Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 1...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp phần phi kim hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh

.PDF
121
9
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Hồng Nga VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Hồng Nga VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TRUNG NINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Học viên Trịnh Thị Hồng Nga LỜI CÁM ƠN Trong suốt chặng đường hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bào tận tình của Thầy hướng dẫn PGS.TS. Trần Trung Ninh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe, thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô giảng dạy lớp Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học khóa 27. Tôi xin cám ơn quý Thầy Cô và các em học sinh trường THPT Vũng Tàu thành phố Vũng Tàu đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin cám ơn những lời động viên cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã giúp tôi có thêm động lực và tinh thần trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2019 Tác giả Trịnh Thị Hồng Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................ 4 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 4 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 4 1.2. Dạy học theo dự án ........................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm và phân loại .............................................................................. 6 1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án .............................................................. 7 1.2.3. Vai trò của người dạy – người học trong dạy học theo dự án ................. 10 1.2.4. Quy trình thực hiện dạy học theo dự án ................................................... 10 1.2.5. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án ........................................... 13 1.2.6. Điều kiện để dạy học theo dự án đạt hiệu quả ......................................... 14 1.2.7. Một số kĩ thuật trong dạy học theo dự án: 5W1H, K-W-L, công não ..... 14 1.3. Dạy học tích hợp ............................................................................................ 17 1.3.1. Tích hợp và dạy học tích hợp ................................................................... 17 1.3.2. Dạy học tích hợp là phương thức phát triển năng lực học sinh ............... 18 1.3.3. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp .......................................................... 20 1.4.Năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh ............................ 21 1.4.1. Khái niệm năng lực .................................................................................. 21 1.4.2. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề.......................................................... 21 1.5.Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự ánphát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............... 29 1.5.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 29 1.5.2. Đối tượng điều tra .................................................................................... 30 1.5.3. Phạm vi điều tra ....................................................................................... 30 1.5.5. Đánh giá kết quả điều tra ......................................................................... 38 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 40 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG DỰ ÁN DẠY HỌC VÀO DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP ..................................................................... 41 2.1.Phân tích chương trình phần phi kim Hóa học 10 ........................................... 41 2.2. Một số nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp .................................................... 42 2.3. Quy trình thiết kế dự án dạy học phần phi kim Hóa học 10 .......................... 43 2.3.1. Lựa chọn chủ đề và bài dạy phù hợp với dự án ....................................... 43 2.3.2. Lập kế hoạch ............................................................................................ 43 2.3.3. Tiến hành dự án........................................................................................ 44 2.3.4. Giới thiệu sản phẩm ................................................................................. 44 2.3.5. Đánh giá sản phẩm ................................................................................... 44 2.4.Một số dự án dạy học thực nghiệm ................................................................. 45 2.4.1. Dự án 1: OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG .... 45 2.4.2. Dự án 2: HIỆN TƯỢNG MƯA AXIT ..................................................... 57 2.5.Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề .................. 71 2.5.1. Bảng kiểm quan sát .................................................................................. 71 2.5.2. Phiếu hỏi .................................................................................................. 74 2.5.3. Phiếu đánh giá năng lực ........................................................................... 75 2.5.4. Phiếu đánh giá đồng đẳng ........................................................................ 76 2.5.5. Kế hoạch phân công nhiệm vụ ................................................................. 77 2.5.6. Thiết kế bài kiểm tra ................................................................................ 78 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 82 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 83 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 83 3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................................... 83 3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 84 3.4. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 84 3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 85 3.5.1.Kết quả đánh giá về mặt định tính ............................................................ 85 3.5.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng ........................................................ 87 3.5.3. Ý kiến của GV tiến hành thực nghiệm..................................................... 93 3.6. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp DHTDA phần phi kim Hóa học 10 trong dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ ở HS ..................................................................... 93 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin DHTDA : Dạy học theo dự án ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HT GQVĐ : Hợp tác giải quyết vấn đề HS : Học sinh NL : Năng lực PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phiếu học tập KWL .................................................................................. 16 Bảng 1.2. Dạy học tích hợp và dạy học đơn môn ..................................................... 19 Bảng 1.3. Danh sách các trường THPT và số GV phản hồi lại phiếu điều tra ......... 30 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp của GV .................. 31 Bảng 1.5. Tần suất GV xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn ....................... 32 Bảng 2.1. Bảng nội dung kiến thức phi kim lớp 10 .................................................. 41 Bảng 2.2. Bảng mô tả các tiêu chí năng lực HT GQVĐ .......................................... 72 Bảng 3.1. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra của dự án 1 ....... 87 Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra của dự án 2 ....... 88 Bảng 3.3. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra ............................................. 89 Bảng 3.4. Kết quả phiếu quan sát của GV ................................................................ 90 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án .................................................... 9 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề theo Griffin và Care ......................................................................................................... 22 Hình 1.3. Mô hình hợp tác giải quyết vấn đề theo Rod Windle và SuzanneWarren ....................................................................................... 24 Hình 2.1. Buổi báo cáo của lớp 10A7 trường THPT Vũng Tàu ............................. 70 Hình 2.2. Buổi báo cáo của lớp 10A3 trường THPT Đinh Tiên Hoàng ................. 71 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra dự án 1 ............................................. 88 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra dự án 2 ............................................. 89 Hình 3.3. Biểu đồ về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá năng lực .................... 91 Hình 3.4. Bài powerpoint báo cáo của lớp 10A7 .................................................... 92 Hình 3.5. Một số sản phẩm của HS ......................................................................... 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực trong đó bao gồm khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến yêu cầu cao hơn về chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi căn bản và toàn diện, từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học… Trong báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Theo đó, việc dạy học không phải là “truyền thụ kiến thức” mà phải làm cho người học có khả năng giải quyết vấn đề, tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên là người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập tích cực, tư duy sáng tạo chủ động. Để làm được điều đó, giáo viên phải nghiên cứu, lựa chọn những phương pháp tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả phù hợp với mỗi đối tượng học sinh cũng như nội dung bài dạy. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, Hóa học yêu cầu người học phải có khả năng tìm tòi, tư duy phát hiện để chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ kích thích được tư duy của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học vẫn còn chịu sự chi phối nhiều bởi mục tiêu thi cử. Do đó đổi mới cách dạy và học là điều cần thiết. Trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay thì dạy học theo dự án đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng trên. Vì những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (DHTDA) trong dạy và học môn Hóa học 10 phần phi kim ở trường THPT trong dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh (HS). 3. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên (GV) sử dụng dạy học theo dự án một cách hợp lý hiệu quả, học sinh được trực tiếp nghiên cứu các dự án trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 và tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng thì sẽ phát triển được năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và góp phần năng cao hiệu quả học tập của HS. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề. - Khảo sát thực trạng về dạy học theo dự án phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở các trưởng THPT Vũng Tàu và trường THPT Đinh Tiên Hoàng. - Thiết kế một số dự án hóa học trong dạy học tích hợp phần phi kim Hóa học 10 THPT. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đạt được. - Tìm những giải pháp, bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo dự án. 5. Đối tượng khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (HT GQVĐ) thông qua áp dụng DHTDA trong dạy học tích hợp phần phi kim Hóa học 10 trường THPT. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở lớp 10 THPT Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2017 đến 1/2019. 6. Phạm vi nghiên cứu - Chương trình Hóa học 10 phần phi kim. 3 - Địa bàn nghiên cứu: trường THPT thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia, trò chuyện, phỏng vấn và điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Khai thác những nội dung trong chương trình Hóa học 10 phần phi kim ở THPT có thể xây dựng thành dự án hóa học trong dạy học tích hợp. - Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học theo dự án có tính khả thi trong việc dạy và học hóa học 10 phần phi kim ở trường THPT. 9. Dàn ý nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2. Xây dựng và sử dụng dự án dạy học vào dạy học phần phi kim Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề; Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Đã có một số công trình nghiên cứu hoặc tài liệu được biên soạn về năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề như + Assessment and Teaching of 21st Century Skills (Friedrich Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, Patrick Griffin, 2017) của tác giả Friedrich Hesse. + Tài liệu PISA 2015 Collaborative problem – solving framework (OECD, 2017). + Elizabeth L. Crane (2015), Project-based learning in the secondary chemistry classroom. + Stuart Ray, B. S., Gail Dickinson, Emily Summers, Eleanor Close (2015),The effects of project-based science on students’ attitudes and understanding of high school chemistry. + Mona Charif (2010), The effects of problem based learning in chemistry education on middle school students’ academic achievement and attitude. Các tác giả đã khảo sát việc ứng dụng phương pháp DHTDA trong dạy học của nhiều GV. Kết quả cho thấy phương pháp dạy học theo dự án phù hợp để tổ chức các hoạt động nhóm cho HS, tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học. Đặc biệt phương pháp dạy học theo dự án được khẳng định là đem lại hiệu quả trong việc tạo động cơ học tập và phát triển năng lực hợp tác cho HS. 1.1.2. Ở Việt Nam Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là một chủ đề còn mới ở nước ta, dó đó số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này chưa nhiều. Một số đề tài đã nghiên cứu gần đây như: + Nguyễn Hùng Vương (2018), “Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. 5 + Trần Thị Cúc (2017), “Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim – hóa học 10 nâng cao”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bên cạnh đó, ở nước ta còn có một số công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học theo dự án, có thể kể đến như là: + Nguyễn Thị Lan Phương (2012), “Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học 11 trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. + Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), “Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. + Tạ Thị Thủy (2015), “Phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh bằng dạy học theo dự án trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. + Phạm Ngọc Thùy Dung (2012), “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. + Vũ Thị Hoa (2016), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học chương III cacbon – silic (Hóa học lớp 11) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. + Đặng Thị Minh Thu (2009), “Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hóa học thông qua hình thức dạy học dự án”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Một số bài báo khoa học về PPDH dự án và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề: + Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Dương Thị Anh (2016), Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý giáo dục, 80, tr.8-16. + Phan Đồng Châu Thủy (2014), “Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông”, Tạp chí Khoa 6 học Và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, ISSN 1859-1612, tr.31-38. + Trần Trung Ninh, Bùi Thị Hạnh (2008), “Áp dụng dạy học dự án trong việc dạy học phần hoá hữu cơ ở trường Cao đẳng Thuỷ sản”, Tạp chí Hoá học và Ứng dụng, số 12 84, ISSN 0886 - 7004, tr.38 - 40. Đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu nào về vận dụng phương pháp dạy học theo dự án nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS THPT trong dạy học tích hợp. Điều này đã củng cố sự cần thiết của việc tiến hành nghiên cứu đề tài của chúng tôi. 1.2. Dạy học theo dự án 1.2.1. Khái niệm và phân loại 1.2.1.1. Khái niệm Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “project” được hiểu là một đề án, một kế hoạch cần được thực hiện nhằm đạt được mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Đầu thế kỉ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, khắc phục nhược điểm của phương pháp cũ. Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHTDA, tuy nhiên các định nghĩa đều có chung sự thống nhất. Từ đó ta có thể định nghĩa dạy học theo dự án như sau: “Dạy học theo dự án là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.” Trong quá trình thực hiện dự án, GV có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp HS có định hướng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm chất lượng và hình thành, phát triển năng lực. 7 1.2.1.2. Phân loại Dạy học theo dự áncó thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một số cách để phân loại DHTDA như sau (Trần Trung Ninh et al., 2017): a. Phân loại theo chuyên môn - Trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. - Liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau. b. Phân loại theo thời gian - Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, từ 2 – 6 giờ học. - Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngàu, thường là khoảng 1 tuần hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: thực hiện với khoảng thời gian lớn, nhiều hơn 1 tuần (hoặc 40 giờ), có thể kéo dài vài tuần cho đến cả năm học. c. Phân loại theo nhiệm vụ - Dự án tìm hiểu: dự án khảo sát thực trạng đối tượng. - Dự án nghiên cứu: giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, sự việc. - Dự án thực hành: tạo ra các sản phẩm hoặc thực hiện một nhiệm vụ, kế hoạch thực tiễn nào đó. - Dự án hỗn hợp: kết hợp các dự án có nội dung kể trên. 1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án - Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. 8 - Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 9 Định hướng thực tiễn Định hướng sản phẩm Định hướng hướng thú người học Đặc điểm của DHTDA Cộng tác làm việc Tính tự lực của người học Mang tính phức hợp, liên môn Định hướng hành động Hình 1.1. Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án Ngoài các đặc điểm trên, khi tiến hành dạy học theo dự án cần chú ý: - Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiến, thực hành - Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS. - HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. - Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. - Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật hoặc vận dụng các kiến thức kĩ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, học thuyết). 10 1.2.3. Vai trò của người dạy – người học trong dạy học theo dự án 1.2.3.1. Vai trò của người học - Trong dạy học theo dự án, người học không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vài trò của mình theo mục tiêu đã đề ra. - Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người học từ quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. - Học tập theo dự án là học tập trong hành động. Người học không tiếp thu thông tin một cách bị động mà là người tích cực để đạt được kiến thức cần có. Bằng cách này, mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn đối với người học vì vấn đề mà họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống. - Trong dạy học theo dự án, người học cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội. 1.2.3.2. Vai trò của người dạy Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của GV là hướng dẫn và tư vấn chứ không phải “cầm tay chỉ việc” cho người học, cụ thể: - GV tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó. - Tạo môi trường học tập mà ở đó GV chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của người học. - Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và những nhiệm vụ có ý nghĩa khác. - Cho phép và khuyến khích người học tự xây dựng nên kiến thức của họ. 1.2.4. Quy trình thực hiện dạy học theo dự án 1.2.4.1. Giai đoạn 1: Thiết kế dự án Khi thiết kế dự án, giáo viên phải lập kế hoạch các hoạt động sẽ giúp cho học sinh nhận ra được mục tiêu học tập dự kiến. Để có được một dự án bám sát mục tiêu bài học, liên hệ thực tiễn, rèn luyện được cho học sinh những kĩ năng cần thiết, làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, giáo viên cần chuẩn bị những nội dung sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất