Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên...

Tài liệu Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên

.PDF
115
268
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN BÍCH HÒA VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NGĂN NGỪA TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN BÍCH HÒA VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NGĂN NGỪA TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN Chuyên ngành: Xã hội học Mã số : 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên” (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội) là công trình nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Như Trang. Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các số liệu, thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Bích Hòa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dành những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS Nguyễn Thị Như Trang, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh Luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi đến lời cảm ơn sâu sắc GS.TS Đặng Cảnh Khanh và tập thể cán bộ Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND, HĐND quận Đống Đa, huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Phan Huy Chú, Trường THCS Đông Mỹ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin dành lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè tôi đã luôn động viên và sát cánh hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể toàn tâm, toàn ý cho công việc. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Bích Hòa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 3 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................... 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 9 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 9 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................................................... 11 1.1 Khái niệm công cụ của đề tài ................................................................. 11 1.1.1 Khái niệm gia đình ................................................................................ 11 1.1.2. Khái niệm vị thành niên ...................................................................... 13 1.1.3. Khái niệm lệch chuẩn và tội phạm ...................................................... 16 1.2 Lý thuyết áp dụng ................................................................................... 18 1.2.1 Lý thuyết kiểm soát xã hội của Travis Hirschi .................................... 18 1.2.2. Lý thuyết sự liên kết khác biệt của Edwin Sutherland ....................... 20 1.2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ...................................................... 21 1.2.4 Kinh nghiệm của thế giới...................................................................... 23 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 24 CHƢƠNG 2: KHUYNH HƢỚNG LỆCH CHUẨN CỦA VỊ THÀNH NIÊN TẠI HÀ NỘI ....................................................................................... 29 2.1. Thái độ của vị thành niên với một số lệch chuẩn ................................ 29 2.1.1 Thái độ với bạo lực................................................................................ 29 2.1.2 Thái độ với quan hệ tình dục ................................................................ 34 2.1.3. Thái độ của vị thành niên với vấn đề hối lộ ....................................... 39 2.2 Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên ................................................... 42 2.2.1 Hành vi ứng xử của vị thành niên với bạo lực .................................... 42 2.2.2 Tình yêu và quan hệ tình dục của vị thành niên ................................. 45 2.2.3 Hành vi ứng xử của vị thành niên với hối lộ....................................... 50 CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA GIA ĐÌNH VỚI KHUYNH HƢỚNG LỆCH CHUẨN CỦA VỊ THÀNH NIÊN .................................................... 57 3.1 Vai trò của gắn kết gia đình với khuynh hƣớng lệch chuẩn của vị thành niên....................................................................................................... 57 3.1.1 Thực trạng sự gắn kết với gia đình của vị thành niên ........................ 57 3.1.2 Tương quan giữa gắn kết gia đình với khuynh hướng lệch chuẩn của vị thành niên ................................................................................................... 66 3.2 Vai trò của kỷ luật gia đình với khuynh hƣớng lệch chuẩn của vị thành niên .................................................................................................................. 71 3.2.1 Kỷ luật gia đình ..................................................................................... 71 3.2.2 Tương quan kỷ luật gia đình với khuynh hướng lệch chuẩn của vị thành niên ....................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87 1. Kết luận ...................................................................................................... 87 2. Khuyến nghị ............................................................................................... 88 2.1 Về phía gia đình: ...................................................................................... 88 2.2 Về phía nhà trường: ................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt 1 VTN 2 QHTD 3 QHTDTHN Chữ viết đầy đủ Vị thành niên Quan hệ tình dục Quan hệ tình dục trước hôn nhân DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.1.1: Thái độ của vị thành niên khi chứng kiến bạo lực phân theo giới tính (%) ..................................................................................................................30 Bảng 2.1.1.2: Thái độ của vị thành niên khi chứng kiến bạo lực theo địa bàn cư trú (%) ....................................................................................................................31 Bảng 2.1.1.3: Thái độ của vị thành niên khi chứng kiến bạo lực phân theo học lực (%) 32 Bảng 2.1.2.1: Quan niệm của vị thành niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân và theo giới tính (%) ...................................................................................................34 Bảng 2.1.2.2: Quan niệm của vị thành niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân phân theo địa bàn cư trú (%)..................................................................................36 Bảng 2.1.2.3: Quan niệm của vị thành niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân phân theo học lực (%) ............................................................................................37 Bảng 2.1.2.4: Quan niệm của vị thành niên về quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và theo giới tính (%) ..............................................................................................38 Bảng 2.1.2.5: Quan niệm của vị thành niên về quan hệ tình dục với nhiều bạn tình theo học lực (%) .....................................................................................................39 Bảng 2.2.1.1: Hành vi của vị thành niên khi bị người khác gây gổ, bắt nạt phân theo giới tính (%) ...................................................................................................42 Bảng 2.2.1.2: Hành vi của vị thành niên khi bị người khác gây gổ, bắt nạt Phân theo nơi ở (%) ........................................................................................................43 Bảng 2.2.1.3: Hành vi của vị thành niên khi bị người khác gây gổ, bắt nạt theo học lực (%).............................................................................................................44 Bảng 2.2.2.1: Trải nghiệm yêu của vị thành niên phân theo giới tính (%) ..........46 Bảng 2.2.2.2: Trải nghiệm yêu của vị thành niên phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) ...................................................................................................................48 Bảng 2.2.3.1: Quyết định về việc “đi cửa sau” của vị thành niên và theo giới tính (%) . 51 Bảng 2.2.3.2: Quyết định về việc “đi cửa sau” của vị thành niên phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) .............................................................................................53 Bảng 2.2.3.3: Hành vi đấu tranh với tiêu cực của vị thành niên phân theo giới tính (%) .........................................................................................................................54 Bảng 2.2.3.4: Hành vi đấu tranh với tiêu cực của vị thành niên phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) .............................................................................................54 Bảng 3.1.1.1: Đánh giá của vị thành niên về mối quan hệ trong gia đình phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) .................................................................................60 Bảng 3.1.2.2: Mức độ gắn kết gia đình của vị thành niên phân theo giới tính (%) ......... 64 Bảng 3.1.2.1.1: Thái độ của vị thành niên với bạo lực và sự gắn kết gia đình (%) ...... 67 Bảng 3.2.1.1: Vị thành niên được hỏi ý kiến trong các quyết định công việc của gia đình phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) ..................................................73 Bảng 3.2.1.2: Những công việc mà vị thành niên được hỏi ý kiến phân theo giới tính (%) ..................................................................................................................74 Bảng 3.2.1.3: Những công việc mà vị thành niên được hỏi ý kiến phân theo địa bàn cư trú và học lực (%).......................................................................................75 Bảng 3.2.1.4: Ứng xử của cha mẹ khi vị thành niên mắc lỗi phân theo giới tính (%) .........................................................................................................................76 Bảng 3.2.1.5: Ứng xử của cha mẹ khi vị thành niên mắc lỗi phân theo địa bàn cư trú và học lực (%) ..................................................................................................78 Bảng 3.2.1.6: Nhận xét của vị thành niên về phương pháp giáo dục của gia đình phân theo giới tính (%) ..........................................................................................79 Bảng 3.2.2.1.1: Sự phù hợp của phương pháp giáo dục của gia đình với thái độ phản đối bạo lực của VTN (%) ..............................................................................82 Bảng 3.2.2.1.2: Tương quan giữa sự phù hợp của phương pháp giáo dục với thái độ ủng hộ bạo lực của VTN (%) ............................................................................83 Bảng 3.2.2.1.3: Tương quan giữa sự phù hợp của phương pháp giáo dục với hành vi sử dụng bạo lực của VTN (%) ...........................................................................84 Bảng 3.2.2.2.3: Tương quan giữa sự phù hợp của phương pháp giáo dục với quan niệm về QHTDTHN của VTN (%) .......................................................................84 DANH MỤC HÌNH Biểu 2.2.2.1. Quan hệ tình dục của vị thành niên ........................................... 48 Biểu 3.1.1.1. đánh giá của VNT về mối quan hệ trong gia đình .................... 57 Biểu 3.1.1.2: Người thường xuyên gần gũi, tâm sự với vị thành niên trong gia đình .................................................................................................................. 62 Biểu 3.1.1.3: Người thường xuyên gần gũi, tâm sự với vị thành niên trong gia đình theo giới tính ........................................................................................... 63 Biểu 3.2.1.1: Vị thành niên được hỏi ý kiến trong các quyết định công việc của gia đình ..................................................................................................... 72 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều đến trẻ vị thành niên. Nó trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục học, các nhà tâm lý học, các nghiên cứu xã hội học, của các bậc cha mẹ học sinh... Tuổi vị thành niên trở thành mối quan tâm lớn như vậy không chỉ vì đây là một giai đoạn đặc biệt trong sự phát triển nhân cách con người mà vì trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể là những năm gần đây, tình hình tội phạm VTN gây ra có nhiều diễn biến phức tạp với số lượng các vụ tăng lên và độ tuổi phạm tội đang được trẻ hóa. Trung bình mỗi năm cả nước có 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng do các bị cáo gây ra trong độ tuổi chưa thành niên như vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích (năm 2011) ở Bắc Giang mà kẻ gây tội là Lê Văn Luyện khi đó chưa đầy 18 tuổi hay vụ nữ sinh Nguyễn Thị Giang giết bạn học ở Hưng Yên khi mới 15 tuổi.... và còn rất nhiều vụ án khác mà kẻ chịu tội không ai khác chính là VTN. Tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu nhi sang tuổi trưởng thành nên tâm tư và tình cảm của các em thường không ổn định, nông nổi. Các em luôn muốn thoát khỏi sự kiểm soát của nhà trường và gia đình nhưng lại dễ bị ảnh hưởng và kích động bởi bạn bè. Các em còn chưa am hiểu pháp luật dẫn đến tình trạng phạm tội vì không hiểu biết. Một bộ phận các em còn không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, buông thả bản thân mình theo những thói hư tật xấu. Lứa tuổi VTN có đặc điểm về thể chất đặc trưng biểu hiện của con người trưởng thành. Về mặt tâm lý - xã hội thì lứa tuổi này còn non nớt, kinh nghiệm sống còn ít, sự định hướng về giá trị xã hội còn thấp, tính kiềm chế trong các em còn hạn hẹp. Nhu cầu cơ bản của các em là nhu cầu ăn uống, tự vệ chiếm ưu thế, không biết đánh giá đúng hiện tượng, có thiên hướng bắt chước nhưng muốn vươn lên tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nhưng lại chưa hiểu rằng các em muốn làm được điều đó thì phải hành động theo một khuôn khổ nhất định, theo đúng pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc. Điều đó có nghĩa là các em phải tuân theo đúng chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Là thành viên của xã hội, công dân tương lai của đất nước, trẻ vị thành niên tiếp nhận và lĩnh hội các chuẩn mực này thông qua con đường tự phát (thông qua sự tác động của xã hội) và con đường tự giác (thông qua giáo dục của gia đình và nhà trường). 1 Chính vì vậy, môi trường chăm sóc, giáo dục và văn hóa của gia đình đối với trẻ VTN có vai trò to lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên. Vào thời kỳ bộc phát, trẻ vị thành niên thường không có kiến thức hoặc không đủ kiến thức để ra những quyết định chín chắn và hợp lý trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Lúc này, cha mẹ giữ vai trò là cầu nối gắn kết quan trọng, là người động viên, nâng đỡ khi trẻ vị thành niên tìm tòi, khám phá thế giới xã hội rộng lớn và phức tạp. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước luôn khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên bố của Liên Hợp về tiến bộ xã hội trong phát triển khẳng định: “Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em”. Vì vậy, việc tìm hiểu “Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên” có ý nghĩa quan trong nhằm làm rõ thêm vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, để tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm VTN, trong nghiên cứu này, chúng tôi bắt đầu từ khuynh hướng lệch chuẩn của vị thành niên bởi đó là tiền đề của vấn đề tội phạm vị thành niên. 2. Ý nghĩa nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa lý luận Bằng phương pháp nghiên cứu của Xã hội học, luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục và phòng ngừa tội phạm vị thành niên với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản. Tác giả chủ yếu vận dụng các khái niệm, lý thuyết của xã hội học và một số ngành khoa học xã hội nhằm nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục và pḥng ngừa tội phạm vị thành niên. Từ nghiên cứu, luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm lý luận xã hội học về gia đình, xã hội học tội phạm. Những cố gắng về mặt lý thuyết trong chủ đề nghiên cứu cũng có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng phòng chống và xử lý tội phạm vị thành niên trong các gia đình thành phố nói chung và ở Hà Nội nói riêng, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được vai trò của gia đình cũng như của mỗi thành viên gia đình trong công tác này. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc phòng chống tội phạm vị thành niên là một vấn đề mang tính xã hội rất lớn. Nghiên cứu giúp cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện vai trò của mình đối với sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2 Qua việc tìm hiểu thực trạng vai trò của cha mẹ trong việc phòng chống tội phạm vị thành niên, học viên cũng hy vọng sẽ đưa ra được những kết luận và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong công tác này đồng thời phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã hội làm tốt công tác này để ngăn ngừa tốt hơn, đồng thời xử lý kịp thời những trường hợp vị thành niên phạm tội. 3. Tổng quan nghiên cứu - Đề tài cấp Nhà nước về “Chính sách xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội” do Tổng Cục cảnh sát nhân dân tiến hành thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do Tiến sĩ Lê Thế Tiệm làm chủ nhiệm. Đây là một trong những đề tài nghiên cứu quy mô đầu tiên có liên quan đến tội phạm trong đó có tội phạm vị thành niên. Bên cạnh việc nghiên cứu về tệ nạn xã hội, coi tệ nạn xã hội là xuất phát từ những sai lệch trong nhận thức và hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết, đồng thời cũng tiến hành khảo sát quy mô về những nhận thức và hành vi của nhóm tội phạm trong đó có tội phạm vị thành niên. Các số liệu nghiên cứu nay đã là cũ rồi nhưng vẫn còn có giá trị phân tích, so sánh tốt để thấy rõ những biến đổi trong vấn đề tội phạm trong nhiều năm qua. - Công trình nghiên cứu cấp Bộ của của Viện nghiên cứu thanh niên do GS Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực hiện về “Vị thành niên, chính sách vị thành niên và công tác phòng ngừa tội phạm vị thành niên” được tiến hành năm 2004. Đề tài này đã triển khai tương đối rộng rãi các đối tượng vị thành niên, chọn mẫu khảo sát một cách chặt chẽ, kết hợp giữa chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ định, tiến hành điều tra trên 2.107 đối tượng vị thành niên thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau, sinh sống tại nhiều vùng trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, một số địa bàn nông thôn thuộc đồng bằng sông Hồng và một vùng miền núi. - Cùng tham gia vào những nghiên cứu về vị thành niên trong những năm 2000-2005 còn có công trình điều tra khá công phu có tên là “Vị thành niên ở Việt nam - từ đặc điểm đến chính sách” của Đặng Nguyên Anh và nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học. Đề tài đã tổ chức điều tra khảo sát thực tiễn rộng, xử lý kết quả công phu và đưa ra nhiều số liệu có tính phát hiện rất đáng chú ý. Không nghiên cứu chuyên sâu vào tội phạm vị thành niên nhưng với kết quả thu được, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những lời cảnh báo rất đáng lưu tâm về những nguy cơ sẽ có sự gia tăng đột biến về tội phạm vị thành niên nếu chúng ta không có các giải phap pòng ngừa kịp thời. - Trong những công trình nghiên cứu có liên quan đến tội phạm vị thành niên ở nước ta, chúng ta không thể không kể đến hai cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô 3 lớn là “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 (gọi tắt là SAVY I) và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến tháng 2010 (gọi tắt là SAVY II). Hai cuộc điều tra SAVY I và SAVY II có thể được coi là những cuộc điều tra nghiên cứu quy mô và toàn diện nhất về vị thành niên và thanh niên được tiến hành ở nước ta. Cuộc điều tra do Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tiến hành, các tổ chức quốc tế UNICEF và WHO hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Mẫu được sử dụng trong hai cuộc điều tra là khá lớn, SAVY I là 7.584 vị thành niên và thanh niên tại 42 tỉnh thành phố. SAVY II là 10.044 vị thành niên và thanh niên ở 63 tỉnh thành phố. Với những phương pháp điều tra nghiên cứu khá hiện đại, dung lượng mẫu lớn, các điều tra viên được tập huấn kỹ càng, cả hai cuộc điều tra SAVY I và SAVY II đã mô tả được tương đối đầy đủ và chính xác về những đặc điểm của vị thành niên và thanh niên Việt nam ở lứa tuổi từ 14 đến 24, thực trạng đời sống, tâm lý, tư tưởng, tình cảm, lối sống và các nguy cơ đối với đời sống của họ. Không trực tiếp nghiên cứu sâu vào đối tượng vị thành niên phạm tội, nhưng SAVY đã phân tích khá rõ những nguy cơ lớn có thể dẫn tới các hành vi phạm tội của vị thành niên. Chẳng hạn như tỷ lệ thất học, tình trạng thiếu việc làm, những thái độ hành vi có liên quan đến việc sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy, các mối quan hệ xã hội, sự tụ tập kết bạn... Hạn chế của SAVY là việc xử lý kết quả nghiên cứu phần nhiều còn mang tính thông kê, chưa có những phân tích sâu, nhị biến hoặc hồi quy đa biến nhằm xác định rõ hơn nhưng nguy cơ có thể dẫn tới tội phạm ở vị thành niên. Tuy nhiêu nhiều số liệu điều tra của SAVY đến nay vẫn còn có giá trị đối với việc nghiên cứu chủ đề vị thành niên phạm tội. - Năm 2011, Ban Dân chủ và Pháp luật (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam),Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm sống, học tập vì môi trường và cộng đồng đã tiến hành nghiên cứu về "Tính trung thực trong thanh niên Việt Nam”. Mặc dù không đề cập trực diện đến vấn đề tội phạm vị thành niên nhưng nhóm tác giả do PGS.TS Đặng Ngọc Dinh chỉ đạo đã đi sâu phân tích những sự không trung thực trong thanh thiếu niên. Đây chính là những sai lệch có thể dẫn tới tội phạm. Nhóm tác giả được tiến hành nghiên cứu công phu, nghiêm túc, đã phác họa được khá trung thực hình ảnh của lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay với bề bộn những nỗ lực và lo toan từ cuộc sống hàng ngày, những khó khăn và thách thức và nổi bật lên là những đặc điểm cá nhân mà tính trung thực là điểm hội tụ tiêu biểu nhất. Gắn việc tìm hiểu về tính trung thực với việc giải quyết 4 những vấn đề hết sức cụ thể của cuộc sống hàng ngày, nhóm tác giả đã đưa ra được nhiều thông tin tốt ,có giá trị tham khảo khoa học, phát hiện được nhiều điểm mới. - Đề tài cấp nhà nước về “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, thuộc Chương trình: KX.03/06-10 “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do PGS-TS Phạm Hồng Tung, Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì đã tổ tiến hành các khảo sát rộng rãi nhằm thu thập dữ liệu, dữ kiện để làm rõ thực trạng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung vào một số nhóm thanh niên có tính đại diện cao cho thanh niên cả nước, như thanh niên học sinh, sinh viên - trí thức, thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, thanh niên trong các lực lượng vũ trang, thanh niên thuộc một số dân tộc ít người ở nông thôn miền núi, thanh niên là tín đồ của một số tôn giáo… Đề tài đã phân tích rõ hiện trạng, những nguyên nhân và thách thức dẫn đến lối sống của thanh thiếu niên hiện nay, đưa ra một số luận điểm khoa học quan trọng cho việc xây dựng lối sống mới trong thanh thiếu niên phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. Nghiên cứu của đề tài cũng chỉ ra 4 đặc điểm và xu hướng lối sống tiêu cực của thanh niên Việt Nam hiện nay, đó là: Thứ nhất là xu hướng lối sống buông thả bản thân. Thứ hai là xu hướng hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật. Thứ ba, là xu hướng lối sống ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình của tuổi trẻ. Thứ tư, là xu hướng lối sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng”, tiếp thu xô bồ ảnh hưởng văn minh, văn hóa từ bên ngoài. Những xu hướng lối sống tiêu cực như trên cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng vị thành niên phạm tội. Mặc dù không nghiên cứu trực tiếp vào chủ đề tội phạm vị thành niên, nhưng việc phân tích lối sống của thanh niên trong đề tài cũng đã mở ra rất nhiều suy nghĩ đối với việc thực hiện chủ đề nghiên cứu vị thành niên. - Năm 2006, Ths Phạm Bằng, triển khai dự án về “Phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm từ nhóm trẻ em nhặt rác tại bãi rác Nam Sơn - Hà Nội”. Dự án xây dựng mô hình tập hợp trẻ em bới rác, vận động, giáo dục, tổ chức lớp học tập văn hóa, học nghề, giáo dục các chuẩn mực trong ứng xử xã hội, phòng ngừa các nguy cơ cấu thành tội phạm từ nhóm trẻ em đặc biệt này. Theo hướng nghiên cứu can thiệp, nhiều đề án nghiên cứu hành động cũng được tiến hành tại các trại giáo dưỡng. Trại giáo dưỡng Ninh Bình cũng tổ chức những nghiên cứu nhỏ, phân tích và xử lý các 5 tình huống tâm lý tội phạm nhằm phát huy khả năng hướng thiện của các trại viên vị thành niên. Với sự hỗ trợ về chuyên môn của các nhà nghiên cứu sư phạm, tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội... một số phường, xã tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác cũng đã tổ chức thành công nhiều mô hình nghiên cứu, can thiệp, giáo dục, ngăn chặn tội phạm vị thành niên ngay tại địa bàn dân cư. Chẳng hạn ký cam kết với các hộ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục và giám sát hành vi của trẻ em và vị thành niên, ngăn chặn các nguy cơ gây nên tội phạm, đưa những trẻ em hư, những vị thành niên có tiền án, tiền sự ra kiểm điểm trước cộng đồng. Những hoạt động trên, bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nó cũng cần phải được phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm sâu hơn, trước khi có thể nhân rộng ra thực tiễn. - Năm 2007, TS Nguyễn Thị Bích Điểm cùng với nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thanh niên đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma túy trong thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Đề tài đã tiến hành khảo sát 2000 thanh thiếu niên, trong đó có 300 người nghiện ma túy. Với một dung lượng mẫu nghiên cứu lớn, phương pháp vận dụng nghiên cứu hợp lý, đề tài đã phác họa được những nét trung thực vê tình hình thanh thiếu niên nghiện ma túy và công tác phòng chống ma túy của đoàn thanh niên trong thời gian gần đây. Tuy nhiên do nghiêng về mảng nghiên cứu định lượng nên một số điểm cụ thể mang tính định tính về đối tượng này chưa được phân tich kỹ. - Năm 2009, GS.TS Đặng Cảnh Khanh và GS.TS Lê Thị Quý xuất bản cuốn Gia đình học, NXB Chính trị hành chính quốc gia, Hà Nội, trong đó có dành một phần, gồm 3 chương phân tích về những sai lệch văn hóa gia đình dẫn tới các sai lệch xã hội. Các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò của gia đình trong việc ngăn chặn tội phạm ở vị thành niên. Các nghiên cứu nói trên, mặc dù chỉ đi vào một số những nội dung của vấn đề tội phạm vị thành niên nhưng cũng có nhiều gợi ý tốt cho việc nghiên cứu sâu hơn vào chủ đề này. - Năm 2010, TS Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động và Thuơng binh xã hội cũng chủ trì một đề tài nghiên cứu về “Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội và công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong thời kỳ đổi mới”. Mặc dù đề tài chỉ tập trung vào hai dạng tệ nạn xã hội là ma túy và mãi dâm, nhưng nhóm nghiên cứu đã phác họa được những nét khái quát về nguyên nhân và thực trạng vấn đề thanh niên và vị thành niên tham gia vào các tệ nạn. Bức tranh chung có phần ảm đạm về tình hình tệ nạn xã hội được đưa ra trong đề tài là những lời cảnh tỉnh thiết thực với các nhà quản lý, giáo dục, phòng chống và ngăn ngừa tội phạm vị thành niên. 6 - Năm 2012, Ths Đặng Lệ Thu và một nhóm nghiên cứu thuộc Học Viện cảnh sát đã tiến hành nghiên cứu can thiệp với đề tài: “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường giáo dưỡng số 02 - Yên Mô - Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp”. Nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh trong các trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an hiện nay, tác giả đã về khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 - Yên Mô - Ninh Bình và tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 196 học sinh đang học tập, sinh hoạt tại trường. Do việc đào tạo nghề chỉ được tiến hành với những học sinh trên 15 tuổi nên trong cơ cấu mẫu chọn, nên nhóm nghên cứu chủ yếu phỏng vấn các em ở độ tuổi này. Tác giả đã đưa ra con số xét theo số lần vào trường giáo dưỡng: 93.9% em vào trường giáo dưỡng lần đầu tiên, 5.6% vào trường giáo dưỡng lần thứ hai, 0.5% em vào trường lần thứ ba. Xét theo tội danh: tỷ lệ phạm tội nhiều nhất là trộm cắp tài sản 86.2%, tội gây rối trật tự công cộng 7.1%. Các tội danh khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiếp dâm, sử dụng hêrôin, cướp tài sản, buôn bán ma túy,… chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 0.5% - 3%.Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy công tác định hướng, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh giáo dưỡng đã được quan tâm, tiến hành ở trường giáo dưỡng số 02 là khá tốt. Cơ cấu nghề được đào tạo khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các em, phần nào đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Tác giả đã tham gia trực tiếp vào các hoạt động can thiệp, tham vấn nghề nghiệp cho vị thành niên, giúp học sinh giáo dưỡng chủ động lựa chọn nghề nghiệp căn cứ vào khả năng, sở trường, sở thích của các em. Tác giả cũng cho rằng, vai trò định hướng của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng còn chưa được phát huy. Ở đây, dường như học sinh giáo dưỡng đã tự chọn lựa nghề nghiệp cho mình, trong khi đó, vai trò của gia đình, của thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô giáo ở các trường phổ thông, vai trò của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động còn khá mờ nhạt trong việc giúp học sinh giáo dưỡng chọn nghề và học nghề. Mặc dù những nghiên cứu về vị thành niên và tội phạm vị thành niên đã xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung đó mới chỉ là những tìm hiểu cơ bản, bước đầu mang tính định hướng hoặc thăm dò, phục vụ cho những nhiệm vụ trước mắt. Hơn nữa, do những mục tiêu, nội dung và cách tiếp cận khác nhau mà kết quả thu được cũng khác nhau, còn có những sự tản mạn và những mặt hạn chế. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một công trình mang tính hệ thống, liên ngành đi sâu vào lĩnh vực tội phạm vị thành niên, nhất là tổng kết một cách hệ thống những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Chúng ta cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích để xây dựng và đưa ra được một bộ khung về lý luận, phương 7 pháp luận và các phương pháp thống nhất nhằm tập hợp được sức mạnh tổng hợp chung của toàn xã hội cho công tác quan trọng này. Do vậy mà hiệu quả của công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội còn có nhiều hạn chế. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá khuynh hướng lệch chuẩn ở VTN: bạo lực, quan hệ tình yêu - tình dục rủi ro, tiêu cực hối lộ. - Tìm hiểu tác động của gia đình đối với khuynh hướng lệch chuẩn của VTN. Cụ thể, tìm hiểu tác động của sự gắn kết với gia đình của VTN và kỷ luật gia đình với khuynh hướng lệch chuẩn của VTN. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá các hành vi lệch chuẩn của vị thành niên. - Tìm hiểu vai trò của gia đình trong ngăn ngừa tội phạm vị thành niên như thế nào? + Vai trò của sự gắn kết gia đình. + Vai trò của kỷ luật gia đình. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên. 5.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm: học sinh THCS và THPT, Phụ huynh học sinh và giáo viên các trường học trên địa bàn. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: 1 trường THPT và 1 THCS trên địa bàn Hà Nội (trong đó 1 trường ở nội thành và 1 trường ở ngoại thành). - Thời gian nghiên cứu: năm 2014 - 2015. - Để nhấn mạnh mục đích phòng ngừa tội phạm vị thành niên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu các hành vi lệch chuẩn của học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phân tích tài liệu thứ cấp - Tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu về vị thành niên và tội phạm vị thành niên ở trong nước và quốc tế. Phân tích các văn bản pháp lý và tư liệu về vai trò của gia đình nói chung và vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa tội phạm vị thành niên, qua đó có được sự so sánh, đối chiếu làm phong phú nội dung đang tiến hành tìm hiểu. 8 - Phân tích bộ dữ liệu lấy từ đề tài cấp nhà nước “Tội phạm vị thành niên Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay”, mã số KX02.24/11-15 do GS.TS Đặng Cảnh Khanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được triển khai trên 5 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh nhưng phạm vi nghiên cứu này chỉ trích một phần số liệu khảo sát trên địa bàn Hà Nội. Vị thành niên trong nghiên cứu ở đây là học sinh thuộc hai cấp học là THCS và THPT, trong đó 1 trường ở nội thành và 1 trường ở ngoại thành và các em chủ yếu sống cùng gia đình. Cách chọn mẫu ngẫu nhiên với lượng mẫu là 250 học sinh, trong đó 130 học sinh trường THCS và 120 học sinh trường THPT. Cơ cấu mẫu thu được như sau: Theo giới tính: Nam là 55.6%, Nữ là 44.4%. Theo địa bàn: Nông thôn là 52.0%, Thành thị là 48%. Theo học lực: Giỏi là 18.4%, Khá là 52.4%, Trung bình là 28.0%, Yếu là 1.2%. 6.2. Định tính: phỏng vấn sâu và thào luận nhóm gồm: phụ huynh học sinh: 4 phỏng vấn sâu, ban giám hiệu: 2 phỏng vấn sâu, giáo viên: 4 phỏng vấn sâu và học sinh (vị thành niên): 6 phỏng vấn sâu và 2 thảo luận nhóm. 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các hành vi lệch chuẩn của vị thành niên có khuynh hướng như thế nào? Có gì khác biệt về sự lệch chuẩn giữa các nhóm nhân khẩu xã hội khác nhau hay không về thái độ? Về hành vi? - Gia đình có vai trò gì trong việc ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn của vị thành niên hay không? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên hiện nay có nhưng không quá nhiều. - Sự gắn kết gia đình và kỷ luật gia đình có ảnh hưởng nghịch chiều tới khuynh hướng lệch chuẩn của vị thành niên. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu theo logich, ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; Bảng biểu; Nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài: Chương này tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm công cụ và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu. Chương 2: Khuynh hướng lệch chuẩn của vị thành niên: tập trung mô tả thái độ và hành vi của vị thành niên với bạo lực, với quan hệ tình dục và với tiêu cực. 9 Chương 3: Vai trò của gia đình trong việc ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn của vị thành niên: tập trung mô tả quan hệ gia đình của vị thành niên, mối quan hệ giữa kỷ luật gia đình và sự gắn kết gia đình với hành vi lệch chuẩn của vị thành niên. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan