Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề 1...

Tài liệu Vấn đề 1

.DOC
4
315
122

Mô tả:

hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 7
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 1. Vì sao đã có quy định của Điều 604 mà BLDS còn có thêm quy định của Điều 622? - Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 604 BLDS. Tuy nhiên, ngoài nguyên tắc chung đó BLDS còn có những nguyên tắc riêng mà theo đó người bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại. Một trong số đó là quy định về chế định “bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra” ở Điều 622. Quy định của Điều 622 tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường đồng thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người làm công. 2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra? - Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu: + Đoạn 3, phần Xét thấy: “bị cáo là người lái xe thuê cho công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên theo quy định tại điều 622 và 623 của BLDS thì công ty TNHH Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.” + Trong phần Quyết định: “Về bồi thường dân sự: áp dụng điều 42 BLHS; các điều 610,612,622,623 của .BLDS.  Buộc công ty trách nhiệm TNHH vận tải Hoàng Long phải có nghĩa vụ bồi thường cho chị Nguyễn thị Thu Thủy (đại diện hợp pháp của người bị hại Trần Ngọc hải): 20.500.000đ ngoài số tiền 40.000.000đ đã bồi thường trước. • Buộc công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Trần Nguyễn Đăng Huy- sinh ngày 15/08/2007 mỗi tháng 350.000đ, thời điểm cấp dưỡng kể từ ngày 5/2009 cho đến khi cháu Huy đủ 18 tuổi. 3. Trên cơ sở Điều 622, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra. - Điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra: + có thiệt hại trên thực tế + thiệt hại do người làm công gây ra khi đang thực hiện công việc được giao + có lỗi và hành vi trái pháp luật của người làm công. 4. Suy nghĩ của anh chị về việc tòa án vận dụng điều 622 để buộc công ty Hoàng Long bồi thường ( đánh giá từng điều kiện nếu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận). - Quan điểm của nhóm hoàn toàn đồng ý với việc toán vận dụng điều 622 để buộc công ty Hoàng Long bồi thường cho phía người bị hại. - Thực tế trong trường hợp này đã có thiệt hại về tính mạng anh Hải. Ông Hồng là lái xe thuê cho công ty Hoàng Long khi chở khách của công ty Hoàng Long đi từ Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh, ông Hùng đã lấy phần đường của xe khác và gây tai nạn –“ vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ” - dẫn đến thiệt hại tính mạng của anh Hải. 5. Nếu ông Hùng không làm việc cho công ty Hoàng Long và xe không là của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? - Giả sử ông Hùng không làm việc cho công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì không có căn cứ để sử dụng điều 622 bộ luật dân sự vì thiếu điều kiện để áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra là thiệt hại hại do người làm công gây ra khi đang thực hiện công việc được giao nên trường hợp này phải sử dụng điều 604,605, 610 để yêu cầu ông Hùng trực tiếp bồi thường cho gia đình người bị hại. 6. Đoạn nào có bản án cho thấy theo Tòa án ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? - Theo bản án số 285/2009/HSPT có nêu: “ theo quyết định của án sơ thẩm, mặc dù bị cáo không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị hại nhưng đã tự nguyện nộp 5 triệu đồng để cùng công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long khắc phục hậu quả xảy ra...” 7. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tòa án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại- Cho biết suy nghĩ của anh chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường. - Trong trường hợp này tòa án không thể xét đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại. Điều này phù hợp với điều 622 bộ luật dân sự nhưng trên thực tế điều đó không hoàn toàn hợp lý. - Trong vụ án, tuy rằng ông Hùng đang thực hiện công việc được công ty Hoàng Long giao nhưng có thể thấy, toàn bộ lỗi đối với người bị thiệt hại trong trường hợp này thuộc về ông Hùng, không có yếu tố lỗi của công ty Hoàng Long. Nếu áp dụng máy móc điều 622 sẽ không bảo đảm quyền lợi cho người bị hại. Theo suy nghĩ của nhóm trong trường hợp này, nên xét đến khả năng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường ( nếu bị hại muốn). Còn không thì vẫn áp dụng điều 622 bộ luật dân sự. - Từ đó đưa ra một số ý kiến như sau, khi xét đến vấn đề yêu cầu bồi thường theo điều 622, nên quan tâm đến yếu do lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại. Nếu người làm không có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại, không có yếu tố lỗi có người sử dụng người làm công thì người làm công có thể phải bồi thường. Đồng thời vẫn dành quyền cho họ quyền có thể đòi người sử dụng làm công bồi thường. Ngược lại nếu không có căn cứ cho rằng người làm không có lỗi với người bị hại thì cứ áp dụng theo điều 622. 8. Lỗi của người làm công trong điều 622 cần được hiểu như thế nào?Vì sao? - Trong điều 622 không có quy định rõ ràng về yếu tố lỗi của người làm công người sử dụng người làm không “có quyền yêu cầu người làm công người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, - Cho nên yếu tố lỗi được hiểu theo ba hướng sau: + lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại + lỗi của người làm công đối với người sử dụng người làm công. Đó là trường hợp người làm không có lỗi với người sử dụng người làm công.  lỗi ở đây là lỗi tổng hợp tức là lỗi của người làm công có cả lỗi của người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công. Theo tinh thần của điều 622 và theo hướng có lỗi của người làm công đã phân tích ở trên, người sử dụng người làm công có quyền yêu cầu người làm công hoàn trả một khoản tiền thì người sử dụng lao động là người bồi thường cho bên bị thiệt hại. 9. Theo toà án ông Hùng có lỗi theo điều 622 không?Vì sao? Theo Tòa án ông không có lỗi theo điều 622 vì ông Hùng là lái xe thuê cho công ty Hoàng Long đang vận chuyển khách của công ty. Trong khi đang làm công việc được giao cho ông Hùng có hành vi lấn chiếm phần đường của xe khác gây hậu quả là một người bị chết tại chỗ. Như vậy thì ông Hùng có lỗi trong việc gây thiệt hại. - 10 Đoạn thứ ba phần xét thấy: “ bị cáo là người lái xe thuê cho công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long, nên theo quy định tại điều 622 và điều 623 của bộ luật dân sự thì công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra khi thực hiện công việc được giao nên theo quy định tại điều 622 và điều 623 của bộ luật dân sự thì công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra khi thực hiện công việc được giao và thỏ quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại...” Theo tòa án công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời. - Theo Tòa án công ty Hoàng Long được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại. - Theo bản án có nêu: “ bị cáo là người lái xe thuê của công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long, nên theo quy định tại điều 622 và 627 bộ luật dân sự thì công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” 11. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng. - Theo bản án thì tòa có lập luận rằng ông không có trách nhiệm hoàn trả cho công ty Hoàng Long một khoản tiền “ công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hoàng Long... và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Nhưng trong phần quyết định thì toà án lại không tuyên về quyền đòi lại khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại từ Ông Cao Sỹ Hùng cho công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long. Điều này là không phù hợp. - Trong trường hợp này ông Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại cho anh Hải và toà án cũng lập luận như vậy. Cho nên tòa án nên tuyên phần quyền dành cho công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long đối với ông Hùng. Đồng thời nếu hai bên không thể thỏa thuận được mức bồi thường là bao nhiêu thì tòa án cần xác định mức bồi hoàn phù hợp với điều 622 bộ luật dân sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan