Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11 tạ...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11 tại trường trung học thực hành trường đại học sư phạm tp. hồ chí minh báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

.PDF
93
3
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ........................................... BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH‐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ : CS2015.19.08 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. PHẠM MẠNH THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ........................................... BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH‐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MÃ SỐ : CS2015.19.08 CƠ QUAN CHỦ QUẢN: K. GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : ThS. PHẠM MẠNH THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH STT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP 1 Trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 2 Khoa Giáo dục Chính trị- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6 6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................................... 7 7. Bố cục của đề tài ................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN .... 8 1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án ....................................... 8 1.1.1. Khái niệm dạy học theo dự án ..................................................................................... 8 1.1.2. Các hình thức dạy học theo dự án ................................................................................ 11 1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án ................................................................................ 12 1.2. Mục tiêu và quy trình sử dụng phương pháp dạy học theo dự án................................... 14 1.2.1. Mục tiêu của dạy học theo dự án ................................................................................ 14 1.2.2. Quy trình dạy học theo dự án ....................................................................................... 14 1.2.3. Các bước chuẩn bị cho một dự án của giáo viên và học sinh ...................................... 19 1.2.4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án ........................................ 21 1.3. Những ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án ..................................... 21 1.3.1. Ưu điểm ....................................................................................................................... 22 1.3.2. Hạn chế ........................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................................ 25 2.1 Thực trạng việc dạy và học môn giáo dục công dân tại trường Trung học Thực hànhĐại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................... 25 2.1.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn giáo dục công dân của giáo viên ............................. 25 2.1.2. Thực trạng hoạt động học môn giáo dục công dân của học sinh ..................................... .27 2.2 Những yêu cầu mới đổi mới phương pháp dạy học theo dự án ....................................... 28 2.3 Qúa trình thực hiện và những kết quả bước đầu đạt được ............................................... 33 2.3.1. Xây dựng quy trình dạy học theo dự án trong dạy học môn giáo dục công dân ......... 33 2.3.2. Thiết kế các dự án trong giảng dạy môn giáo dục công dân khối 11 ở trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ................................................................. 35 2.3.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá dự án của nhóm học sinh ........................................... 59 2.3.4. Một số kết quả đánh giá từ phía học sinh .................................................................... 68 2.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân ở trường Trung học Thực hành...................................... 71 2.4.1. Đối với giáo viên.......................................................................................................... 71 2.4.2. Đối với học sinh ........................................................................................................... 74 2.4.3. Đối với Tổ bộ môn, Ban giám hiệu, Khoa trực thuộc ................................................. 75 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 78 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 81 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài. Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước và đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết về giáo dục và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học với phương châm “ giảng ít, hiểu nhiều”. Trường Trung học Thực hành – trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là một trong những trường Trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thí điểm cho chương trình Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những yêu cầu để thực hiện mục tiêu của chương trình Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo là đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn trong chương trình giáo dục phổ thông. Với phương châm lấy “người học” là trung tâm của quá trình dạy và học thay thế cho phương thức truyền thống là “người dạy” là trung tâm để kích thích khả năng sáng tạo, học hỏi và tìm tòi của học sinh. Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp lấy học sinh là trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng qua cách đóng một hay nhiều vai để giải quyết vấn đề nhằm mô phỏng những hoạt động có thật của xã hội hiện nay. Sử dụng phương pháp này nhằm kích thích động cơ học tập của người học, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Phương pháp này đã biến những kiến thức hàn lâm và nặng tính giáo điều thành những kiến thức gắn liền với cuộc sống xung quanh. Nếu sử dụng phương pháp này sẽ phát huy những kĩ năng của người học như khả năng làm việc độc lập, sự tư duy cao và kĩ năng làm việc nhóm và sử dụng công nghệ thông tin bắt kịp với xu thế mới. Trong xu hướng dạy học hiện đại, việc đưa vào áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là một yêu cầu cần thiết nhằm khắc phu ̣c lối truyền thụ máy móc, một chiều và phát huy mặt tích cực của học sinh. Qua thực tiễn trong 5 năm gần đây, tổ bộ môn 2 giáo dục công dân đã áp dụng các phương pháp giảng dạy nhưng riêng phương pháp dạy học theo dự án chưa được áp dụng. Với vai trò là một giảng viên đang truyền thụ tri thức và những kĩ năng đứng lớp cho sinh viên chuyên ngành, người giáo viên trung học phổ thông đang trực tiếp vận dụng phương pháp đó vào thực tiễn, tôi rất tâm đắc với phương pháp dạy học theo dự án đang được ứng dụng với khối 11 trường Trung học Thực hành – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm bước đầu đánh giá những kết quả đạt được và những kinh nghiệm để có những kiến nghị thích hợp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn giáo dục công dân cũng như ứng dụng rộng rãi trong đội ngũ giáo viên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11 tại trường Trung học Thực hành –trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xoay quanh đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn, luận án, các bài nghiên cứu, bài báo, tạp chí tập trung tìm hiểu về phương pháp dạy học theo dự án ở cả trong và ngoài nước. Với những phương pháp tiếp cận khác nhau, nhiều công trình đã nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự án đã được công bố. Khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả có thể chia làm 2 nhóm: 2.1. Nhóm nghiên cứu về dạy học theo dự án nói chung và ứng dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án vào một số bộ môn ( trừ môn giáo dục công dân). Tác giả Đỗ Hương Trà trong công trình “ Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011 đã trình bày các bước tiến hành dạy học theo dự án theo trình tự và đề xuất các bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh trong dạy học môn Vật lý. Đi vào làm rõ khái niệm, các bước dạy học theo dự án và quy trình tổ chức cho học sinh học dự án là nội dung của công trình “ Dạy và học tích cực- Một số biện pháp và kĩ thuật dạy học”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010 của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng. 3 Trong luận án Tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo “Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên Trung học cơ sở môn Công nghệ”, Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009 đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo dự án trong đào tạo giáo viên công nghệ ở bậc Trung học cơ sở. Từ đó, tác giả đề xuất các phương án vận dụng, dạng và quy trình khi tiến hành dạy học theo dự án. Cũng nghiên cứu về dạy học theo dự án nhưng áp dụng trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh Trung học phổ thông là nội dung của luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh Trung học phổ thông” của tác giả Lê Khoa, Đại học Thái Nguyên, 2015. Tác giả cũng tiến hành thiết kế một số dự án và tổ chức thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn Thạc sĩ như “Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hóa học thông qua hình thức dạy học dự án” của tác giả Đặng Thị Minh Thu, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009; “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 10 và 11 Trung học phổ thông, Ban cơ bản” của tác giả Nguyễn Đắc Thắng, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2012; “Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2011,... đều đã khái quát những cơ sở lí luận về dạy học theo dự án và xây dựng quy trình áp dụng dạy học theo dự án vào các môn cụ thể tại trường phổ thông để cho thấy tính khả thi khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy. Tác giả Đỗ Hương Trà, Phùng Việt Hải, Hoạt động học tập trong dạy học dự án và những kết quả thu được, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tháng 6-2008 đã khái quát tiến trình dạy học theo dự án qua các pha, đưa thêm giai đoạn xác định các nguồn lực cần thiết là những điểm mới của lí luận dạy học theo dự án. Tác giả Trần Việt Cường trong bài viết “ Đôi nét về dạy học theo dự án”, Tạp chí Giáo dục, số tháng 2-2009 cũng trình bày những cơ sở lý luận chung về dạy học theo dự án. Tác giả đã trình bày khái niệm, những đặc trưng và các bước tiến hành dạy học theo dự án 4 Đối với tác giả Trần Anh Tuấn trong bài viết “ Dạy học theo dự án”, Tạp chí Giáo dục, số tháng 11-2002 đã cho rằng cần phải tạo một tình huống, chưa đựng một vấn đề hay đặt một nhiệm vụ cần giải quyết gắn với hoàn cảnh thực tiễn. Gần đây nhất là đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường “ Ứng dụng việc dạy học theo dự án vào một số bài trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em”, MS 2012.19.16 của tác giả Phan Thanh Hà, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2012 đã xây dựng các dự án dạy học một số phần của học phần và tiến hành thử nghiệm trên một số lớp học phần, từ đó đánh giá tính khả thi của các dự án đã xây dựng. 2.2. Nhóm nghiên cứu về dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân ở trƣờng phổ thông. Tác giả Vương Tất Đạt với cuốn sách “ Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân ( dùng cho THPT)”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994 và Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy nội dung triết học trong Sách giáo khoa giáo dục công dân 10” của tác giả Nguyễn Thành Minh và Vũ Đình Bẩy, Đại học Sư phạm Huế đã trình bày một số phương pháp giảng dạy trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trong trường phổ thông, trong đó có đề cập đến việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nêu ra chứ chưa đưa ra một minh chứng cụ thể là trong nội dung của bài học nào, quy trình tiến hành ra sao? Bài “ Thực trạng giáo dục đạo lý dân tộc trong môn giáo dục công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thanh Hà- Phạm Mạnh Thắng, Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2015 cũng đề cập đến việc cần thiết phải phải dùng phương pháp dạy học theo dự án để phát huy tính chủ động của học sinh khi học môn giáo dục công dân chủ yếu ở lớp 10. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học môn giáo dục công dân ở các góc độ hoạt động chuẩn bị dạy học, hoạt động dạy học, hoạt động học và kiểm tra đánh giá là nội dung của luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học “ Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh Trung học phổ thông tại Phan Thiết- Bình Thuận” của tác giả Trần Thị Ngọc Anh, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2010. 5 Từ quá trình khảo sát thực trạng và thử nghiệm dạy học theo dự án trong môn giáo dục công dân khôi 11, tác giả Bùi Thị Vân Anh trong khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Giáo dục Chính trị “ Giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 11 Trung học phổ thông bằng phương pháp dạy học theo dự án” đã trình bày thực trạng dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông và thiết kế một số giáo án giảng dạy bằng phương pháp dạy học theo dự án và tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Thị Vân Anh đã trình bày tiến hành 5 dự án nhỏ trong một bài học là một việc khó xảy ra trong thời lượng tiết học và chưa xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, các bước tiến hành dạy học theo dự án khi tiến hành thử nghiệm. Như vậy, qua khái quát của tác giả chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu sâu về dạy học theo dự án ứng dụng trong môn giáo dục công dân khối 11 tại trường Trung học phổ thông. Các tác giả cũng chưa xây dựng được quy trình dạy học theo dự án rõ nét và thiết kế những dự án cũng như đánh giá những khó khăn trong quá trình tiến hành thực hiện. Vì vậy, công trình nghiên cứu của tác giả “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11 tại trường Trung học Thực hành- trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh” có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn, qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông nói chung và trường Trung học Thực hành nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Mục đích nghiên cứu. Xây dựng các dự án dạy học một số bài trong môn giáo dục công dân ở trường THPT, tiến hành vận dụng dạy trên một số lớp khối 11 tại trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế, đề xuất những kiến nghị để thực hiện tốt hơn phương pháp dạy học theo dự án tại trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Phân tích những yêu cầu cần thiết để thực hiện phương pháp dạy học theo dự án tại trường Trung hoc Thực hành – trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 6 - Trình bày và phân tích kết quả bước đầu khi ứng dụng dạy học theo dự án với môn giáo dục công dân ở trường Trung học Thực hành- trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh - Đánh giá những thành công, hạn chế và những kiến nghị để làm tốt hơn khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Trung học Thực hành –trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Lý thuyết chung về dạy học theo dự án và những định hướng về lý luận dạy học trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Giáo dục công dân khối 11. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy học dự án vào một số bài của môn GDCD khối 11 với một số bài cụ thể như sau: Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa ( Tập trung ở phần: Chính sách giáo dục và đào tạo và chính sách văn hóa. Do giới hạn về thời gian của đề tài, tác giả không thể tổ chức các lớp đối chứng mà tổ chức dạy học trên một số lớp trong hai học kỳ tại các lớp mà tác giả là giáo viên đứng lớp giảng dạy như 11.1, 11.2, 11Chuyên Anh và 11 Chuyên Toán tại trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và khái quát về lý luận về dạy học theo dự án. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ giáo viên các trường khác có sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Qúy Đôn, THPT Đinh Thiện Lý,... 7 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy trực tiếp trên lớp với các lớp khối 11 trường THTH cả 2 học kỳ tập trung vào các bài như bài 4, bài 12, bài 13 theo Sách giáo khoa môn giáo dục công dân. Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành điều tra bằng hệ thống câu hỏi thăm dò đối với học sinh khối 11 trường Trung học Thực hành. Phương pháp đàm thoại và phỏng vấn, lấy ý kiến: Tiến hành trên việc trao đổi với những người phối hợp và những giảng viên có chuyên môn về giáo dục học. Phương pháp toán học: Phân tích và xử lý, tổng hợp số liệu điều tra 6. Đóng góp mới của đề tài. Đề tài hệ thống hóa và phát triển lý luận dạy học theo dự án đối với môn giáo dục công dân khối 11. Đề tài đưa ra những phương án tổ chức dạy học theo dự án khi dạy học môn giáo dục công dân khối 11 tại trường Trung học Thực hành- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh qua việc nghiên cứu thực trạng dạy học, xác định quy trình tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh tổ chức triển khai các dự án. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hơn khi dạy học theo dự án. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo đề tài gồm có 2 chương, 7 tiết. Chương 1: Lí luận chung về phương pháp dạy học theo dự án. Chương 2: Thực trạng và giải pháp đối với việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án với môn giáo dục công dân khối 11 tại trường Trung học Thực hành- trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 8 CHƢƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN. 1.1 Khái niệm và đặc điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án. 1.1.1. Khái niệm dạy học theo dự án. Trong từ điển Tiếng Việt, dự án là một danh từ, nghĩa là bản dự thảo về một văn kiện về luật pháp hay về một kế hoạch cụ thể nào đó. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “ dự án” là “ project” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “proicere” có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. Hiện nay, có nhiều cách giải thích khác nhai về nguồn gốc dạy học theo dự án. Khái niệm “project” được sử dụng lần đầu tiên trong dạy học vào thế kỷ thứ XVI. Từ cuối thế kỷ XVI, ở Italia, người ta đã sử dụng khái niệm dự án trong dạy học ở các trường dạy nghề kiến trúc. Khi đó, những kiến trúc sư người Italia đã làm chuyên nghiệp xu hướng nghề nghiệp bằng cách lập ra một học viện nghệ thuật- The Accademia di San Luca- Rome dưới sự bảo trợ của giáo hoàng Gregory XIII vào năm 1577. Học viện tổ chức kỳ thi đầu tiên vào năm 1656. Song, việc thiết kế trong cuộc thi chỉ là những tình huống giả định. Vì vậy, chúng được gọi là “ dự án- những dự án với ý định là những bài tập trong tưởng tượng chứ chúng không dùng để xây dựng”. Đến cuối thế ký XVIII, tư tưởng dạy học theo dự án đã lan rộng sang nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ, áp dụng phương pháp dạy học này vào một số trường đại học. Học tập bằng dự án không còn là duy nhất với ngành kiến trúc mà còn các ngành khác. Trong đó, khi thực hiện mỗi dự án đòi hỏi sinh viên phải được thực hiện một nhiệm vụ thiết kế và gia công một sản phẩm kĩ thuật. Điều này đòi hỏi sinh viên phải phát huy tính tự lực cao, vận dụng tốt những kiến thức và kĩ năng đã được trang bị. Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ mà tiêu biểu là J.Dewey và S.Charles Peirce đã đưa ra những cơ sở của dạy học theo dự án (The Project Method) và coi đây là phương pháp dạy học quan trọng lấy học sinh làm trung tâm, khắc phục những nhược điểm của dạy học truyền thống lấy người giáo viên là trung tâm của quá trình dạy và học. Ban đầu, phương pháp dạy học theo dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn khoa học kĩ thuật nhưng về sau đã ứng dụng vào hầu hết các bộ môn kể cả khoa học xã hội ở nhiều các cấp học từ mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục đại 9 học...Phương pháp dạy học này đã được ứng dụng ngay sau đó tại nhiều quốc gia như Đan Mạch, Thái Lan, Đức, Nga, ... Ngày nay, dạy học theo dự án được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như phương pháp dạy học theo dự án, mô hình dạy học theo dự án, hình thức dạy học theo dự án,... B. Woodward- nhà sư phạm người Mỹ đã coi các dự án như “ các bài tập tổng hợpnhững kĩ năng kỹ thuật học được khi làm việc độc lập được ứng dụng trong hoàn cảnh cụ thể”. [1, tr 18] Theo nhà lí luận người Mỹ W.H.Kilpatrick, khái niệm dạy học theo dự án là “ hành động có chủ ý, với toàn bộ nhiệt tình, diễn ra trong một môi trường xã hội hay nói ngắn gọn hơn là hoạt động có chủ ý và có tâm huyết” [16, tr. 20]. Trong khái niệm này, tác giả nhấn mạnh vào tính tích cực của người dạy và sự hứng thú của người học. Nhà sư phạm người Đức –K.Frey thì nhấn mạnh đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án: Phương pháp dạy học theo dự án là một con đường giáo dục, đó là một hình thức của hoạt động học tập, có tác dụng giáo dục mà quyết định ở chỗ: nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến trình công việc dẫn tới một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. Đối với Bộ Giao dục Singapore thì cho rằng: Dạy học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Đồng quan điểm với Bộ Giao dục Singapore, Cục giáo dục Hồng Kông cũng quan niệm: Dạy học theo dự án là một hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu, tạo cơ hội để học sinh thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kĩ năng giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức và phát triển khả năng, thái độ học tập suốt đời. Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và đời sống hằng ngày của học sinh, có thể nằm trong các môn học tích hợp hoặc nằm ngoài chương trình. Còn đối với những nhà nghiên cứu giáo dục tại Việt Nam, dạy học theo dự án được quan niệm là một hình thức dạy học, một phương pháp phức hợp. 10 Tác giả Nguyễn Văn Cường đã viết rằng: “ Dạy học Project hay dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh được điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành thông qua các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu và công bố” [5]. Đồng quan điểm coi dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo đưa ra khái niệm “ Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [18, tr. 23]. Theo chương trình PIL của Microsoft, dạy học theo dự án còn được coi là một mô hình dạy học: Đó là các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy học sinh làm trung tâm và hòa nhập những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại. Theo dự án “ Dạy học cho tương lai- Teaching For Future” do Intel tổ chức, dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thường, học sinh sẽ làm việc với chuyên gia và những thành viên để giải quyết vấn đề, hiểu nội dung sâu hơn. Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án, có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Tác giả Đỗ Hương Trà cũng coi dạy học dự án là một mô hình dạy học “ Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Kiểu 11 dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh thông qua quá trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học- được gọi là dự án. Dự án đặt học sinh vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện”. [23, tr. 246-247] Tác giả Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương trong bài báo khoa học “ Dạy học dự án- từ lí luận đến thực tiễn” cũng coi dạy học theo dự án là một hình thức dạy học: “ Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống có thật trong cuộc sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý luận và thực hành và tạo ra sản phẩm cụ thể”. [11, tr. 3] Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm dạy học theo dự án. Tùy theo nhiều góc độ tiếp cận mà các nhà nghiên cứu có thể đưa ra quan niệm về dạy học theo dự án khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng thử nghiệm giảng dạy của mình tại trường trung học phổ thông, tác giả coi dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lớn. Điều này sẽ phù hợp với các định nghĩa truyền thống về các phương pháp dạy học và bản chất của dạy học theo dự án. Như vậy, theo tác giả: Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tự lực giải quyết một bài tập tình huống có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, với hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, có tạo ra các sản phẩm cụ thể để giới thiệu, trình bày. 1.1.2. Các hình thức dạy học theo dự án. Có rất nhiều cách phân loại trong dạy học theo dự án. Có thể kể đến những cách phân loại chính sau đây: Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án: Dự án về giáo dục, dự án về môi trường, dự án về kinh tế, dự án về văn hóa,... 12 Phân loại theo nội dung chuyên môn: Dự án trong một môn học, dự án liên môn ( nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau), dự án ngoài chương trình (dự án không liên quan trực tiếp đến nội dung các môn học trong chương trình học tập của người học). Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh, dự án cho cá nhân, dự án cho một lớp học, dự án cho một khối lớp, dự án toàn trường thực hiệm. Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án do một giáo viên hướng dẫn hoặc dự án do nhiều giáo viên tham gia hướng dẫn. Phân loại theo quy mô: Dự án nhỏ ( thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học), dự án trung bình ( thực hiện trong một tuần hoặc 40 giờ học), dự án lớn ( thực hiện với quỹ thời gian lớn, trên một tuần hoặc có thể kéo dài nhiều tháng). Phân loại theo tính chất công việc: Dự án “tham quan và tìm hiểu”, dự án “ thiết lập một cơ sở sản xuất, kinh doanh”, dự án “ nghiên cứu, học tập”, dự án “ tuyên truyền giáo dục, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm”, dự án “ tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội”,... Phân loại theo nhiệm vụ: dự án tìm hiểu ( dự án tiến hành khảo sát thực trạng đối tượng), dự án nghiên cứu ( dự án giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình), dự án thực hành ( dự án kiến tạo sản phẩm trọng tâm là tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn), dự án hỗn hợp,... [11] 1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án sẽ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, dạy học theo dự án có tính định hướng thực tiễn. Chủ đề của mỗi dự án thường gắn liền với những tình huống thực tiễn của xã hội, thực tiễn đời sống phù hợp với trình độ và kĩ năng của người học. Những dự án này có ý nghĩa thực tiễn gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn ngoài xã hội. Thứ hai, dạy học theo dự án có định hướng đến hứng thú người học. Học sinh được trực tiếp tham gia lựa chọn, đề xuất dự án hoặc có thể thống nhất, thảo luận với giáo viên về chủ đề và nội dung dự án phù hợp với khả năng và hứng thú của học sinh. Ngoài ra, những hứng thú này còn có thể tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Đặc biệt, người học được nghiên cứu thực tiễn, trải nghiệm môi trường xung 13 quanh, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại và phát triển những kĩ năng trong quá trình làm việc nhóm. Thứ ba, dạy học theo dự án có định hướng hành động. Khác với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác, trong quá trình thực hiện dự án phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và vận dụng những lý thuyết đó vào hoạt động thực tiễn. Để xây dựng dự án và lập kế hoạch thực hiện, học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết và có kĩ năng thực hành, hoạt động thực tiễn. Thứ tư, dạy học theo dự án mang định hướng sản phẩm. Định hướng này thể hiện ở chỗ là thực hiện dự án phải tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của dự án không bao giờ giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết mà có thể là báo cáo kết quả nghiên cứu, mô hình, bản vẽ, ... Những sản phẩm này có thể được giới thiệu, công bố và có thể chuyển giao được. Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, giáo viên phải khéo léo điều chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiện một công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thập được. Thứ năm, dạy học theo dự án đòi hỏi tính tự lực cao của người học. Trong dạy học sự án, người dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành dự án, người học trực tiếp tham gia dự án. Hiệu quả của việc dạy học theo dự án càng cao khi người dạy càng khuyến khích được tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học ở mọi khâu của dạy học dự án ( hình thành ý tưởng, thực hiện dự án, tổng kết và báo cáo kết quả). Do vậy, cũng đòi hỏi người học phải hoạt động tích cực, có trách nhiệm và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề trong các giai đoạn thực hiện dự án. Thứ sáu, dự án dạy học mang nội dung phức hợp. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề. Từ đó, để có thể hoàn thành một dự án, học sinh cần huy động kiến thức từ nhiều môn học khác nhau, lựa chọn và sử dụng thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua đó, có thể kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hoạt động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Thứ bảy, dạy học theo dự án có sự cộng tác làm việc. Chính vì nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau nên nhiệm vụ học tập của dự án thường thực hiện theo nhóm. Một dự án có thể chia làm nhiều công đoạn, mỗi 14 công đoạn một nhóm thực hiện. Cũng có thể một dự án do một nhóm thực hiện trong đó có sự cộng tác làm việc và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Điều này đòi hỏi học sinh phải sẵn sàng có kĩ năng hoạt động cộng tác giữa các thành viên trong nhóm. Qúa trình cộng tác làm việc trong nhóm giúp cho sản phẩm có chất lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó đã kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, các dự án không chỉ dừng lại ở sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học viên và giáo viên cũng như các lực lượng xã hội khác cùng tham gia dự án nên hoạt động dạy học có tính xã hội cao. 1.2 Mục tiêu và quy trình sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án. 1.2.1. Mục tiêu của dạy học theo dự án. So với phương pháp dạy học truyền thống, dạy học theo dự án chú trọng nhiều đến năng lực học sinh. Dạy học theo dự án hướng đến ba mục tiêu cơ bản sau: Về kiến thức: đạt được chuẩn chương trình hoặc có thể nhiều hơn nhưng hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn kết nội dung bài học và thực tế. Về kĩ năng: Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy bậc cao ( phân tích, tổng hợp, đánh giá,...), rèn luyện nhiều kĩ năng như tự lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp... Ngoài ra, cho phép học sinh làm việc “ một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế. Về thái độ: Tạo cho học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn và nhận thấy những giá trị của hoạt động nhóm, chấp nhận những quan điểm khác nhau và phát triển tư duy phản biện. 1.2.2. Quy trình dạy học theo dự án. Quy trình dạy học còn goị khác là tiến trình dạy học hay các bước dạy học. Trong dạy học theo dự án, có khá nhiều những quan điểm khác nhau về phân chia các giai đoạn trong tiến trình thực hiện. Tác giả K.Fey xây dựng tiến trình dạy học gồm các bước: sáng kiến dự án, thảo luận về sáng kiến, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kết thúc dự án và đi đôi với nó còn có phần kiểm tra, trao đổi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án. [15, tr. 20] 15 Tác giả Đỗ Hương Trà lại chia tiến trình dạy học theo dự án gồm các bước: chuẩn bị, thực hiện và khai thác một cách sư phạm các hoạt động thực hiện trong quá trình tương tác giữa họ và đặc biệt là tương tác với mạng máy tính. [22] Tác giả Lê Khoa trong Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh trung học phổ thông”, Đại học Thái Nguyên, 2015 thì căn cứ vào quy trình dạy học theo dự án của Kilpatrick đã xây dựng quy trình dạy học theo dự án gồm 3 bước sau[16, tr. 31]: Bước 1: Chuẩn bị dự án. Giáo viên đề xuất ý tưởng về đề tài của dự án. Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của giáo viên, học sinh hoặc của nhóm học sinh. Học sinh sẽ là người đưa ra quyết định lựa chọn đề tài nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tế. Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Trong việc này, giáo viên là người đề xuất nhưng cũng cần tạo điều kiện cho học sinh tự lựa chọn nhóm để cùng làm việc. Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó học sinh xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện. Ở giai đoạn này, đòi hỏi học sinh có tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án. Bước 2: Thực hiện dự án Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động: đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Trong dự án, giáo viên cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin. Các nhóm thường xuyên cùng nhau đánh giá công việc, chỉnh sửa để đi đến kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tạo điều kiện cho học sinh làm chủ hoạt động học tập của mình,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất