Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn xuôi về chiến tranh của đình kính ...

Tài liệu Văn xuôi về chiến tranh của đình kính

.PDF
120
3
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tạ Thị Hoàng Yến VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Tạ Thị Hoàng Yến VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH Chuyên ngành : Lí luận Văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, nghiên cứu. Các kết quả và số liệu tôi trình bày trong luận văn này là trung thực, không trùng với bất kì đề tài nào khác. Học viên Tạ Thị Hoàng Yến LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phùng Quý Nhâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô công tác tại Phòng Sau Đại Học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2017 Học viên Tạ Thị Hoàng Yến MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH ......................................................... 11 1.1. Người kể chuyện ....................................................................................... 11 1.1.1. Người kể chuyện đồng sự và người kể chuyện dị sự.......................... 16 1.1.2. Người kể chuyện bên trong và người kể chuyện bên ngoài ............... 17 1.2. Các dạng người kể chuyện trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính ................................................................................................ 19 1.2.1. Vai trò của người kể chuyện đồng sự ................................................. 19 1.2.2. Vai trò của người kể chuyện dị sự ...................................................... 28 Tiểu kết ............................................................................................................... 38 Chương 2. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH .................................... 39 2.1. Điểm nhìn trần thuật ................................................................................. 39 2.1.1. Điểm nhìn zero .................................................................................... 43 2.1.2. Điểm nhìn nội quan............................................................................. 43 2.2. Các dạng điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính ................................................................................................ 45 2.1.1. Điểm nhìn zero .................................................................................... 45 2.2.2. Điểm nhìn nội quan cố định................................................................ 50 2.3. Các motif thể hiện điểm nhìn trần thuật của Đình Kính về vấn đề chiến tranh ................................................................................................. 54 2.3.1. Từ motif con người khát khao đấu tranh giành lại độc lập................. 54 2.3.2. Motif con người thức tỉnh lên án chiến tranh ..................................... 58 Tiểu kết ............................................................................................................... 63 Chương 3. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH ....................................................................... 64 3.1. Không gian trần thuật................................................................................ 64 3.1.1. Không gian trần thuật........................................................................ 64 3.1.2. Các dạng phối cảnh không gian trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính ................................................................ 69 3.2. Thời gian trần thuật ................................................................................... 82 3.2.1. Thời gian trần thuật ........................................................................... 82 3.2.2. Các dạng phối cảnh thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiền tranh của Đình Kính .......................................................................... 85 3.3. Ý nghĩa của sự phối cảnh không gian – thời gian trong văn xuôi viết về đề tài chiến tranh của Đình Kính.......................................................... 92 3.3.1. Phản ánh hiện thực và lịch sử chiến tranh .......................................... 92 3.3.2. Phản ánh tâm trạng của con người trong cuộc chiến và gợi mở nhiều suy niệm trong người đọc ......................................................... 96 Tiểu kết ............................................................................................................... 98 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dù đang sống trong thời hòa bình nhưng văn học viết về chiến tranh vẫn là đề tài lớn, là mảnh đất màu mỡ không bao giờ cạn kiệt với cả người sáng tác lẫn bạn đọc, người nghiên cứu văn học. Viết về chiến tranh để khẳng định rằng không ai muốn chiến tranh, đồng thời càng trân trọng hơn giá trị của hòa bình. Điều đó có nghĩa là viết về đề tài chiến tranh không chỉ giúp con người hiểu về một thời lịch sử đã qua mà còn giúp giữ gìn và trân trọng những giá trị thiêng liêng, cao đẹp của con người. 1.2. Vẫn là đề tài chiến tranh – một đề tài không mới cũng không cũ, nhưng tác giả Đình Kính đã mở rộng biên độ, khai thác nhiều vấn đề mới còn ẩn sâu trong lớp bụi thời gian. Bản thân tác giả cũng từng là một người lính trận nên ông am tường và yêu thích viết về chiến tranh. Ông chuyên viết về đề tài chiến tranh đặc biệt là về người lính biển – lĩnh vực chưa được nhiều nhà văn khai thác. Bên cạnh đó, đề tài hậu chiến cũng được ông quan tâm khai thác trong các sáng tác của mình. Thông qua các tác phẩm của mình, Đình Kính đã góp tiếng nói riêng của mình về đề tài người lính biển, thân phận của con người trong chiến tranh... Từ góc nhìn của một người lính, Đình Kính đã đào sâu thân phận con người trong chiến tranh, nhân danh quyền sống chính đáng của con người. Ngòi bút của Đình Kính đã phơi bày sự hi sinh quả cảm của những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh, sự mất mát của những người vợ, những người con trong gia đình có người thân đi chiến trận. Các tác phẩm của Đình Kính đa dạng, trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, báo chí. Các giá trị nội dung mà Đình Kính thể hiện trong sáng tác của mình là rất lớn. Đồng thời, tác phẩm của Đình Kính còn là bài ca trong trẻo về tình yêu, cuộc sống, những giá trị chân – thiện – mĩ. 2 Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết Sóng chìm đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (2008) và Người của biển đạt giải thưởng Bộ quốc phòng (1989). Cùng với hai tác phẩm này, các tác phẩm khác của nhà văn Đình Kính đều phản ánh hiện thực và con người trong chiến tranh. 1.3. Tự sự học (Narratologie/Narratology) là một phân môn nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn truyện kể. Tự sự học vừa kế thừa được những thành tựu ưu việt của các lĩnh vực nghiên cứu ra đời trước nó (rõ nét nhất là cấu trúc luận và thi pháp học) vừa có sự đóng góp, phát hiện thiên tài của các nhà khoa học hàng đầu như Roland Barthes, Genette, Todorov, Chatman, Rimon Kenan, H. White,... Tính hiệu quả của nó trong nghiên cứu văn chương đã được chứng thực trên phạm vi toàn thế giới và vẫn là một trong những phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi. Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên tập trung nghiên cứu vai trò của người trần thuật trong việc “can dự” vào cấu trúc văn bản, nói đúng hơn là “quá trình vận hành” của một cấu trúc truyện kể. Như vậy, có thể thấy rằng việc ứng dụng hệ thống lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học không chỉ giúp khám phá cấu trúc nội tại của tác phẩm mà còn chỉ ra vai trò, những đóng góp của nhà văn, với tư cách là người sáng tạo, người kể chuyện. Mặc dù chuyên ngành tự sự học đã trải qua hai giai đoạn là tự sự học kinh điển (narratologie classique) và tự sự học hậu kinh điển (narratologie postclassique) nhưng ở Việt Nam hiện nay, tự sự học vẫn đang là khuynh hướng nghiên cứu đang có tính thời sự. Nó đã và đang là một hướng nghiên cứu mới vừa hấp dẫn, vừa phức tạp trong giới lí luận – phê bình, đặc biệt tại các trường đại học của nước ta. Như vậy, trước nhu cầu nghiên cứu về lĩnh vực tự sự học, cũng như những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Đình Kính, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH”. Đề tài mang ý nghĩa của sự vận dụng lí thuyết tự 3 sự học vào việc nghiên cứu văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Hi vọng, đề tài của chúng tôi sẽ có một đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Người viết tiến hành vận dụng lí thuyết tự sự học và các phạm trù tự sự học vào việc tìm hiểu nghiên cứu cấu trúc văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Cụ thể là tập trung nghiên cứu về người trần thuật, điểm nhìn trần thuật và không gian – thời gian trong các sáng tác văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi khảo sát và nghiên cứu tác phẩm văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính qua các văn bản sau đây: − Sóng của sông (1976), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. − Đảo mùa gió (1981), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. − Những người đổ bộ (1981),Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. − Người của biển (1985), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. − Sóng chìm (2007), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội (in lần thứ 2). Đây là các tác phẩm văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính mà chúng tôi sẽ khảo sát, nghiên cứu. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Về lịch sử nghiên cứu Đình Kính và các sáng tác của ông Đình Kính bắt đầu xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của thập niên 70, với những tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh phản ánh những hi sinh, mất mát của những con người, những số phận. Bên cạnh đó, Đình Kính cũng có những tác phẩm viết về đề tài thế sự. 4 Nhận định về văn xuôi Đình Kính, nhất là về mảng đề tài chiến tranh, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy đủ. Đa số tài liệu tham khảo mà chúng tôi có được chỉ là những bài phòng vấn, giới thiệu tác giả, tác phẩm và bài viết, bài báo nhỏ lẻ (ở dạng cảm nhận, nhận xét) được đăng tải ở một số trang điện tử trên Internet. Có thể kể ra một số bài tiêu biểu như: Đọc tiểu thuyết Sóng chìm của Đình Kính (Bài của Hoài Khánh trên http://hoaikhanh.vnweblogs.com/a84229/doc-tieu-thuyet-song-chim-cua-dinhkinh.html), Đọc hai góc nhìn tiểu thuyết Sóng chìm của Đình Kính (Bài đăng http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=9159), bài phỏng vấn nhà văn Đình Kính: Đề tài biển đảo trong văn học – Không chỉ giờ mới nóng trên trang http://vov.vn/van-hoa/van-hoc/de-tai-bien-dao-trongvan-hoc-khong-chi-gio-moi-nong-326687.vov, bài phỏng vấn Nhà văn Đình Kính: chỉ sợ tác phẩm rơi vào...khoảng trống của Trần Thanh Hà đăng trên trang http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nha-van-Dinh-Kinh-Chi-so-tacpham-roi-vao-khoang-trong-326663/. Nhà văn Hào Vũ nhận xét về tiểu thuyết Sóng chìm: Khai thác sự bất ngờ ngẫu nhiên mang đầy tính bi kịch nhà văn Đình Kính đã thành công khi khắc hoạ hình tượng nhân vật trong Sóng chìm mang đến cho người đọc một hiểu biết mới một cách nhìn mới về một sự kiện lâu nay tưởng như đã cũ Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ông cho rằng thủ pháp bất ngờ ngẫu nhiên mang đầy tính bi kịch là một khía cạnh đặc sắc của tác phẩm này. Dưới góc nhìn của nhà văn Hào Vũ: Đình Kính không chỉ kể lại chiến công thầm lặng của những chiến sĩ cách mạng họat động trong lòng địch. Với cảm quan của một nhà văn anh đã cố gắng đưa ra một cái nhìn cao hơn các sự kiện cái nhìn về thân phận con người trong chiến tranh. (http://hoaikhanh.vnweblogs.com/a112079/tieu-thuyet-song-chimdang-noi-giua-dong-du-luan.html). Nhà văn Cao Năm nhận định: Với Sóng chìm, Đình Kính không đi sâu vào miêu tả những chiến sĩ cán bộ vượt qua khó khăn mà mở rộng tầm tư tưởng 5 tác phẩm bằng việc thông qua nhân vật của mình thể hiện sâu đậm tình cảm cao đẹp và sự hi sinh vô bờ bến của đồng bào chiến sĩ hai miền Nam - Bắc. Không biết có nhà văn nào ở ta tâm huyết với đề tài biển và người lính biển hơn nhà văn Đình Kính nhưng quả là đến thời điểm này anh là người lập kỉ lục về tác phẩm văn học viết về biển và người lính biển với một chùm ngót chục đầu sách gồm nhiều thể loại tiểu thuyết truyện ngắn bút kí và mấy kịch bản phim truyền hình nhiều tập. Chỉ một con Đường Hồ Chí Minh trên biển ngoài tập bút kí mấy trăm trang Đi tìm dấu tích con đường (2004)..."Thâm canh" như thế trên một mảnh đất tưởng cũng khó có thể cày xới gì thêm vậy mà Đình Kính vẫn cày xới mà còn cày xới tơi xốp đến độ quánh đặc phù sa như thể mảnh đất mới lần đầu khai phá. (http://hoaikhanh.vnweblogs.com/a112079/tieu-thuyet-song-chim- dang-noi-giua-dong-du-luan.html). Nhà văn Cao Năm với bài đăng trên báo Văn nghệ công an (tháng 1 năm 2011) đã giới thiệu, nhận định, đánh giá về cuốn tiểu thuyết Biển trổ hoa vàng, một cuốn tiểu thuyết về đề tài tình yêu của Đình Kính: “Vẫn chung thủy với đề tài về biển và những người đi biển, nhưng lần này, với tiểu thuyết "Biển trổ hoa vàng", nhân vật chính của nhà văn Đình Kính lại là những người gác đèn biển nơi đảo xa. Qua đó, anh đã mang đến cho người đọc một câu chuyện tình nhiều ý nghĩa nhân sinh”. (http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Khong-tron-duoc-tinhyeu-328584). Nhà văn Nguyễn Long Khánh đánh giá, với tiểu thuyết Sóng chìm, Đình Kính đã xây dựng thành công các nhân vật sử thi anh hùng trong cuộc chiến tranh thầm lặng. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đánh giá tài năng và vốn sống phong phú của Đình Kính. (http://www.vanhaiphong.com/van-hai-phong-gioithieu/3170-2016-09-08-07-13-02.html). Nhìn chung, các bài viết và công trình nêu trên đã có những nhìn nhận, đóng góp nhất định vào việc phát hiện những sáng tạo trong bút pháp của tác giả. Tuy nhiên, những ý kiến nhận xét về các phương diện khác nhau của mảng 6 đề tài văn xuôi chiến tranh Đình Kính chỉ mới dừng lại mức đánh giá khái quát chứ chưa có sự lí giải một cách triệt để và hệ thống. Những ý kiến trên là những gợi ý quý giá giúp chúng tôi có thêm cơ sở lí luận để giải mã giá trị tác phẩm của nhà văn. Với một khía cạnh khám phá riêng biệt, luận văn này muốn tổng hợp nhận định từ những công trình bài viết nói trên để có cái nhìn toàn diện, thấu đáo về một số vấn đề trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. 3.2. Tình hình nghiên cứu về tự sự học Chúng tôi điểm qua những công trình tự sự học, các bài dịch thuật tiêu biểu ở Việt Nam: - Hai công trình lớn tự sự học, phần I [52] và phần II [53] do tác giả Trần Đình Sử chủ biên, bao gồm các bài viết: Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng nghiên cứu, bài viết khẳng định đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trên thế giới; Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển của Trần Đình Sử, tác giả dẫn ra lịch sử nghiên cứu về tự sự học qua các giai đoạn từ thời cổ đại, đầu thế kỉ XIX cho đến nay; Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết của Lê Thời Tân bao gồm các nội dung lược sử về tự sự học, một số vấn đề lí thuyết của tự sự học hiện đại; Bàn về một vài thuật ngữ trong kể chuyện của giáo sư Đặng Anh Đào, bao gồm các thuật ngữ như người kể chuyện, điểm nhìn, tiêu điểm, ngôi kể, giọng kể...; Lí thuyết tự sự học của Mieke Bal của Nguyễn Thị Ngọc Minh, bài viết góp phần giới thiệu lí thuyết tự sự học ở nhiều phương diện, cung cấp những lí thuyết hữu hiệu giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về tự sự học... - Dẫn luận về tự sự học của Sussana Onega và T.A.Garcia Landa, Lê Lưu Oanh và Nguyễn Đức Nga dịch và tóm lược. Đây là công trình 7 dịch thuật tổng quan về tự sự học, với các bài giới thiệu về tự sự học, cấu trúc trần thuật trong tự sự học, các trường phái nghiên cứu tự sự học ở phương Tây: cổ điển và hiện đại. [66]. Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu tình hình nghiên cứu tự sự học ở nước ngoài như Châu Âu, Mĩ... vừa bước đầu thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi có thêm cơ sở, phương pháp nhất định để vận dung vào lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Huyền Sâm thì các công trình lí luận cơ bản về lí thuyết tự sự học vẫn chưa được dịch thuật một cách hệ thống. Nhiều vấn đề về các thuật ngữ, khái niệm, cấu trúc truyện kể như ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, phối cảnh trần thuật, không gian, thời gian vẫn còn phức tạp, gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Đây là một khó khăn lớn trong việc nghiên cứu tự sự học ở nước ta. 3.3. Về các công trình vận dụng tự sự học để nghiên cứu - Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng Anh [64]. Tác giả vận dụng các lí thuyết về điểm nhìn, đặc biệt là về điểm nhìn bên trong vào việc vận dụng nghiên cứu một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại. - Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả của Cao Kim Lan [65]. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả được tác giả làm sáng rõ qua việc vận dụng các lí thuyết này vào những tác phẩm cụ thể. - Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao của Phạm Thị Lương [41]. Tác giả làm rõ các phương diện trần thuật: người kể chuyện, điểm nhìn trong sáng tác của nhà văn Nam Cao. - Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học của Nguyễn Thị Yên Hà [22]. Tác giả nghiên cứu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh từ góc độ tự sự học trên các phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật. 8 - Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (trên tư liệu của ba nhà văn nữ) của Hoàng Dĩ Đình [21]. Dựa trên các lí thuyết về tự sự học, tác giả đi sâu vào đặc trưng ngôn ngữ trần thuật và người kể chuyện trong sáng tác của ba nhà văn nữ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo và Nguyễn Thị Thu Huệ. Như vậy, hiện chưa có công trình nào ở nước ta đi sâu nghiên cứu toàn diện văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính từ góc độ tự sự học. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng những hướng tiếp cận, phương pháp sau đây: − Phương pháp nghiên cứu tự sự học: ngưởi viết tiến hành vận dụng lí thuyết tự sự học với các phương diện nổi bật như: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, không gian – thời gian trần thuật; đồng thời lấy đó làm tiền đề cho việc tìm hiểu đặc điểm, tính chất, hiệu quả nghệ thuật trong các tác phẩm văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. − Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản từ 3 góc độ: Thi pháp học, cấu trúc học và tự sự học, nhất là góc nhìn tự sự học. Các phương diện nổi bật trong các sáng tác văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính từ góc độ tự sự học được tìm hiểu trong tiến trình hệ thống – cấu trúc của tác phẩm theo phạm vi của đề tài. − Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh với tác phẩm của một số nhà văn như Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Trung Trung Đỉnh, Văn Lê...ở những vấn đề liên quan nhằm phát hiện, khẳng định những nét đặc sắc riêng biệt trong tác phẩm của Đình Kính. − Phương pháp liên ngành: bên cạnh việc dùng lí thuyết tự sự học là cơ bản, chúng tôi vận dụng những kiến thức về phân tâm học, xã hội học, triết học hiện sinh, lí thuyết của chủ nghĩa hiện đại... để phân tích, hệ thống nhằm phát 9 triển và hoàn thiện hơn đặc trưng nghệ thuật liên quan tự sự học trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. − Phương pháp loại hình: luận văn xem xét truyện và tiểu thuyết của Đình Kính như một loại hình văn học. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về mặt lí thuyết Luận văn là công trình ứng dụng lí thuyết tự sự học trong việc tìm hiểu văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Vì vậy, luận văn sẽ ít nhiều đóng góp thêm cho việc vận dụng tự sự học trong nghiên cứu nghệ thuật văn chương. Luận văn góp phần tìm hểu sâu sắc hơn về văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính dưới góc độ tự sự học. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ những đặc điểm về vai trò của người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, không gian – thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. 5.2. Về mặt thực tiễn Dưới góc độ tự sự học, luận văn góp phần khẳng định phong cách sáng tác của Đình Kính. Từ đó khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm của Đình Kính. Thông qua luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể góp phần làm rõ những giá trị nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đặt lên những viên gạch góp phần định hướng trong việc tiếp nhận, nghiên cứu đặc điểm văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính từ góc độ tự sự học. Với những đóng góp đó, chúng tôi tin đây sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về tác giả Đình Kính. 6. Bố cục của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương: − Chương 1: Người kể chuyện trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Chương này có nội dung từ trang 11 đến trang 39 (bao gồm 28 10 trang), trình bày các lí thuyết của các nhà nghiên cứu về người kể chuyện và nghiên cứu các dạng người kể chuyện trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính, đó là người kể chuyện đồng sự và người kể chuyện dị sự. − Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Chương này có nội dung từ trang 40 đến trang 64 (bao gồm 24 trang), trình bày các lí thuyết, quan điểm về điểm nhìn trần thuật của các nhà nghiên cứu, các dạng điểm nhỉn trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kinh, đó là điểm nhìn zero và điểm nhìn nội quan cố định. − Chương 3: Không gian – thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiến tranh của Đình Kính. Chương này có nội dung từ trang 65 đến trang 99 (bao gồm 34 trang), bao gồm 2 mục lớn là không gian trần thuật và thời gian trần thuật trong văn xuôi về chiên tranh của Đình Kính. Ở mỗi mục người viết đều trình bày các lí thuyết nền tảng về không gian và thời gian đồng thời tìm ra đặc trưng cơ bản của không – thời gian trong các sáng tác văn xuôi của Đình Kính. 11 Chương 1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN XUÔI VỀ CHIẾN TRANH CỦA ĐÌNH KÍNH 1.1. Người kể chuyện Người kể chuyện – narrator – là một trong phạm trù cơ bản của tự sự học. Người kể chuyện là thuật ngữ quan trọng khi giải mã tác phẩm văn học. Một truyện kể không thể tồn tại nếu thiếu người kể chuyện, mặc dù vai trò và các hình thức của người kể chuyện trong truyện kể vô cùng phong phú, linh hoạt. Trong bất kì tác phẩm truyện kể nào, người kể chuyện đồng thời vừa là người giữ vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện, vừa là người điều khiển nhận định về câu chuyện, chi phối ngôn ngữ của nhân vật. Điều đó có nghĩa rằng đề cập đến vai trò của người kể chuyện cũng là đề cập đến nhiều yếu tố liên quan đến tiến trình vận động trong cấu trúc nội tại của tác phẩm nghệ thuật. Cho nên, vai trò của người kể chuyện không chỉ là một yếu tố trong truyện mà còn là công cụ, một phương tiện để nhận thức thế giới nghệ thuật. Theo 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả, loại người chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra. Ngôi này thường được gọi là ngôi “thứ ba” và thông thường là “vô hình”, “phi nhân cách hóa”. Đồng thời, người trần thuật có thể bị “cô đặc” lại thành một vai cụ thể để trở thành người kể chuyện hoặc nhân vật kể chuyện. Lời trần thuật không chỉ mô tả đối tượng phát ngôn mà còn mô tả ngay cả kẻ mang lời nói; hình thái tự sự đánh dấu lối nói và lối nói tri giác thế giới, đánh dấu nét độc đáo của ý thức người trần thuật” [5, tr.360]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra hoặc có thể 12 là một người biết một câu chuyện nào đó”. Và “không phải bao giờ cũng có thể đồng nhất người trần thuật với bản thân tác giả”. “Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [23, tr.191]. W.Kayser đã khẳng định: “Người kể chuyện – đó là một hình hài đã được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học, “ở nghệ thuật kể, không bao giờ người trần thuật là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [31, tr.245]. R.Barthes đưa ra quan điểm: “người trần thuật và các nhân vật về thực chất là những “sinh thể trên giấy”, không ai có thể nhầm lẫn tác giả của câu chuyện với người trần thuật lại câu chuyện ấy” [31, tr.245]. Quan điểm này cho thấy người kể chuyện không mang tính chất hình thức, dừng lại ở phần thông tin mà tác giả sáng tạo ra chứ chưa thực sự mang ý nghĩa mà tác giả chuyển tải. Người kể chuyện theo quan điểm này đối lập với khái niệm “tác giả thực”, “tác giả cụ thể”. Các nhà trần thuật học viết tiếng Anh phân biệt “trần thuật cá nhân” – ngôi thứ nhất của người kể chuyện vô danh hay của một nhân vật nào đó và “trần thuật phi cá nhân” – trần thuật nặc danh từ ngôi thứ ba. Còn các nhà nghiên cứu viết tiếng Pháp thì phủ nhận điều ấy, họ cho rằng về nguyên tắc không thể có “trần thuật cá nhân”. Vì họ cho rằng, phải có người “nắm lấy” ngôn từ và dẫn dắt câu chuyện hoặc khi nhân vật lên tiếng thì vai trò của người trần thuật lúc này là sự ủy thác cho nhân vật quyền dẫn dắt câu chuyện. Bà M.L.Ryan cho rằng: “sự có mặt của người trần thuật là điều nhất thiết phải có trong bất kì văn bản nào, mặc dù ở một số trường hợp nó có thể có một mức độ tính cá nhân, còn ở một số trường hợp khác, tính cá nhân hoàn toàn bị loại trừ” [31, tr.247]. Phùng Văn Tửu trong công trình tiểu thuyết trên con đường đổi mới nghệ thuật còn đặt ra vấn đề tách riêng “người kể chuyện” và “người viết chuyện” như một thủ pháp nghệ thuật nhằm làm tăng thêm bình diện cho tác phẩm khiến cho câu chuyện vừa sinh động hơn, vừa thật hơn. Tác giả công trình đã nhận xét rằng: “vậy là ngoài “người viết chuyện” là nhà văn, còn có “người kể chuyện” 13 chẳng biết có phải là nhà văn hay không và “người kể chuyện” trung gian phiếm chỉ “người ta”, vì câu chuyện chắc đã truyền qua miệng nhiều người trước khi nhân vật “người kể chuyện” chưa hẳn đồng nhất với tác giả - kể lại với bạn đọc” [62, tr.39]. Tz. Todorov đánh giá cao vai trò của người kể chuyện. Ông cho rằng: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... Không thề có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt...” [53, tr.75-77]. “Người kể chuyện không thể được gọi tên, nếu anh ta có tên, thì sau cái tên đó không có ai cả” [53, tr.117]. Thống nhất với quan điểm đó, R.Barthes cho rằng: “Người kể chuyện và những nhân vật của anh ta bản chất là thực thể trên mặt giấy”; tác giả (thực tế) của văn bản không có điểm gì chung với người kể chuyện” [53, tr.117]. Nhìn chung, quan điểm này gần như cô lập hoặc tuyệt đối về vai trò của người kể chuyện khi không thiết lập nên mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả. Bởi đằng sau người kể chuyện là ý thức của nhân vật, của người kể chuyện và của cả tác giả. Người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả người kể chuyện mang tính cách cũng như một hình tượng do tác giả sáng tạo ra. Cho nên, thái độ, tư tưởng của người kể chuyện cũng có thể là thái độ, quan điểm của tác giả nhưng không bao giờ trùng khớp hoàn toàn. G. Genette là người chủ trương trong nghiên cứu cấu trúc nội tại của tác phẩm tự sự. Cho nên, vấn đề người kể chuyện được ông đặt trong sự tương quan với các yếu tố khác như tiêu cự, tiêu điểm, thức, giọng, tần suất. Ông rằng, để lí giải cách thức một câu chuyện được kể như thế nào phải phân biệt giữa giọng và thức. Các công trình của ông được nhiều sự ủng hộ và vận dụng của các nhà 14 nghiên cứu. Xuất phát từ giọng, Genette đưa ra bốn kiểu người kể chuyện tương ứng với kiểu người kể chuyện. Đó là: người kể chuyện bên trong (intradiegetic narrator), người kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator), người kể chuyện dị sự (hetrotradiegetic narrator) và người kể chuyện đồng sự (homodiegetic narrator). Sự phân biệt này được xác định cụ thể trong mối liên hệ giữa người kể chuyện với nhân vật bằng cách xác lập tiêu điểm và tiêu cự. Theo G. Genette, khái niệm tiêu điểm đặt ra vấn đề câu chuyện đó do ai kể và đứng ở vị trí nào kể. Từ đây, ông đưa ra ba kiểu người kể chuyện để xác định vai trò của người kể chuyện. Kiểu kể chuyện có tiêu điểm bằng không – zero focalization – chỉ người kể chuyện đứng bên ngoài nhưng là người biết tuốt, toàn tri, có vai trò như thượng đế biết hết mọi việc trong nhân sinh, quá khứ, hiện tại và tương lai. Kiểu kể chuyện có tiêu điểm bên trong còn gọi là nội tiêu điểm (internal focalization) người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật trong truyện. Kiểu kể chuyện này chia làm ba dạng cụ thể đó là dạng cố định, khi người kể chuyện là một nhân vật trong truyện kể lại mọi việc; dạng bất định, khi nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau; dạng đa thức, khi nhiều nhân vật cùng kể về một sự việc. Kiểu truyện có tiêu điểm bên ngoài (external focalization) là người kể chuyện nằm ngoài câu chuyện kể lại tình tiết truyện một cách khách quan, không đi sâu vào tâm lí nhân vật. Trong khi đó, R. Scholes và R. Kellogg lại chú ý đến mối quan hệ giữa người kể chuyện và thế giới được kể, với các nhân vật, sự kiện. R. Scholes và R. Kellogg đã xác lập vai trò của người kể chuyện truyền thống, sử quan, chứng nhân và người kể chuyện toàn tri. Tùy thuộc vào từng loại truyện kể mà vai trò và quyền năng của người kể chuyện được xác định. Lúc dó, người kể chyện xác định chỗ đứng của mình và chi phối các sự kiện, tình huống truyện. W. Booth trong Tu từ học tiểu thuyết đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến tác giả, người kể chuyện, sự lựa chọn kiểu người kể chuyện. Từ đó, ông chia
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất