu trên là gì? Hãy giải thích. a. Khách thể của tội phạm. “Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.”(Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009) Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong khoản 1 Điều 8 BLHS : “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý 4 hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp, của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nghĩa.”. Như vậy muốn xác định khách thể của tội phạm trong trường hợp này cần căn cứ vào các tình tiết của vụ án. Trong trường hợp này này khách thể của tội phạm là: Hành vi trộm cắp tài sản xâm hại tới quan hệ xã hôi được luật Hình sự bảo vệ đó là quan hệ sở hữu (là quan hệ sở hữu với nội dung là quyền sở hữu của mẹ chị Âu đối với chiếc vòng vàng, hành vi phạm tội khiến cho mẹ chị Âu không còn chiếm hữu chiếc vòng vàng đó nữa => quan hệ sở hữu đó bị biến dạng). Nhân lúc không ai để ý, Vương Ngọc Trinh đã thực hiện hành vi lén lút tiến tới giường ngủ của mẹ chị Âu, nhằm trộm cắp tài sản đó là 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 23 triệu đồng). Như vậy, Vương Ngọc Trinh đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của mẹ chị Âu. b. Đối tượng tác động của tội phạm. “Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.” (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009) Đối tượng tác động có thể là con người, các đối tượng vật chất hay nó là hoạt động bình thường của chủ thể. Sự gây thiệt hại cho khách thể ở hình thức cụ thể nào cũng luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạ tội làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội. Hành vi lén lút lấy trộm 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 23 triệu đồng) sau đó mang tới tiệm vàng để bán với giá 20 triệu đồng của chị Vương Ngọc Trinh đã làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật do đó 5 có thể xác định được đối tượng tác động của tội phạm ở tình huống nêu trên là: Chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 23 triệu đồng). 3. Phát biểu sau đây về vụ án là đúng hay sai? Tại sao: “Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất”. Trả lời: Phát biểu “Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất”: Là sai. Vì: Theo quan điểm phổ biến hiện nay :“CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự” (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009). Với nội dung này, CTTP được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong luật hình sự. CTTP có ý nghĩa rất quan trọng, CTTP là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là căn cứ để định tội, là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt. Việc làm rõ khái niệm CTTP giúp cho việc phân loại CTTP được chính xác. Bởi có những yếu tố không bắt buộc trong CTTP nhưng lại là yếu tố không thể thiếu trong cách phân loại CTTP để ta phân biệt CTTP này với cấu thành tội phạm khác. Một trong những cách phân loại CTTP là căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan CTTP. Khi đó CTTP được chia làm 2 loại là: CTTP vật chất, và CTTP hình thức. Nếu CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả được nhắc đến trong cấu thành tội phạm vật chất là hậu quả đã được 6 các nhà làm luật dự liệu trong luật hình sự hay nói cách khác nó được quy định trong các quy phạm pháp luật hình sự. Hậu quả đó phải có mối liên hệ với hành vi phạm tội: hành vi phạm tội đó là nguyên nhân dẫn đến hậu quả. Hậu quả ở đây là hậu quả được quy định trong luật không nhất thiết phải là hậu quả trên thực tế. Chính vì vậy việc xác định tội phạm nào có CTTP vật chất hay CTTP hình thức phải dựa vào quy định của luật. Tránh quan niệm cho rằng việc xem xét CTTP dựa vào hậu quả xảy ra trên thực tế. Chính vì vậy nếu phát biểu: “Vì Trinh đã chiếm đoạt được tài sản, nên tội trộm cắp tài sản mà Trinh đã thực hiện có cấu thành tội phạm vật chất” là sai. Phát biểu trên đã nhầm lẫn yếu tố hậu quả quy định trong cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 138, bộ luật hình sự) là hậu quả trên thực tế và việc xác định tội phạm là CTTP vật chất hay CTTP hình thức chỉ được xem xét khi tội phạm hoàn thành. Hậu quả được xem xét trong CTTP vật chất là hậu quả được quy định trong luật. nghĩa là tội phạm được xem xét là CTTP vật chất hay CTTP hình thức đã được bộ luật hình sự quy định trong điều luật dự liệu về tội đó. Tội trộm cắp tài sản dấu hiệu hậu quả được quy định trong điều 138 BLHS. 4. Giả sử toà án căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt Trinh 42 tháng tù thì toà án vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của luật hình sự? Trả lời: Với việc giả sử như trên thì tòa án đã vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì: Tội phạm mà Trinh thực hiện được quy định tại khoản 1 điều 138 BLHS: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về 7 tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Với 12 tháng được tính là 1 năm, thì 42 tháng là 3 năm 6 tháng. Vậy nếu như giả sử tòa căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS xử phạt Trinh 42 tháng tù (3 năm 6 tháng) thì đã là trái với nguyên tắc cơ bản của luật hình sự đó là nguyên tắc pháp chế XHCN. Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Có thể hiểu nguyên tắc pháp chế XHCN là nói tới sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. Nguyên tắc pháp chế đặt ra yêu cầu đối với việc xét xử hình phạt là phải đúng người đúng tội; không hành vi phạm tội và người phạm tội nào không bị xử lí theo luật hình sự; không được xử oan cho người vô tội. Hình phạt mà tòa tuyên án cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định trong luật hình sự. Để đảm bảo pháp chế XHCN các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử khi tiến hành các hoạt động của mình, phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ khi nào có cơ sở để khẳng định hành vi của con người có các dấu hiệu của tội phạm đã được quy định trong luật hình sự thì mới tiến hành các biện pháp điều tra, truy tố, xét xử đối với họ. Mọi sự tùy tiện điều tra, truy tố và xét xử đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN. Trinh đã phạm tội trộm cắp tài sản ở khoản 1 Điều 138 BLHS và mức phạt mà Trinh sẽ phải nhận là:“ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mà với giả sử ở trên tòa án lại căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS để phạt trinh 42 tháng tù giam (3 năm 6 tháng) tức là đã phạt hơn so với mức khung hình phạt cao nhất mà đãng lẽ Trinh phải nhận khi đã phạm tội trộm cắp tài sản ở khoản 1 Điều 138 là 3 năm tù. Như vậy tòa án đã không tuân thủ đúng pháp luật về việc tuyên mức phạt mà Trinh phải nhận đã được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Việc xét xử như thế là không hợp lí, 8 không tuân theo đúng như quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Điều này rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế XHCN. Từ đây có thể khẳng định lại một lần nữa rằng việc giả sử tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 138 BLHS để xử phạt Trinh 42 tháng tù là đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, cụ thể là vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN. 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam (bình luận chuyên sâu), tập 1, Nxb. TPHCM, 2004 - 2006. 3. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam (bình luận chuyên sâu), tập 2, Nxb. TPHCM, 2004 - 2006 4. Điều 8, Điều 138 Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2009. 5.http://moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx? ItemID=15822 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan