Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường l...

Tài liệu Vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của quốc gia

.DOCX
3
27
125

Mô tả:

1. Khái niệm Lễ tân ngoại giao Lế tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc, quy định, tập quán được các quốc gia thừa nhận mà các Chính phủ, các Bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế. Lễ tân ngoại giaođược xuất phát, thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Tuy không được coi là nội dung chủ yếu nhưng nó lại là công việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi. Đây là công cụ chính trị trong hoạt động đối ngoại của nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện rõ từ việc sắp xếp chỗ ngồi trong các hội nghị quốc tế đến các nghi lễ trong việc đón tiếp như cách treo quốc kỳ, cử hành quốc thiều, trong các buổi tiệc chiêu đãi thân mật… 2. Vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của quốc gia Lễ tân ngoại giao chỉ là cách thức giao tiếp, không phải là nội dung và mục đích cuối cùng của hoạt động ngoại giao nhưng lại là công tác quan trọng không thể thiếu của hoạt động ngoại giao. Cụ thể, lễ tân ngoại giao có 5 vai trò như sau:  Lễ tân ngoại giaothể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của quốc gia.  Lễ tân ngoại giaođóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.  Lễ tân ngoại giaolà phương tiện thực hiện và cụ thể hóa nguyên tắc quốc tế.  Lễ tân ngoại giaothể hiện sự trọng thị giữa các quốc gia, thể hiện sự lịch sự, văn minh của quốc gia này đối với quốc gia khác 1  Lễ tân ngoại giaogiới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hóa của dân tộc với thế giới. Trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của quốc gia, lễ tân ngoại giao là một loại nghiệp vụ cụ thể và là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại. Các biện pháp lễ tân đều xuất phát, thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước, biểu thị sự trọng thị, hữu nghị và hợp tác quốc tế đối với tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc và tập quán lễ tân đã được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Lễ tân ngoại giao không phải biện pháp nghiệp vụ đơn thuần, biện pháp lễ tân cũng như mức độ lễ tân, thường được đề ra và thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối đối ngoại và tình hình cụ thể với từng quốc gia. Mọi cuộc tiếp đón từ hình thức, nghi thức, số lượng và mức độ các nhân vật chính tham dự, quy mô các cuộc chiêu đãi đều phản ánh mức độ quan hệ giữa hai quốc gia. Ta thấy, có rất nhiều hoạt động lễ tân ngoại giao biểu trưng cho độc lập và chủ quyền quốc gia như: Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc thiều, Quốc huy. Đây là những biểu tượng mang tính chất thiêng liêng, là vật tượng trưng cho chủ quyền quốc gia, tự hào dân tộc được sử dụng một cách trang trọng, chu đáo. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những biểu trưng riêng không thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Đồng thời, cũng có rất nhiều cách để thể hiện chủ quyền của một quốc gia như: Thành lập chính phủ, lập ra hiến pháp và pháp luật… Tuy nhiên, thể hiện chủ quyền của quốc gia thông qua con đường lễ tân ngoại giao là một cách biểu hiện trực tiếp, mạnh mẽ và mang ý nghĩa lớn nhất đối với các nước trên thế giới. Với ý nghĩa đó, công tác lễ tân thực sự là công cụ chính trị và là phương tiện thể hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Mỗi hoạt động lễ tân dù lớn hay nhỏ 2 đều thể hiện thái độ chính trị, nên người làm lễ tân phải chu đáo, cẩn thận; đồng thời phải nắm bắt được chính sách đối ngoại, không được để xảy ra sơ xuất làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của quốc gia. Lễ tân ngoại giao còn thể hiện sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia. Sự thiếu sót trong công tác lễ tân ngoại giao bị coi như là một sự khinh miệt, nhục mạ người đại diện, làm mất thể diện quốc gia. Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc tự ý bỏ đi một số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừa nhận. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia. Ngày nay, trong thời kỳ mà việc giao lưu giữa các quốc gia không bị bó hẹp bởi địa lý thì vai trò của lễ tân ngoại giao trong bộ máy nhà nước càng được đề cao. Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định lễ tân là cần thiết và quan trọng không chỉ đối với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng. Qua đó, thể hiện một cách sâu sắc quyền làm chủ quốc gia cũng như đường lối chính trị đúng đắn, vững vàng của nhà nước và dân tộc ta trong thời kỳ đất nước đổi mới. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan