Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của mặt trận việt minh trong cách mạng tháng tám năm 1945...

Tài liệu Vai trò của mặt trận việt minh trong cách mạng tháng tám năm 1945

.DOC
12
206
89

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nó đập tan xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ quân chủ hàng thế kỉ trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới trong đời sống của nhân dân ta, kỉ nguyên mà nhân dân lao động đã đứmg lên làm chủ vận mệnh của mình, thiết lập nên một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một chế độ tiên tiến nhất ở Đông Dương. Góp phần vào thành công vĩ đại đó là sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo của Đảng, trong đó sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chính vì thế em chọn “Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài cho bt lớn của mình. …….. B. NỘI DUNG Việt Minh là tên thường gọi và viết tắt của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, khởi đầu là một tổ chức chính trị, vũ trang với mục đích đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Việt Minh được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 bởi Nguyễn Ái Quốc. Tên gọi này được lấy lại từ tên gọi của một tổ chức chính trị chống đế quốc của người Việt Nam, được thành lập năm 1936 ở Nam Kinh (Trung Quốc) là Việt Nam Vận động Độc lập Đồng minh Hội do Hồ Học Lãm đăng ký. Hồ Chí Minh đã nhận định: "Cái tên Việt Nam Độc lập Đồng minh rất rõ rệt, thiết thực và hợp với nguyện vọng của toàn dân". I. Bối cảnh ra đời mặt trận Việt Minh: Giai đoạn 1939-1945, tình hình trong nước cũng như quốc tế có nhiều chuyển biến mới. 1, Tình hình thế giới: Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng. Pháp là một trong những nước tham chiến đầu tiên. Tháng 6/1940, chính phủ Pê-tanh đầu hàng và làm tay sai cho Đức. Ở Châu Á, phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và trực tiếp nhảy vào Đông dương (tháng 9/1940). Do quyền lợi trước mắt của Pháp, Nhật, chúng tạm thời cấu kết với nhau để cùng cai trị và đàn áp nhân dân Đông Dương. Phát xít Nhật ngoài việc bắt Pháp cung cấp lương thực, thực phẩm tiền bạc thì còn tăng cường vơ vét nguồn lợi tù Đông dương. Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất cuộc chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. 2, Tình hình trong nước: Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ở Việt Nam và Đông Dương, Pháp tiến hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân. Chúng thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, ra lệnh tổng động viên nhằm vơ vét sức người, sức của cho cuộc chiến tranh phi nghĩa. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp kỳ hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng. Công nhân và nông dân là hai lực lượng chịu hậu quả nặng nề nhất. Các lực lượng xã hội khác như tiểu tư sản, tư sản, tiểu thương, tiểu chủ…cũng lâm vào tình cảnh lao đao, khốn đốn. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp, Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, nhân dân ta ở nhiều nơi đã vũ trang khởi nghĩa. Tiêu biểu như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam kỳ, binh biến Đô Lương…nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại vì thời cơ chưa chín muồi. Giữa lúc đó, vào ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp vào cuối tháng 4 năm 1941, dưới sự chủ tọa của Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh, đã khẳng định công tác xây dựng thí điểm các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn. Sau một thời gian chuẩn bị, Người đã chủ trì Hội nghị ban chấp hành Trung ương ĐẢng lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941. Hội nghị đã quyết định giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” để nhằm phát huy tối đa ý thức, sức mạnh của nhân dân cả nước cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hội nghị đã xác định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng [4] và chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, hội nghị cũng hoàn chỉnh hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được đề ra từ hội nghị VI vào tháng 11 năm 1939 là nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt minh. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng lân thứ 8 ngày 19/5/1945, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (thành lập theo Quyết nghị của Hội nghị trung uơng 6 - khóa 1, tháng 11 năm 1939).[1] Có thể nói, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương hết sức sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Nhận định về tình hình cách mạng nước ta lúc đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp, đoàn kết được mọi lực lượng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc vào một mặt trận dân tộc thống nhất. II. Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945: Mặt trận Việt Minh là mặt trận đoàn kết dân tộc ở thời điểm toàn dân chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo. Mặt trận Việt Minh là tổ chức tiếp nối các mặt trận dân tộc thống nhất trước đó. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã mở ra bước ngoặt trong việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta. Ngày 20-11-1941, Mặt trận Việt Minh đã nêu rõ mục tiêu là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với tiến bộ xã hội. Ðánh đuổi được Nhật, Pháp, nước ta xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, thực hiện phổ thông đầu phiếu, ban bố các quyền tự do dân chủ, nam nữ bình đẳng, các dân tộc thiểu số có quyền tự quyết, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, thực hiện ngày làm 8 giờ, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích trí thức phát triển y tế, giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao...Mặt trận Việt minh đã có những vai trò to lớn trong thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1, Tập hợp lực lượng, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp: Trong Tuyên ngôn và Điều lệ của Việt Minh đã nói rõ tôn chỉ, mục đích của mình :"Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[7]" Tôn chỉ đó đã quy định điều kiện gia nhập Việt Minh :"Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh.[8]" Mặt trận Việt Minh chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Ngay sau khi thành lập, Việt Minh trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo quần chúng, tổ chức và giáo dục họ thành lực lượng chính trị hùng hậu, mạnh mẽ, hàng triệu người ở cả thành thị lẫn nông thôn, phá tan âm mưu tuyên truyền lừa bịp của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, tạo được khối đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, từ đó làm phân hóa và cô lập kẻ thù cao độ. Vminh đã chủ trương thành lập các đoàn thể cứu quốc: công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc, phụ lão cứu quốc.. . trên cơ sở đó lực lượng vũ trang cách mạng từng bước được hình thành và phát triển, kết hợp với lực lượng chính trị qchúng. Mặt trận đã tập họp mọi lực lượng yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, đoàn kết với mọi tầng lớp, không phân biệt ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, mọi nhân sĩ, không thành kiến với quá khứ, cùng hợp tác vì mục tiêu cao nhất là độc lập, thống nhất cho đất nước tạo nên sức mạnh tổng hợp, nổi dậy dành chính quyền khi thời cơ đến. Công tác xây dựng và tập hợp lực lượng được đặc biệt coi trọng: Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, ở khắp 9 châu của Cao Bằng đều có Hội cứu quốc, trong đó có 3 châu "hoàn toàn", tức là mọi người đều gia nhập Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến" để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi. Ngay từ cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành các đội du kích, hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, sau thống nhất lại thành đội Cứu quốc quân. Để đối phó với sự vây quét của địch, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (tưd 7 /1941 đến 2/1942), sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Từ giữa năm 1943, trên thế giới bọn Phát xít bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng họp ở Võng La (Đông Anh - Hà Nội) tháng 2/1943 đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm phát triển Mặt trận Việt Minh và phong trào ở thành thị tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu nước. Hội nghị nhận định: Cách mạng Việt Nam có thể tiến lên bằng những bước nhảy vọt. Toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để khi thời cơ đến kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân chiến đấu. Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, vận động thành lập hội văn hoá cứu quốc Việt Nam và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh. Công tác vận động binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp cũng được tăng cường, nhiều anh em đã tham gia tổ chức Việt Minh. Nhiều người Việt Nam yêu nước sống lưu vong ở Trung Quốc cũng tham gia phong trào Việt Minh. Để khối đại đoàn kết thêm tăng cường ngày 3/3/1951 m/trận Vminh đã thống nhât với Hội liên hiệp Quốc dân VN thành mặt trận Liên Việt Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng. - Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. 2, Mặt trận Việt Minh có vai trò lãnh đạo Cách mạng tháng Tám: Vai trò lãnh đạo cách mạng của mặt trận Việt Minh được thể hiện về mặt đường lối chủ trương, thông qua tuyên ngôn, chương trình hành động và điều lệ của mặt trận gồm 44 điều. Sau được đúc kết thành 10 chính sách của mtrận VM. Tuyên ngôn nêu rõ: Mục đích của VM là làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, dân VN được sung sướng tự do. + Đối nội: Xdựng nền kinh tế tài chính độc lập, xoá bỏ mọi thứ thuế vô lý, chia lại công điền công thổ, công bằng cho cả nam và nữ. Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian phản động. Chủ trương ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, ptriển 1 nền văn hoá mang tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng. Thực hiện nam nữ bình quyền, mở rộng quan giải phóng, xây dựng quân độu công nông. Lập chính phủ công nông binh. + Đối ngoại: Việt minh chủ trương thân thiện với tât cả các nước tán thành nền độc lập của VN. Chủ trương cứu nước 44 điều ccủa VM vừa ích nước, vừa lợi nhà đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Một số tỉnh miềm trung, nhiều tỉnh miền Bắc và ở 2 thành phố lớn Hà nội và Hải phòng, các hội Cứu quốc trong mặt trận VM đã được thành lập. Trong đó CBằng là nơi thí điểm tổ chức các hội cứu quốc. Năm 1942 hầu hết các xã, châu, tổng hoàn toàn tham gia, ban VM được thành lập, các đội tự vệ chiến đấu được xây dựng, công tác huấn luyện quân sự được đẩy mạnh. Các đoàn thể Cưu quốc trong mặt trận VMinh nhanh chóng mở rộng. T8/19423 hai căn cứ BSơn, Võ Nhai và Cao Bằng được nối liền, lực lượng CM tiếp tục được p/triển sang 1 khu vực mới. 3, Mặt trận Việt Minh có vai trò chỉ đạo Cách mạng tháng Tám: Sau khi đề cương văn hóa 1943 của Đảng được công bố, Hội văn hóa cứu quốc thành lập. Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức Việt Nam tham gia mặt trận. Tại khu Việt Bắc, chính quyền địch ở cơ sở bị tê liệt, quần chúng bắt đầu làm chủ thôn xóm ở mức độ nhất định. Việt Minh là người đại diện quyền làm chủ của quần chúng, trực tiếp giảI quyết mọi công việc của thôn xóm. Giữa năm 1944, chính phủ Pê-tanh của Pháp đổ, quân Nhật thua đậm ở Thái Bình Dương 7/5/1944 Tổng hội Vminh đã ra chỉ thị " Sửa soạn khởi nghĩa " nêu yêu cầu cụ thể cho từng công việc chuẩn bị khởi nghĩa, đón thời cơ và thúc đẩy thời cơ. T8/1944 Việt minh lại ra lời kêu gọi toàn dân: Sắm vũ khí đuổi thù chung. - 15/3/1945 Vminh ra lời hiệu triệu đồng bào cả nước "Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến, kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM tiến lên, xông tới cứu nước, cứu nhà". - Trong cao trào kháng NHật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa giữa lúc nạn đói đang hoành hành khẩu hiệu "phá kho thóc giải quyết nạn đói" do VMinh đưa ra đã được phát động mạnh mẽ, q/chúng vùng dậy hàng trăm kho thóc của bọn Nhật - p và tay sai bị phá, hàng chục tấn thóc gạo được chia cho dân nghèo. T6/1945 khu giải phóng Việt Bắc được ra đời, Uỷ ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của VMinh. Khu giải phóng VBắc đã trỏ thành căn cứ địa chính của cả nước. - Ở các thành phố lớn, các đội tuyên truyền, xung phong đã tổ chức diễn thuyết, giải thích đường lối chính sách của VM. Các đội danh dự VM đã được thành lập để diệt trừ những tên sĩ quan Nhật tàn ác và tay sai có nhiều nợ máu với đồng bào. Sau đảo chính Nhật Pháp 9-3-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh ráo tiết cao trào "Kháng Nhật , cứu nước". 16-4, Tổng bộ Việt Minh lập ra ủy ban dân tọc giảI phóng, tập dượt cho nhân dân nắm chính quyền. Ngày 4-6-1945, tổng bộ Việt Minh tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh, với thủ đô Tân Trào lịch sử. Đó là mảnh đất tự do đầu tiên của 1 triệu đồng bào, là hình ảnh của nước Việt Nam mới, ở miền xuôi, mặt trận Việt Minh đi đầu phong trào "phá kho thóc giải quyết nạn đói", thổi bùng ngọn lửa khởi nghĩa từng phần trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. - Đến 8/1945 khắp thành thị nông thôn mặt trận VMinh thành lập và đóng vai trò to lớn trong việc phát động q/chúng gấp rút dành chính quyền khi thời cơ đến Ngày 13-8, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Cơ hội cứu nước ngàn năm có một đã tới. Tình thế vô cùng khẩn trương. Lúc ấy Hồ chủ tịch đã về Tân Trào trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Ngày 16-8, dưới mái đình Hồng Thái, Quốc dân đại hội Tân Trào bao gồm 60 đại biểu cả nước đã họp để thông qua Mệnh lệnh khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh, 10 chính sách lớn của Việt Minh và cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Cũng ngày đó, 16-8, cùng với tiếng súng của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về thị xã Thái Nguyên, cả nước đã nhất tề đứng dậy tổng khở nghĩa theo hiệu triệu của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi hoàn toàn sau 15 ngày tiến công và nổi dậy bằng bạo lực chính trị và quân sự của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. III, Ý nghĩa sự ra đời của Mặt trận Việt Minh: Mtrận Vminh là mặt trận đoàn kết d/tộc, tiếp nối các tổ chức mặt trận dtộc thống nhât trước đó. ở thời điểm toàn dân chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa dành chính quyền. Tồn tại trong vòng 10 năm (41 - 51) mặt trận Vminh đã có những đóng góp to lớn cho CM và có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có công lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân Đại hội Tân Trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được thắng lợi. - Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Mặt trận Việt Minh tung bay trong cả nước và trở thành Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khoá I thông qua. Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh, là một điển hình thành công trong công tác mặt trận của Đảng ta. Sau Cách mạng táng Tám thắng lợi. Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, chuẩn bị cuộc kháng chiến. Ngày 3/3/1951, Mặt trận Việt Minh đã thống nhất với Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam thành Mặt trận Liên Việt để làm cho khối đoàn kết dân tộc càng thêm tăng cường. 10 năm tồn tại Việt minh đã hoàn thành nhiệm vụ vai trò lịch sử của mình và đóng góp ta lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dtộc được tiếp thu, củng cố và p/triển. Qua cuộc k/c chống TDP rồi ĐQ Mỹ và trong công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc XHCN ngày nay. Mặt trận Việt Minh đã trở thành biểu tượng sáng ngời của khối đại đoàn kết toàn dân, của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất và để lại cho Đảng ta những bài học quý báu, được Đảng ta vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. C. KẾT THÚC Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, ngọn cờ dân tộc đã được Đảng ta giương cao hơn bao giờ hết, Mặt trận Việt Minh thực sự trở thành nhân tố trung tâm quy tụ sức mạnh của nhiều lực lượng và cá nhân yêu nước tiến bộ. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và nâng lên một tầm cao mới. Mặt trận Việt minh thật sự có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan tọng đối với thành công của Cách mạng Tháng tám. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 B. NỘI DUNG....................................................................................................................1 I. Bối cảnh ra đời mặt trận Việt Minh:............................................................................1 1, Tình hình thế giới:.........................................................................................................2 2, Tình hình trong nước:...................................................................................................2 II. Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:.............4 1, Tập hợp lực lượng, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp:....................................5 2, Mặt trận Việt Minh có vai trò lãnh đạo Cách mạng tháng Tám:.............................7 3, Mặt trận Việt Minh có vai trò chỉ đạo Cách mạng tháng Tám:................................8 III, Ý nghĩa sự ra đời của Mặt trận Việt Minh:............................................................10 C. KẾT THÚC.................................................................................................................11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan