Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước...

Tài liệu Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước

.DOC
8
189
92

Mô tả:

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 B. NỘI DUNG.........................................................................................................1 I. Khái niệm cơ quan nhà nước, văn hóa công sở.........................................1 II. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước..............................................................................................................1 1. Văn hóa công sở bảo đảm tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động cho các cơ quan nhà nước.........................................................................................2 2. Văn hóa công sở góp phần xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động thực thi công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao......................................3 III. Thực trạng văn hóa công sở và giải pháp phát huy vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.......................6 C. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 7 A. LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, các cơ quan nhà nước muốn tổ chức và hoạt động tốt thì 1ngoài việc tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước còn phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát triển văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng. Vậy văn hóa công sở là gì? Tại sao cần phải quy định về văn hóa công sở? Để làm rõ hơn về vấn đề này, sau đây em xin chọn đề tài: “Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước”. B. NỘI DUNG I. Khái niệm cơ quan nhà nước, văn hóa công sở. Theo từ điển tiếng việt thì văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực Nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước(1). Công sở là nơi diễn ra hoạt động của nhà nước, là bộ mặt của cơ quan nhà nước, là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao, là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của công dân, do đó, công sở là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước. Từ đây, ta có thể hiểu văn hóa công sở là tổng thể các giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, gồm: trang phục, hành vi giao tiếp, ứng xử, tinh thần, thái độ trong thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức và việc sắp xếp, bố trí các trang thiết bị làm việc, bài trí công sở. Văn hóa công sở tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc của công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế. II. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước. Có thể nói, mỗi dân tôc, mỗi quốc gia muốn trường tồn thì phải có nền văn hóa mạnh, văn hóa công sở cũng không nằm ngoài phạm trù đó. Chính vì vậy, phải coi văn hóa công sở như tôn chỉ, mục đích của công sở, để xây dựng được văn hóa công sở đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của 1 Trường Đại học Luật Hà Nội – giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Nxb Tư Pháp- Hà Nội - 2006 – trang 279 1 lãnh đạo. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thì ngày 5/9/2007, Chính phủ chính thức ban hành Quy chế văn hóa công sở để góp phần xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời bảo đảm tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động cho các cơ quan nhà nước, đồng thời, người dân và các tổ chức cũng phần nào thực hiện được quyền giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức. 1. Văn hóa công sở bảo đảm tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động cho các cơ quan nhà nước. Nền kinh tế càng phát triển thì chúng ta càng có nhiều các giao dịch, hoạt động phải đến các cơ quan nhà nước và biểu hiện đầu tiên chúng ta thấy được về văn hóa công sở chính là qua cách bài trí công sở.  Thứ nhất, văn hóa công sở thể hiện qua cách bài trí Quốc huy, Quốc kì. Tùy theo quy mô tổ chức, hoạt động của cơ quan, tùy theo kết cấu các tòa nhà của cơ quan mà chúng ta có cách treo Quốc huy riêng sao cho thật trang trọng, có thể treo ở phía trên cổng chính hoặc tòa nhà chính, kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Quốc kì được treo phải đúng về tiêu chuẩn, kích thước, màu sắc như Hiến pháp quy định và phải được treo trang trọng ở trước công sở hoặc toà nhà chính. Ví dụ, khi chúng ta đến làm việc tại một Ủy ban nhân dân tỉnh mà chúng ta lại nhìn thấy đó là quốc huy đã quá cũ, bị hư hỏng, hoặc Quốc kì đã ố màu, nhăn nhúm thì chúng ta sẽ đánh giá ngay cơ quan đó là tồi tàn, mất lịch sự, không những tạo ra cái nhìn phản cảm của chính những người đến làm việc tại cơ quan, công sở đó, mà những người dân, người nước ngoài khi đến Việt Nam cũng có cái nhìn không tốt về một cơ quan của nhà nước ta. Ngược lại, nếu chúng ta đến một cơ quan nhà nước mà thấy cách bài trí của cơ quan đó đúng quy định, hợp lý thì sẽ bảo đảm được sự trang nghiêm của cơ quan, giúp mọi người đến làm việc có thái độ tôn trọng, ý thức giữ gìn, bảo vệ sự trang nghiêm đó.  Thứ hai, văn hóa công sở cũng được thể hiện qua cách bài trí khuôn viên công sở. Theo Quy chế văn hóa công sở thì mỗi cơ quan phải có biển tên riêng, đặt tại cổng chính và phải ghi đầy đủ, rõ ràng tên gọi bằng Tiếng việt và địa chỉ của cơ quan. Khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc phải tiện lợi, các phương tiện phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. Phòng làm việc có ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức; việc bài trí, sắp xếp phòng làm việc phải gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí, khoa học. Nếu chúng ta vào giao dịch, làm việc ở một cơ quan nhà nước mà ngay từ khi gửi 2 xe chúng ta đã thấy khu gửi xe lộn xộn, thu tiền gửi xe, cán bộ, công chức nấu ăn cả trong phòng làm việc, sổ sách giấy tờ bừa bộn thì chúng ta sẽ nhận xét rằng công sở đó không văn minh, chắc chắn giải quyết công việc sẽ chậm chạp…Chính vì thế, nếu chúng ta bài trí được khuôn viên công sở như quy định ở trên thì không những người làm việc trong công sở cảm thấy thoải mái, tiện lợi khi làm việc, không những thế còn tạo cho những người dân khi vào giao dịch, làm việc thấy được sự trang nghiêm, lịch sự của công sở, phòng làm việc gọn gàng còn giúp cho việc giải quyết nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức diễn ra nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công hoạt động của công sở. 2. Văn hóa công sở góp phần xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động thực thi công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ những thiết bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng hoành tráng… mà văn hóa công sở là hành vi ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công chức, viện chức trong các mối tương tác để công việc được trôi trảy, thành công. Thực tế cho thấy rằng, công sở là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên, dó đó, yếu tố cơ sở vật chất chỉ là một phần, quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định văn hóa công sở. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong công sở.  Thứ nhất, văn hóa công sở được thể hiện qua trang phục của người cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc. Khi thực hiện công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lich sự, nếu những ngành có trang phục triêng thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật; thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có đầy đủ tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu, đơn vị công tác… khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ. Trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài…phải mặc lễ phục. Lễ phục đối với nam có thể là bộ comple, áo sơ mi, cravat; đối với nữa có thể là áo dài truyền thống, bộ comple nữ; trang phục ngày hội dân tộc cũng được coi là lễ phục. Chính việc quy định trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc trong cơ quan cho ta thấy được sự tôn nghiêm nơi công sở, thái độ lịch sự, có văn hóa của người thi hành công vụ, không những thế, thông qua trang phục của họ ta còn biết được họ tên và chức danh của họ, từ đó giúp cho việc giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác, đồng thời, quy 3 rõ được trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thầnh trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết công vụ.  Thứ hai, văn hóa công sở còn được thể hiện thông qua hành vi giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Văn hóa ứng xử trong giao tiếp là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hóa của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trình độ văn hóa lại là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của một cá nhân hay một cộng đồng, mặt khác, văn hóa ứng xử là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hay không tốt về cá nhân, cơ quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó, ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả công việc của cá nhân hay cơ quan đó. Ví dụ như khi vào công sở thì nơi đầu tiên chúng ta sẽ gặp đó là bộ phận bảo vệ thường trực của cơ quan. Đây chính là bộ phận đầu mối cho hoạt động của công sở, bất cứ ai khi đặt chân vào công sở, kể cả các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong công sở đó đều phải gặp họ. Họ là người đầu tiên đại diện cho công sở để hướng dẫn, giải đáp những yêu cầu của mỗi người dân khi cần vào công sở để giao dịch. Họ có nhiệm vụ chỉ dẫn các phòng, ban, bộ phận cho chúng ta đến đúng nơi cần đến, chỉ dẫn chúng ta để xe cho đúng chỗ… Nếu một công sở có được bộ phận bảo vệ thường trực vui vẻ, nhiệt tình, ứng xử có văn hóa nơi công sở thì bao giờ cũng gây được ấn tượng tốt đẹp cho khách khi đến giao dịch tại công sở. Nếu người bảo vệ thường trực tỏ ra khó chịu khi khách để xe không đúng nơi quy định; hoặc trả lời, giải đáp những thắc mắc, yêu cầu của chúng ta một cách hời hợt, nhát gừng; trả lời trống không... thì ngay khi đó, chúng ta sẽ thấy không có cảm tình với cơ quan, công sở đó, chính điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan và người đứng đầu cơ quan. Văn hóa công sở tích cực sẽ tạo ra môi trường an toàn, thuâ ̣n lợi trong công tác, giúp hình thành nhân cách, trải nghiê ̣m kiến thức ky năng làm viê ̣c và đă ̣c biê ̣t là các ky năng “phục vụ nhân dân”. Cán bộ công chức phải là người có trách nhiệm với công việc, phục vụ nhân dân một cách tận tụy không vụ lợi, trung thực với Tổ quốc, với nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đấu tranh chống cái xấu, cái ác, đặc biệt là tệ tham những, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân… Văn hóa công sở đã định hướng cho cá nhân cán bộ, công chức hành động theo những mục tiêu nhất định của Nhà nước. Chấn chỉnh lối làm việc là một nội dung được đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng văn hóa công sở. Tác phong làm việc của đội ngũ cán bô, công chức, viên chức của nhiều công sở đã có chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng gần gũi, tôn trọng người dân, từ đó, người dân được giảm nhiều phiền hà khi liên hệ giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính; tạo ý thức hoàn thành tốt 4 nhiệm vụ của lãnh đạo, của từng cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham mưu, đề xuất giải quyết công việc. Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên, hướng các cán bộ, công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ, công chức, viên chức tự hoàn thiện mình. Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong cơ quan sẽ tạo ra văn hóa và bản sắc riêng có. Đó là toàn bô ̣ tri thức, kinh nghiê ̣m tích lũy vào mỗi cá nhân, biểu hiê ̣n ở hê ̣ thống quan niê ̣m và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn. Trong giao tiếp ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật; phải có thái độ lịch sự, tôn trọng mọi người, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Trong giao tiếp ứng xử với nhân dân: cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp: cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại: cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột. Quá trình giao tiếp giữa cán bô, công chức, viên chức với nhân dân là một trong những tương tác xã hội quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến uy tín của chính quyền nhân dân. Sự hiểu biết tối thiểu về nhau có thể được xem như là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp. Người dân cần và có quyền được biết họ đang được giải quyết công việc với ai, giữ chức vụ gì, ở cơ quan nào? Khi giải quyết công việc của nhân dân, nếu cán bộ, công chức không giải thích rõ ràng, mạch lạc về các quy định, thủ tục thì với tâm lý muốn giải quyết nhanh công việc, người dân có thể hiểu nhầm cán bộ, công chức là gây phiền hà khi giải quyết công vụ. Ví dụ như bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (hay bộ phận một cửa)- đây là bộ phận trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người dân, vì vậy cán bộ làm việc ở bộ phận này cần có thái độ mềm mỏng, lịch thiệp, không hách dịch, cửa quyền. Mặt khác, bản thân cán bộ đó phải là người có trình độ chuyên môn tốt, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục; hướng dẫn nhẹ nhàng, tỷ mỷ cho người dân, không để người dân phải đi lại nhiều lần; làm việc phải đảm bảo đúng giờ giấc; khi có công việc đột xuất, cần nghỉ phải nêu rõ lý do, dán niêm yết ở vị trí dễ thấy… Đến giao dịch tại cơ quan được cán bộ, công chức, viên chức nhiệt tình hướng dẫn và giải quyết công việc đúng giờ như vậy, hẳn người dân sẽ 5 cảm thấy rất hài lòng. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì ngoài việc lắng nghe và hướng dẫn rõ ràng cho dân hiểu còn phải không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn, tự giác tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, chỉ khi làm được như vậy thì hoạt động của cơ quan nhà nước mới có hiệu quả. Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ, công chức, viên chức càng gương mẫu, thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, nhiệm vụ chính trị luôn đảm bảo, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính, đồng thời nhận được sự đồng tình cao của quần chúng nhân dân. III. Thực trạng văn hóa công sở và giải pháp phát huy vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sau gần 5 năm thực hiện Quy chế văn hóa công sở và thực hiện các quy định về chuẩn mực đạo đức công vụ, nghề nghiệp tại các cơ quan nhà nước đã góp phần cải thiện đáng kể hình ảnh của cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc cho nhân dân và tổ chức có liên quan. Cán bộ, công chức đã đeo thẻ khi làm việc, không hút thuốc lá, không uống rượu bia trong giờ làm việc, các công sở đều bố trí người và nơi trông giữ xe cho người dân khi đến giao dịch. Người dân ít bị phiền hà hơn khi đến cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục hành chính, tác phong làm viêc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng gần dân, tôn trọng nhân dân. Hầu hết các cơ quan đã xây dựng quy chết làm việc, quy chế dân chủ, quy chế chỉ tiêu nội bộ,…; bộ máy hoạt động được tổ chức, sắp xếp khoa học, xử lý nhanh gọn và có hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; không những thế, ở một số cơ quan đã tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về giao tiếp, quy tắc lễ tân, ứng xử cho cán bộ làm công tác văn phòng, tiếp dân và cán bộ trực tiếp công tác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, qua đó dần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan, địa phương vẫn chưa thực hiện tốt việc đeo thẻ, chưa chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc quy định, nhiều cán bộ, công chức bớt xén thời gian làm việc, đùn đẩy trách nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế, giải quyết công việc sai quy định hoặc thiếu nhiệt tình trong việc tiếp dân. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức khi tiếp xúc với nhân dân thiếu tôn trọng, giải thích lòng vòng, khó hiểu, thái độ miễn cưỡng, có thái độ “ban phát” thay vì “phục vụ”, nhiều công sở vẫn còn thu tiền giữ xe của người đến giao dịch… khiến cho người dân và cán bộ công chức có “khoảng cách” và người dân sẽ ngại tiếp xúc, chỉ muốn thông qua người quen để giải quyết công việc cho nhanh. 6 Để phát huy vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thì chúng ta cần: - Trước hết, các cơ quan nhà nước cần đưa ra các tiêu chí cụ thể phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức mình để mọi người phấn đấu, có cơ chế khen thưởng, nhắc nhở, phê bình, xử phạt kịp thời với những người thực hiện tốt và chưa tốt. Không những thế, bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần phải tự nhìn nhận, chỉnh đốn lại mình một cách tự giác, góp phần loại bỏ các thói quen xấu, xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực, phù hợp với quy định của pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình. - Các cơ quan cũng nên đưa các nội dung của Quy chế văn hóa công sở ra thảo luận thường xuyên để mọi người dần có ý thức, tạo thành nền nếp, thói quen. Có như vậy mới duy trì được nền nếp văn hóa ở công sở nói chung và đáp ứng sự mong mỏi của người dân khi đến cơ quan công quyền nói riêng. - Các cơ quan, đơn vị cần bố trí cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở bộ phận tiếp dân không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có thái độ giao tiếp, phẩm chất đạo đức tốt. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn kĩ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, lãnh đạo của từng cơ quan, đơn vị ngoài việc lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì còn phải chú ý nêu gương để cán bộ, công chức cùng học tập và làm theo. C. KẾT LUẬN Tóm lại, văn hóa công sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần bảo đảm tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, đồng thời xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động thực thi công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa công sở là mục tiêu hàng đầu để thực hiện công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan