Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng h...

Tài liệu Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

.DOCX
159
1
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MỸ LINH VAI 'A TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Pháp luật về quyền con người Mã số : 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hồng Thanh HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực trong luận văn này. Hà Nội, ngày........tháng.........năm 2021 Người cam đoan Nguyễn Thị Mỹ Linh LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiêu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu cùng Quý thây cô Trường Đại học quôc gia Hà Nội, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện quản lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành Luận văn này đúng tiến độ. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biêt ơn sâu săc đên PGS.TS. Chu Hông Thanh đã luôn tận tình, sát sao hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiên luân văn./. Hà Nội, ngày........tháng.........năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Mỹ Linh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT su TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự........................................................................................... 11 1.1. Khái quát chung về quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ...................................................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm suy đoán vô tội...............................................................11 1.1.2. Nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự...17 1.1.3. Phạm vi áp dụng quyền được suy đoán vô tội.................................26 1.1.4. Ý nghĩa của quyền được suy đoán vô tội.........................................28 1.2. Luật sư và vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.................................................................................30 1.2.1. Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự........................30 1.2.2. Vai trò của luật sư trong việc bảo về quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự................................................................................. 31 1.2.3. Môi quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thê khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.........................35 1.3. Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.... 36 1.3.1. Quy định của pháp luật quốc tế....................................................... 36 1.3.2. Quy định của pháp luật một số quốc gia......................................... 39 V r A Chương 2 - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÈ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC SUY ĐOÁN VÔ TỘI VÀ THỰC TIỄN THựC HIỆN.....................................48 •••• 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự......................48 2.1.1. Quy định về vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự...........48 2.1.2. Quy định về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.......................................................................53 2.2. Thực tiễn thực hiện vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự............................................................58 2.2.1. Khái quát chung về tình hình tổ chức và hoạt động hành nghề của đội ngũ luật sư ở Việt Nam hiện nay.................................................................58 2.2.2. Ket quả đạt được trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của luật sư........................................................................63 2.2.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của luật sư.....................................65 2.3. Những đặc điểm, yêu cầu về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.........................................72 Chương 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN ĐƯỢC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH sự....................................................................77 ••• 3.1. Dự báo tình hình thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và phương hướng về nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.........................................77 3.1.1. Dự báo tình hình thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự........................................................................................................ 77 3.1.2. Phương hướng về nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.............................................81 3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự...................................................84 3.2.1. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật............................................84 3.2.2. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động...........................................91 KÉT LUẬN LUẬN VĂN....................................................................................99 •• DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................103 DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT r BLTTHS : Bộ luật tô tụng hình sự CQĐT HĐXX : Cơ quan điều tra : Hội đồng xét xử SĐVT TAND : Suy đoán vô tội : Tòa án nhân dân TTHS TTHSVN : Tố tụng hình sự : Tố tụng hình sự Việt Nam : Trách nhiêm hình sư TNHS •• : Viên kiểm sát VKS • : Viên kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC • : Vu án hình sư VAHS •• PCTP : Phòng chống tội phạm MỞ ĐÀU F F ỈTIV______________________Ạ__________________zl \ ______ -»Ạ J A •____________________1 • _______ . Tính cap thiêt của đê tài nghiên cứu Hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) là một hoạt động của Nhà nước có liên quan chặt chẽ tới quyền con người. Trong hoạt động TTHS các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; là hoạt động đụng chạm trực tiếp tới các quyền tự do, dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, đặc biệt là quyền con người của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nguy cơ dễ bị xâm hại. Vì vậy, việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong TTHS là một trong những mục tiêu rất quan trọng được cộng đồng quốc tế và mồi quốc gia đều quan tâm. Để đạt được mục tiêu trên, các văn kiện quan trọng của Liên Hợp quốc đã quy định các quyền, nguyên tắc và điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền con người trong TTHS. Trong đó suy đoán vô tội (SĐVT) được ghi nhận là quyền con người, quyền cơ bản của mọi cá nhân và là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Điều 11 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp quốc quy định: “Mọi người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của người đó”. Khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật”... Những quy định này là kết quả của một quá trình đấu tranh giữa các trường phái khác nhau trong việc tìm kiếm các biện pháp bảo đảm tính khoa học, khách quan, toàn diện quá trình TTHS. Ở nước ta, quyền được SĐVT, nguyên tắc SĐVT đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và văn bản pháp luật khác. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi F _____ được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kêt tội của Tòa án đã có hiệu lực”') Điêu 13 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực • • • Ị • • • • pháp luật”', Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định: ‘‘Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thăm quyền tiến hành tổ tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội”. Tất cả những quy định trên, đều chứa đựng những nội dung cơ bản nhất của quyền được SĐVT được các văn bản pháp lý quốc tế thừa nhận và được cụ thể hóa bằng nhiều quy định trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta. Việc Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận về mặt pháp lý những nội dung chủ yếu của quyền được SĐVT, thể hiện bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp theo hướng kế thừa những giá trị pháp lý tiên tiến của nhân loại, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong TTHS. Thực tiễn áp dụng những quy định đó trên thực tế đã minh chứng sự đúng đắn của sự ghi nhận và thực hiện quyền được SĐVT; người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã được bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của mình với tư cách là người chưa bị coi là có tội. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, việc nhận thức và thực hiện quyền được SĐVT chưa thống nhất, còn nhiều tồn 2 tại, mâu thuẫn, vẫn có không ít chủ thể tiến hành tố tụng hoặc những người có thẩm quyền khác hiểu sai lệch, thiên theo hướng buộc tội, coi người bị buộc tội là người có tội. Thực tế còn cho thấy, việc thực hiện quyền được SĐVT chưa được tuân thủ thực hiện một cách triệt để và nhất quán. Dưới góc độ khoa học pháp lý về quyền con người, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tở về mặt lý luận cũng như việc bảo đảm và thúc đẩy quyền được SĐVT trong TTHS và trong các lĩnh vực pháp luật khác. Việc đảm bảo quyên được SĐVT được thực hiện bởi nhiêu chủ thê • JL ụ • • • • khác nhau trong đó có vai trò quan trọng của Luật sư. Với tư cách là chủ thể tham gia tố tụng, để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác, hoạt động nghề nghiệp của Luật sư, các tổ chức hành nghề Luật sư đã góp phần bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đã có nhiều vụ án Luật sư tìm ra được chứng cứ gỡ tội cho thân chủ của mình, làm thay đổi tội danh theo hướng có lợi cho bị cáo, thậm chí tuyên vô tội theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Luật sư đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong đó có quyền được suy đoán vô tội, góp phần “không làm oan người ngay, đê lọt kẻ gian Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư 3 trong TTHS nói chung và trong hoạt động bảo đảm quyền được SĐVT nói riêng còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Ở nhiều nơi, nhiều thời điểm các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những hoạt động cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bào chữa của luật sư. Bên cạnh đó, nhiều luật sư cũng như tổ chức hành nghề luật sư còn chưa nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình trong hoạt động bảo vệ quyền con người trong đó có quyền được SĐVT. Chính vì những lý do trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay”', với hy vọng có cái nhìn toàn diện, nhận thức đúng đắn về quyền được suy đoán vô tội và phát huy được vai trò của người Luật sư. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền được suy đoán vô tội hay Nguyên tắc suy đoán vô tội là một vấn đề khá nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự, cho nên đã được nhiều nhà luật học ở trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Cu thể như: Phạm vi nước ngoài: Một sô công trình nghiên cứu của các tác giả như: TS.Davit Hammơ có công trình “Suy đoán vô tội và nghĩa vụ trái ngược; một văn bản cân bằng”, (Trường Đại học Tổng hợp Queensland, Australia, 2007); tác giả Jonathan Yardley có công trình “Nghĩa vụ chứng minh”, (Washington 4 Post, 2008); TS. Marie Vannostrand có công trình “Thực tiễn pháp lý và thực tiễn dựa trên cơ sở của chứng cứ”, (Trung tâm Nghiên cứu tội phạm và tư pháp, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Washington, 2007); ... Phạm vi trong nước: Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu được nhiều nhà luật học đề cập ở những mức độ và dưới các góc độ khác nhau. Cụ thể: PGS.TS Nguyễn Thái Phúc có công trình “Nguyên tắc suy đoán vô tội”, (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2006, Hà Nội, 2006); tác giả Đào Trí Úc có các công trình “Cdz‘ cách tư pháp hình sự và vẩn đề phòng chống oan sai”, (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4(204), 2005), “Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ” trong “Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ”, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2016; tác giả Nguyễn Ngọc Chí với công trình “Nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm tranh tụng trong xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đôi): Bước tiến vượt bậc về quyền con người',... Đối với nội dung nghiên cứu về hoạt động, vai trò của luật sư, có một số đề tài luận văn thạc sĩ có liên quan như: “Luật sư và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam ” của tác giả Lê Đăng Tùng, “Địa vị pháp lỷ của luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam thực tế tại thành phổ Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hữu Lai, “Vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai 5 trong tố tụng hình sự Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh... Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam là không trùng lặp với bất cứ đề tài nào trước đây. Nhìn chung, đã có rât nhiêu nghiên cứu vê quyên được suy đoán vô tội trong TTHS. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đưa vào áp dụng từ tháng 7 năm 2016 đã được hơn 05 năm - một thời gian chưa dài đối với một Bộ luật. Tuy nhiên, trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển, quyền con người ngày càng mở rộng, hành vi vi phạm quyền con người ngày càng đa dạng, do đó pháp luật cần hoàn thiện. Chính vì vậy, Luận văn này sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo giúp các nhà làm luật có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền được suy đoán vô tội, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao 6 vai trò của luật sư trong hoạt động bảo vệ quyền con người nói chung và quyền được suy đoán vô tội nói riêng trong tố tụng hình sự. 3.2. Mục tiêu cụ thể Đe đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn có những mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự hiện nay, như: làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi, vai trò, các yếu tố chi phối tới việc thực hiện quyền, nội dung quyền; - Làm sáng tở vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu, so sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta về vị trí, vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền được suy đoán vô tội với những quy định tương ứng trong pháp luật quốc tế, pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới; - Nghiên cứu đánh giá thực tiễn vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong giải quyết các vụ án hình sự. Qua đó chỉ ra được các quy định chưa thống nhất, phù hợp, những nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn khi thực hiện vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong giải quyết các vụ án hình sự. 7 - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện và thúc đẩy vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong giải quyết các vụ án hình sự . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được suy đoán vô tội; hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong TTHS. Luận văn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ quyền được suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và dưới góc độ luật tố tụng hình sự Việt Nam; thực tiễn hoạt động của luật sư trong phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực này trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm sáng tỏ quyền được suy đoán vô tội dưới góc độ nhân quyền quốc tế; - Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, nội dung quyền được suy đoán vô tội và ý nghĩa của quyền này trong hệ thống pháp luật nhân quyền quốc tế, luật 8 tố tụng hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu làm sáng tỏ vị trí, vai trò của quyên được suy đoán vô tội trong các chế định của luật quốc tế và luật tố tụng hình sự Việt Nam; - So sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta về quyền được suy đoán vô tội với những quy định tương ứng trong pháp luật nhân quyền quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý, tương thích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; - Phân tích, làm rõ việc thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự; - Phân tích, làm rõ vai trò, trách nhiệm của luật sư trong việc bảo vệ thực hiện quyền được suy đoán vô tội; - Đe xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về suy đoán vô tội và hệ thống những giải pháp bảo vệ và thúc đẩy thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 9 - Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nghiên cứu vấn đề trong trạng thái biến đổi không ngừng và trong mối quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa vấn đề nghiên cứu và các vấn đề khác. Đồng thời xem xét vấn đề nghiên cứu trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua các giai đoạn khác nhau. - Phương pháp phân tích: được sử dụng chủ yếu trong việc phân tích các khác niệm, đặc điểm, nội dung quyền được suy đoán vô tội; các quy định của pháp luật về quyền được suy đoán vô tội trong pháp luật nhân quyền quốc tế, pháp luật các quốc gia khác và trong pháp luật Việt Nam; ... - Phương pháp tông hợp: được sử dụng chủ yêu trong việc tông hợp các số liệu trong các báo cáo, thống kê của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện quyền, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Phương pháp này còn được sử dụng để có được các nhận xét, đánh giá trình bày trong luận văn. - Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng nhằm thu thập, thống kê và xử lý các số liệu, số liệu thu thập được trong các báo cáo, quá trình khảo sát thực tiễn việc thực hiện quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam. - Phương pháp so sánh: áp dụng trong việc so sánh các quy định của 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan