Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi đan...

Tài liệu Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi đang điều trị tại bệnh viện đkkv phúc yên năm 2022

.PDF
35
1
77

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ LỆ THU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÚC YÊN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐH ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ LỆ THU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÒNG TÁI PHÁT CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV PHÚC YÊN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. MAI THỊ LAN ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, khảo sát và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. MAI THỊ LAN ANH , Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I Khóa 9 những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên NGÔ THỊ LỆ THU ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: NGÔ THỊ LỆ THU Học viên lớp:CKIK9 HP3 Chuyên ngành: Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề khảo sát của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. MAI THỊ LAN ANH . Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên NGÔ THỊ LỆ THU iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1.1 Định nghĩa vấn đề Viêm phổi ................................................................... 3 1.2 Dịch tễ học của Viêm phổi ........................................................................ 3 1.3 Các căn nguyên Viêm phổi ...................................................................... 4 1.4. Phương pháp phòng ngừa, can thiệp, điều trị, chăm sóc hiện tại và hiệu quả. ................................................................................................................ 5 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 6 2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 8 CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 9 LIÊN HỆ THỰC TIỄN .................................................................................. 9 1. Giới thiệu về Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên và khoa Nội tổng hợp ............ 9 2. Khảo sát thực trạng vấn đề tồn tại .......................................................... 10 2.1. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 10 3. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 11 3.1. Đặc điểm cá nhân .................................................................................. 11 3.2. Kiến thức phòng viêm phổi tái phát ....................................................... 14 CHƯƠNG III ............................................................................................... 17 BÀN LUẬN ................................................................................................. 17 3.1. Thực trạng kiến thức phòng tái phát viêm phổi tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022............................................................................... 17 iv 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức phòng tái phát viêm phổi tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên .............................................. 17 3.2.1 Đối với người điều dưỡng.................................................................... 17 3.2.2 Đối với người bệnh.............................................................................. 18 3.2.3 Đối với bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên ..................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Đặc điểm về nghề nghiệp .............................................. Trang 13 Bảng 2. Đặc điểm về trình độ học vấn ................................... Trang 13 Bảng 3. Phân bố về sự hướng dẫn chi tiết của NVYT ............... Trang 15 Bảng 4. Phân bố về khám theo hẹn ............................................. Trang 16 Bảng 5. Phân bố về việc dử dụng bình hít định liều……………. Trang 17 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Đặc điểm về tuổi ............................................................. Trang 12 Biểu đồ 2. Đặc điểm về giới ……………………………… ............. Trang 13 Biểu đồ 3 : Đặc điểm về tiền sử gia đình …………………………... Trang 14 Biểu đồ 4: Phân bố theo tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào ……….. Trang 15 Biểu đồ 5: Phân bố về tình trạng sử dụng các chất kích thích …….. Trang 16 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐKKV : Đa khoa khu vực . NB: Người bệnh. ĐTV : Điều tra viên. NVYT : Nhân viên y tế. COPD : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển của nền công nghiệp kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí, dẫn đến chất lượng không khí ngày các kém. Cùng đó là sự biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, vậy nên các bệnh lý về đường hô hấp ngày càng phổ biến là trở lên nghiêm trọng [5,6]. Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Viêm phổi không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì rất dễ gây nên một số bệnh lý phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo thống kê, trên thế giới hàng năm có khoảng 450 triệu người mắc ,4 triệu ca tử vong ( chiếm 7 % tổng số tử vong trên thế giới). Theo WHO ( 2015) Viêm phổi là căn nguyên gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp [1]. Tỷ lệ mắc Viêm phổi ở các nước đang phát triển cao hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển. Tại Việt Nam, năm 2014 tỷ lệ mắc viêm phổi ở nước ta là 561/100.000 người dân, đứng hàng thứ hai sau tang huyết áp , tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 1,32/100.000 người dân, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phổi chính là do tác nhân từ các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm ở trong cộng đồng và môi trường sinh sống xung quanh. Những loại vi khuẩn, virus này sẽ lây truyền trực tiếp từ người qua người thông qua các giọt bắn nước bọt khi giao tiếp, người bệnh ho, hắt hơi nơi đông người, qua bàn tay nhiễm bẩn, các dụng cụ can thiệp, xâm lấn. Chính vì vậy nguồn lây nhiễm phải được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả, là cách hạn chế nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm phổi [7]. Những người tuổi cao ( > 65 tuổi), hút thuốc lá, uống rượu bia, người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh lý nền về đường hô hấp, tim mạch, sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn so với người bình thường. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và toàn xã hội, mỗi người cần nâng cao ý thức về phòng bệnh, tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết, đặc biệt là người bệnh. Môi trường bệnh viện rất nhạy cảm, người bệnh là những đối tượng dễ bị tồn thương, rất dễ bị tác động từ các môi trường, trong đó nguy cơ nhất là khoa Hồi sức tích cực, người bệnh lưu viện lâu, thể trạng yếu. Do đó vấn đề nhân viên y tế bổ 2 sung các kiến thức cần thiết về bệnh viêm phổi, để có cách nhận biết, chăm sóc và phòng bệnh cho người bệnh , cộng đồng là rất cần thiết, và quan trọng. Để dự phòng viêm phổi tái phát cho những người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên, chuyên đề: “Thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi đang điều tri tại BV ĐKKV Phúc Yên năm 2022” được thực hiện với mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi tại BV ĐKKV Phúc Yên năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi tại BV ĐKKV Phúc Yên. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Định nghĩa vấn đề Viêm phổi Viêm phổi là hiện tượng viêm trong nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng [1]. Viêm phổi được chia làm 4 loại: (1) viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (community-acquired pneumoniae, CAP), (2) viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (hospital-acquired pneumoniae, HAP), (3) viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilator-associated pneumonia, VAP), (4) viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (health care-associated pneumonia, HCAP) [2]. Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng được định nghĩa là viêm phổi mắc phải khi bệnh nhân đang sống ngoài bệnh viện hoặc là không sử dụng các phương tiện chăm sóc dài ngày. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Lồng ngực Anh [3], VPMPTCĐ được xác định khi có: Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (ho và ít nhất có một triệu chứng của đường hô hấp dưới).Có dấu hiệu của tổn thương mới ở phổi khi thăm khám.Có ít nhất một trong các dấu hiệu toàn thân (sốt, vã mồ hôi, đau mỏi người và/hoặc nhiệt độ cơ thể tăng trên 380C). Không có chẩn đoán khác về tình trạng bệnh đang có. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện được định nghĩa là viêm phổi mới xuất hiện, xảy ra sau khi bệnh nhân nhập viện 48h hoặc muộn hơn [4]. 1.2 Dịch tễ học của Viêm phổi Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng VPMPTCĐ vẫn được xếp hàng thứ tư trong số 10 căn nguyên hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu vào năm 2010 [9]. Ở Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi nhập viện điều trị cũng tăng dần từ 1525 ca/100000 dân năm 1998 lên 1667/100000 dân vào năm 2005. Trong đó, 10-20% số bệnh nhân phải điều trị tại Khoa Điều trị tích cực. Tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 30 lên đến 23% [10]. Ở châu Âu, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về VPMPTCĐ nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ VPMPTCĐ là 1,6-2,6/1000 dân/năm ở Tây Ban Nha, 4,7/1000 dân/năm ở Phần Lan và 9/1000 dân/năm ở Anh. Tỷ lệ viêm phổi cao nhất gặp ở trẻ em và người 4 già. Nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm phổi là 36/1000 dân, sau đó giảm xuống còn 4,4/1000 dân ở độ tuổi 15-29, và lại tăng lên 34,2/1000 dân ở độ tuổi trên 74 [11]. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% trong số các bệnh về phổi (Chu Văn Ý), tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi điều trị tại khoa Hô Hấp, bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1996-2000 là 9,57%, đứng hàng thứ tư trong số các bệnh hô hấp điều trị tại khoa [1]. 1.3 Các căn nguyên Viêm phổi a. Căn nguyên vi khuẩn Ở người lớn, căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ thường rất đa dạng, nhưng hay gặp nhất là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Hemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Các căn nguyên vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Chlamydia psittaci, Legionella pneumophila ngày càng được phát hiện nhiều hơn trong VPMPTCĐ. Tỷ lệ xác định các căn nguyên vi khuẩn gây VPMPTCĐ khác nhau tùy theo từng khu vực địa lý và tùy thuộc nơi điều trị: ngoại trú, nội trú, điều trị tích cực. b. Căn nguyên vi rút Trong những năm gần đây, sự ra đời của các test chẩn đoán có chất lượng tốt đã cải thiện đáng kể khả năng phát hiện các tác nhân vi rút gây viêm phổi. Vì vậy, nhiễm vi rút đường hô hấp cũng được cho là một trong những căn nguyên thường gặp gây VPMPTCĐ ở cả trẻ em và người lớn [25]. Các nghiên cứu gần đây về căn nguyên gây VPMPTCĐ cho thấy, khoảng 15-56% các trường hợp VPMPTCĐ là do căn nguyên vi rút [26], [27]. Tuy nhiên, vai trò thực sự của vi rút gây viêm phổi vẫn còn ít được đề cập. Do vậy, các đặc điểm lâm sàng của viêm phổi do từng loại vi rút chưa được mô tả một cách cụ thể. Hơn nữa, các thông tin liên quan đến tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng của viêm phổi do căn nguyên này còn bị giới hạn, nên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị VPMPTCĐ chưa đưa ra được các khuyến cáo về đánh giá và điều trị viêm phổi do vi rút [28]. 5 Trong số các vi rút gây viêm phổi, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp (RSV) là căn nguyên hay gặp nhất gây viêm phổi, tiếp theo là adenovirus, vi rút á cúm týp 1,2 và 3 và vi rút cúm B. c. Căn nguyên ký sinh trùng Ngoài các căn nguyên vi khuẩn và vi rút gây VPMPTCĐ, một số ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng đơn bào cũng được tìm thấy là căn nguyên gây viêm phổi. Các ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) lây nhiễm sang người, sau đó xâm nhập vào thành ruột và được di chuyển theo đường máu đến nhiều cơ quan khác nhau trong đó có phổi, gây ra các biểu hiện lâm sàng tại phổi. Nhiễm ấu trùng giun lươn, nhiễm Toxoplasma gondii cũng đã được báo cáo là căn nguyên gây viêm phổi, tuy nhiên chỉ gặp trong một số rất ít các truờng hợp. Trên lâm sàng bệnh nhân cũng có biểu hiện sốt, ho khan hoặc ho ra máu, một số ít trường hợp có biểu hiện suy hô hấp cấp hoặc biểu hiện giống cơn hen phế quản. Xét nghiệm máu thường có tăng cao bạch cầu ái toan. Viêm phổi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ,đúng phương pháp có thể khỏi hoàn toàn.Nhưng nếu điều trị muộn, không đúng cách, thể trạng yếu , mắc nhiều bệnh kèm theo …thì người bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm. Người bệnh dễ gặp phải một số biến chứng như xẹp thùy phổi , áp xe phổi , tràn khí màng phổi , trường hợp nặng lên có thể tử vong do tình trạng sốc .Viêm phổi còn có thể gây ra các bệnh lý phổi mạn tính do điều trị kéo dài , xơ phổi , tràn dịch tràn khí , tràn mủ màng phổi , suy tim…Chính vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc , hướng dẫn người bệnh các biện pháp để dự phòng tái phát bệnh viêm phổi thật tốt. 1.4. Phương pháp phòng ngừa, can thiệp, điều trị, chăm sóc hiện tại và hiệu quả. Các yếu tố thuộc về người bệnh và người nhà : Tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học vấn.Tiền sử bệnh, các thuốc đang điều trị, có các yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá...Thói quen, lối sống.Thái độ, kiến thức với tình trạng bệnh.Cách tiếp cận thông tin của NB, người nhà.Thông tin NB, người nhà đã biết về bệnh viêm phổi và nhu cầu về thông tin. 6 Các yếu tố thuộc về nhân viên y tế như : Thiếu tư vấn, giải thích cho NB.Dùng từ ngữ chuyên môn, không rõ ràng, mơ hồ khó hiểu, không cụ thể khi cung cấp thông tin cho NB.Thái độ ứng xử với NB chưa tốt, tương tác với NB còn kém Phương pháp, cách thức truyền đạt thông tin đến NB 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Viêm phổi mắc phải cộng đồng là một trong những lý do nhập viện phổ biến nhất ở Bắc Mỹ. Một nghiên cứu về chi phí bệnh tật cho thấy, hàng năm, bệnh viêm phổi chiếm 4,5 triệu lượt bác sĩ và 1,1 triệu lượt nhập viện với chi phí khoảng 8 tỷ USD mỗi năm [1]. Hơn nữa, những bệnh nhân bị viêm phổi phải chịu thêm 15.682 đô la chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm so với những bệnh nhân không bị viêm phổi [2]. Do đó, việc ngăn ngừa bệnh viêm phổi là quan trọng, và người ta cho rằng một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của viêm phổi là một đợt viêm phổi trước đó. Với mức độ phổ biến của bệnh viêm phổi, thật đáng ngạc nhiên là chúng ta biết quá ít về tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ đối với một đợt viêm phổi tái phát [3–6]. Bằng chứng cho thấy chỉ có 4 nghiên cứu đã xem xét tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ của viêm phổi tái phát một cách chi tiết [3–6]. Tỷ lệ viêm phổi tái phát trong các nghiên cứu này được báo cáo nằm trong khoảng từ 3,5% trên 11 năm đến 9,4% trong 3 năm đến tỷ lệ tái phát 20% trong một thời gian theo dõi không xác định [5, 6]. Về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với viêm phổi tái phát, trọng tâm là các bệnh đi kèm được cho là có liên quan đến tăng nguy cơ, đặc biệt là suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đái tháo đường, rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng nuốt (có lẽ là trên cơ sở của việc chọc hút), và các thiếu hụt miễn dịch cơ bản [3–6]. Các nghiên cứu khác đã xác định một số yếu tố lối sống (tức là nghiện rượu mãn tính, hút thuốc lá hiện tại), tình trạng chức năng bị suy giảm và một số loại thuốc (tức là thuốc ngủ an thần, corticosteroid dạng hít hoặc uống) là các yếu tố nguy cơ tái phát [4, 5]. Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) và corticosteroid dạng hít (nhưng không uống) có liên quan độc lập với viêm phổi tái phát [7, 8]. Mặt khác, El Soth và cộng sự đã xác định được một số yếu tố 7 bảo vệ, bao gồm việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) và tiêm phòng phế cầu [4], mặc dù phát hiện sau này rất khó lặp lại. Nhìn chung, 9%; khoảng tin cậy 95% [CI], 8% –10% bệnh nhân bị viêm phổi tái phát trong tối đa 5 năm theo dõi và 32 (13%) trong số này có hơn 1 lần tái phát. Trong số các đợt tái phát này, 64% phải nhập viện. Thời gian trung bình để tái phát là 317 ngày (khoảng giữa các phần tư, 177–569 ngày), và tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi tái phát là 3,0 / 100 người-năm theo dõi. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đối với một đợt viêm phổi tái phát là 10,2%. Đáng chú ý, 1,2% trong số những người bị viêm phổi tái phát sau đó được chẩn đoán là bị ung thư phổi, trong khi 0,4% trong số những người không bị viêm phổi tái phát đã phát triển thành ung thư phổi trong thời gian theo dõi (P = 0,08 cho sự khác biệt). Các yếu tố nguy cơ độc lập để phát triển bệnh viêm phổi tái phát. Nhìn chung, những bệnh nhân bị viêm phổi tái phát lớn tuổi hơn, gầy yếu, có nhiều bệnh đi kèm hơn và có biểu hiện viêm phổi nặng hơn khi xuất hiện so với những bệnh nhân không bị tái phát. Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, trong các phân tích đa biến được điều chỉnh theo giới tính, mức độ nghiêm trọng viêm phổi ban đầu và thuốc, chỉ tuổi lớn hơn (P = 0,047) và tình trạng chức năng mới có liên quan độc lập với việc tăng nguy cơ viêm phổi tái phát. Cụ thể, viêm phổi tái phát là 12% bệnh nhân có bất kỳ suy giảm chức năng nào trên 7% bệnh nhân hoàn toàn độc lập (tỷ lệ nguy cơ đã điều chỉnh, 1,70; KTC 95%, 1,30–2,23; P <. 001. Ngoài ra, các nghiên cứu xác định các tình trạng y tế đã có từ trước như COPD, các bệnh mãn tính khác (ví dụ: bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh Parkinson, động kinh, bệnh gan hoặc thận mãn tính), sa sút trí tuệ và các vấn đề về nuốt là làm tăng nguy cơ CAP 2- 4. -lần so với quần thể khỏe mạnh [25]. Một số tài liệu trước đây về viêm phổi tái phát cũng đã xác định các yếu tố phi lâm sàng tương tự (ví dụ: hút thuốc hiện tại, nghiện rượu mãn tính và tình trạng chức năng suy giảm [4, 5]) và các bệnh đi kèm tương tự (ví dụ, COPD, bệnh thần kinh, suy tim và tiểu đường [3– 6]) cũng như một số loại thuốc (ví dụ, PPI, corticosteroid dạng hít hoặc uống [5, 8]) là các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tái phát. Yếu tố nguy cơ phát triển một tình trạng cấp tính không phải là yếu tố nguy cơ phát triển sự tái phát của cùng một tình trạng đó hoặc thực tế, yếu tố nguy cơ ban 8 đầu hiện có thể bảo vệ khỏi sự tái phát [11]. Ví dụ từ các nghiên cứu quan sát bao gồm nghịch lý bệnh huyết khối (tăng huyết khối ưa chảy máu di truyền làm tăng nguy cơ xuất hiện đợt huyết khối tĩnh mạch sâu đầu tiên nhưng không liên quan đến huyết khối tái phát [30]) hoặc nghịch lý béo phì (chỉ số khối cơ thể tăng có liên quan đến bệnh mạch vành, nhưng béo phì có liên quan đến giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim) [12]. Kết quả nghiên cứu cho thấy toàn bộ nhóm thuần tập đã chứng minh (thông qua sự tương đồng của các yếu tố nguy cơ nêu trên) rằng họ có nguy cơ cao mắc đợt CAP ban đầu; Bây giờ họ đã sống sót, việc dự đoán một đợt tái phát xuất hiện vô cùng khó khăn. Hơn nữa, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bất kỳ sự suy giảm chức năng nào, đều có liên quan đến việc tăng 70% nguy cơ viêm phổi tái phát. Tuổi già cũng là một yếu tố nguy cơ, nắm bắt được các yếu tố liên quan yếu dẫn đến các biến cố bất lợi nói chung và viêm phổi nói riêng [13-15]. Thông tin dễ nắm bắt này phù hợp với phát hiện của El Solh và cộng sự đã báo cáo rằng những suy giảm trong các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến tăng nguy cơ viêm phổi tái phát [4]. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cho thấy hoạt động thể chất khiêm tốn (ví dụ: đi bộ 0,5–1 giờ mỗi ngày) có tác dụng bảo vệ khỏi phát triển bệnh viêm phổi [9, 10]. 2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức của người bệnh về viêm phổi cộng đồng còn chưa được biết rõ do chưa có nhiều các nghiên cứu được thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào mô tả bệnh học và điều trị bệnh viêm phổi chứ chưa đi sâu tìm hiểu kiến thức của người bệnh trong viêm phổi cộng đồng. Vì vậy, xác định vai trò kiến thức của người bệnh viêm phổi cộng đồng thực sự là cần thiết và quan trọng, trên cơ sở đó, các nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng có thể có kế hoạch cung cấp kiến thức nhằm phòng ngừa và hỗ trợ người bệnh khi cần thiết. 9 CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 1. Giới thiệu về Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên và khoa Nội tổng hợp Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Vĩnh Phúc. Bệnh viện được thành lập từ năm 1965 khởi đầu với 250 giường bệnh, cơ sở vật chất sơ sài, các khoa phòng còn thô sơ và đơn giản. Qua quá trình 57 năm không ngừng xây dựng và phát triển cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực, cho đến hiện nay Bệnh viện đã lớn mạnh trở thành một bệnh viện hạng I của tuyến tỉnh với 1300 giường thực kê, 189 bác sỹ, hơn 800 điều dưỡng và các cán bộ khác . Bệnh viện có 39 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 7 phòng chức năng.Trong những năm gần đây bệnh viện đẩy mạnh việc học tập và triển khai được nhiều các kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh .Hơn nữa bệnh viện cũng trú trọng việc nâng cao công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe đến người bệnh , người nhà người bệnh giúp họ có được cái nhìn đúng đắn hơn nữa trong công tác khám bệnh, tuân thủ điều trị bệnh và quan trọng nhất là công tác dự phòng bệnh tái phát. Tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên , người bệnh viêm phổi có thể nằm điều trị tại nhiều khoa tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khoa Cấp cứu , khoa Hồi sức tích cực- chống độc điều trị những bệnh nhân ở mức độ nặng cầ can thiệp thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Còn lại những người bệnh với mức độ trung bình chủ yếu được tập trung điều trị tại khoa Nội tổng hợp của bệnh viện. Khoa Nội tổng hợp bệnh viên ĐKKV Phúc Yên là một khoa lâm sàng được thành lập từ những ngày đầu thành lập bệnh viện. Sau đó cùng với sự phát triển của bệnh viện mà đã được tách ra các chuyên khoa khác nhau như khoa Tim mạch, Nội tiết , khoa Tiêu hóa , Cơ xương khớp …Và hiện nay khoa Nội tổng hợp được giao nhiệm vụ khám và điều trị cho những người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa về hô hấp , thận , tiết niệu và các bệnh lý về huyết học lâm sàng. Khoa Nội tổng hợp hiện nay với nhân lực gồm 01 bác sỹ chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành nội khoa , 01bác sỹ chuyên khoa cấp 1, 01 bác sỹ đang theo học chuyên khoa cấp 1 và 02 bác sỹ đa khoa. Nhân lực về điều dưỡng của khoa hiện tại có 02 cử nhân điều dưỡng đại học, 09 cử nhân điều dưỡng hệ cao đắng và 01 dược sỹ hệ cao đẳng. Hàng năm 10 khoa cũng không ngừng tổ chức học tập , nâng cao kiến thức về giao tiếp ứng xử, về chuyên môn điều trị , chăm sóc người bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe để dự phòng tái phát cho người bệnh và người nhà. Hàng ngày đội ngũ điều dưỡng khoa vẫn lồng ghép vấn đề tuyên truyền , giáo dục sức khỏe tới từng người bệnh cụ thể trong khi thực hiện y lệnh thuốc , chăm sóc người bệnh, hàng tuần đều có các buổi họp hội đồng người bệnh để tiếp thu các ý kiến thắc mắc, khắc phục những điểm còn chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh tới khám và điều trị tại khoa .Ngoài ra tại khu vực sảnh chờ 2. Khảo sát thực trạng vấn đề tồn tại 2.1. Phương pháp khảo sát Đối tượng khảo sát Tất cả người bệnh viêm phổi tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện ĐKKV Phúc yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. Loại trừ những người bệnh viêm phổi đã có biến chứng tâm phế mạn và những người bệnh có tiền sử rối loạn tâm thần. Tổng số 50 đối tượng được chọn đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn tham gia khảo sát. Địa điểm và thời gian khảo sát Khảo sát được tiến hành tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện ĐKKV Phúc yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khảo sát được tiến hành từ 4/2022 đến 07/2022 Thời gian Nội dung hoạt động Tháng 4/2022 và Thu thập số liệu tại địa điểm khảo sát tháng 5/2022 Tháng 5/2022 đến - Xử lý và làm sạch số liệu tháng 6/2022 - Phân tích số liệu Tháng 7/2022 Hoàn thiện chuyên đề Tháng 8/2022 Bảo vệ chuyên đề Bộ công cụ khảo sát Ghi chú 11 Đặc điểm cá nhân bao gồm: Tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình, thời gian mắc bệnh, tiền sử bệnh. Bộ câu hỏi về kiến thức phòng tái phát của người bệnh viêm phổi được phát triển dựa trên hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi của CDC Việt Nam (CDC, 2016). Bộ câu hỏi về kiến thức bệnh, tuân thủ điều trị của người bệnh, những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng thuốc mà người bệnh được nhân viên y tế cung cấp, hướng dẫn để phòng tái phát bệnh, hướng dẫn dùng bình hít dự phòng, hướng dẫn các bài tập thở. Quy trình thu thập dữ liệu: - Tất cả đối tượng đủ tiêu chuẩn đều được lựa chọn vào khảo sát không phân biệt độ tuổi, giới tính. - Tiến hành thu thập số liệu từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022. Hàng ngày khảo sát viên và ĐTV thu thập dữ liệu tại khoa khoa Nội tổng hợp Bệnh viện ĐKKV Phúc yên từ thứ 2 đến thứ 6. - Mỗi người bệnh đang điều trị viêm phổi tại khao được hỏi xin ý kiến và mời tham gia vào khảo sát cho đến khi đủ mẫu khảo sát. - ĐTV phát phiếu điều tra cho người bệnh, quan sát cách người bệnh điền bộ câu hỏi và không giải thích gì thêm. 3. Kết quả khảo sát 3.1. Đặc điểm cá nhân 3.1.1. Đặc điểm về tuổi : Biểu đồ 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng