Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở việt ...

Tài liệu Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở việt nam

.DOC
12
210
72

Mô tả:

BÀI LÀM I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1,Qúa trình hình thành Hội bảo vệ người tiêu dùng: Khi nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực do nền kinh tế thị trường đem lại thì nó đã nảy sinh những hành vi vi phạm ngiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân và đối tượng đặc biệt là những người tiêu dùng cũng như gây bất ổn cho nền kinh tế và cho xã hội. Và ngay từ khi nảy sinh vấn đề này thì Đảng và nhà nước ta đã có những hành động quan tâm tích cực đến công tác bảo vệ người tiêu dùng trước những ảnh hưởng của nên kình tế thị trường đem lại. Vào ngày 2/5/1988 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131 CT phê chuẩn việc thành lập Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng Việt Nam. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Hội. Ngày 6/5/1988, đại hội thành lập Hội đã được tiến hành ở Hà Nội, với tên tắt là Hội tiêu chuẩn Việt Nam, tên giao dịch là VINATAS. Một vài năm sau khi được thành lập, được tiếp xúc với phong trào người tiêu dùng thế giới, Hội nhận thấy công tác tiêu chuẩn hóa đo lường, chất lượng gắn liền với quyền lợi người tiêu dùng nên đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề người tiêu dùng Việt Nam. Tại đại hội tháng 7/1991 Hội đã quyết định đưa nội dung bảo vệ người tiêu dùng vào cương lĩnh của Hội và đổi tên Hội thành Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa,đo lường, chất lượng và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, gọi tắt là Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tên giao dịch là VINASTAS. Sau khi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam được thành lập , một số Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Đồng Nai đã được thành lập và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong địa phương. Hiện nay, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã có 39 thành viên ở các tỉnh và thành phố. Các Hội thành viên là các Hội độc lập, hoạt động trong phạm vi địa phương, tự nguyện là thành viên của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. 2, Địa vị pháp của Hội bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật VN: a, Các văn bản quy định địa vị pháp lý của Hội bảo vệ người tiêu dùng:  Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, hoạt dộng và quản lý hội.  Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH ngày 27/4/1999, Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng đã có một số quy định về nguyên tắc hoạt động, về quyên và nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.  Ngoài ra điều lệnh hoạt động của từng Hội bảo vệ người tiêu dùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cũng là cơ sở pháp lý quan trọng xác định tôn chỉ , mục đích hoạt động, quyền và nghĩa vụ của từng Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. b ,Bản chất pháp lý của Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam: Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam là tổ chức xã hội do các các nhân và tổ chức Việt Nam tự nguyện thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Hiện nay, tổ chức của Hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam chia là 2 cấp. Ở trung ương có Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) hoạt động trong phạm vi cả nước (được gọi là Hội trung ương). Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có điều kiện thì thành lập hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh( còn gọi là Hội địa phương). Bản chất của Hội bảo vệ người tiêu dùng thể hiện tôn chỉ mục đích của Hội và được quy định rõ ràng tại điều lệ hoạt động của Hội. Các Hội được thành lập tại các địa phương khác nhau, do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau cho phép thành lập, có quy định khác nhau trog điều lệnh hoạt động của Hội tuy nhiên thì đều có những đặc trưng sau đây: - Hội bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính, góp phần phát triển bền vững và ổn định kinh tế đất nước. - Đặc thù của Hội bảo vệ người tiêu dùng là hội không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thành viên của Hội mà cón bảo vệ cho tất cả các người tiêu dùng khác bị vi phạm quyền lợi. Mặt khác, thông quan các hoạt động của Hội để chống hàng giả, hàng nhái, chống các hoạt động vi phạm pháp luật về cân , đo , đong , đếm, dán nhãn mác, tiêu chuẩn, quy chuẩn..qua đó góp phần cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế đất nước.Đây chính là điểm khác biệt của Hội so với các Hội xã hội nghề nghiệp khác. - Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội mỗi địa phương mà tên gọi và tôn chỉ mục đich của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương là khác nhau, tuy nhiên tôn chỉ và mục đích chung là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính góp phần xây dựng kinh tế đất nước phát triển. 3, Cơ cấu tổ chức của Hội bảo vệ người tiêu dùng: Hội bảo vệ người tiêu dùng có cơ cấu tổ chức tuân thủ quy định về cơ cấu tổ chức của hội tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết về tố chức, hoạt động và quản lý Hội. Cơ cấu tổ chức của mỗi Hội bảo vệ người tiêu dùng được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Hội. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Hội bảo vệ người tiêu dùng bao gồm:  Đại hội : Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường.  Ban lãnh đạo ( ban chấp hành hội): là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa 2 kỳ đại hội.  Ban thường vụ do ban chấp hành bầu ra, gồm có 1 Chủ tịch, các phó chủ tịch, Uỷ viên thường trực( tổng thư ký, thư ký), Trưởng ban kiểm tra và một số ủy viên.  Ban kiểm tra do Ban chấp hành bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Uỷ viên. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết và các tài chính của Hội. Trưởng ban kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra trong các cuộc họp Ban chấp hành  Các tổ chức khác như văn phòng giải quyết khiếu nại, các ttrung tâm ngiên cứu và tư vấn tiêu dùng , tạp chí, các chỉ hội trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo quy chế do thư ký trình và được ban thường vụ phê duyệt. II, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1, Thực trạng về vấn đề xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng: Quan hệ giữa người tiêu dùng và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ và một mối quan hệ dân sự phổ biến vì vậy chúng phải được thiết lập và bảo vệ trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, trung thực,tôn trọng pháp luật và tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, trong mối quan hệ mua bán giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng thì người tiêu dùng thường bị yếu thế, bởi những sự hạn chế về thông tin, trình độ, kiến thức chuyên môn và cả khả năng đàm phán hợp đồng cũng như khả năng tự bảo vệ mình nên gần như nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia trong quan hệ này là điều khó có thể thực hiện được. Chính vì lý do này mà trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều người tiêu dùng bị xâm hại đến lợi ích cá nhân của mình. Chỉ tính riêng năm 2006 và đầu năm 2007 vừa qua đã phát hiện những vụ xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng được dư luận hết sức quan tâm như vụ xăng pha acetone và làm hư hỏng một số bộ phận trong xe máy khiến cho hàng ngàn xe máy bị thiệt hại, hay vụ bột pha nước được ghi thanh sữa tươi nguyên chất của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam. Hay theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu tư vấn tiêu dùng của VINASTAS, trong tháng 7 năm 2010, qua kết quả điều tra về chất lượng sản phẩm sữa của 19 đơn vị kinh doanh sữa cho thấy : 20% số cơ sở có vi phạm về nhãn sản phẩm. Trong 20 mẫu sữa lấy ngẫu nhiên tren thị trường để kiểm nghiệm , thì có 10 mẫu không đạt được những hàm lượng công bố trên bao bì. Vụ nước tương có chứa chất 3- MCPD gây ung thứ năm 2007 và gần đây báo chí liên tiếp đề cập đến việc quảng cáo lẫn lộn giữa thuốc chữa bện và các thực phẩm chức năng tạo ra sự ngộ nhận cho người tiêu dùng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan... Tiếp tục theo khảo sát của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tại một số điểmbán xăng dầu, sai số đo lường bình quân khoang 5%, tương ứng với mức tiêu thụ xăng dầu hiện nay của người dân thì có thể ước tính thiệt hại lên đên hàng ngàn tỷ đồng , chưa kể là xăng lại còn pha thêm các tạo chất khác. 2, Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng: a , Vai trò của Hội được quy định trong các pháp luật: Hội bảo vệ người tiêu dùng có vai trò rất lớn đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về mặt pháp lý, vai trò của Hội đã được công nhận tại nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng năm 1999. Theo điều 13 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng năm 1999 thì “Trong hoạt động baoe vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền: a ,Tiếp nhận các khiếu nại của người tiêu dùng, tổ chức hòa giải giữa người tiêu dùng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; b ,Đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền , khởi kiện ra tòa án khi được người tiêu dùng ủy quyền. c ,Thực hiện các hoạt động gắn liền với nhiệm vụ của nhà nước và được nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước d , Tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước về pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch, biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; c ,Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, có thể hiểu vai trò chủ yếu của Hội bảo vệ người tiêu dùng là “trung gian, cầu nối” giữa người tiêu dùng với các cá nhân, tổ chức kinh doanh và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Để qua đó phần nào giảm bớt đi được sự bất bình đẳng giữa một bên là chủ thể người tiêu dùng và một bên là các cá nhân, tổ chức kinh doanh. b , Vai trò của Hội trong thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng của Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam: Các Văn phòng tư vấn khiếu nại của người tiêu dùng được thành lập bởi Hội bảo vệ ngưởi tiêu dùng và các Hội thành viên, tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc để tư vấn giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan cung cấp hàng hóa và có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Văn phòng tư vấn khiếu nại đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, và tiếp theo đó là văn phòng tư vấn được thành lập ở Hà Nội, và hàng loạt các văn phòng khác được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Hội ở các tỉnh và thành phố trên khắp cả nước với nhiều những tên gọi khác nhau. Các văn phòng này được thành lập với mục đich khuyến khích khiếu nại và người bị khiếu nại tham gia vào quá trình hòa giải, thương lượng và thông qua quá trình đó thì mâu thuẫn phát sinh của hai bên sẽ được giải quyết triệt để một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất.Hiện nay thì các văn phòng tư vấn khiếu nại đều không thu lệ phí của người khiếu nại và người bị khiếu nại. Tuy nhiên khi tiên hành các hoạt động tư vấn , hỗ trợ trung gian hòa giải thì đòi hỏi phải có các khoản chi phí xác định cần thiết. Chính điều này đã phần nào khuyên khích thêm việc những người tiêu dùng bị xâm phạm lợi ích tìm đến nhiều hơn với văn phòng tư vấn để tìm cách tháo gỡ vấn đề một cách nhanh chóng và ít tồn kém. Và hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của các Văn phòng tư vấn khiếu nại đã mang lại những ý nghĩa rất to lớn cho người tiêu dùng cũng như các tổ chức, cá nhân kinh doanh hay có cả ý nghĩa lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau, cụ thể:  Với người tiêu dùng: Hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của các văn phòng tư vấn khiếu nại chính là hoạt động thiết thực và cụ thể trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hầu hết các khiếu nại được gửi đến văn phòng đều được xem xét và hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng và có hiểu quả.  Đối với doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân kinh doanh: - Khiếu nại của người tiêu dùng thể hiện là tiếng nói tích cực, quuys báu đóng góp cho doanh nghiệp qua đó doanh nghiệp có thể nhận ra những yếu kém của mình trong khâu quản lý và công nghệ hay thậm chí là trong chính sách kinh doanh mà họ đang thực hiện. - Mặt khác, hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại này còn có ý nghĩa bảo vệ uy tín của những doanh nghiệp làm ăn chân chính khi bị người tiêu dùng có tính vụ lợi quá đáng và lạm dụng quyền khiếu nại để hạ thấp uy tín của doang nghiệp.  Đối với hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau: Hoạt động này đã mang lại những ý nghĩa rất tích cực trong việc phát hiện các vi phạm chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước xử lý có thẩm quyền, phát hiện một số vấn đề làm cơ sở kiến nghị để các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau xem xét và hoàn thiện chính sách quản lý như quản lý về chất lượng sản phẩm, quản lý thuế và quản lý quảng cáo... III, MỘT SỐ ĐÁNH GIÁVÀ KIẾN NGHỊ VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1, Những hạn chế trong việc thực hiện các vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng: - Thực tế cho thấy, đối với các tỉnh có Hội bảo vệ người tiêu dùng thì hoạt động của Hội chủ yếu là ở khu vực thị xã, tỉnh lỵ, thành phố. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của Hội còn đơn giản, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, mạng lưới thì chưa mở rộng đến các địa bàn nhỏ hơn như các đơn vị cấp xã,huyện hay ở những nơi vùng sâu, vùng xa. - Nhiều Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì còn khá lúng túng trong phương hướng tổ chức và hoạt động, vẫn chưa nắm bắt được những công việc cụ thể cần phải làm, chưa đến gần được với người tiêu dùng mà vẫn chỉ là mang tính hình thức và hầu như không có hoạt động nào nổi bật. Vì vậy, mặc dù số lượng Hội bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương là tương đối lớn nhưng số lượng hoạt động có hiệu quả thì lại chỉ đạt một con số rất khiêm tốn. - Ở địa phương, các văn phòng tư vấn khiếu nại người tiêu dùng thường đặt ở các vị trí không thuận tiện, điều kiện hoạt động và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Do các hội này thì vẫn chỉ hoạt động trên tinh thần giúp đỡ và hỗ trợ miễn phí cho người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi nên dẫn đến những khó khăn kể trên và cũng không nhận được nhiều sự quan tâm chú ý. - Mặt khác, Hội không phải là một tổ chức, cơ quan nhà nước nên không có quyền hạn gì về mặt pháp lý cả. Hội hoạt động dựa trên uy tín và tiếng vang của mình, và phần lớn sử dụng lực lượng người tiêu dùng để tự đứng ra bảo vệ người tiêu dùng. Những hoạt động `của Hội chủ yếu là tạo ra những ảnh hưởng hay những tác động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đang bị xâm phạm. - Khi tiếp nhận những đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng, do không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề này nên những ý kiến của Hội chỉ mang tính chất là đề xuất, kiến nghị mà không có tính quyết định, nên nhiều khi làm cho những ý kiến đó không xác đáng hoặc không có tính thuyết phục, chưa góp phần xử lý vi phạm hay bảo vệ được lợi ích cho người bị hại. Vì vậy, làm cho tâm lý của người tiêu dùng còn hoang mang và chưa thật sự đặt niềm tin vào vai trò giải quyết khiếu nại của Hội. Theo thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm các cấp Hội nhận được khoảng hơn 1000 đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng, tuy nhiên thì số lượng vi phạm đến người tiêu dùng của các doanh nghiệp kinh doanh thì nhiều hơn rất nhiều so với con số đó. - Trên thực tế tìm hiểu thì những nhân viên công tác tại các văn phòng tư vấn khiếu nại thì trình độ chuyên môn chưa cao, kiến thức pháp luật còn hết sức hạn hẹp, không thể tiếp nhận và giải quyết nhiều khiếu nại mang tính chất phức tạp của người tiêu dùng. 2, Những kiến nghị nhằm giúp Hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hoàn thiện tốt vai trò của mình đối với vấn đề bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: - Thứ nhất, Theo điểm b Khoản 1 điều 28 Luật bảo vệ người tiêu dùng thì tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền “đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng” . Tuy nhiên, để có cách hiểu chính xác và đầy đủ về khái niệm “ lợi ích công cộng “ thì không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng hơn là thế nào là lợi ích công cộng và lợi ích công cộng được áp dụng cụ thể trong các trường hợp nào thì Hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng được đại diện cho người tiêu dùng đứng ra khiếu kiện. - Thứ hai, theo khoản 1 điều 29 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010: “Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật”. Quy định là như vậy, nhưng nhà nước lại không quy định rỗ những công việc mà nhà nước sẽ giao cho các tổ chức xã hội, cho Hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, và khi thực hiện những công việc đó thì nhà nước sẽ hỗ trợ các tổ chức đó như thế nào, các khoản hỗ trợ được tính cho các công việc như thế nào. Vì vấn đề tài chính cúng là một vấn đề rất quan trọng để duy trì hoạt động của một tổ chức, nên nhà nước cũng cần chú trọng đến hỗ trợ cho các hoạt động của Hội một cách hợp lý. - Thứ ba, Nhà nước cần xác định rõ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng ở cấp huyện là cơ quan nào, vì theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thìđây là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của người tiêu dùng, của các tổ chức xã hội trong trường hợp tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích công cộng. - Thứ tư, Cần nâng cao địa vị của Hội bảo vệ người tiêu dùng ngang bằng với các Hiệp hội nghành nghề và Hiệp hội nghề nghiệp. Việc đó đồng nghĩa với việc tất cả các dự án luật mà phạm vi điều chỉnh liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng thì không chỉ các Hiệp hội nghành nghề, Hiệp hội nghề nghiệp được tham gia, mà còn phải có sự tham gia của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dưới hình thức chính đáng. - Thứ năm, Cần nâng cao cơ sở vật chất, cũng như năng lực giải quyết khiếu nại cho các Hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng ở địa phương, từ đó tạo nên sự tin cậy của người tiêu dùng với Hội. Và nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa Hội và các cơ quan quản lý của nhà nước, các hệ thông viện nghiên cứu, các trường đại học để thiết lập “hệ thống cảnh báo’” trước những hàng hóa hay dịch vụ có nguy cơ gây mất an toan cho người tiêu dùng, để người tiêu dùng biết và có những lựa chọn đúng đắn nhất cho mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình Luật cạnh tranh 2, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các văn bản có liên quan. 3,http://www.nguoitieudung.com.vn/main/index.php? action=News&do=1&id=1739#.USY2aKUXHUM 4,http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Su-kien-Binh-luan/9303/To-chuc-hoat-dong-cua-Hoibao-ve-nguoi-tieu-dung-Vua-yeu-vua-thieu 5,http://nld.com.vn/20120807085130636p0c1014/bao-ve-nguoi-tieu-dung-can-da-dang-to-chuchoi.htm 6,http://www.baomoi.com/Phat-huy-vai-tro-cua-Hiep-hoi-trong-bao-ve-nguoi-tieudung/144/4738524.epi MỤC LỤC I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1,Qúa trình hình thành Hội bảo vệ người tiêu dùng: 2, Địa vị pháp của Hội bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật VN: a , Các văn bản quy định địa vị pháp lý của Hội bảo vệ người tiêu dùng: b , Bản chất pháp lý của Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam: 3, Cơ cấu tổ chức của Hội bảo vệ người tiêu dùng: II, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1, Thực trạng về vấn đề xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng: 2, Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng: a , Vai trò của Hội được quy định trong các pháp luật: b , Vai trò của Hội trong thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng của Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam: III, MỘT SỐ ĐÁNH GIÁVÀ KIẾN NGHỊ VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: 1, Những hạn chế trong việc thực hiện các vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng: 2, Những kiến nghị nhằm giúp Hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hoàn thiện tốt vai trò của mình đối với vấn đề bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan