Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở việt ...

Tài liệu Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở việt nam

.DOC
14
185
143

Mô tả:

Mục lục I/Đặt vấn đề...............................................................................................1 II/Giải quyết vấn đề..................................................................................1 1. Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng..........................................2 2. Thực tế giải quyết của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.......5 3. Nâng cao năng lực Hội Bảo vệ người tiêu dùng.............................5 III/ Kết luận............................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................13 LCT&BVNTD.HK – 12. Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam. I/Đặt vấn đề. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp ngày càng phát triển, song song với đó vị thế của người tiêu dùng ngày càng yếu đi, bằng chứng là người tiêu dùng ngày càng ở vị trí bất lợi so với doanh nghiệp. Chính vì lí do như vậy mà cơ chế để bảo vệ người tiêu dùng ngày càng cần thiết, một trong những cơ chế đó là sự xuất hiện của hội bảo vệ người tiêu dùng. Trong bài viết sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng (NTD) ở Việt Nam. II/Giải quyết vấn đề. Trước khi đi sâu vào tìm hiểu và phân tích vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng ta cần hiểu khái niệm hội bảo vệ người tiêu dùng được định nghĩa theo pháp luật là thế nào. Theo quy định tại Điều 27 Luật bảo vệ người tiêu dùng có nêu: “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1. Tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.” Theo quy định này ta có thể hiểu rằng ngoài hội bảo vệ người tiêu dùng thì những tổ chức xã hội khác được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ thì đều có thể tham gia hoạt động bảo 1 vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn thực hiện được các điều khoản được ghi trong Luật là rất khó khăn bởi vì không phải ai cũng có được một kiến thức đầy đủ về pháp luật, do vậy xuất hiện những tổ chức xã hội ra đời nhằm hỗ trợ hoặc đứng ra đại diện cho người tiêu dùng. 1. Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Luật bảo vệ người tiêu dùng: “Điều 28. Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội 1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây: a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định 2 tại Điều 29 của Luật này; g) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng. 2. Chính phủ quy định điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.” “Điều 29. Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao 1. Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện.” Các tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được quyền tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động sau đây: hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người 3 tiêu dùng; tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng . Ngoài ra tổ chức xã hội còn thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện có hệ thống cơ quan của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (cơ quan ở trung ương và các địa phương) trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước đây các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng muốn khởi kiện phải được ủy quyền của người tiêu dùng. Chẳng hạn, có người tiêu dùng A, B gì đó bị xâm hại nhưng họ không đi khởi kiện mà có thể ủy quyền cho Hội đi kiện. Nhưng có những vấn đề xâm hại người tiêu dùng liên quan đến nhiều người chứ không chỉ một cá nhân cụ thể. Mức độ thiệt hại với cộng đồng lớn, thì Hội bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đứng ra khởi kiện doanh nghiệp. Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng . Trong trường hợp đó, các hội có thể tự đi tìm thông tin, chứng cứ để kiện, khi hội tiến hành khởi kiện thì phải đi tập hợp chứng cứ, phải quan sát, điều tra để chứng minh . Nhưng thực tế các hội không có chức năng, quyền hạn để kiểm tra, ví dụ kiểm tra cây xăng . Hội có nhiều chức năng, chức năng khởi kiện là một trong những công việc người ta có thể làm. Với điều kiện có những phát hiện liên quan cộng đồng, liên quan lợi ích chung, Hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, ví dụ Sở Khoa học & Công nghệ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường . tiến hành kiểm tra. 4 Đây là những quy định của pháp luật về vai trò của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng qua thực tế giải quyết các vụ việc để bảo vệ người tiêu dùng. 2. Thực tế giải quyết của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tình hình hiện nay khiếu nại liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang càng ngày càng nhiều. Trung bình mỗi năm Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng VN (Vinastas) nhận khoảng 1.000 hồ sơ khiếu nại của người tiêu dùng (NTD). 80% trong số đó giải quyết được, 20% còn lại không thể giải quyết. Ngoài ra không chỉ có cá nhân NTD khiếu nại mà còn có cả các tổ chức, cơ quan và thậm chí cả người nước ngoài cũng có khiếu nại. “Ông Đỗ Viết Tịnh Chánh văn phòng Vinastas - cho biết, trong nhiều vụ việc, doanh nghiệp, nhà sản xuất đã buộc phải giải trình, đàm phán với NTD liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Với những hồ sơ không thể giải quyết được, theo ông Tịnh, phần nhiều do chính NTD không có đủ chứng cứ.” Tuy nhiên, trong không ít vụ khiếu nại, lỗi sai một phần thuộc về người tiêu dùng. 3. Nâng cao năng lực Hội Bảo vệ người tiêu dùng Chúng ta sẽ nhìn nhận năng lực của Hội bảo vệ người tiêu dùng sau một ví dụ cụ thể sau đây: Trung tuần tháng 5 năm 2011, anh Hồ Phú Quốc Cường ở quận Tân Phú, TP.HCM đến chi nhánh Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động ở đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình mua một điện thoại di động HTC Desire Black với giá gần 13 triệu đồng. Tại đây, anh Cường đồng ý mua thêm gói dịch vụ bảo vệ điện thoại với giá 1,8 triệu đồng. Thế nhưng sau đó một tuần, điện thoại bị mất, anh Cường 5 đến chi nhánh Công ty Thế giới Di Động nhờ xác định vị trí điện thoại thì được giải thích do nhân viên quên, chưa kích hoạt thiết bị và xin lỗi khách hàng chứ không đồng ý đền bù. Qúa bức xúc, anh Cường gởi đơn đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, nhưng Hội này cũng không giải quyết được. Anh Hồ Phú Quốc Cường, quận Tân Phú, TP.HCM cho biết: "Sau 2 lần Hội Bảo vệ người tiêu dùng gửi thư mời nhưng phía Công ty Thế giới Di động không tới để giải quyết khiếu nại, sau 2 lần chúng tôi mất nhiều công sức, tôi thấy Công ty quảng bá không đúng sự thật. Sau khi sự việc xảy ra thì chỉ nhận được lời “xin lỗi anh chị”. Như vậy công ty thu lợi trực tiếp, còn khách hàng không được bảo vệ". Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, do quyền của Hội có hạn, nên gặp phía bị khiếu nại không có thiện chí thì đành chịu. Hội chỉ còn cách chuyển tiếp hồ sơ lên Ban Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Sở Công thương để nhờ xem xét. Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng thường không muốn đến cơ quan công quyền, pháp lý để giải quyết vì ngại tốn kém án phí, mất thời gian và nhiều lý do tế nhị khác... Chính vì thế, hiện tại, Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM vẫn là nơi được nhiều người tiêu dùng tìm đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, dù Hội này đã được thành lập gần 20 năm nhưng chưa bao giờ được cấp kinh phí để hoạt động. Như vậy, ngay chính quyền lợi của Hội cũng chưa tự bảo vệ được. TS Nguyễn Mộng Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP.HCM cho biết: "Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng do Nhà nước giao nhiệm vụ. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo địa phương nên quan tâm đến hoạt động của Hội để giảm bớt khó khăn khi Ban chấp hành đều lớn tuổi, tài chính không có”. Cũng theo Hiệp hội bảo vệ Người tiêu dùng TP.HCM, dù Luật bảo 6 vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 1/7, nhưng hiện nay tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra khá phổ biến. Trong khi Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền thì người tiêu dùng muốn đòi quyền lợi chính đáng của mình cũng còn phải chịu nhiều gian nan. Về công tác tổ chức phát triển Hội: Năm 2011 Trung ương Hội đã tiến hành thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ 2011-2015) , tổ chức thành công Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Nhà nước trao tặng và mới đây đã kết nạp thêm 2 Hội thành viên là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Nam nâng tổng số hội viên trong cả nước lên 41 hội thành viên. Thường trực đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình công nhận “Doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng”, câu lạc bộ “Doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng”, CLB Người tiêu dùng Thăng Long. Kết nạp thêm Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, đưa Tổ chức trực thuộc TW Hội lên 13. Trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật:Hội đã tổ chức 10 cuộc hội thảo với các chủ đề: “Cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với BVQLNTD”, “Góp ý cho Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVQLNTD”, “Thị trường giấy tiêu dùng: thực trạng, nguy cơ và trách nhiệm BVNTD”, “Thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe của bé”, “Hiểm họa transfat – NTD Việt Nam cần được bảo vệ”, “Sản phẩm tiết kiệm điện- những vấn đề cần quan tâm”, “Chất lượng hóa mỹ phẩm và sức khỏe NTD”, “Dịch vụ hậu mãi – Thực trạng và giải pháp”, “Công nghệ và tình hình sản xuất dây CCA”, “Hiểu và lựa chọn sản phẩm chăn, ga, gối, đệm”. Thường trực Hội phổ biến Luật BVQLNTD cho 4 lớp khoảng 1.000 cán bộ Hà Nội, do Sở Công Thương tổ chức; một lớp khoảng 200 báo cáo viên toàn TP Hà Nội do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, một 7 lớp 50 cán bộ Hội Luật gia tỉnh Quảng Ninh, nguyên là lãnh đạo tỉnh và các ngành; một lớp cho công ty sữa VINAMILK, một lớp cho công ty VEDAN. Tuyên truyền trên cơ quan ngôn luận của Hội. Viết báo, tham gia diễn đàn trực tuyến, trả lời phỏng vấn báo chí, như Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thông tấn xã, các ĐàiTruyền hình, Đài phát thanh, các báo Nhân dân, VnExpress, VietnamNet, Dân trí, Đại đoàn kết, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Pháp luật, KH & ĐS, Hà Nội mới, tạp chí Công nghiệp, Tiêu & Dùng, Giáo Dục Việt Nam vv…Về công tác tư vấn giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùngTrong năm 2011 Văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại (VPTVKN) của người tiêu dùng tại Hà Nội đã tiếp nhận 218 đơn khiếu nại chính thức của người tiêu dùng và giải quyết được 158 đơn khiếu nại, trong khi đó tại Văn phòng phía Nam đã tiếp nhận 183 khiếu nại và đã giải quyết được 176 khiếu nại cho người tiêu dùng. Ngoài ra các VPTVKN và các Hô ̣i còn tư vấn, hỗ trợ trực tiếp qua điê ̣n thoại, đường dây nóng hàng ngàn khiếu nại của người tiêu dùng. Phần lớn khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ (70%), vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) (20%). Số lượng khiếu nại được tư vấn hỗ trợ giải quyết thành công gần 87%. Trị giá hàng hóa khiếu nại ngày càng lớn như ô tô, xe máy, căn hô ̣; tính chất phức tạp ngày càng tăng; ảnh hưởng đến nhiều người như về VSATTP, khối lượng nước sạch tối thiểu mô ̣t hô ̣ trong mô ̣t tháng phải thanh toán. Khiếu nại còn liên quan đến hoạt đô ̣ng gian lâ ̣n, lừa dối người tiêu dùng. Qua hoạt đô ̣ng tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại, đã giúp người khiếu nại đòi quyền lợi hợp pháp của mình trên cơ sở luật pháp; qua đó còn phản hồi, góp ý cho doanh nghiê ̣p, được doanh nghiệp thừa nhận; kiến nghị với Chính phủ, các Bô ̣ hữu quan; phản biê ̣n và đóng góp ý kiến cho chính sách và các qui định quản lý liên quan đến người tiêu dùng. Do vậy kết quả hoạt đô ̣ng này được nâng lên. 8 Về công tác tư vấn:Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong các chức năng hoạt động mà VINASTAS và tất cả các thành viên, các tổ chức trực thuộc tiến hành thường xuyên, đặc biệt trong hai lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Tham gia Tổ biên tập xây dựng Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BVQLNTD, Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVQLNTD. Đóng góp ý kiến cho: dự thảo luật Phổ biến, giáo dục pháp luật do Hội Luật gia và Bộ Giáo dục tổ chức tại Hà nội; dự án luật Quảng cáo, do Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Hà nội và do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức tại TP Hồ Chí Minh; Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành luật An toàn thực phẩm, do VCCI tổ chức tại Hà Nội.Ngoài ra còn tiến hành khảo sát các chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh trong dầu gội đầu; khảo sát tình hình tiêu thụ và các chỉ tiêu an toàn của dây điện lưỡng kim CCA; tổ chức 3 đợt khảo sát nhóm hóa chất Bêta-agonist trong thức ăn chăn nuôi lợn và gà; khảo sát, xây dựng dự thảo QCVN Điều kiện vệ sinh an toàn sản xuất nước uống đóng chai, nhiệm vụ do Cục ATVSTP, Bộ Y tế giao; khảo sát, xác định dư lượng hóa chất nhóm Bêta-agonist trong thịt lợn tại TP.HCM, nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam giao.Ngày 18/8/2011 Hội đã có công văn kiến nghị Thủ tướng xem xét, sửa đổi khoản 2, điều 42 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về thu tiền theo khối lượng nước sử dụng tối thiểu 4m3/hộ/tháng. Ngày 23/8/2011 Văn phòng Chính phủ đã có công văn chuyển Bộ Xây Dựng xem xét. Ngày 1/9/2011, Bộ Xây Dựng đã có công văn gửi Hội thông báo dự kiến trong tháng 9/2011 sẽ trình Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 117 trong đó có kiến nghị của Hội. Bên cánh đó Hội còn có công văn kiến nghị Tổng cục TCĐLCL có biện pháp quản lý chất lượng và an toàn đối với nhóm sản phẩm dây điện bọc nhựa PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750 V, dây điện làm từ vật liệu lưỡng kim, nhôm bọc đồng (CCA) và Cục ATVSTP về việc xem xét 9 xử lý đối với công ty quảng cáo mang tính lừa đối với thực phẩm chức năng Tâm não khang và Kình nguyên khang.Bên cạnh những kết quả trên Hội còn đạt được những kết quả khác trong công tác hợp tác quốc tế, thực hiện các dự án, đề tài và tham gia các hội nghị, hội thảo và diễn đàn của các cơ quan chức năng.Như vậy trong năm 2011Trung ương Hội đã bám sát Nghị quyết Đại hội V: “Tận dụng các phương tiện, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hoạt động Hội” bằng nhiều biện pháp như trực tiếp phổ biến, tổ chức hội thảo, qua cơ quan ngôn luận của hội và qua hệ thống phương tiện truyền thông, phát hành ấn phẩm vv... Qua đó đã góp phần tích cực nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật BVQLNTD, Luật ATTP cho người dân và nâng cao vị thế của Hội.Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2012 Tiếp tục phát triển các Hội địa phương và mạng lưới cơ sở. Địa phương chưa được công nhận hội đặc thù tiếp tục vận động cấp ủy, chính quyền để được công nhận. Kiện toàn một số Ban chuyên môn và tổ chức trực thuộc; Tận dụng các phương tiện, điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân; Tổ chức “Ngày quyền của người tiêu dùng Thế giới” 15/3/2012, trong đó tổ chức tốt việc phối hợp với tỉnh Đắk Lắk; Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Theo dõi sát tình hình thị trường, chọn những vấn đề bức thiết để hội thảo, kiến nghị với nhà nước và đưa lên công luận khi cần thiết; Tổ chức thực hiện “Chương trình Doanh nghiệp tin cậy” và đẩy mạnh hoạt động của CLB “Doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng”; Xúc tiến thủ tuc thành lâ ̣p "Quỹ vì người tiêu dùng”; Đẩy mạnh việc khai thác các nguồn dự án trong nước và Quốc tế. Xây dựng 2 đề tài: “Phổ biến luật BVQLNTD” và “Xây dựng sổ tay Người 10 tiêu dùng” đã đăng ký với VUSTA; Tư vấn giải quyết khiếu nại là một nội dung hoạt động cụ thể bảo vệ quyền lợi NTD. Vì vậy cần đưa hoạt động này vào nề nếp; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại trong toàn hệ thống Hội, từ TW đến địa phương. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế theo đúng đường lối đối ngoại nhân dân và hội nhập của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt dự án nâng cao nhận thức người tiêu dùng về rau an toàn, giai đoạn 2011 – 2013, do TW Hội ký thỏa thuận hợp tác với Văn phòng Đại diện của VECO Vương quốc Bỉ tại Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Khai thác các nguồn kinh phí hợp pháp cho hoạt động của Hội, trong đó có nguồn từ việc giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tranh thủ các nguồn lực, từng bước xây dưng cơ sở vật chất, kỹ thuật của Hội, từ TW đến địa phương. Tiếp tục mở rộng quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Tổ chức tổng kết 1 năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Được thành lập vào những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, trong suốt 23 năm qua, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là một trong số 72 hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam là một hội có một vị trí khá đặc biệt trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam. 11 III/ Kết luận. Qua bài viết chúng ta đã phần nào hiểu rõ vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cũng như những quy định chưa hợp lý trong pháp luật. Do giới hạn nên bài viết sẽ còn nhiều hạn chế xong mong đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của đề tài. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011. 2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan