Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học VAI TRÒ CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÊN RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở THAI PHỤ TẠI B...

Tài liệu VAI TRÒ CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÊN RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

.DOC
10
285
103

Mô tả:

1 VAI TRÒ CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÊN RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Đỗ Thị Loan , Trương Việt Dũng – Trường ĐH Thăng Long Bùi Thị Bảo Hà – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Lê Đỗ Mười Thương – Trường ĐH Y Hà Nội Phan Thị Mỹ Linh – Trường CĐYT Quảng Nam Tác giả chính: Đỗ Thị Loan Số điện thoại: 0984217696 Email: [email protected] Tóm tắt: Mục tiêu: (1) mô tả tỷ lệ mắc lo âu , trầm cảm (2) phân tích vai trò của ĐTĐTK trên tình trạng lo âu, trầm cảm và yếu tố liên quan khác. Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu ngang phân tích, với phương pháp tự điền, sử dụng thang đo SAS và DASS. Kết quả: 540 thai phụ tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở nhóm thai phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ( lo âu: 61,1% so với 38,9% ; trầm cảm 42,6% so với 21,2%; p <0,001) . Sau khi khống chế các yếu tố nhiễu bằng phương pháp hồi quy logistic kết quả cho thấy đái tháo đường thai kỳ là một trong những yếu tố tác động chính làm tăng tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên thai phụ :Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ lo âu lên 1,4 lần (Rr = 1,4, ORhc=2,27; p<0,001) và tăng nguy cơ trầm cảm lên 1,9 lần lần (Rr = 1,9, OR hc = 2,4; p<0,001). Bên cạnh ĐTĐTK, các yếu tố liên quan khác là: kinh tế gia đình, tuổi, tôn giáo. Kết luận: Đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng lo âu và trầm cảm , Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, rối loạn lo âu, trầm cảm . 2 Summary THE ROLE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND OTHER FACTORS ON ANXIETY, DEPRESSION AMONG PREGNANT WOMEN AT THE CENTRAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY, 2018 Objectives:(1) identify the prevalence of anxiety and depression among pregnant and (2) analyze the roles of GDM on the occurrence of anxiety and depression in epregnant under the influence of other factors. The Vietnamese versions of SAS and Beck scales ware used. The results showed that: the overall prevalence of anxiety and depression were higher in group of pregnant with GDM in comparison to the once without GDM (61.1% vs. 38.9% pregnant with anxiety and 42.6% vs.21.2% pregnant with depression, respectively). By the results of using logistic regression showed that GDM was identified as a risk factor of both anxiety and depression among pregnant women at risk of anxiety and depression higher than the no risk group (Risk ratio = 1.4 and 1.9 respectively; p<0.001). The other corisk factors were identified as household economic, age and religion. Conclusion: GDM was considered as the risk factors of anxiety and depression among pregnant women. Key words: gestational diabetes mellitus; anxiety and depression 1.Đặt vấn đề: Trong thời gian gần đây, một vấn đề y tế công cộng được quan tâm ngày càng nhiều về tác động trên tình trạng tâm lý của thai phụ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) còn để lại các hậu quả nặng nề cho thai phụ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị. Trong quá trình mang thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nên tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khó đẻ… , . Đây cũng 3 có thể là nguyên nhân dẫn tới lo âu và trầm cảm của thai phụ. Nghiên cứu của Marilyn K. Evans và cộng sự năm 2005 cho thấy sự gia tăng của rối loạn lo âu trên nhóm phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ và rối loạn lo âu và trầm cảm được xem như hậu quả của đái tháo đường thai kỳ . Ở Việt Nam, đã có một nghiên cứu về vấn đề này ở thai phụ không có ốm nghén với tỷ lệ lo âu , trầm cảm khá cao [5]. Nghiên cứu nhằm đưa ra bằng chứng ban đầu về rối loạn lo âu ở thai phụ mắc và không mắc đái tháo đường thai kỳ cùng những yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2018. Nghiên cứu được triển khai với 2 mục tiêu cơ bản sau: 1. Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở 2 nhóm thai phụ mắc và không mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018. 2. Phân tích vai trò của đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chuẩn lựa chọn: Thai phụ có và không có ĐTĐTK đến khám tại phòng khám Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chấp thuận tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ đã được cơ sở y tế chẩn đoán các bệnh sau: ĐTĐ trước khi có thai , thai phụ đang mắc các bệnh chuyển hóa glucose như Basedow, Cushing, suy gan, suy thận, suy giáp… Thai nhi có nghi ngờ bất thường. - Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm - Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Thời gian thu thập số liệu: tháng 4 đến tháng 6 năm 2018. 4 2.2. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu phân tích ngang ( analytic cross-sectional study) 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn - Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO với công thức so sánh 2 tỷ lệ trong đó p1 là tỷ lệ dự kiến có lo âu ở nhóm có ĐTĐ =0,13; P2 là tỷ lệ dự kiến có lo âu ở nhóm không có ĐTĐ= 0,07 - Mẫu tính được là: n = 534 làm tròn 540 đối tượng. Để đảm bảo thực hiện cả 2 mục tiêu, chọn mỗi nhóm 270 đối tượng. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả các thai phụ đến khám có và không có ĐTĐTK trong khoảng thời gian thu thập số liệu cho đến khi đủ số lượng mỗi nhóm thì dừng lại. 2.4. Công cụ nghiên cứu - Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp với thang đánh giá lo âu của Zung ( thang SAS) và trầm cảm của Beck (thang DASS), bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt sử dụng cho đối tượng nghiên cứu này với Cronbach’Alpha 0,720 cho thang điểm SAS và 0,938 với thang điểm DASS. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu - Nhập số liệu bằng Epidata, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Thực hiện các phép tính thống kê mô tả (số trung bình, tỷ lệ %,) và thống kê phân tích (tỷ số nguy cơ Rr và tỷ số chênh OR hiệu chỉnh qua hồi quy logistic) . Kiểm định sự khác nhau qua test T và χ²; ý nghĩa thống kê được chấp nhận ở mức = 0,05. 2.6. Sai số và khống chế sai số - Để khắc phục các sai số ngẫu nhiên chúng tôi sử dụng các điều tra viên được tập huấn trước khi tiến hành điều tra để giải thích và hướng dẫn cho đối tượng tự điền phiếu. 5 - Chọn đối tượng dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo quy định Quốc tế [1]. Tính chỉ số Cronbach’alpha đánh giá tính phù hợp bên trong của phiên bản tiếng Việt. 2.7. Đạo đức nghiên cứu Các đối tượng trong nghiên cứu này đều được đảm bảo được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu, các đối tượng tự nguyện tham gia và thông tin cá nhân của đối tượng đều được bảo mật 3. Kết quả. 3.1.Thông tin dân số học của thai phụ (n= 540) Trong 3 nhóm tuổi của thai phụ chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 26-35 tuổi (chiếm 62,6%); nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 35 tuổi với 15,3%. Nhóm thai phụ có trình độ học vấn trên Trung học phổ thông chiếm 59,8%, nhóm thai phụ có trình độ học vấn tương đương THPT hoặc thấp hơn chiếm 40,2%. Đại đa số các thai phụ đang sống chung với chồng với 501 thai phụ chiếm tỷ lệ 92,8%;. Số thai phụ không theo tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,7%. Đại đa số thai phụ đến khám là dân tộc kinh với 534 thai phụ chiếm tỷ lệ 98,9%. Về đặc điểm nghề nghiệp, số thai phụ là công nhân viên chức chiếm 34,2%; 18,9% thai phụ làm công việc kinh doanh, buôn bán và 46,9% làm các nghề khác. Số thai phụ sống trong gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 4 triệu đồng là 95,0% và 5% số thai phụ đến khám trong nhóm gia đình có thu nhập bình quân đầu người /tháng ≤ 4 triệu đồng. Nghiên cứu chỉ lựa chọn những thai phụ có thai từ tuần thứ 24 trở đi, kết quả cho thấy có 76,7% thai phụ có thai từ tuần thứ 24-28 và 23,3% thai phụ đang mang thai từ tuần 29-40. 3.2. Mô tả tình trạng lo âu và trầm cảm trên hai nhóm đối tượng có và không mắc đái tháo đường thai kỳ 6 Rr =1,46 P <0,001 Hình 1. Tình trạng lo âu và trầm cảm trên hai nhóm: có và không có ĐTĐTK Nguy cơ rối loạn lo âu của nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn so với nhóm thai phụ không mắc gần 1,5 lần (Rr = 1,48; p<0,001). Nguy cơ trầm cảm ở nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK cao hơn nhóm không mắc ĐTĐTK gần gấp 2 lần (Rr = 1,91; p<0,001) 3.2.Phân tích vai trò của đái tháo đường thai kỳ lên lo âu , trầm cảm và yếu tố liên quan. Bảng 1. Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng lo âu của thai phụ (trên mô hình hồi quy logistic ). Yếu tố liên quan Độ tuổi (vs >35 tuổi) Từ 18-35 Lo âu Có Không 239(52,9) p ORhc 213(47,1) 1,76 Trình độ học vấn (vs Cao đẳng, đại học, SĐH) ≤THPT 113(52,1) 104(47,9) 1,15 Tình trạng hôn nhân (vs Sống chung với chồng) Độc thân, góa 23(59,0) 16(41,0) 1,37 Dân tộc (vs dân tộc khác) Kinh 273(51,1) 261(48,9) 0,19 Tôn giáo (vs Không theo tôn giáo) Có theo tôn giáo 74(69,8) 32(30,2) 2,36 Nghề nghiệp ( vs Công chức, viên chức) Khác 185(52,1) 170(47,9) 1,13 Thu nhập bình quân đầu người (vs Trên 4 triệu đồng) 95%CI 1,00-3,08 0,04 0,76-1,74 0.51 0,62-3,00 0,44 0,02-2,09 0,19 1,45-3,84 0,01 0,74-1,72 0,57 7 Lo âu Có Không 21(77,7) 6(22,3) p Yếu tố liên quan ORhc 95%CI ≤ 4 triệu đồng 1,21 0,53-2,74 0,07 Tuổi thai (vs < 28 tuần) Trên 28 tuần 67(53,3) 59(46,7) 1,24 0,81-1,91 0.32 Tình trạng mắc ĐTĐTK (vs Không mắc ĐTĐTK) Mắc ĐTĐTK 165(61,1) 105(38,9) 2,27 1,55-3,33 0,00 Mô hình hồi quy logistic cho thấy tình trạng mắc ĐTĐTK của thai phụ liên quan một cách rõ rệt tới tình trạng lo âu của thai phụ (OR=2,27; p<0,05), ngoài ra các yếu tố khác cũng có liên quan bao gồm độ tuổi với (ORhc =1,76; p<0,05) và tôn giáo (OR=2,36; p<0,05). Bảng 3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trình trạng trầm cảm của thai phụ (trên mô hình hồi quy logistic ). Trầm cảm Có Không Yếu tố liên quan ORhc 95%CI p Độ tuổi (vs >35 tuổi) Từ 18-35 147(32,5) 305(67,5) 1,00 0,56-1,81 0,98 Trình độ học vấn (vs THPT trở xuống) Trên THPT 108(33,4) 215(66,6) 1,04 0,67-1,60 0,88 Tình trạng hôn nhân (vs Sống chung với chồng) Độc thân, góa 15(38,4) 24(61,6) 1,04 0,49-2,37 0,85 Dân tộc (Vs dân tộc Khác) Kinh 175(32,8) 359(67,2) 1 Tôn giáo ( vs tôn giáo khác) Không theo tôn giáo 139(32,4) 295(67,6) 1,07 0,53-1,80 0,28 Nghề nghiệp (vs nghề khác) Công chức, viên chức 59(31,9) 126(68,1) 0,93 0,60-1,43 0,73 Thu nhập bình quân đầu người/hộ gia đình (vs trên 4 triệu đồng) ≤ 4 triệu đồng 1(3,7) 26(96,3) 0,13 0,02-0,97 0,04 Tuổi thai (vs trên 28 tuần) Tuần 24-28 138(33,3) 276(66,7) 1,02 0,64-1,60 0,95 Tình trạng mắc ĐTĐTK (vs không mắc ĐTĐTK) Thai phụ mắc ĐTĐTK 115(42,6) 155(57,4) 2,40 1,60-3,60 0,00 Nhận thấy sau khi khống chế một số yếu tố nhiễu, ĐTĐTK làm tăng nguy cơ trầm cảm một cách rõ rệt ( ORhc = 2,4; p<0,00). Kinh tế khó khăn hơn không phải là 8 yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm mà ngược lại là yếu tố bảo vệ (ORhc = 0,13; p<0,05). Các yếu tố khác chưa thấy có liên quan đến trầm cảm. 4.Bàn luận Tỷ lệ thai phụ có lo âu trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu trên 2 nhóm thai phụ có và không có nôn nghén tại bệnh viện Từ Dũ năm 2017 của Cao Thị Bích Trà , tuy nhiên lại thấp hơn nhóm thai phụ trong nghiên cứu của Adity Priya và cộng sự được tiến hành tại Ấn Độ năm 2018 trên 165 thai phụ với tỷ lệ thai phụ lo âu lên tới 63% . Phân tích riêng trên nhóm hai thai phụ mắc và không mắc ĐTĐTK cho thấy tỷ lệ lo âu trên nhóm thai phụ không mắc ĐTĐTK thấp hơn so với tỷ lệ của nhóm mắc ĐTĐTK với chỉ 41,9% thai phụ rối loạn lo âu trong nhóm không mắc ĐTĐTK. Kết quả trên phân tích trên nhóm thai phụ không mắc ĐTĐTK tương đương với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Bích Trà tại bệnh viện Từ Dũ năm 2017 . Trên mô hình hồi quy logistic đa biến, kết quả trong bảng 3 về tình trạng lo âu của thai phụ liên quan một cách rõ rệt đến tình trạng mắc ĐTĐTK của thai phụ (OR=2,27; p<0,05), ngoài ra các yếu tố khác cũng có liên quan bao gồm độ tuổi với (ORhc = 1,76; p<0,05); thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình có liên quan rất mạnh đến tình trạng lo âu , nhóm thu nhập thấp hơn lo âu vì tình trạng bệnh nhiều hơn rất rõ rệt 77,8% so với nhóm kinh tế khá giả 50,0% , (ORhc=1,21; p>0,05) . Những thai phụ không theo một tôn giáo nào đó (như Phật giáo và Thiên Chúa giáo ) có tỷ lệ lo âu nhiều hơn 69,8% so với 47% (ORhc=2,69; p<0,01), có thể cho rằng niềm tin tôn giáo không góp phần giải tỏa cho thai phụ khỏi lo âu. Kết quả nghiên cứu trong bảng 4 cho thấy giống với tình trạng lo âu, sau khi khống chế một số yếu tố nhiễu,thai phụ bị ĐTĐTK cũng đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm một cách có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ trầm cảm ở nhóm có ĐTĐTK là 42,6% so với nhóm không mắc là 22,2% ( ORhc = 2,3; p<0,00). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Moulton và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ 9 trầm cảm tăng gấp đôi ở những người mắc ĐTĐ . Nghiên cứu của Chen và cộng sự năm 2013 cho thấy nguy cơ mắc trầm cảm ban đầu ở bệnh nhân đái tháo đường là 2,02 (95%CI: 1,80-2,27) . Kinh tế khó khăn hơn không phải là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm như đối với tình trạng lo âu mà ngược lại là yếu tố bảo vệ rõ rệt ( OR hc = 0,13; p<0,05). Các yếu tố khác như tuổi, tôn giáo liên quan rõ rệt đến tình trạng lo âu rất rõ nhưng lại chưa ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm cũng như tháng tuổi thai, tuổi của thai phụ, trình độ học vấn. Rất tiếc chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu khác đề cập tới vấn đề này để so sánh. Kết luận: Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở nhóm thai phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ( lo âu: 61,1% so với 38,9% ; trầm cảm 42,6% so với 21,2%; p <0,001) Sau khi khống chế các yếu tố nhiễu bằng phương pháp hồi quy logistic kết quả cho thấy đái tháo đường thai kỳ là một trong những yếu tố tác động chính làm tăng tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên thai phụ :Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ lo âu lên 1,4 lần (Rr = 1,4; ORhc=2,27; p<0,001) và tăng nguy cơ trầm cảm lên 1,9 lần lần (Rr = 1,9, OR hc= 2,4; p<0,001). Một số yếu tố khác ảnh hưởng làm thay đổi tình trạng lo âu bao gồm độ tuổi và tôn giáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. WHO (1999). Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications, in Report of a WHO consultation, 2. Coustan DR (2000). Making the diagnosis of gestational diabetes mellitus. Clin Obstet Gyneco, 43 (1), 99-105. 10 3. Marilyn K. Evans (2005). Gestational Diabetes: The Meaning of an At-Risk Pregnancy. Qualitative Health Research, 15 (1), 66-81. 4. Cao Thị Bích Trà (2018). Tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở thai phụ có và không có nôn nghén tại bệnh viện Từ Dũ năm 2017, Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 35 - Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, 5. Adity Priya . Et al (2018). Depression, anxiety and stress among pregnant women: A community-based study. Indian Journal of Psychiatry, 60 (1), 151-152. 6. Moulton CD. ET al (2015). The link between depression and diabetes: the search for shared mechanisms. Lancet Diabetes Endocrinol, 3, 461-471. 7. Chen PC. Et al (2013). Population-based cohort analyses of the bidirectional relationship between type 2 diabetes and depression. Diabetes Care, 36 (376-382),
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng