Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời trần (thế kỷ xi...

Tài liệu Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời trần (thế kỷ xiii).

.PDF
82
245
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SỬ ---------- ĐẬU THỊ THƯƠNG Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 MỞ ĐẦU ] 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước, giữ nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động đó trong sự phát triển phong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn phải đương đầu với rất nhiều thiên tai địch hoạ. Qua những thăng trầm ấy, ngoại giao Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi... và nhiều bài học sâu sắc và bổ ích về quan hệ với lân bang, ứng xử trong đối ngoại... Đó còn là lòng mong muốn hòa bình, hòa hiếu, thủy chung, xuất phát từ bản chất nhân văn sâu sắc và truyền thống yêu chuộng hòa bình vốn có của người Việt... Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nối tiếp triều đại nhà Lý, triều đại nhà Trần là bước tiến mới trong lịch sử dân tộc: giữ vững chủ quyền, đưa đất nước phát triển phồn thịnh. Nổi bật lên ở thời kỳ này là kỳ tích của ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Song song với cuộc đối đầu về quân sự, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng diễn ra không kém phần quyết liệt, có đóng góp quan trọng cho thắng lợi sau cùng. Với địa thế hết sức thuận lợi và có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đất nước ta luôn nằm trong sự dòm ngó của các thế lực ngoại xâm, trong đó có giặc Nguyên - Mông. Các triều vua Trần với sự đóng góp của các tướng lĩnh tài giỏi đã lãnh đạo quân dân cùng đứng lên kháng chiến bảo vệ 2 độc lập dân tộc, làm nên một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc với hào khí Đông A. Bất kì một cuộc chiến tranh nào xảy ra cũng không thể thiếu những cuộc đàm phán ngoại giao giữa hai bên. Chiến tranh không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà còn cả trên lĩnh vực ngoại giao. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại giao trong kháng chiến, nhà Trần đã sử dụng các biện pháp, sách lược ngoại giao để đánh thắng mưu đồ của quân xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Có thể nói, đây là thời kì thể hiện rõ tài mưu lược về quân sự cũng như tài ngoại giao “vừa cứng rắn vừa mềm dẻo” của nhà Trần. Cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước mà tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhân ta đã đi vào sử sách như một trang chói lọi về những chiến công hiển hách mà quân dân nhà Trần đã đạt được. Có thể nói, những chính sách ngoại giao của nhà Trần trong thời kỳ này thực sự sắc bén và linh hoạt. Đó là cả một nghệ thuật mà cho đến ngày nay chúng ta cũng cần phải vận dụng cả ngay trong quan hệ thời bình. Tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những cơ sở nào để nhà Trần đưa ra những chính sách cũng như biện pháp ngoại giao mà ta đã sử dụng trong thời kì này. Qua đây, chúng ta cũng sẽ đi sâu vào phân tích, làm sáng tỏ những nội dung của chính sách ngoại giao đó, những đóng góp to lớn của nhà Trần và vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần. Ngoài ra, tìm hiểu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử đấu tranh kháng chiến chống quân xâm lược đầy oanh liệt của quân dân ta, cũng như một giai đoạn ngoại giao đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về nhà Trần cũng như những vấn đề liên quan đến đề tài đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả: Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X – 1427)” Quyển 1 - tập 2 của tác giả Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh nghiên cứu tổng quát về thời đại phong kiến dân tộc ở Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XV. Trong đó tác giả có đề cập 3 đến các hoạt động ngoại giao đất nước ta dưới thời phong kiến độc lập trải qua các triều đại trị vì. Đặc biệt, tác giả trình bày khá rõ về thời kì đấu tranh ngoại giao ở thời Trần (1258 - 1285). Cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim như tên gọi của nó, đó là tác phẩm nghiên cứu về tiến trình lịch sử của Việt Nam qua các thời kì từ khi dựng nước đến khi Thực dân Pháp vào xâm lược nước ta. Cuốn sách này cũng đã nêu lên một số hoạt động ngoại giao của Đại Việt trong khi cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên diễn ra. Cũng là một chủ đề có liên quan, cuốn sách “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên” của Hà Văn Tấn và Trần Thị Tâm cũng nói về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của triều đình nhà Trần và nhân dân ta. Tác giả cũng có trình bày hoạt động ngoại giao của ta trong thời kì này. Đặc biệt là có trình bày về thời kì đấu tranh ngoại giao nhằm phục vụ cho cuộc kháng chiến và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Hay trong cuốn “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước” của tác giả Nguyễn Lương Bích. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ trung đại Việt Nam và Trung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đến khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn thành đánh chiếm Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, trong đó, ngoại giao thời Trần cũng được tác giả đề cập một cách khá rõ nét. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Chuyện đi sứ - tiếp sứ (2001) của Nguyễn Thế Long, Ngoại giao Đại Việt (2000) của Lưu Văn Lợi, Kế sách giữ nước thời Lý – Trần (1995) của Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt, An Nam chí lược (2002) của Lê Tắc…đây là những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tham khảo, bổ sung cho đề tài. Các tác phẩm trên đã đề cập đến một số nội dung xung quanh đề tài, đây là những tư liệu quý giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần (thế kỷ XIII). Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Sưu tầm, thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề dang nghiên cứu. - Giám định, lựa chọn. hệ thống hóa tư liệu để tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về các hoạt động ngoại giao thời Trần, và làm rõ nét vai trò của ngoại giao trong công cuộc bảo vệ đất nước dưới thời Trần. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nhiên cứu của đề tài là hoạt động ngoại giao của nhà Trần trước, trong và sau thời kì kháng chiến chống Nguyên Mông và vai trò của nó trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chủ trương, chính sách, hoạt động ngoại giao của các vua Trần. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài được hoàn thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó tư liệu thành văn đóng một vai trò quan trọng, đó là các tác phẩm sử học, các công trình nghiên cứu trên sách báo và tạp chí có liên quan. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tư liệu trên mạng internet. Để tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, chúng tôi đứng trên lâp trường quan điểm Mác - Lênin và đường lối của Đảng. Cùng với đó, chúng tôi sử dụng những phương pháp như có tính nguyên lý: phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Chúng tôi còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để chính xác hóa nguồn tư liệu và phân loại chọn lọc tư liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng vận dụng phương pháp liên ngành để hoàn thành khóa luận này. Tất cả những phương pháp trên được sử dụng để nhằm tiếp cận và xử lý thông tin một cách chân thực và khoa học nhất giúp làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu. 6. Đóng góp của khóa luận 5 Đề tài này góp phần tìm hiểu những chủ trương, chính sách, hoạt động ngoại giao trong thời kì nhà Trần trị vì đất nước mà cụ thể là ngoại giao trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước dưới thời Trần. Qua đó thấy được vai trò của các vua Trần cũng như vai trò của ngoại giao trong việc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời cũng giúp người đọc hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo thêm cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về thời Trần, về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông và về một giai đoạn lịch sử ngoại giao của dân tộc. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai chương: Chương 1: Ngoại giao Đại Việt trong các thời kỳ trước nhà Trần Chương 2: Vai trò của ngoại giao trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ độc lập dân tộc dưới thời Trần 6 NỘI DUNG Chương 1 NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THỜI KỲ TRƯỚC NHÀ TRẦN 1.1. Khái niệm về ngoại giao Khái niệm ngoại giao đã xuất hiện từ rất lâu, và cũng đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau dành cho khái niệm này. Theo từ điển Oxford 1965: Ngoại giao là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, đó là công tác, nghệ thuật của các nhà ngoại giao. Với E.Stow, ông lại cho rằng ngoại giao là sự sắp đặt trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ. Từ điển Tiếng Việt năm 1996 lại định nghĩa ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung. Như vậy tuy có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về ngoại giao, mỗi định nghĩa lại chú trọng nêu bật những khía cạnh mà nó cho là chủ yếu và quan trọng nhất của khái niệm, nhưng nếu xem xét lại thì tất cả những định nghĩa này đều có cùng một vài điểm đặc thù; cho thấy ngoại giao là công việc để thực hiện những nhiệm vụ chính trị đối ngoại của các quốc gia, là công cụ chính sách đối ngoại, là nghệ thuật tiến hành đàm phán và kí kết giữa các quốc gia. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, định nghĩa sau có thể xem là định nghĩa chung nhất và đầy đủ nhất. Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp của chính trị, xã hội; là nghệ thuật của những khả năng; là hoạt động của các cơ quan đối ngoại nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc trong nước và thế giới; từ đó góp phần giải quyết những vấn đề chung bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình. Nói ngoại giao của một quốc gia nghĩa là nói quan hệ của nước đó đối với cộng đồng quốc gia chung quanh, và quan hệ do xuất phát từ yêu cầu tạo một môi trường quốc tế thuận lợi để đất nước sinh tồn và phát triển. Cộng đồng quốc tế phát triển từ khi xuất hiện các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, cho đến cộng đồng quốc tế toàn cầu như ngày nay. 7 1.2. Vai trò của ngoại giao truyền thống Việt Nam là nước có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam nhìn ra biển Thái Bình Dương. Do có vị trí khá thuận lợi nên Việt Nam từ sớm đã trở thành cầu nối giữa châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các tuyến đường, các luồng hàng từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây, là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa, văn minh lớn, mà ngay từ sớm là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Quốc… Vì vậy mà trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngay từ sớm ông cha ta đã nhận thức rõ được hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí vô c ùng quan trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngoại giao đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng thời củng cố hòa bình và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Nói đến ngoại giao Việt Nam, chúng ta tự hào rằng đất nước ta có một nền ngoại giao khá vững chắc, được xây dựng ngay từ những buổi đầu dựng nước. Đến khi đất nước ta bị xâm lăng và trải qua quá trình đấu tranh chống giặc thì nền ngoại giao đó càng được tôi luyện và phát huy. Phải nói rằng, trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, đất nước ta đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc, của các đế quốc hùng mạnh. Nhân dân ta với truyền thống yêu nước đã kiên quyết đứng lên chống giặc và giành được thắng lợi, bảo vệ vững chắc lãnh thổ Việt Nam. Trong những chiến công ấy, ngoại giao cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng. Một cuộc chiến tranh diễn ra không thể không có những cuộc đàm phán, thỏa thuận để tìm lấy một biện pháp giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên. Lịch sử ngoại giao nước ta là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt nhằm đòi lại những quyền lợi chính đáng cho dân tộc. Trong các thời đại xã hội có giai cấp, nhất là thời phong kiến, quan hệ đối ngoại giữa các nước phổ biến là một thứ quan hệ bất bình đẳng “cá lớn nuốt cá bé”, nước lớn xâm lược nước nhỏ, xâm lược chưa được thì bắt nước nhỏ phải làm chư hầu, phiên thuộc, phải nộp cống, phục dịch nước lớn. Nước lớn muốn gì, nước nhỏ phải cung phụng không dám trái: vàng bạc, châu báu, những thú vật quý hiếm, kể cả bắt người làm nô lệ… đủ thứ. Như với các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, nước ta nhỏ bé 8 hơn do đó quan hệ giữa ta với Trung Quốc lúc bấy giờ là quan hệ “thần phục”. Tuy vậy, đó chỉ là bên ngoài, còn bên trong ta vẫn giữ thái độ cứng rắn của một đất nước có chủ quyền. Giữa các nước nhỏ với nhau, quan hệ tuy không căng thẳng lắm, nhưng cũng không tránh khỏi diễn ra cảnh khiêu khích, xung đột, lấn chiếm lẫn nhau. Quan hệ đối ngoại của nước ta đối với các nước khác cũng không sao tránh được các thông lệ đó của thời đại. Với những nước nhỏ như Chiêm Thành, Ai Lao… luôn quấy nhiễu lãnh thổ nước ta, cướp bóc của cải của nhân dân ta, thì chúng ta kiên quyết đánh trả và giành được thắng lợi, sau đó buộc các nước này phải thần phục, đem lễ vật cống nạp theo định kỳ. Khi chiến tranh xảy ra thì ngoại giao giúp chúng ta có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu và đồng thời cũng nắm được tình hình và những âm mưu của địch. Thực chất của ngoại giao là những cuộc “đấu khẩu”. Vì vậy, nếu ngoại giao giành được thắng lợi thì sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho dân tộc, tránh được những tổn thất nặng nề do chiến tranh gây ra. Còn nếu thất bại thì cũng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh mất mát. Với chính sách ngoại giao khôn khéo, “vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn” đã giúp cho đất nước ta nhiều lần tránh được những cuộc xung đột, nguy cơ chiến tranh trong lịch sử. Và điều đó cũng đã trở thành một đặc điểm truyền thống ngoại giao nước ta. Trong chiến tranh, ngoại giao còn giúp cho chúng ta có thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, đồng thời làm chậm những bước tiến của quân xâm lược. Quan hệ ngoại giao còn giúp tăng vị thế của đất nước, chứng tỏ khả năng, sức mạnh trước các nước khác. Có thể nói, ngoại giao là bộ mặt của đất nước. Vì vậy, bất cứ một ông vua nào mới lên ngôi, việc đầu tiên là đề ra đường lối, chính sách ngoại giao phù hợp. Ở mỗi triều đại vua đều có các sứ thần sang giao hảo với các nước láng giềng, nhất là với các nước phong kiến phương Bắc, nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, hữu nghị. Như thời Đinh, Tiền Lê, Lý cho sứ sang giao hảo với nhà Tống, nhà Trần cho sứ giao hảo với nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh… Những mối quan hệ đó cũng đã giúp cho nước ta có những thời kì ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong công cuộc bảo vệ đất nước, đặc biệt là ở thời kì phong kiến độc lập, ngoại giao nước ta đã đóng một vai trò rất to lớn. Nó không chỉ góp phần vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến dân tộc mà còn làm cho các nước khác, đặc 9 biệt là các triều đại phong kiến phương Bắc hiểu rằng: Việt Nam tuy là một nước nhỏ bé song rất kiên cường và tự chủ, không ai được xâm phạm bờ cõi Việt Nam. 1.3. Ngoại giao nước ta trong các thời kì trước nhà Trần 1.3.1. Ngoại giao nước ta từ khi lập nước đến thế kỷ X Đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc khác. Mặc dù nhà nước thời Hùng Vương còn sơ khai nhưng cha ông ta đã chủ động thực hiện các đối sách ngoại giao linh hoạt: cứng rắn nhưng cũng rất mềm dẻo, thân thiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc. Trước các hành động quân sự hay đe dọa quốc gia, vua Hùng đã cương quyết chống lại. Truyền thuyết và nhiều bản thần tích cho biết thời Hùng Vương có nhiều loại giặc đã bị đánh bại như giặc Ân, giặc Ô Lư, giặc Hồ Tôn, giặc Mũi Đỏ, giặc Răng Vàng… dường như đã phản ánh một hiện thực nào đó. Sử cũ cũng có đoạn chép cho thấy đôi nét về chính sách đối ngoại đó: Xưa, Hoàng Đế dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam… Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn thường sai sứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại. Bên cạnh việc sẵn sàng đối phó khi có ngoại xâm, các vua Hùng cũng đã có sự chủ động trong chính sách đối ngoại. Hai sự kiện lớn nhất được truyền thuyết và sử sách ghi nhận là việc Hùng Vương sai sứ sang thông hiếu với triều đại ở phương Bắc, tặng “rùa thần” và chim “bạch trĩ”. Không chỉ thư tịch cổ Việt Nam ghi nhận mà nhiều cuốn sách của Trung Quốc trải từ đời Chu, Hán đến đời Minh, Thanh đều có ghi chép, mặc dù dài ngắn và có một số điểm khác nhau đôi chút. Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN), có Nam di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn; Vào đời Đào Đường thị, năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5, Việt Thường thị sang chầu dâng rùa thần. Việt Thường là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau lần đầu tiên đi sứ Đường Nghiêu, đến thời nhà Chu sứ nước ta lại một lần nữa sang thông hiếu. Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành Vương nhà Chu, họ Việt Thường thị ở bộ Giao Chỉ sai sứ dâng chim trĩ trắng. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ xe làm theo lối chỉ nam theo đường ven biển về nước, đi tròn năm mới về đến nước. Trên đây là hai sự kiện ngoại giao đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, với phương châm mềm dẻo, hòa bình; đồng thời thể hiện sự chủ động tích 10 cực của cha ông ta đối với lân bang. Điều này đã đặt nền móng đầu tiên cho nền ngoại giao Việt Nam với những nét đặc trưng khác biệt. Những sự tiếp xúc đối ngoại của dân tộc ta mà sử sách Trung Quốc ghi lại được chứng minh rằng dân tộc ta đã dựng nước sớm, tiến hành ngoại giao cũng sớm và rất chủ động trong ngoại giao. Với những dân tộc ở xa như Trung Quốc thời ấy, dân tộc ta cũng chủ động cho sứ tới giao thiệp, không ngoài mục đích tỏ tình thân thiện giữa hai dân tộc. Phong cách ngoại giao của ta thời Hùng Vương còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộc sớm có văn hiến, hiểu biết được những biểu tượng cao đẹp của tình cảm con người với con người, của dân tộc này với dân tộc khác và biết sử dụng những biểu tượng đó làm quà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ, dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết, hữu nghị trong sáng, nhiệt tình và chân thành với tất cả các dân tộc, dù ở xa ta hàng vạn dặm. Đối với Trung Quốc, nước ta thời Hùng Vương đặt quan hệ thân thiện trong một thời gian dài như thế là hiếm có. Nhưng rồi thời thế đổi thay, mối quan hệ giữa hai nước cũng đổi khác. Từ khi dựng nước ở vùng Cam Túc xa xôi, hẻo lánh, người Hán ngày càng mở rộng biên giới, chiếm đoạt lãnh thổ của nhiều nước, xóa bỏ nhiều quốc gia lân cận, bành trướng rất mạnh xuống phía Nam, và Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nước rộng lớn bậc nhất ở châu Á từ mấy thế kỷ trước Công nguyên. Tới cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, biên giới Trung Quốc đã mở rộng tới sát biên giới ta. Lúc này, dù nước ta muốn giao hảo thì các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không chịu dừng bước bành trướng xâm lược. Nhà Hán bắt đầu xâm lược, đánh phá nước ta liên tiếp trong nhiều thế kỷ. Cũng từ đó quan hệ đối ngoại của ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc không còn là hòa bình hữu nghị như trước. Dân tộc ta đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ chống các đạo quân phong kiến Trung Quốc xâm lược diễn ra liên tục trong hơn mười thế kỷ. Khi nước Âu Lạc đã bị nhà Triệu rồi nhà Hán và các triều đại khác ở Trung Quốc đặt ách đô hộ thì quan hệ giũa hai nước thay đổi. Vấn đề đối với Âu Lạc khi đó là chống lại sự đô hộ triều đại phong kiến phương Bắc, khôi phục lại chủ quyền, giải phóng đất đai. Cuộc chiến đấu đó cũng chính là vì sự khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước. Trong thời kì này, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm chống lại sự đô hộ của các thế lực phương Bắc. 11 1.3.2. Ngoại giao Đại Việt thời kì độc lập tự chủ (từ thế kỷ X – XIII) 1.3.2.1. Họ Khúc Cuối thế kỷ thứ IX, những binh lính người Việt dưới quyền tiết chế của tiết độ sứ nhà Đường đã nổi lên làm một cuộc binh biến rất lớn, đánh đuổi tiết độ sứ cùng toàn bộ quan lại, quân sĩ của chúng về nước. Cả nước sạch bóng quân xâm lược. Một người anh hùng dân tộc là Khúc Thừa Dụ lên cầm quyền trị nước, chấm dứt ách thống trị của bọn xâm lược nhà Đường. Về đối nội, nhân dân ta từ đây tự tổ chức lấy chính quyền độc lập của mình. Về đối ngoại, Khúc Thừa Dụ thi hành một chính sách mềm dẻo nhằm ngăn chặn nhà Đường mưu đồ tái chiếm nước ta, để ta rảnh tay xây dựng đất nước. Do đấy, Khúc Thừa Dụ tự nhận mình là tiết độ sứ, thay mặt nhà Đường cầm quyền ở Việt Nam. Với phương thức đối ngoại này của Khúc Thừa Dụ, quan hệ giữa nước ta và nhà Đường tưởng như không có gì khác trước, nhưng về căn bản rất khác. Khác ở chỗ người Việt Nam tự cai trị người Việt Nam, nước Việt Nam hoàn toàn tự chủ. Tự nhận mình là tiết độ sứ, Khúc Thừa Dụ một mặt buộc triều đình nhà Đường phải chấp nhận, vì nhà Đường lúc này tổ chức được một cuộc hành quân mới để xâm lược nước ta cũng rất khó, nên ưng thuận để không mất thể diện; mặt khác ta ngăn chặn được các tiết độ sứ ở miền biên cương gần nước ta không thể lợi dụng thời cơ lấy danh nghĩa nhà Đường để đánh phá ta, vì ta vẫn nhận thần phục nhà Đường. Chủ trương ngoại giao hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ tạo điều kiện cho nhân dân ta và họ Khúc giữ vững chủ quyền dân tộc trong hơn ba mươi năm. Nhưng không phải vì thế mà giặc ngoài đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất và cũng là lúc Trung Quốc bước vào thời kỳ đại loạn, gọi là thời “Ngũ đại thập quốc” tức “Năm triều đại mười quốc gia”. Năm triều đại nối tiếp nhau ở triều đình Trung ương và mười quốc gia lần lượt xuất hiện trong nội địa Trung Quốc. Thoạt đầu là nhà Đường bị diệt, nhà Hậu Lương cướp ngôi. Ở ta, con Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên cầm quyền thay cha, và ngay năm 907 cho người sang giao hảo với triều đại mới ở Trung Quốc là nhà Hậu Lương. Nhà Hậu Lương buộc lòng phải thừa nhận Khúc Hạo làm tiết độ sứ. Nhưng năm sau (908), Hậu Lương lại phong cho tiết độ sứ ở Quảng Châu (tức Quảng Đông), kiêm nhiệm cả chức tiết độ sứ ở nước ta. Điều này là một chứng minh lịch sử cho thấy: dù trong nước có lâm vào 12 cảnh đại loạn, rối ren thế nào chăng nữa, các tập đoàn phong kiến Trung Quốc cũng không từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước ta. Mười năm sau (tức năm 917), tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Cung chống lại triều đình Trung ương, lập nước riêng ở Quảng Châu, xưng hoàng đế, đóng đô ở Phiên Ngung, sách sử gọi là nhà Nam Hán. Bọn Lưu Cung cũng có tham vọng bành trướng xuống phía Nam, đánh cướp nước ta, nhưng lúc ấy (năm 917 - 918) Nam Hán sức còn yếu, phạm vi thế lực chỉ mới trong khu vực Quảng Đông và một phần Quảng Tây nên vẫn phải giao hảo với ta. “Năm 917, khi được tin nhà Nam Hán thành lập ở Hoa Nam (vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), Khúc Hạo đã cử con là Khúc Thừa Mỹ sang làm “hoan hảo sứ” và mượn tiếng là kết mối hòa hảo để dò xét tình hình hư thực thế nào” [24, tr.104]. Cũng trong năm ấy, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ trở về nước thay cha nắm chính quyền. Biết được ý đồ của quân Nam Hán, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin lĩnh “tiết việt” với ý nghĩa thầm phục. Đất nước được yên bình trong một thời gian. 13 năm sau, tức năm 930, nước Nam Hán có một quá trình đánh Đông, cướp Tây, đã mạnh hơn trước, nên Lưu Cung vua nước Nam Hán cho một đạo quân bất thần đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mỹ không kịp đối phó, bị sa vào tay quân cướp nước. Nhìn chung, ngoại giao nước ta dưới sự trị vì của họ Khúc chưa có gì đặc biệt. Bởi vì, nhưng tình hình ở Trung Quốc lúc bấy giờ chưa cho phép các thế lực phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta mà thay vào đó là các mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước. 1.3.2.2. Triều Ngô Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, đầu năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, cầm quyền trị nước, bỏ danh hiệu tiết độ sứ, dứt khoát cắt đứt quan hệ lệ thuộc các vương quyền phương Bắc. Ngô Quyền lập triều đình, đặt trăm quan (không rõ niên hiệu, tên hiệu là gì), sau này sách sử ghi là Ngô Vương. Về đối ngoại, Ngô Quyền không giao thiệp với Nam Hán mà ông vừa đánh cho đại bại và cũng không liên hệ với nước nào trong "Ngũ đại thập quốc" lúc ấy. Nhưng ông cho phép những người Trung Quốc chạy loạn được sang sinh cơ lập nghiệp ở lãnh thổ do mình cai quản. Ngô Quyền cũng tiếp nhận những tướng sĩ Trung Quốc bị thất bại trong nội chiến xin sang trú ngụ 13 ở nước ta. Một số tướng sĩ Trung Quốc được Ngô Quyền thu dung cho làm việc tại triều hoặc tại các địa phương. Năm 954, Ngô Xương Văn sai sứ sang giao hảo với Nam Hán và xin tiết việt. Vua Nam Hán là Lưu Thịnh nhận giao hảo của Xương Văn. Sau đó Lưu Thịnh cho Lý Dư làm sứ cầm cờ “tinh” sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần, lại phong chức Tiết độ sứ, kiêm Đô hộ cho Ngô Xương Văn. Được tin Lý Dư sắp vào, Ngô Xương Văn cho ngay người đi sang biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch Châu. Sứ của Xương Văn nói với Lý Dư rằng: “Giặc biển đương làm loạn, đường xá đi lại rất khó. Lý Dư bèn quay về nước” [16, tr.56]. Đó là lần ngoại giao duy nhất giữa nhà Ngô và Nam Hán trong 21 năm tồn tại. Ngô Quyền làm vua được 6 năm thì mất. Đáng lẽ con Ngô Quyền lên nối ngôi cha. Nhưng em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi vua. Một số quan lại, tướng sĩ của Ngô Quyền không chịu, nổi lên chống lại Dương Tam Kha, mỗi người cầm quân chiếm giữ một địa phương, lập thành giang sơn riêng, gây nên tình trạng cát cứ, trước còn ít, sau lên tới 12 sứ quân. 1.3.2.3. Triều Đinh Năm 968, nạn cát cứ đã chấm dứt, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua. Khác với Ngô Quyền, ông lập hẳn một triều đại, lên ngôi hoàng đế, xưng là Minh Hoàng đế, đặt mình ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc, sử sách gọi ông là Đinh Tiên Hoàng (tức Đinh Tiên Hoàng đế) là gọi theo niên hiệu Tiên Hoàng đế mà người ta đặt cho ông khi ông đã mất. Về quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì từ thời Ngô đã không có. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng chưa đặt ra ngay, vì Trung Quốc chưa chấm dứt được nạn “Ngũ đại thập quốc”. Ở ta, trong khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thống nhất đất nước thì Triệu Khuông Dận ở Trung Quốc cũng nổi lên dẹp loạn “Ngũ đại thập quốc”. Năm 960, Triệu Khuông Dân diệt được nhà Hậu Chu một triều đại cuối cùng của “Ngũ đại”, nhưng còn “thập quốc”. Triệu Khuông Dân lập nên triều Tống và tiếp tục thanh toán “thập quốc”. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua được 2 năm thì năm 970 ở Trung Quốc, Tống Thái Tổ (tức Triệu Khuông Dân) tiến quân xuống phía nam đánh Nam Hán. Năm 971, Nam Hán bị diệt. Từ đấy biên giới Tống sát với nước ta. Tống đặt quan hệ giao hảo 14 với ta, chưa có ý đồ gì khác, vì Trung Quốc chưa thống nhất, Tống còn phải lo đối phó với một số nước “thập quốc” ở phía bắc và phía đông. Cho nên quan hệ buổi đầu giữa hai nước là hòa bình hữu nghị. Năm 973, vua Tống phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quận vương và phong Liễn làm kiểm hiệu thái sư Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Có điều đặc biệt trong đường lối, phong cách ngoại giao của Đinh Tiên Hoàng là ông vẫn làm vua, vẫn cầm quyền trị nước, nhưng trong các văn bản quan hệ ngoại giao thì ông lại cho con trai là Đinh Liễn đứng tên, tức là ông cho con ông ra mặt giao thiệp với hoàng đế nhà Tống. Thái độ đó của Đinh Tiên Hoàng, có thể triều Tống không bằng lòng, nhưng nhà Tống chưa làm gì được. Năm 975, nhà Tống cử người sang phong Đinh Liễn làm Giao chỉ quận vương. Tới năm 979, nhà Tống diệt được nước cuối cùng trong “thập quốc” là nhà Bắc Hán ở phía bắc, thống nhất được Trung Quốc rộng lớn. Do đấy, nhà Tống lúc này quân đông thế mạnh. Trong khi đó ở ta, cũng năm 979 vua Đinh Tiên Hoàng và con lớn là Đinh Liễn đều bị cận thần sát hại. Con nhỏ là Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, vua Tống tính ngay chuyện xâm lược nước ta. Thế là quan hệ ngoại giao giữa ta và Tống trở thành xấu. Khoảng những tháng đầu năm 980, viên quan Tống coi Ung Châu (tức miền Quảng Tây bây giờ) báo cáo về triều đình Tống rằng: “An Nam quận vương và con là Liễn đều bị giết, nước đã gần mất, có thể nhân lúc này đem quân địa phương đánh lấy được, nếu bỏ lúc này không mưu sự sợ mất cơ hội...” [16, tr.63]. Tống triều vội nắm lấy cơ hội. Ngay tháng 7 năm 980, Tống triều quyết định “xuất kỳ bất ý đem quân đánh úp… như sét đánh không kịp bưng tai” [16, tr.63]. Nhà Tống bắt đầu họp quân, tuyển tướng. Sang tháng 8, vua Tống hạ lệnh cho các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Khích Thủ Tuấn (có sách viết là Hác Thủ Tuấn.), Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn... “họp quân bốn mặt, hẹn ngày cùng sang xâm lược”. Khí thế Tống rất mạnh. Tháng 9, vua Tống cho đem thư sang hăm dọa ta, coi như một tối hậu thư. Đây là một văn kiện ngoại giao của kẻ xâm lược mà sử sách của ta lần đâu tiên ghi lại. Đó là một văn kiện khá dài, lời lẽ rất thô bạo, hống hách. Có những đoạn viết: “ … Nay thành triều ta, lòng nhân trùm muôn nước; cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh, điều 15 lễ phân phong đã sắp sửa làm, muốn ngươi đến chầu cho ta được vui khỏe, mà ngươi khỏi cái tủi áp mặt vào góc nhà để làm rầy cho ta, khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước người, lúc ấy hối sao kịp…”. “ Người có theo về không? Chớ rước lấy tội lỗi. Ta đương chỉnh bị xe ngựa, quân lính, sắp sửu các thứ chiêng trống, nếu quy thuận thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành ha y dữ, tự người nghĩ lấy. . .” [16, tr.64]. Đe dọa ngoại giao như thế này không phải là một việc làm ngẫu nhiên mà là quốc sách của kẻ bành trướng, một bước mở đầu của chiến tranh xâm lược. 1.3.2.4. Triều Tiền Lê - Quan hệ với nhà Tống: Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt. Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhân vật thật sự kiên cường, dũng mãnh, không biết sợ là gì, có thể làm những việc kinh thiên động địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt: giỏi quân sự, giỏi nội trị, mà ngoại giao cũng rất giỏi. Riêng về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống. Sau khi đánh thắng quân Tống, Lê Hoàn chủ động cho sứ sang Tống. Trong thời gian từ năm 982 đến 985, sứ thần hai nước, ta và Tống thường qua lại, nhưng Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả tù binh cho Tống. Năm 985, nhà Tống sai sứ sang thăm nước ta. Tới năm 986, tức 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Hoàn mới chấp nhận giải quyết vấn đề tù binh và báo cho Tống biết. Cuối năm 986, vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang ta để nhận tù binh và mang sắc vua Tống phong Lê Hoàn chức An Nam đô hộ Tĩnh hải quân tiết độ sứ, kinh triệu quận hầu. Sắc phong này chỉ có ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê Hoàn vẫn là hoàng đế của một nước độc lập, không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống. “Vua nhận chế rất kính, lễ thết đãi rất hậu, hàng ngày đem những thứ quý bày chặt cả sân, để tỏ sự giàu có. Đem bọn Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân trả cho về. Lại bảo Lý Nhược Chuyết và Giác rằng: “Nước tôi bé nhỏ , 16 sông núi xa xôi, nghìn dặm cách trời, ở lánh góc đất, sứ thần đi lại, lặn lội núi sông, há chẳng phải khó nhọc lắm ư?” [16, tr.67,68]. Năm sau (987), vua Tống lại cho Lý Giác sang sứ nước ta, sứ không ghi rõ là sang về việc gì. Lý Giác là một văn thần, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Lần này, muốn để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư, có văn hiến, có nhiều nhân tài, nhiều trí thức, nên Lê Hoàn cử một nhà sư là Đỗ Thuận tham gia tiếp sứ. Thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, các nhà sư là tầng lớp có học thức nhiều hơn cả. Sư Đỗ Thuận giả làm một người “nhà đò” chở thuyền đi theo đoàn thuyền lên đón sứ Tống tại chùa Sách, ở hạ lưu sông Thương (có sách nói là sứ nhà Tống vào cửa biển Ngãi Am (Nam Định). Lý Giác nhìn thấy hai con ngỗng bơi lội dưới sông liền ngâm hai câu thơ: Nga nga lưỡng nga nga Ngưỡng diện hướng thiên nha. Lái đò Đỗ Thuận ngâm tiếp theo ngay: Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba. Bốn câu thơ của Lý Giác và Đỗ Thuận hợp lại là: Nga nga lưỡng nga nga Ngường diện hướng thiên nha Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba Dịch: Ngỗng kìa ngỗng một đôi Ngửa mặt nhìn chân trời Lông trắng vô nước biếc Rẽ sóng, chèo hồng bơi [25, tr.116] Lý Giác rất khâm phục người lái đò thông minh, uyên bác, và qua tài trí của người lái đò, Lý Giác rất khâm phục trình độ văn hiến và tài năng của nhân dân ta. Như thế là việc nhà sư Đỗ Thuận chèo thuyền tiếp sứ đã đạt được mục đích của Lê Hoàn. Khi Lý Giác sứ Tống trở về nước, vào triều từ biệt vua ta Lê Hoàn, sử ghi “Lý Giác lạy ra về” [16, tr.69]. 17 Năm 990, nhà Tống cử Tống Cảo mang chiếu thư của vua Tống phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “Đặc tiến”. Lê Hoàn cho quân ra đón vào theo đường biển. Thuyền đón sứ đi khoảng một tháng mới tới trạm tiếp sứ của ta đặt ở gần kinh thành Hoa Lư. Từ trạm tiếp sứ, sứ Tống nhìn ra thấy dưới sông thuyền chiến san sát, quân sĩ ta đương chèo thuyền, đánh chiêng trống, hò reo tập trận. Bên sườn núi gần kinh thành, cờ xí, khí giới rợp trời, quân sĩ binh phục sặc sỡ, đi lại tấp nập. Đây là một cách uy hiếp tinh thần sứ Tống ngay khi chúng mới tới. Công việc của sứ là đem một chiếu thư của vua Tống tới vua ta. Theo lễ nghi ngoại giao phong kiến, khi nhận chiếu thư của thiên tử nước lớn, vua ta phải lạy bức chiếu thư đó. Nhưng nhận chiếu thư của vua Tống, Lê Hoàn không lạy, lấy cớ là năm vừa qua đánh giặc bị ngã ngựa đau chân, sứ Tống cũng đành chịu. Mở tiệc chiêu đãi sứ thần nhà Tống, vua Lê Hoàn cho đặt yến tiệc tại bãi biển, để chủ và khách vừa ăn yến, vừa liên hoan múa hát, lấy trò bắt cá làm vui. Tổ chức chiêu đãi như thế là rất trọng thể, nhưng lại rất bất tiện khó xử cho sứ, ăn mất ngon. Vì trong khi yến tiệc, Lê Hoàn tuy là vua, nhưng tự cởi mũ áo, bỏ giày, đi chân không lội xuống nước đâm cá. Các quan dự tiệc cũng cởi đai, mũ, đi chân không lội xuống nước tham gia trò đâm cá như Lê Hoàn. Mỗi khi có người đâm trúng cá thì mọi người hò reo nhảy múa. Sứ nhà Tống tại bàn tiệc trở nên lúng túng, không dám làm theo. Trong khi ăn uống, Lê Hoàn thường tự hát để mời rượu các sứ thần. Sứ nhà Tống đón cốc rượu mà không hát đáp lại được nên rất ngượng ngùng, không ăn uống được. Khi Tống Cảo, Vương Thổ Tác xin phép về nước, Lê Hoàn bảo thẳng vào mặt sứ rằng: Sau này có quốc thư thì nên để giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa. Khi về tới nước, bọn Tống Cảo phải tâu đúng như thế với vua Tống. Vua Tống cũng phải bằng lòng, không làm gì được hơn. 5 năm sau (tức năm 995), tại miền biên giới giữa nước ta và nước Tống, đôi khi có những cuộc xung đột vũ trang nhỏ do quân địa phương gây nên. Theo báo cáo của quan lại nhà Tống ở Quảng Tây, Liêm Châu là Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu gửi vua Tống thì ta đã cho hơn 100 thuyền chiến sang đánh cướp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, gần biên giới nước ta, rồi lại cho hơn 5.000 hương binh đánh sang đất Ung Châu (Quảng Tây). Không rõ đó là những sự việc có thật hay quan lại nhà Tống ở vùng biên giới có ý vu cáo để gây chuyện với ta. Nhưng vua Tống bỏ qua những lời tâu ấy, không muốn có điều gì bất 18 hòa với ta. Sau đó, bọn Trương Quan, vệ Chiêu Tiểu lại tâu dối vua Tống là vua Lê Hoàn đã bị mất ngôi, phải chạy ra hải đảo làm nghề cướp biển và cũng đã chết rồi. Vua Tống phải cho người đi dò xét xem hư thực thế nào thì thấy bọn này tâu láo. Vua Tống cho đem hành tội bọn Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu. Vệ Chiêu Tiểu bị xứ chém; Trương Quan sợ, phát bệnh mà chết. Sau khi hành tội bọn này, vua Tống cho Lý Nhược Chuyết sang sứ nước ta, mang chiếu thư và đai ngọc tặng vua Lê Hoàn “mong ta vẫn giữ quan hệ láng giềng tốt”. Lê Hoàn nhận chiếu thư và đai ngọc một cách bình đẳng với thiên tử nhà Tống, chứ không làm lễ phiên thần. Lê Hoàn bảo sứ Tống là Lý Nhược Chuyết rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng là bọn giặc biển ở cõi ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu (chỉ nước ta) chống lại thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung (Quảng Châu) rồi đánh đến Môn Việt (vùng Phúc Kiến) há chi đánh một trấn Như Hồng mà thôi” [16, tr.72]. Thời xưa, triều đình tiếp sứ phương Bắc ít khi nói được những điều cứng rắn như thế. Năm 997, theo yêu cầu của Lê Hoàn, vua mới của nhà Tống là Tống Chân Tông phải hạ lệnh không cho sứ sang Việt Nam, mỗi khi có gì đưa sang Việt Nam thì chỉ cho quan đem đến biên giới rồi báo sang ta; ta cho người lên biên giới nhận. Từ đây cho tới khi Lê Hoàn mất, đôi khi chỉ có sứ ta sang Tống mà không có sứ Tống sang ta. Đây là một thắng lợi ngoại giao tỏ rõ sức mạnh của dân tộc ta vào thời kỳ Lê Hoàn làm vua và ưu thế của người Việt Nam trong quan hệ đối ngoại thời đó. Đối với nhà Tống, quan hệ hòa hảo giữa hai nước vẫn giữ vững, nhưng chỉ mình sang nước người mà người không được sang nước mình, chấm dứt mọi hành động hống hách, hạch sách của sứ Tống đối với nhân dân Việt Nam. Những thắng lợi ngoại giao của Lê Hoàn có ảnh hưởng tốt trong nhiều năm sau khi ông đã qua đời. Năm 1005 Lê Hoàn mất, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế, sách sử thường viết là Lê Đại Hành. Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi, nhưng chưa đặt quan hệ với nhà Tống ngay, vì sau khi Lê Hoàn chết bọn vua chúa nhà Tống mưu tính đánh cướp nước ta. Vua Tống cho viên tri châu Quảng Châu là Lăng Sách và viên an phủ sứ miền biển là Thiệu Việp tìm hiểu tình hình và chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước ta. Sau hơn 19 một năm liệu định phương lược, tháng 7 năm 1006, bọn Lăng Sách tâu lên vua Tống xin đem quân đánh nước ta và y quả quyết: “Nếu triều đình chuẩn y, xin lấy binh ở các châu Quảng Nam và cho thêm 5.000 quân tinh nhuệ ở Kinh Hồ, theo hai đường thủy bộ cùng tiến thì lập tức bình định được” [16, tr.75]. Nhưng vua Tống không dám quyết. Sức mạnh của dân tộc ta thời Lê Hoàn trị nước vẫn làm cho vua Tống e ngại. “Họ Lê thường vẫn sai quân con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết chưa có kễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh, như vậy không đáng là đấng vương giả” [24, tr.33]. Cho nên Tống và ta tiếp tục giao hảo. Được ít lâu sau, An phủ sứ nhà Tống là Thiệu Tiệp lại đề nghị xâm lược nước ta một lần nữa, nhưng vua Tống không thuận đáp: “Giao Châu độc địa, nếu đem quân sang đánh, chết hại rất nhiều, nên giữ cẩn thẩn cõi đất của tổ tông mà thôi ”.[24, tr.33]. Như vậy, việc vua Tống vẫn còn do dự trong quyết định xâm lược nước ta chứng tỏ một bước thắng lợi trong chính sách ngoại giao của triều đình và nhân dân ta thời Lê sơ. Khẳng định được vị thế của một đất nước có chủ quyền và Đại Việt không còn là một nước bé nhỏ dễ dàng bị xâm chiếm bất cứ lúc nào. Năm 1007 Lê Long Đĩnh cho sứ sang biếu vua Tống một tê ngưu và đề nghị mấy điều: “1. Vua Tống cho vua ta một bộ áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng. 2. Để người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh)” [5, tr.19]. Vua Tống nhận lời tặng áo giáp, mũ trụ cho Lê Long Đĩnh và nhận để người Việt Nam sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Về con tê ngưu, vua Tống không muốn nhận, lấy lý do là tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ, muốn trả lại, nhưng không dám, sợ mất lòng vua Việt Nam, để sứ ta về nước rồi mới cho đem con tê ngưu thả ra bãi biển. Rõ ràng, trong quan hệ giữa nhà Lê và nhà Tống, giai cấp phong kiến Việt Nam mặc dầu về danh nghĩa chịu thuần phục vua Tống và hàng năm nộp cống nhưng thực chất rất bình đẳng, đôi khi còn giữ ưu thế. - Quan hệ với Champa: Bấy giờ Champa nằm dưới quyền thống trị của vua Phê Mị Thuế (Paramece Varavar-man). Champa vẫn giữ thái độ thù địch với nhà Lê. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang sứ Champa giao hảo nhằm yên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất