Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan tot nghiep trung cap chinh tri thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao c...

Tài liệu Tieu luan tot nghiep trung cap chinh tri thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở trường thcs hồng dương, huyện thanh oai, thành phố hà nội hiện nay

.DOC
18
609
55

Mô tả:

LIÊN HỆ: 0946734736 ĐẺ MUA TÀI LIỆU TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ TRUNG CẤP LLCT- CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC - SỞ GIÁO DỤC ĐỀ TÀI “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY” Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành Lớp: TCLLCT K5b09- Thanh Oai - Hà Nội Đơn vị công tác: Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Nội Người hướng dẫn: Tăng Thị Thanh Thu HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2011 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp MỤC LỤC TT 1 2 NỘI DUNG Phần mở đầu Chương I TRANG 3 5 Một số quan điểm về phát triển bền vững và vai trò của giáo dục trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. 1.1- Một số khái niệm … 1.2- Một số quan điểm về phát triển bền vững và vai trò của 3 giáo dục trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Chương II 10 Thực trạng giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững ở trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai hiện nay ( 2008- T4/2011) 2.1- Vài nét về đặc điểm tự nhiên. 2.2- Thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông tại trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai - Hà nội từ năm 2008 đến 2011 4 Chương III 14 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững ở trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai- Hà Nội hiện nay. 3.1- Về quan điểm chỉ đạo. 5 6 3.2- Một số giải pháp chủ yếu. Kiến nghị, kết luận Tài liệu tham khảo 17 18 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 2 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục, con người…), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Chính vì vậy, nó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thành động lực của sự phát triển. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi giáo dục - giáo dục phổ thông nói riêng phải phát triển mạnh mẽ để góp phần kiến tạo nguồn nhân lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tê; nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa tạo ra thách thức to lớn đối với giáo dục nước ta theo hướng phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh đó, giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng phải được đổi mới mạnh mẽ với tư duy sâu sắc, toàn diện, theo kịp, xứng tầm. Từ những kiến thức đã được học trong chương trình trung cấp lý luận chính trị cùng với nhận thức của bản thân về vai trog và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững của huyện Thanh Oai, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo ở trường THCS Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay” là tiểu luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Xét ở cấp độ vĩ mô với không gian và thời gian rộng hơn đã có nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu, đề cập. Nhưng xét ở cấp độ vi mô và trong khuôn khổ của một tiểu luận thì chưa có tác giả nào đề cập, nghiên cứu và đây cũng chính là cái mới của đề tài. 3. Đối tưọng nghiên cứu: Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 3 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm Chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưỏng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững; vai trò của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay. Tại trường THCS Hồng Dương - huyện Thanh Oai từ tháng 8- 2008 đến tháng 4-2011. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm bước đầu tìm hiểu về phát triển bền vững, vai trò của giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững tại trường THCS Hồng Dương- huyện Thanh Oai - Hà Nội hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ của để tài: - Tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp luận của nội dung đề tài nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông ở Thanh Oai - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển bền vững ở trường THCS Hồng Dương -Thanh Oai. 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp bộ môn văn hoá xã hội… Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp bản thân tôi nắm vững cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu… Phương pháp quan sát, trao đổi, trò chuyện, phân tích, tổng hợp dữ liệu, số liệu so sánh, đánh giá nhằm phục vụ đề tài. 6. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, nội dung chính của tiểu luận được chia làm 03 chương Trong quá trình làm tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phong; đặc biệt là cô giáo Tăng Thị Thanh Thu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận.. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 4 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Chương I MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1-Một số khái niệm. 1.1.1-Giáo dục: Khái niệm giáo dục có hai nghĩa, khi sử dụng khái niệm giáo dục là một động từ thì Giáo dục dùng để chỉ “Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực yêu cầu đề ra”. Còn khi sử dụng là một danh từ thì giáo dục nhằm để chỉ “Hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy của một nước”. 1.1.2-Giáo dục phổ thông: Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm giáo dục phổ thông được sử dụng như một danh từ: “Ngành giáo dục dạy những kiến thức cơ sở chung cho học sinh” 1.1.3-Phát triển bền vững: “Vận động tiến triển theo chiều hướng tăng lên” 1.1.4-Bền vững: “Vững chắc và bền lâu” 1.1.5-Phát triển bền vững: Phát triển bền vững lag một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thé giới , mỗi quốc gia sẽ đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hoá… riêng để hoạch định chiến lựơc phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.2-Một số quan điểm về phát triển bền vững và vai trò của giáo dục trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2-Quan điểm của Chủ nghĩa Mac-Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phát triển bền vững. Trên cơ sở kế thừa, vận dung sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những năm qua quan điểm về phát triển bền vững của Việt Nam đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Phát triển Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 5 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Thể chế hoá quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Để chiến lược phát triển bền vững được cụ thể hoá và đi vào cuộc sống, công tác tư tưởng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng mà chủ thể là các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể quần chúng phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có nhận thức và hành vi ứng xử với môi trường sống một cách thông minh, thân thiện, không gây tổn hại tới nền tảng phát triển của đất nước cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc ký kết tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2000 mà theo đó Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới khác đã cam kết “đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia, giảm nhẹ những mất mát về tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững là vì con người. “Phát triển bền vững cần phải trở thành ý thức hệ của mọi người. Con người phải là trung tâm của sự phát triển”. Chúng ta hiểu muốn phát triển bền vững phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản: Kinh tế tăng trưởng; tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Cần làm rõ nội hàm của từng yều cầu mới xác định được quan điểm và có phương hướng hành động đúng Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần nhận thức những khó khăn và thuận lợi của đất nước. Đó là nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh nền kinh tế còn thấp kém Từ một nến kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có bước chuyển đổi cơ chế, luật pháp chi phù hợp. Giài pháp để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam. -Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng sự nghiệp đổi mới của Đảng và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 6 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp -Xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện đẻ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy trong cơ chế thị trường. -Tiếp tục phát triển các thành phần kinh tế để nhanh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Có thể nói rằng: Phát triển bền vững để có một đất nước độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một mốc hết sức quan trọng mà chúng ta phải đạt tới, để làm cơ sở cho bước tiếp theo là xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1.2.2-Vai trò của giáo dục và giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, một trong những nội dung cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bứơc tới đài vinh quang để sánh vai với các cương quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”… “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” những tư tưởng của người còn mãi mãi là kim chỉ nam của đường lối giáo dục cho tất cả các giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của Thầy Cô giáo trong hoạt đông giáo dục. Người khẳng định: “không thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì không có kinh tế - văn hoá” và “nếu không có thầy cô giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được?”. Đồng thời, Bác Hồ cũng đã chỉ rõ: muốn xây dựng CNXH thì trước hết phải có con người XHCN. Tóm lại, Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, đồng thời là một nhà giáo vĩ đại. Tư tưởng của Người về giáo dục là ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục nược ta trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong giai đoạn hiện nay lẫn tương lai. Đó là di sản vô giá của Người để lại cho chúng ta. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Trung ương 2 (khoá 8) của Đảng đã xem giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là nền tảng để thúc đẩy nền giáo dục - đào tạo ở nước ta tiến lên ngang tầm với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 7 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Giáo dục là một yếu tố cơ bản, có quan hệ mật thiết với phát triển bền vững vì đó là hiện tượng xã hội có tính phổ biến và vĩnh hằng của loài người. Theo quan điểm chung nhất: Giáo dục là quá trình hình thành con người một cách có mục đích, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người cho mỗi người. Nhờ giáo dục, các kinh nghiệm của xã hội, loài người mới được hình thành ở thế hệ đang lớn lên một cách có định hướng, có tổ chức tối ưu. Không có giáo dục thì “con người sinh học” không thể phát triển thành “con người xã hội” với ý nghĩa đầy đủ của nó. Giáo dục là sự chuyển giao, nối tiếp các thế hệ không ngừng, tạo nên sự phát triển bền vững của xã hội. Loài người càng phát triển, kinh nghiệm xã hội càng tăng nhanh, thì giáo dục càng có vai trò quan trọng hơn giúp thế hệ trẻ chọn lựa trong những kinh nghiệm xã hội vô hạn, trang bị cho họ những cái cần thiết nhất để thích ứng và phát triển... Ngày nay giáo dục không chỉ nhằm vào thế hệ trẻ mà còn giáo dục cho mọi người, học tập suốt cuộc đời để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển sức lao động... Các nước công nghiệp mới (NICS) có sự phát triển thần kỳ và bền vững đều coi đầu tư giáo dục là “xây dựng nền tảng”, “tiềm lực” phát triển của quốc gia, là “chính sách ưu tiên hàng đầu”... UNDP hàng năm đã công bố nhiều tài liệu khảo sát, phân tích, chứng minh vai trò to lớn của giáo dục đối với phát triển bền vững kinh tế xã hội của các quốc gia. Nhiều tài liệu tổng kết của UNDP đã trở thành những dẫn liệu có tính kinh điển: - Giáo dục góp phần quyết định làm tăng chỉ số phát triển người (HDI- Human Development Index) gồm 4 mặt chủ yếu: + Tuổi thọ bình quân của người dân (Từ 25 đến cao nhất: 85 tuổi); + Tỉ lệ biết chữ của người dân trưởng thành (Từ 0 đến 100%); + Số năm đi học trung bình của người dân (từ 0 đến 15 năm); + Thu nhập bình quân đầu người tính theo so sánh sức mua PPP (Purchase parity Power) với trị số: Thấp nhất 200 USD đến 40.000 USD/năm. - Giáo dục góp phần tăng trưởn chất lượng cuộc sống. Những chỉ số của chất lượng cuộc sống là: Thu nhập cao; giáo dục tốt; chuẩn cao về sức khoẻ và dinh dưỡng; ít nghèo khổ; môi trường trong sạch; bình đẳng hơn về Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 8 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp cơ hội; cá nhân tự do hơn;; cuộc sống văn hoá phong phú hơn... Giáo dục nâng cao dân trí, phát triển nhân lực... nên có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động mạnh đến các yếu tố khác của chất lượng cuộc sống. - Phụ nữ được giao dục ảnh hưởng tốt đến phát triển dân số. - Giáo dục tốt sẽ giảm tệ nạn xã hội. Giáo dục tốt, việc phòng bệnh tốt hơn, nhất là bệnh xã hội: HIV-AIDS, phong, lao; có cơ hội có việc làm cao hơn, giảm tội phạm; giam tệ nạn mại dâm, nghiện hút... - Giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, nước ta vẫn còn là nước chậm phát triển. Để thoát khỏi đói nghèo, phát triển nhanh và bền vững, cần có chính sách đồng bộ tác động đến những yểu tố cơ bản của cả hệ thống cấu trúc xã hội. Trong đó, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến hệ thống xã hội, góp phần cơ bản tạo nên sự phát triển bền vững của địa phương và của đất nước. Chương II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG HIỆN NAY (Từ năm 2008 đến tháng 4/2011) 2.1- Vài nét về đặc điểm tự nhiên. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 9 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Tìm hiểu về mặt địa lý tự nhiên và truyền thống văn hoá- lịch sử, trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai là một trường nằm ở trung tâm xã Hồng Dương, xã ở cuối huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Diện tích đất tự nhiên là 987,7 ha, dân số 12034 nhân khẩu, có 2974 hộ. Hồng Dương là một xã có truyền thống cách mạng- văn hóa. Xã có 7/7 làng, 4 cơ quan được công nhận là Làng, Cơ quan văn hóa. Trường THCS Hồng Dương được thành lập năm 1965, là trường có bề dày thành tích. Trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba nawm1976, Hạng Nhì năm 1983. Năm 2002, trường được công nhận là Cơ quan văn hóa. Năm 2008, trường được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia bậc THCS giai đoạn 2001-2010. Năm 2009, trường được công nhận đạt danh hiệu Trường học thân thiện, học sinh tích cực. Năm 2010, trường được công nhận Tập thể Lao động xuất sắc. Trường có diện tích đất là 14.654m2; số cán bộ giáo viên nhân viên là 45, số học sinh là 500 em. 2.2-Thực trạng chất lưọng giáo dục phổ thông tại Thanh Oai-Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 4/ 2011 2.2.1. Quan điểm, chủ trưong, đường lối của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, truyền thống văn hoá và hiếu học, phấn đấu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Hồng Dương huyện Thanh Oai luôn chung sức, chung lòng, cần cù lao động, sáng tạo, vượt qua mọi thử thách, khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, phát triển theo hướng đa dạng hoá, bền vững và gắn với thị trưòng. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Mở rộng các hình thức khuyến học trong nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Củng cố nhân rộng mô hình giáo dục cộng đồng ở xã.Tiếp tục huy động Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 10 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp mọi nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, đảm bảo các điều kiện cho dạy và học, có cơ chế khuyến khích xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn mới. Đảm bảo 90% trở lên trẻ em đến độ tuổi được đi học lớp mẫu giáo, duy trì phổ cập Trung học cơ sở, phấn đấu đến 2010 phổ cập Trung học phổ thông và phổ cập nghề cho học sinh. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Hồng Dương lần thứ XXIII, huyện Thanh Oai lần thứ XXI, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên, của ngành, cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường đã đoàn kết, thống nhất phát huy nội lực, khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có của trường, khắc phục và vượt qua những khó khăn trở ngại, nỗ lực phấn đấu hăng hái thi đua công tác, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường. Toàn trường quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng trường chuẩn, cơ quan văn hóa, Tập thể Lao động xuất sắc. 2.2.2-Tình hình và kết quả giáo dục phổ thông đã đạt từ năm 2008 đến tháng 5 năm 2011. 2.2.2.1-Kết quả đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng cao, phát triển cả về số lượng, chất lượng. Phong trào thi đua hai tốt trong giáo dục phát triển rộng. Các hình thức giáo dục đang có chiều hướng phát triển đa dạng, các hình thức khuyến học cũng được mở rộng, số học sinh thi đỗ vào các trường THPT ngày càng tăng. Trường đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vừa coi trọng mở rộng quy mô, vừa củng cố vững chắc chất lượng, hiệu quả giáo dục. Kết quả về đạo đức, học lực của học sinh được thể hiện như sau: * Chất lượng giáo dục trung học toàn diện: Năm học 2008-2009 2009-2010 Tốt 68,8% 75,8% Hạnh kiểm Học lực Khá TB Yếu Tốt Khá TB 27% 4% 0,2% 16,5% 45,7% 33,8% 21% 2,8% 0,4% 20,1% 45,5% 31,4% Yếu 4% 2,9% Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 11 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp 2010-2011 73,5% 19,8% 4,9% 1,8% 17,6% 44,2% 30,1% 8,1% 2.2.2. Tình hình cơ sở vật chất: Trong những năm qua cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư, sửa chữa và xây dựng mới với tổng giá trị lên tới 3,2 tỷ đồng. Trường có 16 kiên cố, 4phòng học bộ môn và 9 phòng chức năng. 2.2.3-Một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại. * Một số tồn tại. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế: Chất lượng giáo dục nói chung ở mức trung bình của Thành phố. Chất lượng học sinh giỏi các cấp còn hạn chế. Hiệu quả giáo dục chưa cao. Đội ngũ nhà giáo đủ về cơ cấu nhưng vẫn thiếu ở một số môn, tỷ lệ giáo viên hợp đồng còn caocos phần ảnh hưởng đến chất lượng. Phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá. Một số cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về công tác giáo dục. * Nguyên nhân tồn tại: - Do năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, chức điều hành của cán bộ quản lý còn nhiều mặt hạn chế. - Do điều kiện kinh tế của đa số người dân trên địa bàn xã còn khó khăn do thuần nông nên đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2.2.4-Đánh giá chung: Sau một thời gian năm đổi mới , đặc biệt là trong những năm qua mặc dù đã có nhiều khó khăn thách thức nhưng với phương châm đoàn kết, dân chủ và phát triển, chất lượng giáo dục ở trường THCS Hồng Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng: - Trường giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập THCS. - Trường được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia bậc THCS giai đoạn 2001-2010. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 12 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp - Trường liên tục được công nhận Tập thể Lao động Tiên tiến từ 2008 đến 2010. - Trường được công nhận Trường học thân thiện, học sinh tích cực năm 2009. - Trường liên tục được công nhận Tập thể Lao động xuất sắc năm học 20092010. Như vậy, về cơ bản chất lượng giáo dục đào tạo của trường đã được giữ vững và từng bước đi lên. 2.2.5-Bài học kinh nghiệm rút ra. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Oai mà trực tiếp là Phòng GD-ĐT huyện và sự phối hợp của các cấp lãnh đạo địa phương, các ban, ngành đoàn thể trong xã; trong những năm qua việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở trường THCS Hồng Dương- huyện Thanh Oai có sự phát triển bền vững. Kết quả đó cũng là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, Đảng viên, đội ngũ làm công tác giáo dục. Tổng kết công tác thực hiện giáo dục trong những năm qua ta có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu: Một là: Phải thường xuyên xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ Đảng, nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, vận dụng đúng đắn đề ra mục tiêu, giải pháp cho giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương. Hai là: Biết phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng cơ sở. Ba là: Biết mở rộng dân chủ đi đôi với phát huy vai trò trí tuệ của tập thể, của đội ngũ cán bộ Bốn là: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể quần chúng, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học… phát huy mọi tiềm năng của xã hội, tạo nguồn kinh phí phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG - HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 13 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp 3.1-Về quan điểm chỉ đạo. Để xã Hồng Dương- huyện Thanh Oai trong những năm tới tiến kịp tốc độ phát triển bình quân chung của huyện về tốc đọ tăng trưởng, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, và bứt ra khỏi nhóm những xã có tốc đọ tăng trưởng thấp thì cần phải có sự đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục đào tạo - bộ phận kiến tạo, rút ngắn thời gian và bước đi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội XI đã xác định rõ mục tiêu, vai trò của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới. Tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 khoá VIII về giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong Thành phố Hà Nội cũng như huyện Thanh Oai nói chung và của trường THCS Hồng Dương nói riêng. Quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay ở trường THCS Hồng Dương - huyện Thanh Oai phải lấy những quan điểm của Đảng trong nghị quyết đại hội XI, nghị quyết trung ương 2 khoá VIII, nghị quyết trung ương 6 khoá IX, nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI, làm tư tưởng chỉ đạo cho công tác giáo dục. Quán triệt quan điểm này vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện tiên quyết vừa là cơ sở để thực hiện mục tiêu và nâng cao chất lượng giáo dục trong sự phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Với yêu cầu đặt ra là ổn định chính trị, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia, đảm bảo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó tất yếu phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, xác định đúng nhiệm vụ chủ yếu có như thế mới nâng cao được hiệu quả giáo dục và hội nhập kinh tế tri thức theo hướng phát triển nhanh và bền vững, với mục tiêu sau: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí thể, mĩ, cung cấp học vấn cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp. Trung học cơ sở: giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập bậc học. Trung học phổ thông: phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc học năm 2015. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra nhà trường cần tập trung chỉ đạo triển khai một số giải pháp chủ yếu sau: 3.2-Một số giải pháp chủ yếu. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 14 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp * Công tác tổ chức. Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong nhà trường. Tổ chức Đảng thực sự trở thành hạt nhân trong nhà trường. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường nâng cao chất lượng và quy mô giáo dục. * Cơ sở vật chất Đẩu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vì đầu tư cơ sở vật chất là đầu tư về tài chính. Đây là lĩnh vực quan trọng nhất để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu mà nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ. Ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục cần huy động mọi nguồn nhân lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Giải pháp này nhằm thống nhất về nhận thức trên cơ sở đó phát huy cao độ lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy - học mới, trong đó sớm tổ chức các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cần có cơ chế để giáo viên đứng lớp thẩm định đồ dùng dạy học và dạy thử trên các đồ dùng này trước khi đưa ra sản xuất và sử dụng đai trà. Đặc biệt ưu tiên củng cố và bổ sung đồ dùng dạy học. Đồng thời, cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường. * Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống, đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Hoàn thiện chính sách phát hiện đào tạo bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần lập kế hoạch rất cụ thể về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới. Từng bước đổi mới phương pháp dạy của thầy, cô giáo, khắc phục phương pháp giảng dạy cũ kỹ đang còn hiện nay. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 15 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Đổi mới quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các cơ sở giáo dục… Thực hiện cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục và đổi mới phương thức quản lý giáo dục, xây dựng chuẩn hoá đội ngũ quản lý giáo dục. Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. * Thanh tra, kiểm tra Cần coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Công tác thanh, kiểm tra phải thường xuyên liên tục vì qua đó mới phát hiện kịp thời những hạn chế trong công tác giáo dục để từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. * Chính sách xã hội (miễn giảm học phí, khuyến học, khuyến tài) Cần tìm hiểu và quan tâm đến các đối tượng học sinh, áp dụng đúng chế độ chính sách trong vấn đề giảm học phí cho học sinh trong diện chính sách và các em có hoàn cảnh đặc biệt Cần nhân rộng các hình thức khuyến học trong các tổ chức, các dòng họ, các hình thức động viên khen thưởng kịp thời từ đó khích lệ được phong trào giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.. Kiến nghị, kết luận Ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai công cuộc đổi mới, nhằm tạo sự chuyển biến mới về chất lượng giáo dục đó là: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước trên cơ sở chuẩn hoá mức đầu tư giáo dục trên một học sinh thống nhất tử trung ương đến sơ sở. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 16 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Một xã hội muốn phát triển nhanh, vượt qua ải nghèo nàn, lạc hậu để vươn lên thì không có con đường nào khác là phải chú trọng đến chất lượng giáo dục. Cần có những giải pháp tích cực, có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và chặn đứng sự tụt hậu của giáo dục Từ những nghiên cứu về thực trạng vấn đề mà để tài đã đề cập ở trường THCS Hồng Dương- huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội và nhận thức cá nhân tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhỏ với các ngành, các cấp có liên quan để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong sự phát triển bền vững như sau: Thứ nhất: Cần xây dựng và hoàn thiện mạng lưới trường lớp đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học. Thứ hai: Có cơ chế xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thư ba: Đối với nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng con người Việt Nam thấm nhuần những giá trị đạo đức và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức Thứ tư: Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư ngân sách cho giáo dục, huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự Thật, HN 1996. 2.Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, HN 1996. 3.Văn kiện Đại hội Đại biểu toan quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN 2001. Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 17 Trường chính trị Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp 4.Luật giáo dục 2005, Nxb CTQG, HN 2006. 5.Luật giáo dục phổ cập tiểu học, Nxb CTQG, HN 2006. 6.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006. 7.Giáo trình môn Văn hoá xã hội, Nxb LLCT, HN 2007. 8,Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, HN 2007. 9.Các bài viết của các tác giả trên mạng Báo giáo dục, Báo tuổi trẻ 2010; 2011 Người thực hiện: Nguyễn Khắc Thành 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan