Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp montessori vào tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi...

Tài liệu Vận dụng phương pháp montessori vào tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trong trường mầm non hùng vương – phúc yên – vĩnh phúc

.PDF
80
648
81

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ********** TRỊNH NGỌC THANH THUẬN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO TỔ CHỨC, THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI CHO TRẺ 3 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS.VŨ LONG GIANG Hà Nội – 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non đã hết lòng tận tình giảng dạy trong suốt quá trình em học tập tại trƣờng. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Long Giang, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em chân thành cảm ơn cán bộ giáo viên, nhân viên trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng, song kiến thức thì vô hạn mà năng lực cá nhân thì có hạn, không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và bạn đọc để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, Ngày 15 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Trịnh Ngọc Thanh Thuận LỜI CAM ĐOAN Khóa luận là kết quả cố gắng, tìm tòi của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy Vũ Long Giang. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài “Vận dụng phương pháp Montessori vào tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trong trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” không có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn trách nhiệm! Xuân Hòa, Ngày 15 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Trịnh Ngọc Thanh Thuận DANH MỤC VIẾT TẮT - SPHN: Sƣ phạm Hà Nội - KHXH: Khoa học xã hội - ĐHSP Đại học Sƣ phạm - ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội - NXB: Nhà xuất bản - ĐHSP TPHCM: Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh - TS: Tiến sĩ - SL: số lƣợng - %: Tỉ lệ phần trăm - MN HV: Mầm non Hùng Vƣơng MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4.Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7 II. NỘI DUNG................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO TỔ CHỨC, THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỪ 3 – 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG – VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC ......................................................................................... 8 1.1. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ (3 – 6 TUỔI) ........................................................... 8 1.1. 1. Khái niệm đồ chơi cho trẻ em ................................................................ 8 1.1.2. Ý nghĩa của đồ chơi trẻ em ..................................................................... 9 1.1.3. Phân loại đồ chơi ................................................................................... 12 1.2. ĐỒ CHƠI TRẺ EM TRONG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI ............................................................................................... 13 1.2.1. Giới thiệu về phƣơng pháp Montessori ................................................ 13 1.2.2. Một số nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp giáo dục Montessori ....................................................................................................... 16 1.2.3. Các yếu tố trọng tâm và đặc trƣng trong phƣơng pháp Montessori ..... 19 1.2.4. Tổ chức các hoạt động chơi và sử dụng đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi theo lí thuyết của Montessori ..................................................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 37 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC, THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 3 – 6 TUỔI TRONG TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG – VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC .............................................................................................................. 38 2.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 3 – 6 TUỔI TRONG TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG ............................. 38 2.1.1. Thực trạng vận dụng cơ sơ vật chất về đồ chơi và trò chơi của trƣờng mầm non Hùng Vƣơng .................................................................................... 38 2.1.2. Thực trạng thiết kế và làm đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng .................................................................................................... 39 2.1.3. Thực trạng việc sử dụng đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng .................................................................................................... 43 2.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỔ CHỨC,THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI THEO LÍ THUYẾT MONTESSORI .............................................................................. 46 2.2.1. Cở sở đề xuất biện pháp ........................................................................ 46 2.2.2. Biện pháp............................................................................................... 49 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 62 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67 HÌNH MINH HỌA ......................................................................................... 70 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tuổi thơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ. Tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã đƣợc lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhƣng thiên hƣớng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố nhƣ thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Vì vậy việc đƣợc chăm sóc và phát triển tốt từ khi còn nhỏ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tƣơng lai của trẻ. Chính vì thế mà giáo dục mầm non ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thông giáo dục quốc dân. Theo nghiên cứu của Tổ chức Thế giới về giáo dục sớm trẻ em (OMEP), nếu không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống này. Sự sáng tạo thông qua "liệu pháp" chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Chơi là cách học giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính thông minh sáng tạo. Có rất nhiều loại đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe. Nếu việc chơi đƣợc coi là cuộc sống của trẻ thì đồ chơi sẽ là chất liệu tạo nên cuộc sống đó. Đồ chơi có tác dụng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ đƣợc thao tác, đƣợc hoạt động, trải nghiệm, đƣợc thể hiện những nhu cầu cá nhân, đƣợc phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết đƣợc công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con ngƣời. Đồ chơi còn là phƣơng tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của ngƣời với ngƣời trong đời sống hằng ngày. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho 1 đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học, vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Hơn nữa, trong những giai đoạn đầu đời của trẻ, nếu trí tuệ chúng càng đƣợc kích thích (một cách tích cực) thì trí thông minh của chúng sẽ càng đƣợc phát triển. Còn ngƣợc lại, sự phát triển này sẽ dần chậm lại, bị mai một và kết quả là trí thông minh của trẻ bị sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng sau này. “SỬ DỤNG HOẶC LÀ MẤT”, cơ cấu hoạt động của các hệ thống thần kinh trẻ em là nhƣ vậy. Chính vì vậy mà việc giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng trong quá trình chơi thông qua việc hoạt động với đồ chơi là vô cùng quan trọng. Phƣơng pháp Montessori đƣợc đánh giá là phƣơng pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay, phƣơng pháp này lấy tên tiến sĩ Montessori – nhà giáo dục, nữ bác sĩ ngƣời Italia, ngƣời đã dùng cả đời sáng tạo ra nó. Qua quan sát và nghiên cứu hoạt động của trẻ, tiến sĩ Montessori đã phát hiện ra rằng, trí lực của con ngƣời không phải đƣợc định hình từ lúc mới sinh, ngƣợc lại không ngừng đƣợc nâng cao và hoàn thiện trong điều kiện đƣợc phát huy tối đa cảm quan. Hơn nữa, trẻ từ 0 – 6 tuổi đã có thể biết “tiếp thu có trọn lọc”, giai đoạn này nên để quá trình diễn ra một cách tự nhiên, ngƣời lớn tránh áp đặt trẻ. Vì sự phát triển tự nhiên của trẻ, tiến sĩ Montessori đã thiết kế ra nhiều giáo cụ vừa đẹp, vừa hữu dụng, tạo ra một môi trƣờng học tập thân thiện khiến trẻ có thể tự do tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập, từ đó làm dày thêm vốn sống, phát huy hết tiềm năng, giúp trẻ hình thành sự tự tin, sự tập trung óc quan sát, sức sáng tạo và khả năng giao tiếp. . . tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy mà tƣ tƣởng giáo dục của bà vẫn đứng vững và có sức sống bền bỉ cả thế kỉ qua, ngày càng thu hút nhiều sự quan 2 tâm chú ý của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh trên toàn cầu. Vì vậy, nếu giáo viên tự thiết kế đồ chơi theo phƣơng pháp Montessori thì sẽ đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ cũng nhƣ là tiết kiệm chi phí, hơn nữa lại phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng địa phƣơng, từng vùng miền khác nhau. Trong quá trình thực tập tại trƣờng mầm non Hùng Vƣơng, tôi nhận thấy giáo viên chƣa thực sự quan tâm đến việc thiết kế đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi chủ yếu của trẻ là đồ chơi có sẵn nhƣ các con vật bằng nhựa, bộ lắp ghép, bộ đồ chơi bằng gỗ ... và không đem lại hiệu quả cao trong quá trình chơi. Hơn nữa, nhiều đồ chơi không đảm bảo chất lƣợng, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồ chơi thiết kế ra còn đơn giản, sơ sài, không có mục đích giáo dục rõ ràng, ít đƣợc quan tâm dẫn đến việc tổ chức hoạt động chƣa hợp lí và gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả cao. Chính vì những lí do này mà tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp Montessori vào tổ chức, thiết kế đồ chơi và trò chơi cho trẻ từ 3 – 6 tuổi trường mầm non Hùng Vương – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ” nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung cũng nhƣ chất lƣợng thiết kế đồ chơi cho trẻ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Đồ chơi dành cho trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Nó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đồ chơi đối trẻ mầm non, bộ môn đồ chơi đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục sƣ phạm mầm non từ cấp học Trung cấp – Cao đẳng – Đại học. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả nói về lĩnh vực đồ chơi: Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu Tác giả Đặng Nhật Hồng, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em – Làm đồ chơi – Quyển 1,2, NXB ĐHQGHN 3 Tác giả Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP Tác giả Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Các cuốn sách này viết về những lí luận chung về hoạt động tổ chức tạo hình cho trẻ mầm non. Cuốn sách này cũng đƣa ra đƣợc một số cách tổ chức, phân loại đồ chơi cho trẻ mầm non. Tác giả Phạm Thị Việt Hà, Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên - Quyển 1, 2, 3, NXB SP Trong 3 cuốn sách này tác giả đã phân loại và thiết kế ra một số sản phẩm đồ chơi cho trẻ mầm non từ vật liệu tự nhiên. Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp Montessori nhƣ là: Ngô Hiểu Huy, Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0 – 6 tuổi, NXB Phụ nữ. Nguyễn Minh, Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao, NXB Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Paula Polk Lillard, Phương pháp Montessori ngày nay, NXB KHXH Các cuốn sách này đã xây dựng hệ thống lí luận về phƣơng pháp Montessori và đƣa ra hệ thống đồ chơi, giáo cụ theo phƣơng pháp Montessori. Ngoài ra, các cuốn sách này bƣớc đầu đã phân loại đồ chơi, giáo cụ một cách khoa học. Trên đây là những đề tài khoa học có tính phổ quát phạm vi nghiên cứu nói chung về giáo dục mầm non. Tuy nhiên chƣa có đề tài nghiên cứu nào về việc vận dụng phƣơng pháp Montessori vào tổ chức, thiết kế đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Vì vậy, tôi thấy rằng đề tài “Vận dụng phƣơng pháp 4 Montessorri vào tổ chức, thiết kế đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3 - 6 tuổi trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc” là một đề tài mới và có tính khả thi trong thực tế. Nhƣ vậy, với đề tài này tôi hy vọng sẽ đƣa ra thêm một số ý kiến tham khảo trong lĩnh vực làm đồ chơi cho trẻ từ 3 – 6 tuổi. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài “Vận dụng phƣơng pháp Montessorri vào tổ chức, thiểt kể đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3 - 6 tuổi trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc” nhằm đề ra các biện pháp thiết kế đồ chơi, trò chơi để khai phá các tiềm năng sẵn có trong trẻ, phát triển cho trẻ về mọi mặt. Từ đó, làm tiền đề cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theo thông qua vận dụng phƣơng pháp Montessori. 4.Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra đƣợc các biện pháp tổ chức, thiết kế đồ chơi và trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi thông qua việc vận dụng lí thuyết của Montessori sẽ tạo điều kiện cho trẻ trong quá trình chơi, phát triển tƣ duy, kĩ năng chơi, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. - Đề xuất biện pháp tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua việc vận dụng phƣơng pháp Montessori. 5 6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Việc tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng –Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc thông qua vận dụng lí thuyết của phƣơng pháp Motessori. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động chơi của trẻ ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi thông qua vận dụng lí thuyết Montessori trong trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa về cơ sở phƣơng pháp luận, nhƣng tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, các công trình nghiên cứu thực tiễn đã công bố ... nhằm làm rõ cơ sơ liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Phƣơng pháp quan sát Quan sát các hoạt động chơi của trẻ ở trƣờng mầm non. Đặc biệt quan sát trẻ khi chơi với đồ chơi, cách giáo viên tổ chức cho trẻ chơi. Đồng thời thu thập nhƣng thông tin liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. Từ đó bổ sung thông tin cho các phƣơng pháp khác. 7.3. Phƣơng pháp điều tra Dùng phiếu câu hỏi cho các giáo viên ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng để tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức và cách thức tổ chức, hƣớng dẫn trẻ chơi qua các đồ chơi tự thiết kế. 7.4. Phƣơng pháp thực hành 6 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của khóa luận bao gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Tổ chức, thiết kế đồ chơi cho trẻ 3- 6 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua việc vận dụng phƣơng pháp Montessori. 7 II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO TỔ CHỨC, THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỪ 3 – 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG – VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC 1.1. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ (3 – 6 TUỔI) 1.1. 1. Khái niệm đồ chơi cho trẻ em Đồ chơi trẻ em là phƣơng tiện dùng cho trẻ chơi, nó là những vật cụ thể giúp trẻ cầm nắm dễ dàng. Đồ chơi nhằm phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách cho trẻ, trong đó việc phát triển thẩm mỹ rất quan trọng. Ngoài ra, đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Đồ chơi là nguồn vui, là ngƣời bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có khi là đối tƣợng để trẻ khám phá thế giới xung quanh, có khi là công cụ để trẻ thao tác các hoạt động, là chỗ dựa cho các trò chơi tƣởng tƣợng của trẻ.Vì vậy đồ chơi có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ trong đó việc hình thành tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng. Đồ chơi trẻ em cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Đảm bảo tính thẩm mỹ + Đẹp, hình thù hấp dẫn, dễ nhìn (búp bê có khuôn mặt đáng yêu; không chọn những đồ chơi có khuôn mặt hung dữ …). + Có màu sắc phù hợp với nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi. Đồ chơi có màu sắc cơ bản giúp bé học nhận biết màu, phát triển thẩm mỹ. + Có đủ độ mềm/ cứng để phát triển cảm giác của bé (mềm, cứng, thô ráp hay nhẵn nhụi). - Đảm bảo sự an toàn 8 + Không gây ra nguy hiểm đến cơ thể của trẻ (tránh sắc nhọn, dễ vỡ). + Không có những chất độc hại đến sức khỏe. + Đồ chơi không quá to hoặc quá nhỏ đối với trẻ. - Đảm bảo yếu tố giáo dục: + Đồ chơi phù hợp theo độ tuổi kích thích sự phát triển theo từng giai đoạn của trẻ. Đồ chơi có mức độ cao hơn khả năng của trẻ sẽ làm trẻ chóng chán, không thích chơi. + Khuyến khích sự phát triển các mặt của trẻ. + Một đồ chơi hữu ích khi nó có khả năng tích hợp sự phát triển nhiều mặt ở trẻ. 1.1.2. Ý nghĩa của đồ chơi trẻ em 1.1.2.1. Nhu cầu chơi và đồ chơi với trẻ mầm non - Đặc điểm tâm – sinh lý + Đặc điểm sinh lý: Cơ thể trẻ đang dần dần hoàn thiện. Các vận động của trẻ giai đoạn này ngày càng phát triển hơn. Lúc bấy giờ, trẻ đã có thể vận động toàn thân, và bắt đầu làm các động tác phức tạp hơn nhƣ chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn… Bàn tay của trẻ ngày càng khéo léo hơn không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Các cơ bắp nhỏ tiếp tục phát triển và việc phối hợp các hoạt động của tay – mắt dần trở nên thành thạo. Trẻ 3 - 6 tuổi có thể dành thời gian để vẽ, tô màu. + Đặc điểm tâm lý: Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tƣởng tƣợng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là chơi. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. Chúng 9 tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán. Vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài nên trẻ ở lứa tuổi này không thích những trò chơi quá phức tạp, nhiều quy tắc. Trẻ thích bắt chƣớc hay “hóa thân” thành các nhân vật trong câu chuyện. Trẻ hứng thú khi chơi với các vật liệu thiên nhiên nhƣ: bùn, cát, đất, đá, sỏi... Điều này kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cũng nhƣ thế, học và chơi với các chất liệu mỹ thuật nhƣ màu vẽ, giấy màu, đất sét nặn cũng sẽ giúp kích thích và phát triển sự sáng tạo ở trẻ. - Nhu cầu chơi của trẻ Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thông qua hoạt động chơi trẻ đƣợc phát triển và tiếp thu một cách tốt hơn. Vui chơi là một phần bản năng sớm đƣợc hình thành ngay từ nhỏ. Khi trẻ 0-3 tuổi, trẻ bắt đầu từ việc cầm, nắm các đồ vật nhƣ cốc, thìa, xúc xắc, trống,... hay bất kì đồ vật nào cũng có thể làm đồ chơi, đồ chơi và trò chơi cho trẻ lúc này rất đơn giản. Trẻ 3 tuổi bắt đầu có ý thức về mình, bắt đầu chú ý và bắt chƣớc ngƣời lớn về hành vi, cách ứng xử, nói năng, ăn mặc,... Trẻ muốn khẳng định mình bằng cách “tập làm ngƣời lớn”, nhƣng thực tế, trẻ chƣa đủ sức lực và tri thức để làm những công việc của ngƣời lớn. Vì thế, ở trẻ 3 tuổi diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu và khả năng của trẻ. Hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi theo chủ đề đã giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trên. Trẻ thể hiện đƣợc tính độc lập và tập khẳng định “cái tôi” thông qua “xã hội trẻ em” trong hoạt động vui chơi. Vì vậy, khi trẻ lớn hơn đồ chơi và trò chơi cũng phức tạp dần để đáp ứng với nhu cầu của trẻ, lúc này trẻ tham gia vào các trò chơi bắt chƣớc, sáng tạo thì đồ chơi trở thành phƣơng tiện để trẻ hóa thân vào các nhân vật, các công việc mà mình muốn chơi. Khi trẻ chơi đồ chơi trở thành một giáo cụ giúp trẻ lĩnh hội các đặc điểm của sự 10 vật, thông qua đồ chơi trẻ dần nhận thức đƣợc mối quan hệ thực sự giữa các đồ chơi và giữa đồ chơi với con ngƣời. 1.1.2.2. Đồ chơi trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non - Đồ chơi chơi là phƣơng tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo: Hoạt động vui chơi là mảnh đất tốt để phát triển hoạt động thức của trẻ nhƣ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, đặc biệt là trí tƣởng tƣợng và ngôn ngữ. Đồ chơi giúp trẻ thực hiện hoạt động vui chơi với hiệu quả cao nhất. - Đồ chơi là phƣơng tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ: Thông qua các loại đồ chơi có tính thẩm mỹ cao sẽ dần hình thành cho trẻ ý thức về thẩm mỹ, nhận thức cái đẹp về thế giới xung quanh. Từ đó, xây dựng nền tảng ban đầu về thẩm mỹ, qua đó không ngừng phát triển cái đẹp trong thế giới của trẻ. - Đồ chơi là phƣơng tiện giáo dục và phát triển ngôn ngữ: Trong quá trình hoạt động với đồ chơi, trẻ giao tiếp với các bạn chơi.Từ đó, mở rộng vốn từ cho trẻ, hơn nữa đồ chơi sẽ giúp trẻ nhập vai vào các nhân vật một các dễ dàng hơn, tạo điều kiện để trẻ chơi hiệu quả hơn. - Đồ chơi là phƣơng tiện giáo dục và phát triển vận động: Đồ chơi giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động vận động hằng ngày.Từ đó, tăng tính hiệu quả của cho các hoạt động vận động. - Đồ chơi là phƣơng tiện giáo dục và phát triển tình cảm xã hội: Trẻ học đƣợc các mối quan hệ hằng ngày chủ yếu thông qua các hoạt động đóng vai theo chủ đề. Trẻ đƣợc sắm vai thành các nhân vật mà mình thích để diễn tả lại các mối quan hệ đó, khi đó đồ chơi có vai trò quan trọng giúp trẻ có thể hóa thân thành các nhân vật một cách “xuất sắc” hơn. Từ đây, trẻ dần đƣợc hình thành các phẩm chất đạo đức thông qua các trò chơi đóng vai. 11 1.1.3. Phân loại đồ chơi Có rất nhiều cách phân loại đồ chơi.Việc phân loại dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ là: phân loại đồ chơi theo độ tuổi, phân loại đồ chơi theo mục đích giáo dục, phân loại đồ chơi theo hình thức chơi, phân loại đồ chơi theo nội dung chơi,... Nhƣng tựu chung lại việc phân loại đồ chơi chỉ nhằm phục vụ mục đích giáo dục chứ không có ảnh hƣởng lớn đối với trẻ. Trẻ có thể chơi bất kì đồ chơi nào mà chúng thích. Tuy nhiên hiện nay, ở trƣờng mầm non có thể chia đồ chơi thành các loại đồ chơi nhƣ sau: (Việc phân loại này vẫn mang tính chất tƣơng đối) - Phân loại theo hình thức đồ chơi: + Đồ chơi trên mặt phẳng. + Đồ chơi hình khối. + Đồ chơi mô hình lớn. - Phân loại theo độ tuổi của trẻ: Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ nhƣng chỉ mang tính chất tƣơng đối. + Đồ chơi mô phỏng khái niệm (Nhà trẻ): Còn nhỏ chƣa có khái niệm nhận thức thì trẻ chỉ có nhu cầu có đồ chơi mà không gắn với trò chơi. + Đồ chơi gắn với trò chơi (Mẫu giáo): Đòi hỏi trẻ phải có nhận thức, kĩ năng nhất định, biết làm việc theo nhóm( chơi ô ăn quan, rubic, ...). - Phân loại theo nội dung trò chơi + Đồ chơi dân gian và đồ chơi gắn với trò chơi dân gian. + Đồ chơi vận động và đồ chơi gắn với trò chơi vận động.  Vận động tinh: Là sự phát triển của các cơ khớp nhỏ, chủ yếu là các hoạt động của đôi bàn tay.  Vận động thô: Là sự phát triển của cơ khớp lớn, của toàn cơ thể. + Đồ chơi thông minh và đồ chơi gắn với trò chơi thông minh. 12 + Đồ chơi học tập và đồ chơi gắn với học tập: gắn với mục đích giáo dục, tất cả đồ chơi trẻ em đều có thể là đồ chơi học tập khi đƣợc phục vụ mục đích giáo dục nhƣng theo chƣơng trình giáo dục mầm non có thể chia thành một số loại đồ chơi học tập nhƣ sau:  Đồ chơi phục vụ mục đích giáo dục theo chủ đề;  Đồ chơi gắn với các loại bài học (hình thành biểu tƣợng toán; làm quen với chữ cái, các tác phẩm văn học, ...);  Đồ chơi phát triển nhận thức (Đồ chơi thông minh). 1.2. ĐỒ CHƠI TRẺ EM TRONG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI 1.2.1. Giới thiệu về phƣơng pháp Montessori Phƣơng pháp Montessori là một lí luận về giáo dục, cho rằng tiền đề giáo dục là tôn trọng đặc thù của trẻ - đƣợc lấy tên của bà Maria Montessori – nữ bác sĩ y khoa đầu tiên của Italia, là một trong những ngƣời tiên phong và có sức ảnh hƣởng lớn trong lĩnh vực giáo dục. Phƣơng pháp Montessori là một phƣơng pháp giáo dục trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trƣờng giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên đƣợc đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập đƣợc thiết kế đặc biệt. Maria Montessori (1879 – 1952) là nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Italia, là một trong những ngƣời tiên phong và có sức ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục mầm non. Montessori đã ba lần đƣợc đề cử giải Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của mình trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Năm 1949, Montessori đƣợc nhận giải thƣởng Nobel Hòa Bình. Là một ngƣời tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục trẻ em ở Châu Âu, những lý thuyết của bà là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này của các tên tuổi lớn nhƣ Piaget và Vygotsky. Năm 1901, bà dời khỏi trƣờng giáo dục đặc biệt, bà nghĩ 13 đến việc giáo dục những trẻ em bình thƣờng. Năm 1904, Montessori làm Giáo sƣ tại trƣờng Đại học Rome, bà thƣờng giảng dạy môn Nhân loại học, ngoài ra còn xuất bản cuốn sách “Giáo dục nhân loại học”. Năm 1907, khi Maria Montessori 28 tuổi, bà mở lớp học đầu tiên của mình gọi là Children’s House (Ngôi Nhà Trẻ Thơ) tại khu tái định cƣ ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Montessori đã bắt đầu thực hiện phƣơng pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những gì trẻ trải nghiệm với môi trƣờng xung quanh, với các học cụ và bài học đƣợc thiết kế dành riêng cho trẻ. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu đƣợc thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt đƣợc dùng cho những trẻ trong môi trƣờng thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Chỉ 5 năm sau bà đạt đƣợc thành công rực rỡ tới mức, ở nƣớc Mỹ phía bên kia đại dƣơng, đã có hàng trăm trƣờng áp dụng phƣơng pháp này của bà. Tháng 5 năm 1952, bà qua đời tại Hà Lan hƣởng thọ 73 tuổi. Cơ sở chính của phƣơng pháp Montessori: Dựa trên những nghiên cứu, những quan sát tỷ mỷ ở trẻ, TS. Montessori cho rằng: trẻ em phải đƣợc tôn trọng nhƣ những cá nhân riêng biệt; trẻ em có một sự nhạy cảm cao, có khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trƣờng nhƣng không giống nhƣ những ngƣời lớn cả về chất lƣợng và năng lực. Những năm quan trọng nhất của sự phát triển cho trẻ em là sáu năm đầu tiên của cuộc sống, khi mà việc học tập vô thức đang dần đƣa đến mức độ ý thức; trẻ em nếu đƣợc tự do chọn lựa và hoạt động trong một môi trƣờng đƣợc chuẩn bị kỹ, phù hợp với từng khả năng và từng giai đoạn phát triển, chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình. Montessori đã chia ra bốn giai đoạn phát triển ở trẻ, từ 0 - 6 tuổi, từ 6 - 12 tuổi, từ 12 - 18 tuổi và từ 18 - 24 tuổi. Theo bà mỗi giai đoạn ở trẻ có 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất