Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo ngh...

Tài liệu Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo nghiên cứu điển hình tại xã phú đình, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
103
85
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA ĐÌNH DŨNG VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HỖ TRỢ SẢN XUẤT TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÃ PHÚ ĐÌNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA ĐÌNH DŨNG VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HỖ TRỢ SẢN XUẤT TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI XÃ PHÚ ĐÌNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Định Hóa, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Ma Đình Dũng ii LỜI CẢMƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Luận. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Định Hóa, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Ma Đình Dũng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢMƠN .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................... Error! Bookmark not defined. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................... ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Lý luận về vốn phát triển sản xuất .......................................................... 5 1.1.2. Lý luận về giảm nghèo .......................................................................... 15 1.1.3. Mức đo lường chuẩn nghèo .................................................................. 17 1.1.4. Vai trò của giảm nghèo ......................................................................... 18 1.1.5. Khái quát về chương trình 135.............................................................. 19 1.1.6. Nội dung sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại các địa phương ................................................................................................ 22 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại các địa phương ....................................................................... 24 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 28 1.3.2. Bài học cho xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............ 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ................................. 34 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 34 iv 2.1. Giới thiệu xã Phú Đình, huyện Định Hóa ................................................ 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã Phú Đình .............................................................. 37 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn triển khai chương trình 135 ................................. 39 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 40 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 41 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 41 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 42 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 43 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 45 2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển KT-XH...................................................... 45 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo ...................................................................................................... 47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 49 3.1. Thực trạng về công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 49 3.1.1. Vai trò của nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 49 3.1.2. Công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn ........................................... 50 3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo.... 52 3.1.3. Tổ chức thực hiện sử dụng vốn ............................................................. 54 3.1.4. Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn................................... 58 3.1.5. Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu .............................................. 62 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu ..................................................... 67 3.2.1. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo ................................................................. 67 v 3.2.2. Điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước ...... 69 3.2.3. Trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động ......... 69 3.2.4. Yếu tố nhân khẩu học............................................................................ 71 3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 73 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 73 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 76 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 76 3.4. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình......................................................... 78 3.4.1. Quan điểm ............................................................................................. 78 3.4.2. Định hướng............................................................................................ 80 3.4.3. Mục tiêu................................................................................................. 81 3.5. Các giải pháp nhằm tăng cường vai trò sử dụng nguồn vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình......................................................... 82 3.5.1. Xây dựng công tác lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn ........................... 82 3.5.2. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo ...................................................................................................... 83 3.5.3. Sử dụng tối đa nguồn vốn chương trình 135 cho phát triển kinh tế . 85 3.5.4. Đổi mới tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng nguồn vốn ........ 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 87 1. Kết luận ....................................................................................................... 87 2. Đề nghị ........................................................................................................ 88 2.1. Đối với tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 88 2.2. Đối với UBND huyện Định Hóa.............................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng CTMTQG : Chường trình mục tiêu quốc gia ĐBKK : Đặc biệt khó khăn KTXH : Kinh tế xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình kế hoạch vốn chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa giai đoạn 2016-2018 ................. 51 Bảng 3.2: Tình hình phổ biến, tuyên truyền chương trình hỗ trợ vốn cho giảm nghèo chương trình 135 tại xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018 ............ 52 Bảng 3.3: Tình hình thực hiện vốn phát triển sản xuất của chương trình 135 cho giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................ 57 Bảng 3.4: Kết quả công tác kiểm tra giám sát thực hiện vốn chương trình 135 về giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................ 60 Bảng 3.5: Nhận thức của người dân về chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình..................................................................................... 63 Bảng 3.6: Kênh tiếp cận của người dân về chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình................................................................................ 63 Bảng 3.7: Quy mô các hộ khảo sát trong tiếp cận chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình ................................................................ 64 Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về tổ chức thực hiện chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình ................................................... 65 Bảng 3.9: Đánh giá của người dân về đóng góp ý kiến cho chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình ................................................... 66 Bảng 3.10: Đánh giá của người dân về hiệu quả của chính sách chương trình 135 tại xã Phú Đình ................................................................ 66 Bảng 3.11. Trình độ cán bộ công chức xã Phú Đình giai đoạn 2016-2018 .... 68 Bảng 3.12: Trình độ học vấn các hộ được khảo sát tiếp cận với chương trình 135 tại xã Phú Đình .............................................................. 70 viii Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận chương trình 135 tại xã Phú Đình ......................................................................................... 72 Bảng 3.14: Hiệu quả chương trình 135 trên một số phương diện tại xã Phú Đình ......................................................................................... 74 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo; - Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với các hộ nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong triển khai nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135 đối với giảm nghèo trên địa bàn xã - Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu *Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Đình, huyện Định Hóa từ năm 2016-2018; Các báo cáo về dân số, việc làm, mức sống thu nhập của người dân tại xã Phú Đình từ năm 2016-2018; Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế-xã hội của Xã Phú Đình qua các năm 2016-2018; Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo của xã, công tác xây dựng nông thôn mới; công tác và hiệu quả chương trình 135 trong giai đoạn mới (2016-2020), trong đó tập trung phân tích số liệu từ 20162018. Các chính sách của nhà nước và địa phương trong quá trình thực thi công tác sử dụng nguồn vốn sản xuất của chương trình 135 tại xã Phú Đình; Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vai trò của nguồn vốn sản xuất trong giảm nghèo; Các bài viết, bài báo liên quan đến bài học kinh nghiệm của các địa phương trong việc x sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo. * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Đối tượng điều tra: Là các hộ nghèo và cận nghèo đã và đang được hỗ trợ vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo. Địa điểm điều tra: Tác giả tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn của xã Phú Đình là: Khuôn Tát, Phú Hà, Đồng Kệu, đây là những thôn có nhiều hộ nghèo và cận nghèo đã và đang được hỗ trợ vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo. 3. Kết quả nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với các hộ nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong triển khai nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135 đối với giảm nghèo trên địa bàn xã - Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4. Kết luận Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với các hộ nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với các hộ nghèo trên địa bàn, từ đó đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 được thiết kế theo hướng trao quyền nhiều hơn cho người dân nghèo chủ động tự vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững. Việc đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cũng được chú trọng đầu tư theo nhóm hộ gia đình trên cơ sở xác định những nhu cầu thiết yếu chung của cả nhóm. Đáng chú ý trong cả nhóm được đầu tư, Chương trình 135 đã cho phép 15 - 20% là những hộ đã thoát nghèo, thậm chí có chút khá giả vẫn được hưởng đầu tư từ nguồn vốn [congthuong.vn]. Điều này nhằm thúc đẩy những hộ đã thoát nghèo tiếp tục vươn lên trở thành những hạt nhân, đầu tàu trong phong trào xóa đói giảm nghèo của cả nhóm. Tính đến hết tháng 12/2017, Chương trình 135 đã được triển khai thực hiện trên địa bàn 2.275 xã và 3.424 thôn đặc biệt khó khăn. Với tổng số vốn đã phân bổ là gần 3.800 tỷ đồng, các dự án của chương trình đã được khởi động tại nhiều địa phương trên cả nước… Tuy nhiên, quá trình triển khai tại một số địa phương đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Với tổng vốn đã phân bổ là 3.769,753 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 2.800,753 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 969 tỷ đồng), các địa phương được phân bổ vốn đã đầu tư cho Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án nâng cao năng lực cộng đồng, duy tu các công trình hạ tầng sau đầu tư….[congthuong.vn] Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, các địa phương gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như, Chương trình 135 của năm 2017, nhưng đến 19/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành Quyết định số 556/QĐ-BKH&ĐT giao chi tiết dự toán chi ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Ngay cả Thông tư số 01/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 do UBDT ban hành cũng vừa mới có ngày 10/5/2017… nhưng Thông tư hướng dẫn tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản 2 xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn vẫn chưa được ban hành… Còn có các Quyết định, Thông tư của Trung ương ban hành còn chậm, nhiều địa phương còn rất lúng túng trong triển khai Luật Đầu tư công và các nghị định kèm theo. Thêm vào đó, năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách vốn Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của Ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020… Sau khi có quyết định, các tỉnh mới trình hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Thực tế, mặc dù Chương trình 135 đã được thực hiện trong nhiều năm, nhưng do năm 2017 có thêm nhiều hướng dẫn mới nên việc thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định dự án ở một số huyện chậm; việc lập kế hoạch ở một số nơi chưa sát với thực tế, năng lực chủ đầu tư của xã, đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tư vấn giám sát, giám sát cộng đồng ở một số công trình, dự án còn hạn chế. Việc quản lý còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt là các công trình do xã làm chủ đầu tư. [congthuong.vn] Xã Phú Đình là một xã vùng sâu vùng xa, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của người dân còn khó khăn do khả năng phát triển mô hình sản xuất cây trồng và vật nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, phục thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, năng lực và nguồn lực của hộ còn khó khăn, vẫn còn tồn tại thói quen trông chờ, ỷ lại vào các chương trình hỗ trợ của nhà nước, nhất là chương trình 135 trong xóa đói giảm nghèo [Phòng NN&PTNT huyện Định Hóa]. Người dân sử dụng nguồn vốn của chương trình 135 cho hoạt động sản xuất còn chưa hiệu quả, nguồn vốn này sử dụng chung cho các công trình phục vụ giao thông, thủy lợi, y tế, chợ, điện và nhà sinh hoạt cộng đồng. Theo chương trình 135 cho giai đoạn mới 2016-2020 được thiết kế theo 3 hướng trao quyền nhiều hơn cho người dân nghèo chủ động tự vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững còn chưa được chú trọng. Hiện nay huyện Định Hóa đã triển khai chương trình 135 đến cấp xã, do vậy rất cần có những nghiên cứu đánh giá để tổng kết, rút ra những bài học thành công và những rào cản trong triển khai chương trình. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu điểm tại xã Phú Đình. Từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Vai trò của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 ðối với giảm nghèo: Nghiên cứu ðiển hình tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, góp phần xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho hộ dân trên địa bàn xã Phú Đình trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo; - Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với các hộ nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong triển khai nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135 đối với giảm nghèo trên địa bàn xã - Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh 4 Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại xã Phú Đình huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 20162018, số liệu sơ cấp thực hiện năm 2019. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách vai trò của nguồn vốn sản xuất từ chương trình 135 đối với giảm nghèo tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đến năm 2022. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo. Các vấn đề liên quan đến lý thuyết về nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đối với giảm nghèo sẽ được hệ thống một cách toàn diện và khoa học. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho các cơ quan chức năng trên địa bàn xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm xem xét trong việc đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chương trình 135 đối với giảm nghèo trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về vốn phát triển sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về vốn phát triển sản suất a. Khái niệm Vốn phát triển sản xuất là nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị, được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình, sử dụng vào mục đích đầu tư trong phát triển sản xuất của nền kinh tế. [Học viện hành chính, 2008] b. Đặc trưng Vốn là yếu tố quan trọng, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vai trò của vốn càng được phát huy tối đa. Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về vốn được nhìn nhận dưới góc độ phân loại thành vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính... Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa bằng văn bản chính thức của Nhà nước về vốn. Để đưa ra một khái niệm mang tính chất tổng hợp về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của vốn sau đây: Thứ nhất, vốn được biểu hiện bằng giá trị. Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu…). Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể (bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đất, uy tín trên thị trường…). Thứ hai, vốn luôn được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải tất cả mọi nguồn tiền đều là vốn. Tiền chỉ biến thành vốn khi chúng sử dụng vào mục đích đầu tư kinh doanh. Nói 6 cách khác, tiền chỉ là vốn ở dạng tiềm năng. Tiền là phương tiện để trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là để sinh lời, nó luôn chu chuyển và tuần hoàn. Tiền tiêu dùng hàng ngày, tiền dự trữ không có khả năng sinh lời không phải là vốn. Tùy thuộc vào phương thức đầu tư kinh doanh mà cách vận động và phương thức vận động của tiền vốn cũng khác nhau. Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó mang đầy đủ hai đặc trưng cơ bản của hàng hóa thông thường là giá trị, giá trị sử dụng và đặc biệt ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng nó. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Giá cả của vốn gọi là lãi suất. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả cho người bán một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất. Cũng như mọi hàng hóa thông thường khác, vốn bao giờ cũng gắn với một chủ sở hữu nhất định. Tùy theo hình thức đầu tư mà chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với người sử dụng vốn. Sở dĩ gọi vốn là hàng hóa đặc biệt bởi vì người bán vốn không mất quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn. Chính sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã làm cho vốn có khả năng lưu thông và sinh lời. Sự lưu thông của vốn đã từng bước tạo lập và hình thành thị trường vốn - một bộ phận cấu tạo nên thị trường tài chính. Thứ tư, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền mà còn biểu hiện dưới dạng tiềm năng và lợi thế vô hình. Ví dụ: vị trí địa lý, lợi thế thương mại, uy tín thị trường, bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm lâu năm…Việc “giá trị hóa” được những tiềm năng và lợi thế vô hình đó góp phần quan trọng trong việc phát huy triệt để vai trò vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế. Thứ năm, tích tụ và tập trung vốn: Tích tụ vốn là sự tăng thêm quy mô vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng nhà sản xuất. Tập trung vốn là sự tăng thêm quy mô của vốn cá biệt bằng cách hợp nhất nhiều nguồn vốn cá biệt sẵn có thành một nguồn vốn cá biệt khác lớn hơn. Tích tụ và tập trung 7 vốn quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Tích tụ vốn làm tăng quy mô và sức mạnh của vốn, do đó tập trung mạnh hơn. Tập trung vốn lại tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh tích tụ, ảnh hưởng qua lại của tích tụ và tập trung vốn làm cho nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội ngày càng tăng. Tích tụ và tập trung vốn dẫn đến tích tụ sản xuất. Thiếu vốn cho phát triển kinh tế nói chúng và phát triển nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam là tình trạng phổ biến. Vì vậy, khắc phục khó khăn này, không còn cách nào khác là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển nông nghiệp. Thứ sáu, vốn có giá trị về mặt thời gian. Nói cách khác, ở các thời điểm khác nhau giá trị của vốn cũng khác nhau. Thời gian càng dài, giá trị và độ an toàn của đồng tiền càng giảm. Vì vậy, khi tính toán, phân tích hiệu quả đầu tư cần phải hiện tại hóa hoặc tương lai hóa giá trị của vốn [Học viện hành chính, 2008]. 1.1.1.2. Khái niệm, cơ cấu, vai trò vốn phát triển sản xuất a. Khái niệm Từ các đặc trưng cơ bản trên về vốn, có thể tổng hợp lại để đưa ra một khái niệm mang tính tóm lược về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp như sau: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị, được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình, sử dụng vào mục đích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để sinh lời. [16, tr.19] Vốn đầu tư phát triển là vốn đầu tư loại trừ vốn đầu tư tài chính (vốn đầu tư cho các hoạt động tài chính như ngân hàng, thị trường vốn…) và vốn đầu tư thương mại (vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ, du lịch,…). Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu tư, là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài 8 sản cố định và tài sản lưu động. b. Cơ cấu vốn  Vốn trong nước  Vốn từ ngân sách nhà nước NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc chủ yếu là không hoàn trả trực tiếp. Nguồn vốn NSNN được hình thành từ nguồn tích lũy của ngân sách và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước. - Vốn tích lũy của NSNN là phần chênh lệch giữa thu và chi NSNN. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm: chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên cho quản lư hành chính, an ninh quốc pḥng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao… ở phần lớn các nước đang phát triển, thường xuyên xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi tiêu thường xuyên rất cao, trong khi nguồn thu lại rất hạn chế nên ngân sách nhà nước không phải là nguồn vốn đầu tư chủ yếu. - Nguồn vốn tín dụng nhà nước: là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng phát hành trái phiếu Chính phủ, bao gồm các hình thức: + Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn dưới một năm, được phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, đồng thời tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ. + Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan