Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học học phần ...

Tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học học phần

.PDF
127
22
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED-LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC” THÔNG QUA HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE MÃ SỐ: CS.2015.19.21 Cơ quan chủ trì: Khoa Hóa học Chủ nhiệm đề tài: Thái Hoài Minh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 12/2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED-LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC” THÔNG QUA HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE MÃ SỐ: CS.2015.19.21 Xác nhận của cơ quan chủ trì (ký, họ tên) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 12/2016 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH I. Những người tham gia thực hiện đề tài 1. Thái Hoài Minh, Khoa Hóa học, trường ĐHSP.TPHCM – Chủ nhiệm đề tài 2. Phan Đồng Châu Thủy, Khoa Hóa học, trường ĐHSP.TPHCM – Thư kí khoa học II. Đơn vị phối hợp chính Khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP. HCM MỤC LỤC Tóm tắt kết quả nghiên cứu Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................ 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................. 4 1.1.1. Ở nước ngoài ...................................................................................... 4 1.1.2. Trong nước ......................................................................................... 6 1.2. Tổng quan về Blended-learning .................................................................... 7 1.2.1. Hình thức dạy học trực tuyến e-learning ............................................ 7 1.2.2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning ................................................... 8 1.2.3. Học kết hợp – Blended learning ....................................................... 11 1.3. Tổng quan về hệ thống quản lý học tập Moodle ......................................... 15 1.3.1. Khái niệm hệ thống quản lý học tập ................................................. 15 1.3.2. Giới thiệu về hệ thống quản lý học tập Moodle ............................... 15 1.3.3. Một số tính năng của hệ thống quản lý học tập Moodle .................. 17 1.4. Một số vấn đề về tự học và tự học có hướng dẫn theo mođun.................... 24 1.4.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................. 24 1.4.2. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun ............................... 26 1.4.3. Biên soạn nội dung tự học theo tiếp cận môđun .............................. 28 1.5. Thực trạng việc dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại trường ĐHSP.TP. HCM .............................................................................. 30 1.5.1. Mục đích điều tra .............................................................................. 30 1.5.2. Phương pháp điều tra ........................................................................ 30 1.5.3. Đối tượng và thời điểm điều tra ....................................................... 31 1.5.4. Kết quả điều tra ................................................................................ 31 Chương 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC” ........................... 36 2.1. Giới thiệu học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” ............................. 36 2.1.1. Vị trí của học phần trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học ................................................................................... 36 2.1.2. Mục tiêu học phần ............................................................................ 36 2.1.3. Nội dung học phần............................................................................ 37 2.2. Xác định mô hình Blended learning sử dụng trong học phần “Ứng dụng ICT trong dạy học hóa học” ................................................................................ 38 2.3. Xây dựng nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn hỗ trợ dạy học theo mô hình BL .......................................................................................................... 40 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn .......................... 40 2.3.2. Cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn dùng trong học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” ................................................... 41 2.3.3. Giới thiệu nội dung của tài liệu tự học có hướng dẫn dùng trong học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” .......................... 42 2.4. Sử dụng Moodle để xây dựng khóa học theo cách tiếp cận Blended-learning .............................................................................................................. 52 2.4.1. Cấu trúc khóa học ............................................................................. 52 2.4.2. Quy trình xây dựng khóa học trên hệ thống Moodle ....................... 53 2.5. Sử dụng khóa học “Tin học ứng dụng trong hóa học” theo mô hình Blendedlearning ........................................................................................................ 57 2.5.1. Quy trình sử dụng khóa học “Tin học ứng dụng trong hóa học” trên Moodle .............................................................................. 57 2.5.2. Kế hoạch bài dạy minh họa .............................................................. 58 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................. 66 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 66 3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................................ 66 3.3. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................ 67 3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 67 3.4.1. Đánh giá thông qua quan sát lớp học của GV .................................. 68 3.4.2. Đánh giá thông qua khảo sát SV ...................................................... 70 3.4.3. Đánh giá thông qua chất lượng hồ sơ bài dạy của SV ..................... 76 3.4.4. Đánh giá dựa trên điểm của SV ........................................................ 76 3.4.5. Nhận xét chung ................................................................................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED-LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC” THÔNG QUA HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE Mã số: CS2015.19.21 Chủ nhiệm đề tài: Thái Hoài Minh Tel: 0906 422 317 Email: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Thời gian thực hiện: Từ 09/2015 đến 12/2016. 1. Mục tiêu Thiết kế và sử dụng khóa học theo mô hình Blended-Learning dùng trong dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 2. Nội dung chính - Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài: + Lý luận về e-elearning và Blended learning trong dạy học. + Lý luận về tự học có hướng dẫn theo mođun. + Tổng quan về hệ thống quản lý học tập Moodle. - Thiết kế khóa học theo mô hình Blended-Learning dùng trong dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá khóa học đã thiết kế. 3. Kết quả chính đạt được - Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. - Nghiên cứu và đề xuất mô hình Blended learning áp dụng trong học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học”. - Xây dựng khóa học trên hệ thống LMS Moodle cho 3 mođun thuộc học phần. - Thực nghiệm sư phạm 3 mođun trên 2 cặp lớp trong học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học”. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của mô hình Blended learning với sự hỗ trợ của LMS Moodle ở trường ĐHSP. TP.HCM. - Đào tạo được 2 SV thực nghiên cứu trong lĩnh vực đề tài: + SV Vũ Vân Long (K37A) – Tên đề tài: SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE HỖ TRỢ TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC. + SV Lê Thị Thu Sang (K36B) – Tên đề tài: XÂY DỰNG E-BOOK “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC” - Công bố 1 bài báo liên quan. Thái Hoài Minh, Đặng Thị Oanh, Vận dụng mô hình Blended learning trong học phần “Ứng dụng ICT trong dạy học hóa học”. Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”. Đại học Sư phạm Hà Nội. 9/12/2016. SUMMARY Project Title: Apply Blended learning model in teaching the course “Apply ICT in Chemistry” with the support of LMS Moodle. Code number: CS2015.19.21 Coordinator: Thai Hoai Minh Implementing Institution: HCMC University of Pedagogy Duration: from 10/2015 to 12/2016 1. Objectives Building Blended learning course “Apply ICT in chemistry” on LMS Moodle, using for lecturers and students of Chemistry Department at HCMC University of Pedagogy. 2. Main contents - Study basis theoretical and practical related topics of: + Blended learning: Definition, levels and effectiveness. + Self-study in modules. + LMS Moodle: Why and How? - Design Blended learning course on LMS Moodle. - Do pedagogical experiment to evaluate the Blended learning course. 3. Results obtained - Study basis theoretical and practical related topics. - Design Blended learning course on LMS Moodle. Build teaching and learning materials for 3 modules in the course “Apply ICT in Chemistry” - Doing pedagogical experiment with 3 modules on 2 pairs of classes "Applied ICT in chemistry". The experimental results show the effectiveness and feasibility of the Blended learning course at HCMC University of Pedagogy. - Guide 2 students do research on the related topic: 1. Vu Van Long (K37A) – Topic: Using Moodle to support students to self-study the course “Apply ICT in Chemistry” in modules. 2. Nguyen Thi Thu Sang (K36B) – Topic: Designing e-book: Apply ICT to design games using for teaching chemistry 3. Publish a paper. Minh, T.H., & Oanh, D.T. (2016). Adopting blended learning approach in the course “Applying ICT in teaching chemistry” using LMS Moodle. Paper presented at the international conference “Develop teacher's professional to meet the requirements of Vietnam Education Innovation”. Hanoi. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BL : Blended learning – học kết hợp CNTT : Công nghệ thông tin ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông GV : Giáo viên SV : Sinh viên t : Đại lượng kiểm định t (Student) tính theo kd công thức t ,k : Giá trị t tra theo bảng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k TB : Trung bình TC : Tổng cộng THM : Tự học có hướng dẫn theo mođun THUDH : Tin học ứng dụng trong hóa học TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh tính năng của Moodle với WebCT và Blackboard .................. 16 Bảng 1.2. Thống kê một số dữ liệu về Moodle trên thế giới ngày 20/9/2016 ....... 17 Bảng 1.3. Các môđun tạo ra các tài nguyên tĩnh ................................................... 20 Bảng 1.4. Các môđun tạo ra các tài nguyên tương tác với hệ thống ..................... 21 Bảng 1.5. Các môđun tạo ra các tài nguyên tương tác với người khác ................. 22 Bảng 1.6. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn của một môđun .......... 28 Bảng 1.7. Ứng dụng các môđun của Moodle để thiết kế tài liệu THM ................. 29 Bảng 1.8. Bảng mô tả mẫu khảo sát thực trạng ..................................................... 31 Bảng 2.1. Các thành tố kết hợp trong khóa học Tin học ứng dụng trong hóa học 39 Bảng 2.2. Các tài nguyên và hoạt động được sử dụng để xây dựng khóa học ...... 56 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát SV về khóa học áp dụng theo mô hình BL ................ 70 Bảng 4.2. Kết quả học tập của lớp đối chứng và thực nghiệm .............................. 77 Bảng 4.3. Tỉ lệ phần trăm số SV đạt điểm xi trở xuống......................................... 78 Bảng 4.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng ........................................................... 79 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của môđun dạy học .................................................................. 25 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ ra môđun ............................................................. 26 Hình 1.3. Sơ đồ phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun ......................... 27 Hình 1.4. Kết quả điều tra về phương pháp học tập của SV.................................. 31 Hình 1.5. Biểu đồ về máy tính SV sử dụng ........................................................... 32 Hình 1.6. Biểu đồ về sử dụng máy tính có kết nối Internet ................................... 32 Hình 1.7. Thời gian làm việc, học tập, giải trí trên máy tính trong một ngày của SV ...................................................................................................................................... 33 Hình 1.8. Biểu đồ về thời gian đã tiếp xúc với máy vi tính và sử dụng các phần mềm ứng dụng cho việc học tập, giải trí. .............................................................................. 33 Hình 1.9. Biểu đồ về điểm kết thúc học phần Tin học đại cương. ........................ 33 Hình 1.10. Biểu đồ những khó khăn của SV khi tham gia học phần ..................... 34 Hình 2.1. Các mức độ của mô hình học kết hợp .................................................... 39 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc khóa học Tin học ứng dụng trong hóa học .................... 53 Hình 2.3. Quy trình xây dựng khóa học trên trang Chemlearning.hcmup.edu.vn . 53 Hình 2.4. Thiết lập các thông số cho khóa học ..................................................... 54 Hình 2.5. Diễn đàn “Trao đổi, thảo luận” ............................................................. 55 Hình 2.6. Inforgraphic 4 bước hướng dẫn tự học theo mô hình BL ...................... 56 Hình 2.7. Quy trình tổ chức dạy học học phần “Ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học” theo mô hình BL .................................................................................................. 57 Hình 2.8. Tiến độ học tập trong mođun 6 của Khóa K36, học kì 2, năm học 20142015 tại trường ĐHSP.TPHCM ................................................................................... 60 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn các khó khăn SV gặp phải khi tham gia khóa học ....... 73 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích điểm của SV ở lớp TN1 và ĐC1 ........................ 78 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích điểm của SV ở lớp TN2 và ĐC2 ........................ 78 1 0. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning là giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" của mọi người và trở thành một xu hướng quan trọng trong giáo dục và đào tạo hiện nay. Tuy nhiên việc triển khai học qua mạng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất và chủ quan như trình độ và kỹ năng khai thác, sử dụng. Khái niệm “Blednded learning” (BL) hay "Học kết hợp” dùng để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E – learning. Trong mô hình này, người học tham gia vào quá trình học tập bằng các học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất. Học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo hiện nay. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống học kết hợp là: (1) tính phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) hướng tới cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure (2003) cũng cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí. Học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” (THUDH) có đặc điểm đòi hỏi cao việc tự học, tự nghiên cứu, thực hành ở người học. Một khi sinh viên (SV) không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu và sử dụng phần mềm tại lớp, các em sẽ có cơ hội để rèn luyện nhiều về nghiệp vụ sư phạm, nghĩa là chú trọng hơn vào yếu tố phương pháp (sử dụng phần mềm hiệu quả trong dạy học hóa học (DHHH)) bên cạnh yếu tố công nghệ (sử dụng phần mềm). 2 Mô hình BL là một giải pháp có thể áp dụng khi triển khai học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học”. Trong mô hình này, người học được hỗ trợ về tài nguyên, công cụ, môi trường học tập để học tập thông qua mạng internet, từ đó nâng cao các kĩ năng sử dụng máy tính và internet trong dạy học. Đồng thời, SV sẽ được tiếp xúc với một mô hình ví dụ cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học mà các em có thể áp dụng vào việc dạy học của mình trong tương lai. Mặt khác, mô hình có thể là tiền đề để xây dựng các khóa học bồi dưỡng năng lực ứng dụng ICT trong DHHH theo hướng đào tạo từ xa. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED-LEARNING TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC” THÔNG QUA HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng khóa học theo mô hình Blended-Learning dùng trong dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lý luận cho đề tài: + Lý luận về mô hình BL và hệ thống quản lý học tập Moodle; + Lý luận về tự học và tự học có hướng dẫn. - Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” thông qua hệ thống quản lí học tập Moodle. - Thực nghiệm sư phạm. - Tổng kết và rút kinh nghiệm. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và thử nghiệm mô hình Blended learning (BL) dùng trong học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 3 - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Học phần “Tin học ứng dụng trong hóa học” tại khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm TP.HCM. - Thời gian: Năm học 2014-2015 và 2015-2016. 6. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thiết kế được mô hình BL mang tính khoa học, khả thi sẽ nâng cao hiệu quả dạy học học phần “Tin học ứng dụng trong Hóa học”, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo Cử nhân Sư phạm hóa học tại trường ĐHSP TP.HCM theo học chế tín chỉ. 7. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết + Đọc và nghiên cứu tài liệu. + Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung của đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Các phương pháp toán học Phương pháp toán học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng. 4 1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Ở nước ngoài Thuật ngữ e-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, e-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực e- learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp e-learning của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật… Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của e-learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau: - Trước năm 1983: thời kì này máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giáo viên (GV) làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường đại học. - Giai đoạn 1984 – 1993: sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn Powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh dựa trên công nghệ Computer Base Training (CBT). Bài học được phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kì thời gian nào, ở đâu, người học đều có thể mua và tự học. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của GV rất hạn chế. - Giai đoạn 1993–1999: khi công nghệ web được phát minh, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: Email, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/Video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML, 5 JAVA bắt đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện. - Giai đoạn 2000 – đến nay: các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo. Ngày nay thông qua web, GV có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Càng ngày công nghệ web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hóa các môi trường học tập. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó chính là kỷ nguyên của e-learning. Học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... Học kết hợp xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn”. Theo Alvarez [15], học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể". Tác giả Victoria L. Tinio [22] cho rằng "Học kết hợp (BL) là thuật ngữ dùng để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning". Học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo hiện nay. Nghiên cứu của Osguthope & Graham [24] đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống học kết hợp là: (1) tính phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) hướng tới cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure [19] cũng cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí dạy học. Trong báo cáo tổng hợp của Means [23] về định hướng dạy học theo mô hình Blended cũng đã khẳng định nhìn chung những SV có tham gia học trực tuyến biểu hiện năng lực thực hiện tốt hơn những SV chỉ học giáp mặt trên lớp truyền thống. 6 Tuy nhiên, để mô hình học kết hợp được thực hiện một cách hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng như điều kiện cơ sở vật chất, người dạy, người học và quan trọng nhất là nhân tố về phương pháp dạy học [26]. 1.1.2. Trong nước Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về eLearning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu eLearning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai eLearning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm Hà Nội. Gần đây nhất, Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin eLearning trên thế giới và ở ViệtNam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng eLearning Châu Á (Asia E-Learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễ thông. Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng 7 dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực e-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. Ở Việt Nam, BL còn là một khái niệm mới mẻ. Tác giả Nguyễn Văn Hiền [5] có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng. Tác giả Nguyễn Danh Nam [10] cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning". Tại Việt Nam, mô hình BL đã được triển khai và ứng dụng chủ yếu trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Ngoài ra, một số tác giả cũng đã nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong dạy học một số nội dung sinh học [7], vật lý [3] và rèn luyện kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm sinh học [6]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình BL mang lại hiệu quả tốt, phù hợp với trình độ người học và điều kiện cơ sở vật chất hiện nay. 1.2. Tổng quan về Blended-learning 1.2.1. Hình thức dạy học trực tuyến e-learning 1.2.1.1. Khái niệm Trên thế giới có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về e-learning. Dưới đây là một số định nghĩa phổ dụng [29]. - E-learning là phương pháp dạy học có sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). - E - learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). - E - learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center). 8 - Quá trình học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải quá trình dạy học được thực hiện qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc). - Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... (E - learningsite). - "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-learning trong doanh nghiệp). 1.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của E-leaning Hình thức học này có những điểm khác biệt so với các hình thức tổ chức dạy học khác. - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông: Công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… - Hiệu quả của E - learning cao hơn so với cách học truyền thống do E – learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. - E - learning đang và đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E - learning ra đời. 1.2.2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning Theo Phạm Xuân Quế [11], E - learning có một số ưu điểm cũng như hạn chế so với học tập tại các lớp học truyền thống ở nhiều góc độ khác nhau. - Ưu điểm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất