Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của các thiền sư trong văn hóa đại việt thời lý trần và ý nghĩa đối vớ...

Tài liệu Vai trò của các thiền sư trong văn hóa đại việt thời lý trần và ý nghĩa đối với việt nam hiện nay

.PDF
186
488
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- TĂNG XUÂN DẪN (Thích Quảng Tiếp) VAI TRÕ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- TĂNG XUÂN DẪN (Thích Quảng Tiếp) VAI TRÕ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Mã số : CNDVBC & CNDVLS : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn HÀ NỘI - 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Tăng Xuân Dẫn (Thích Quảng Tiếp) 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................. 5 1.1. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu ...............................................................5 1.1.1. Tài liệu gốc và tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội thời Lý - Trần ...5 1.1.2. Tài liệu nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và các Thiền sư thời Lý - Trần ..........................................................................................................13 1.2. Các vấn đề và thuật ngữ dùng trong nghiên cứu của luận án .................22 1.2.1. Các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...........................................22 1.2.2. Một số thuật ngữ và khái niệm dùng trong luận án ................................24 Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ĐẠI VIỆT VÀ PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN ......................................................................................... 28 2.1. Khái quát về văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần ..........................................28 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần ..........................................................................................................28 2.1.2. Đặc trưng của văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần .....................................32 2.2. Phật giáo Đại Việt thời Lý - Trần...............................................................36 2.2.1. Sự phát triển của Phật giáo thời Lý - Trần .............................................36 2.2.2. Đặc điểm cơ bản và một số Thiền sư tiêu biểu của Phật giáo thời Lý - Trần42 Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................54 Chương 3: VAI TRÕ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN ........................ 56 3.1. Vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần trong lĩnh vực chính trị - xã hội ..56 3.1.1. Hộ quốc trên tinh thần từ bi hỉ xả của Phật giáo, hợp lòng dân .............56 3.1.2. Góp phần hình thành ý thức hệ dân tộc, chính sách ngoại giao mềm dẻo, ổn định xã hội ...................................................................................................61 3.2. Vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần trong phát triển tư tưởng tôn giáo và xây dựng đạo đức xã hội .......................................................................69 3.2.1. Phát triển tư tưởng yêu nước, đoàn kết, hoà đồng cùng các tôn giáo ..69 3.2.2. Nêu gương sáng, phát triển nền đạo đức dân tộc nhân bản .................75 4 3.3. Vai trò của các Thiền thời Lý - Trần trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật 81 3.3.1. Thiền sư thời Lý - Trần: lực lượng chủ lực trong sáng tác văn học .......81 3.3.2. Thiền sư thời Lý - Trần bảo lưu, tổ chức, thực hiện các lễ hội và hoạt động nghệ thuật ..........................................................................................................90 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................102 Chương 4: Ý NGHĨA TỪ VAI TRÕ CỦA CÁC THIỀN SƯ THỜI LÝ - TRẦN ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................ 104 4.1. Ý nghĩa từ vai trò “Hộ quốc an dân” của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với lĩnh vực chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay ..........................................104 4.1.1. Phật giáo Việt Nam phát huy tinh thần "hộ quốc an dân" trong thời đại hiện nay ..........................................................................................................104 4.1.2. Hoạt động đồng hành cùng dân tộc, góp phần ổn định xã hội của Giáo hội Phật giáo ...................................................................................................114 4.1.3. Phật giáo góp phần xây dựng nền đạo đức hướng thiện trong xã hội Việt Nam hiện nay..................................................................................................122 4.2. Ý nghĩa từ vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với phát triển văn học và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam hiện nay .........127 4.2.1. Văn học Phật giáo ở Việt Nam kế thừa và tiếp thu tinh thần nhập thế của các Thiền sư Phật giáo thời Lý - Trần .....................................................127 4.2.2. Kiến trúc, điêu khắc Phật giáo thời Lý - Trần khẳng định giá trị vô giá đối với nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện nay .............................................136 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................149 KẾT LUẬN .................................................................................................. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154 PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo thời Lý - Trần đánh dấu mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo thời Lý - Trần với tinh thần tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đã sản sinh ra những Thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hòa nhập với thời cuộc. Các Thiền sư luôn tận tụy hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, luôn quan tâm tới vận mệnh của quốc gia, dân tộc, ra sức đóng góp tài đức xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước phong kiến Đại Việt đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là văn hóa. Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Một mặt, vì đương thời, các Thiền sư đều là những người vừa giỏi Phật học lại vừa biết Nho học, họ đã trở thành những trí thức hữu ích cần thiết cho vương triều. Mặt khác, ở những thế kỷ đầu độc lập, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền mới thành lập chưa lựa chọn được ngay hệ tư tưởng của mình, nên Phật giáo lúc bấy giờ dễ dàng được thu nhận để làm công cụ định hướng tinh thần cho vương triều và dân tộc. Với sự cố vấn của các Thiền sư, nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần đã sớm tìm ra phương sách quản lý đất nước, cai trị muôn dân, lập pháp và hành pháp xuất phát từ chữ “nhân”, theo quan điểm “từ bi, hỷ xả”, “cứu nhân, độ thế” của nhà Phật. Sự gặp gỡ rất gần gũi giữa những tư tưởng cao đẹp của đạo Phật với tư tưởng “thương dân như con”, “lấy dân làm gốc” của các vua Lý - Trần không chỉ góp phần to lớn tạo nên sức mạnh "cả nước đồng lòng" trong chiến thắng quân Tống (1075 - 1077) và ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông (1258; 1285; 1288), mà còn xây dựng được một nền văn hóa Đại Việt khở sắc rực rỡ trên mọi mặt: giáo dục và đạo đức, tôn giáo và tư tưởng, văn học và nghệ thuật biểu diễn, tạo hình… Trong cuố n Tiể u sử danh tăng Viê ̣t Nam thế kỷ XX, tập 2, cư sỹ Võ Đin ̀ h Cường - Trưởng ban văn hóa T rung ương Giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam viế t lời giới thiệu: “Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam cùng với vâ ̣n mê ̣nh đấ t nước đã trải qua bao hưng suy 1 thăng trầ m của lich ̣ sử . Nế u như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phâ ̣t giáo giai đoa ̣n nào cũng có danh tăng dựng đa ̣o giúp nước . Đó là những tấ m gương sán g góp phần tạo nên lịch sử ... Công lao các bâ ̣c cao Tăng tiề n bố i , các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hô ̣ quố c kiên trì giữ đa ̣o , tịnh tiến tu hành ... là những nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá tri ̣cho chúng ta ho ̣c hỏ i noi gương” [xem 3, tr.3]. Thâ ̣t vâ ̣y , trong mỗi giai đoa ̣n lich ̣ sử đất nước Phâ ̣t giáo luôn đồng hành cùng dân tô ̣c , vai trò của các danh tăng rấ t to lớn trên mo ̣i liñ h vực của đời số ng kinh tế , văn hóa , xã hội. Có thể thấy , so với các thời đại khác, vai trò của các danh tăng thời Lý - Trầ n là quan tro ̣ng hơn cả và đươ ̣c thể hiê ̣n rấ t rõ trong viê ̣c cố vấ n về chính trị, quân sự, chính sách đối nội , đố i ngoa ̣i… Họ tham gia vào các công viê ̣c triều chính giúp các vua thời Lý - Trần và đã đa ̣t đươ ̣c nhiề u thành tựu rực rỡ. Không chỉ trong thời Lý - Trần, mà trong mọi thời đại, với sự phát triển của Phật giáo, các Thiền sư đều có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng văn hóa, kinh tế, xã hội, phát triển đất nước. Các Thiền sư với vị thế là những nhà tu hành, chức sắc tôn giáo, đã luôn là những người chăm lo cho nhân dân trong cả việc “đạo” và việc “đời”. Vừa hướng đạo nhưng đồng thời cũng giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và đạo đức, lối sống cho quần chúng nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của hàng ngũ chức sắc, các nhà tu hành tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chương I điều 2 đã ghi rõ: “Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật” [15; tr.8]. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của các nhà tu hành đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; họ chính là những người góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc trong mọi thời đại. Do vậy, nghiên cứu vấn đề nêu trên không chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằm khẳng định những đóng góp của các Thiền sư, các nhà tu hành nói riêng, của Phật 2 giáo Việt Nam nói chung đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá khứ, mà còn để hiểu đúng hơn về vai trò, tầm quan trọng của các Thiền sư, của Phật giáo đối với đất nước, khuyến khích họ đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Chính vì vậy, NCS chọn vấn đề Vai trò của các Thiền sư trong văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành CNDVBC & CNDVLS. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và rút ra ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, luận án trình bày khái quát về văn hóa Đại Việt và Phật giáo thời Lý - Trần, các Thiền sư tiêu biểu thời Lý - Trần. Thứ hai, luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong xây dựng, phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần. Thứ ba, luận án phân tích ý nghĩa từ sự nghiên cứu vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các Thiền sư trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và ý nghĩa của nó đối với Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của các Thiền sư tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên các lĩnh vực: Chính trị và xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; nhất là phần học thuyết về mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, về sự tương tác giữa giữa các hình thái ý thức xã hội. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học mác xít, nghiên cứu liên ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu gốc, phương pháp thống nhất lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh đối chiếu, khái quát hoá, khảo sát thực địa... 5. Đóng góp mới của luận án - Một là, luận án phân tích một cách có hệ thống bối cảnh và tiền đề của sự nghiệp xây dựng, phát triển, cùng các đặc điểm và các Thiền sư tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần. - Hai là, luận án phân tích vai trò của các Thiền sư trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên một số lĩnh vực chính như: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật. - Ba là, luận án phân tích ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu vai trò của các Thiền sư thời Lý - Trần đối với các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hoàn thiện hơn những hiểu biết của thế hệ hiện nay về vai trò của các Thiền sư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần trên các lĩnh vực: chính trị - xã hội, tư tưởng tôn giáo và đạo đức, văn học và nghệ thuật để từ đó rút ra được ý nghĩa của nó đối với Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Phật giáo nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bài viết của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương 9 tiết. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu Phật giáo thời Lý - Trần là một trong những hiện tượng tôn giáo và văn hóa luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Những nghiên cứu đó cũng đều dựa trên các văn bản, tài liệu gốc, vì vậy trước tiên luận án khảo sát các tài liệu thuộc nhóm này. 1.1.1. Tài liệu gốc và tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội thời Lý - Trần Hoạt động của Phật giáo Lý - Trần và của các thiền sư thời kỳ này được ghi chép lại khá trung thực trong các tài liệu gốc dưới dạng các biên niên sử, trong văn bia và thông qua các sáng tác văn học của họ. Thuộc loại này có những công trình tiêu biểu dưới đây: - Đại Việt sử ký toàn thư, 2 tập [25], là bộ sử lớn, có giá trị về nhiều mặt, là di sản quý báu của văn hóa dân tộc. Trong tác phẩm sử học lớn này, các tác giả đã liệt kê các sự kiện và nhân vật thời Lý - Trần. Kỷ nhà Lý (1010 - 1225) được ghi lại trong các quyển II, III, và quyển IV. Kỷ nhà Trần (1226 - 1399) - trong các quyển V, VI, VII, và quyển VIII. Trong các quyển đó đã nhắc đến các sự kiện thể hiện vai trò của các Thiền sư trong các lĩnh vực triều chính và đời sống xã hội như của Thiền sư Vạn Hạnh với công lớn đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Quốc sư Khuông Việt; Từ Đạo Hạnh; Quốc sư Trúc Lâm… - Đại Việt Sử ký tiền biên [134], cũng là văn bản sử liệu đồ sộ, căn bản dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng có thêm giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo về những vấn đề văn hóa, lịch sử và thời đại. Tác phẩm gồm 17 quyển, đóng thành 7 sách, trong đó 7 quyển đầu là Ngoại kỷ; 10 quyển sau là Bản kỷ. Phần Ngoại kỷ chép từ họ Hồng Bàng năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến Bản kỷ thuộc Minh năm Đinh Mùi trở lên gồm 4354 năm. Phần Bản Kỷ, thời Lý, Trần được trình bày ở các quyển: Quyển II, III, IV là Kỷ nhà Lý với 9 đời vua, bắt đầu năm Canh 5 Tuất, kết thúc năm Đinh Mùi, gồm 202 năm; Quyển V, VI, VII, VIII, IX, X là Kỷ nhà Trần với 12 đời vua, phụ kỷ Hồ Quý Ly, nhà Hậu Trần 2 vua và kỷ Nội thuộc Minh, bắt đầu là năm Bính Tuất, kết thúc là năm Đinh Mùi, gồm 202 năm (từ trang 231 đến 632). Tác phẩm này cũng nhiều lần nhắc đến vai trò của các Thiền sư đối với việc xây dựng quốc gia, triều đại. Ví như, khi nhắc đến Thiền sư Vạn Hạnh, có viết: “Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn: Lý Thái Tổ lớn lên ở Cửa Phật, Khánh Văn nuôi nấng, Vạn Hạnh dạy dỗ, hai người đó đều là sư cả. Từ nhỏ vua đã là học trò của sư Vạn Hạnh, cái thuyết “báo ứng”, “nhân quả” của nhà Phật thường được nghe luôn. Phàm những điều như sống chết, mất còn, thịnh suy, thành bại đều phó thác vào số mệnh viển vông! Vạn Hạnh khéo về nghề bói toán, lại đặt ra chuyện sét đánh vào cây gạo cho thêm vẻ thần dị. Vì thế, vua càng tin theo, niềm tin đó bắt rễ vào lòng, không thể lay chuyển được” [134, tr.234]. - Văn bia thời Lý [89, thực ra là 88] của nhóm biên soạn do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh (chủ trì) là công trình sưu tầm công phu về các tác phẩm di văn kim thạch thời Lý. Các văn bia thời Lý hiện còn phần nhiều gắn với những công trình quan trọng liên quan đến tầng lớp quý tộc, những người có công với nước, với dân, xây chùa và những Thiền sư có uy tín như: Thiền sư Từ Đạo Hạnh… “Nhi kim tức hữu Đạo Hạnh Thiền sư, ấu nhi tú cốt, trưởng nãi kỳ tư. Tụng tập liên kinh, ngọc kiết hầu nhi liêu lượng; xuất gia vận độ, Phật sinh ý nhi từ bi. Kiến bát chủng nhi hải ngung tận nghiêm; cứu tam kíp nhi thiền kinh cộng quán. Cấu thời đại hạn, nhiên nhất chỉ nhi vũ tất bái nhiên. Học cổ hưu lương, tọa đa niên nhi dung vô cơ sắc. Vạn dân khởi lệ, trì thủy sái nhi hạnh tuyệt bệnh nguyên; chư sự vị manh, dự ngôn tri nhi đích như phù khế” [89, tr.102]. Dịch nghĩa: “Nay có Thiền sư Đạo Hạnh: tuổi nhỏ thanh tú khác thường, lớn lên thiên tư kỳ lạ. Khi tụng tập Liên kinh, tiếng ngọc vang sang sảng; lúc xuất gia hành lễ, tâm Phật thấm từ bi. Dựng Bát chủng tháp mà khắp cõi hết mực uy nghiêm; đọc Tam kíp thư mà kinh Phật thảy đều quán triệt. Gặp thời đại hạn, đốt một ngón tay mà mưa xuống tràn trề; học người xưa không ăn, ngồi đó nhiều năm mà mặt không sắc đói. Dân mắc bệnh, bưng nước vảy mà dứt hết ốm đau; việc chưa manh nha, dự đoán trước mà trúng như bùa phép” [89, tr.106]. 6 Sang thời Trần, các văn bia liên quan đến chùa tháp và các thiền sư cũng chiếm một số lượng khá lớn. Có thể kể đến các văn bia trong các công trình sưu tầm và dịch: Văn bia thời Lý - Trần vùng Hải Hưng và lân cận [44] của tác giả Tăng Bá Hoành (1985) và Nguyễn Văn Thịnh; Nguyễn Quang Hồng (chủ biên, 2002) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2: Thời Trần [135]. - Năm 2010, Hội sử học Hải Dương đã thực hiện đề tài Sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải di sản Hán Nôm Hải Dương tại các Di tích xếp hạng Quốc gia tỉnh Hải Dương [45] do Tăng Bá Hoành làm chủ nhiệm đề tài. Trong đó, đáng lưu ý là phần sao dịch di sản Hán Nôm tại chùa Thanh Mai (Chí Linh - Hải Dương). Bia mang tên Thanh Mai Viên Thông Tháp Bi, do thị giả Trung Minh là đệ tử chân truyền của Pháp Loa, biên soạn sau khi Pháp Loa viên tịch (1330), nhưng trước khi Huyền Quang về cõi Niết Bàn (1334), phải đến 28 năm sau, tức năm Đại Trị ngũ niên (1362) đệ tử mới hoàn thành khắc dựng. Nói về công đức vô lượng của Điều Ngự Giác Hoàng, các đệ tử có chép: “Hưng Long thập nhị niên Giáp Thìn, sư nhị thập nhất tuế. Thị niên, Nhân Tông Đầu Đà biến du chi đạo, trừ dâm từ, thí pháp dược trị chư bần bệnh giả, diệc cầu pháp tự chi thiết” [45, tr.9]. Dịch: “Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), Sư 21 tuổi. Chính năm này, Nhân Tông Điều Ngự đầu đà đi khắp các miền trừ bỏ những đền thờ dâm thần, bố thí phép chữa bệnh cho những người nghèo bệnh tật, cùng với mục đích cấp thiết là tìm người nối dòng pháp” [45, tr.16]. - Một số vấn đề về văn bia Việt Nam [64] do Trịnh Khắc Mạnh (2008) chủ biên, là tập chuyên luận nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của văn bia Việt Nam. Một số văn bia thời Lý - Trần được tác giả nhắc đến như: Thác bản bia An Hoạch sơn niên đại 1110, Bia Sùng Thiện Diên Linh ở Đọi Sơn, niên đại 1121, Bia Thanh Hư niên đại 1373 - 1377 ở Côn Sơn, Hải Dương… thông qua các văn bia có thể thấy sự phát triển của Phật giáo thời kỳ Lý - Trần. - Thiền Uyển Tập Anh [87] do Phân viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội và nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1990, là công trình ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào thời từ cuối Bắc thuộc cho đến thời 7 Đinh, Lê, Lý. Đây cũng là cuốn sách tập hợp các tác phẩm thuộc dòng văn học sử cho nên không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một cuốn truyện ký có giá trị về mặt văn học, triết học, văn hóa dân gian. Khi nhận định về các vị Thiền sư, trong bài tựa tác giả tuyển chọn sách có viết: “Nước Đại Việt ta được lời Phật thấm nhuần khắp cả, được mưa pháp gội sóng nhiều nơi, người cạo tóc xuất gia được ấn chứng ngộ đạo có lẽ cũng đã có rồi. Chứng tích để lại còn cho thấy lòng thiền của họ sáng như mặt trời, gương đạo của họ trắng ngời như băng tuyết. Có bậc ra giúp nước yên thân, có người vào đời để cứu vớt kẻ bị sa ngã, chìm đắm. Có người sớm lĩnh ngộ tâm ấn, chống gậy Thiền để làm rõ lẽ cơ vi của Tổ Đạt Ma, cũng có kẻ muộn đến cửa huyền mà làm hiển rạng bí chú của Đồ Trừng1. Họ có đức thuần phục chim rừng, khiến chúng tìm đến cửa nghe kinh, khiến dã thú vây tụ quanh, vào nhà dâng quả. Đó là do lòng thành của bậc ấy cảm hóa mà chúng tin theo, do cái học sở đắc mà các bậc ấy có phép thần thông biến hóa” [87, tr.24 - 25]. Thơ văn Lý - Trần, tập 1 [146], (quyển thượng); Thơ văn Lý - Trần, tập 2 [91], (quyển trung); Thơ văn Lý - Trần, tập 3 [146] (quyển hạ), đều là những công trình đã tuyển chọn số lượng lớn tác phẩm của các Thiền sư, đồng thời giới thiệu vắn tắt và chính ý các nội dung khái lược về tiểu sử, hành trạng và tác phẩm của đa phần các nhà thơ, văn thời Lý - Trần. Công trình Hợp tuyể n văn học Viê ̣t Nam [81], tập 1 (từ thế kỷ X - thế kỷ XVII) do Bùi Duy Tân (chủ biên, 2004) là bộ sách giới thiệu những tác phẩm chọn lọc trong dòng văn học viết, còn gọi là văn học thành văn, văn học cổ, văn học Hán Nôm,... thời Trung đại. Bộ sách tuyển chọn các tác phẩm văn học của hàng ngàn năm, từ thế kỷ X khi dòng văn học trung đại được khai sáng, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Công trình này cũng trình bày về hành trạng và tác phẩm của nhiều thiền sư Lý - Trần như Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác; Thiền sư Quảng Nghiêm; Trần Thái Tông; Trần Thánh Tông; Trần Nhân Tông và Huyền Quang, qua đó đánh giá về những đóng góp của các Thiền sư Lý - Trần cho dòng văn học 1 Thường gọi là Phật Đồ Trừng, nhà sư Ấn Độ đến Lạc Dương (Trung Quốc) năm Vĩnh Gia (307-313) đời Tấn. 8 thời kỳ này. Trên đây đều là những tư liệu, văn bản gốc mà luận án sẽ thường xuyên phải dựa vào để minh chứng cho các luận điểm của mình. Bên cạnh đó có thể kể đến nhóm tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội thời Lý - Trần như: Văn học Phật giáo từ thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIV là một mảng đề tài luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nước. Đặc biệt, những nghiên cứu về văn học Phật giáo song thường đề cập đến các Thiền sư, với vai trò là chủ thể sáng tạo, những tác giả tiêu biểu của dòng văn học này. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: - Dương Quảng Hàm (1941) trong Văn học Việt Nam sử yếu [26] cho rằng, các vị sư đều là những người thâm Nho học, nhiều vị làm thơ... có nhiều tập thơ văn nói về giáo lý đạo Phật. Qua khảo cứu tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, từ những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX cho đến nay, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm tìm hiểu nhiều về văn học Phật giáo thời Lý - Trần, vai trò chủ thể sáng tạo của các Thiền sư thời Lý - Trần trong dòng văn học thời kỳ này trên các phương diện như văn bản: sưu tầm, giới thiệu và dịch thuật, tìm hiểu tác giả và nghiên cứu tác phẩm. Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu thường chú trọng đến việc sưu tầm, dịch thuật và cũng ít nhiều đã tìm hiểu giá trị văn bản văn học của các tư liệu Phật giáo thời Lý - Trần mà tiêu biểu là Đinh Văn Chất, Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Tất Tố... thì sau năm 1945, việc tìm hiểu văn học Phật giáo thời Lý - Trần được quan tâm hơn và ngày càng có nhiều thành tựu. Ngoài việc sưu tầm thêm để giới thiệu văn bản mà bộ Thơ văn Lý - Trần gồm ba tập [146] là khá đầy đủ, thì còn có nhiều công trình nghiên cứu đã khai thác trên nhiều bình diện khác nhau về tác giả, nội dung và nghệ thuật tác phẩm của bộ phận văn học này. Đặc biệt, từ những năm sau Đổi mới, trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện hơn để tập trung tìm hiểu giá trị của những tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý - Trần ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô, vừa khái quát, vừa cụ thể và đưa ra những bình luận, đánh giá khá xác đáng về 9 những thành tựu của văn học Phật giáo thời Lý - Trần, vị trí, vai trò của nó trong tiến trình văn học Việt Nam. Có thể tóm lược một số bình luận của các học giả: - Đáng chú ý hơn cả là Đinh Gia Khánh (1976) trong khi nêu tiến trình lịch sử của văn học cổ có bàn đến văn học Phật giáo thời Lý - Trần trong trong Lời giới thiệu “Tám thế kỷ của tiến trình văn học” cho cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 [49]. Khi nhận định về thơ thiền thời Lý - Trần tác giả cho rằng: bên cạnh ý nghĩa triết học và tôn giáo, nhiều bài thơ lại có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn học, những ảnh hưởng trên (của Nho, Phật, Lão) không hề làm lu mờ tinh thần dân tộc,... chính hào khí tiếp thu được từ cuộc chiến đấu của dân tộc lại khiến các tác giả uốn nắn và nâng cao nội dung của những tư tưởng đó cho phù hợp yêu cầu phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người trong nước Đại Việt độc lập, tự cường. - Nếu công trình Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời kỳ Lý - Trần [137] của Viện sử học (1980), là công trình sử học, chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ Lý - Trần thì công trình Nước Đại Việt Thời Lý - Trần [93] của Nguyễn Khắc Thuần (2002), là công trình tiếp cận một giai đoạn lịch sử Việt Nam dưới góc độ văn hóa học và đã nêu được một số nét khái quát tổng quan nhất về nước Đại Việt thời kỳ đó. Cả hai công trình đều có nhắc đến các Thiền sư tiêu biểu ở mỗi thời đại trong công việc cố vấn triều chính, đưa ra những mưu kế, sách lược ổn định trật tự xã hội. - Bùi Văn Nguyên (1987) trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỷ X XVII) [74] có nhận xét rằng: Thơ thiền thời Lý mang nặng ý thức hệ Phật giáo Thiền tông, nội dung đạo Thiền ở nước ta đã biến thiên cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Chính nhờ thế mà các nhà sư đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng nền độc lập buổi đầu. Điểm thú vị là các nhà sư thường trở thành nhà thơ và có tâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người, thơ văn của các nhà sư biểu lộ tư tưởng tự do phóng khoáng, vượt ra ngoài khuôn khổ của triết lý thiền tông, biểu hiện tinh thần yêu nước chống xâm lăng. Về văn học Phật giáo thời Trần, tác giả cho rằng: Phật học thời Trần cũng có những tư tưởng độc đáo, không rập khuôn theo phương Bắc, văn học thời Trần mở đầu loại văn bút chiến và văn chương phê bình, các vua thời Trần thường là thi nhân hơn là Thiền sư so với thời Lý. 10 - Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông Lý - Trần [59] của Nguyễn Công Lý (1997), là công trình chỉ ra được đặc điểm và nội dung, các giá trị nghệ thuật tiêu biểu của văn học Thiền tông thời Lý - Trần, qua đó khẳng định tư tưởng của các thiền sư như một lực lượng sáng tác đông đảo và chủ đạo của nền văn học nước nhà thời kỳ này và đã lưu giữ rất nhiều nét bản sắc dân tộc. Trong tác phẩm Văn học Việt Nam thế kỷ X - XVIII [81] do Bùi Duy Tân chủ biên (2004), các tác giả đã có những nhận định sắc bén về văn học Phật giáo thời Lý - Trần, khi cho rằng: Văn học Phật giáo thời Lý mang nặng ảnh hưởng Phật giáo... dù rằng phần đông tác giả là nhà sư, nhưng văn học thời Lý không phải chỉ là văn học Phật giáo, ngay trong các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý thì nhiều khi vẫn tìm thấy những nội dung liên quan đến việc xây dựng nhân phẩm và có ý nghĩa tích cực, văn học Thiền tông thời Lý dù sao không phải lúc nào cũng thuần túy. Nhiều nhà sư Thiền tông mà tu luyện theo giới luật Mật tông, cơ sở tư tưởng của văn học Thiền tông thời Lý là ở quan niệm phiếm thần luận, sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên đã khơi cảm hứng cho những tứ thơ độc đáo và những hình tượng thơ rất sinh động. Thiên nhiên được miêu tả với tình cảm thắm thiết và niềm lạc quan yêu đời thể hiện thái độ an nhiên tự tại, bản lĩnh vững vàng, tự tin của con người. Văn học thời Lý mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn học viết và văn học Thiền tông nên đã có vị trí nhất định; thơ Thiền thời này thật gắn bó với đời sống dân tộc. Về văn học Phật giáo thời Trần, các tác giả đã nhận định: xét về mặt học thuật, trước hết phải nói đến những trước tác về Phật học, văn học thời Trần phản ánh sự dung hợp của Tam giáo, đồng thời chỉ ra xu hướng phân công giữa Phật và Nho, thơ của các vị vua tu thiền, các nhà sư thể hiện một niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết. Đặc biệt, trong Lời giới thiệu tác phẩm có viế t: “Từ thế kỷ X đế n thế kỷ XV đã hình thành mô ̣t lực lươ ̣ng sáng tác văn ho ̣c ngày càng đông đảo. Căn cứ vào những tài liê ̣u hiê ̣n có thì trong non năm thế kỷ của lịch sử văn học viết có khoảng một trăm hai mươi tác giả . Từ thế kỷ X đế n thế kỷ XII có trên 50 tác giả trong số đó đa số là các nhà sư , từ thế kỷ XIII đế n thế kỷ thứ XIV có trên 60 tác giả trong số đó đa số là nhà Nho...” [81, tr.15]. 11 Điề u khẳ ng đinh ̣ trên cho thấ y , cùng với quá trình Phật giáo du nhập vào Viê ̣t Nam, quá trình hình thành và phát triển nền văn học viết Việt Nam , dòng văn học Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam cũng đươ ̣c hình thành và trở thành ngo ̣n cờ tiên phong trong công cuô ̣c khai phóng văn hóa dân tô ̣c . Dòng văn học Phật giá o đã đa ̣t đươ ̣c đỉnh cao của miǹ h dưới thời Lý - Trầ n với những tác giả , tác phẩm tiêu biểu là những di sản văn học vô giá của nền văn hóa Đại Việt nói riêng và của dân tộc Việt Nam , đươ ̣c lưu truyề n maĩ muôn đời . Ngoài các bình chú của các soạn giả hoặc người dịch rất đáng được tham khảo, thì các công trình trên đều là nguồn tư liệu gốc để luận án lấy làm minh chứng cho những đóng góp về mọi mặt của các thiền sư thời Lý - Trần. Như vậy, văn học Phật giáo thời Lý chủ yếu là của thiền sư, còn thời Trần thì ít hơn, điều này cho thấy, văn học Phật giáo thời Lý mang đậm tư tưởng triết lý Phật giáo, trình bày nhiều về nội dung giáo lý nhà Phật hơn sơ với thời Trần. - Trong công trình Các khuynh hướng văn học thời Lý - Trầ n [48] tác giả Nguyễn Pha ̣m Hùng (2008) qua nghiên cứu các khuynh hướng văn học thời Lý Trần, đã nhận định rằng khuynh hướng văn học thiền chiếm vị thế là dòng chủ lưu, bởi vì phần lớn những tác phẩm văn học tiêu biểu có giá trị tạo nên bước ngoặt thời đại đều của các tác giả là Thiền sư. - Thích Giác Toàn (2011) trong tác phẩm Thẩm mỹ Phật giáo thời Lý - Trần qua văn chương [107] đã một lần nữa khẳng định, thơ văn thời Lý - Trần chẳng những mang tính thẩm mỹ Phật giáo của riêng thời đại mà còn là cái đẹp muôn đời của dân tộc và nhân loại. Với lối viết giản dị của một vị sư chứng ngộ lẽ vô thường và qua cái nhìn minh triết của Phật giáo, tác giả đưa đến cho người đọc những trải nghiệm, những cảm nhận thật sâu sắc về lẽ vô thường và thường, về vô ngã và ngã, về có và không, về bất tịnh và tịnh… Và ngay trong những cặp phạm trù ấy đã thể hiện rõ sự dung hợp của hai mặt đối lập, mà ranh giới giữa chúng chỉ là một hơi thở, một phần nhỏ trong niệm thức (sát - na). Ví như, khi tác giả quán niệm, vô thường và thường tương tự như hai mặt của một tờ giấy. Giác ngộ thì là cái đẹp, cái trác tuyệt; không giác ngộ (không thấu triệt) thì nó sẽ trở thành bi kịch, vì khi biết thân 12 vô thường rồi, thì bi quan, chán nản, bế tắc cuộc sống… đều xem như là bi kịch do sự sợ hãi trước cái vô thường. Tác giả chia nội dung cuốn sách này làm bốn phần. Ba phần đầu là nội dung chính thể hiện những nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả trên cơ sở Phật giáo Việt Nam trong mối tương quan với dân tộc, văn hóa dân tộc, đặc biệt là dấu ấn của nó trong văn chương thời Lý - Trần, và những giá trị thẩm mỹ tự thân của nó. Phần bốn, là những đánh giá, kết luận của tác giả cho người đọc dễ lĩnh hội. 1.1.2. Tài liệu nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và các Thiền sư thời Lý - Trần Mảng tài liệu nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo thời Lý - Trần có đề cập đến vai trò của các thiền sư thời kỳ này trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Đại Việt có khá nhiều và đều khẳng định quá trình Phật giáo song hành cùng dân tộc, Phật giáo gắn bó với dân tộc và đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa, tâm linh Việt Nam như thế nào kể từ khi du nhập và phát triển cho đến ngày nay. Có thể kể đến các công trình về lịch sử Phật giáo sau đây: - Lịch sử Phật giáo Việt Nam [101] do Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1988), là công trình tiếp cận các vấn đề liên quan đên Phật giáo dưới góc độ lịch sử, được các tác giả trình bày thành năm phần. Phần thứ nhất: Phật giáo Việt Nam thời kỳ du nhập và Bắc thuộc (từ đầu công nguyên đến đầu thế kỷ X); Phần thứ hai: Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (giữa thế kỷ X - XIV), trong phần này có giới thiệu về một số thiền sư tiêu biểu của hai triều đại Lý - Trần; Phần thứ ba: Phật giáo từ Hậu Lê đến Tây Sơn (thế kỷ XV - XVIII); Phần thứ tư: Phật giáo dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX) và Phần thứ năm: Phật giáo từ đầu thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX) đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Lịch sử Phật giáo Việt Nam [95] của Nguyễn Đăng Thục (1991), là tác phẩm trình bày toàn bộ tiến trình lịch sử Phật giáo từ khi du nhập cho đến thời hiện đại. Công trình tiếp cận vấn đề dưới góc độ lịch sử nên cũng đề cập đến hành trạng và tiểu sử của các thiền sư tiêu biểu trong lịch sử Phật giáo dân tộc. - Lược sử Phật giáo Việt Nam [116] của Thích Minh Tuệ (1993) gồm có 8 chương. Chương 1: Nguồn gốc lịch sử và đặc điểm chung của Phật giáo; Chương 2: 13 Phật giáo thời đại du nhập và Bắc thuộc; Chương 3: Phật giáo thời Hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc lần thứ ba; Chương 4: Phật giáo thời Ngô, Đinh, Tiền Lê; Chương 5: Phật giáo thời nhà Lý; Chương 6: Phật giáo thời nhà Trần; Chương 7: Phật giáo từ nhà Hồ đến Tây Sơn; Chương 8: Phật giáo Triều Nguyễn và Pháp thuộc. Trong tác phẩm này, chương 5 và 6, khi nói về Phật giáo dưới triều Lý - Trần, tác giả cũng đã đề cập đến các chùa tháp và Thiền sư của hai thời kỳ này. - Đạo Phật Việt Nam [70] của Thích Đức Nghiệp (1995), là công trình nêu lên rất nhiều vấn đề của Phật giáo dân tộc như: lịch sử, chùa tháp, về đặc điểm Phật giáo, đạo đức Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa, nghệ thuật và nhân sinh quan của người Việt Nam và cả kinh điển Phật giáo Việt Nam. Đây là công trình được xuất bản trên cơ sở sưu tầm và tuyển chọn các bài nghiên cứu của tác giả về những vấn đề liên quan đến Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu toàn bộ Phật giáo Việt Nam trong lịch sử nên chỉ trình bày khá sơ lược về bức tranh thời Lý - Trần ở những điểm chính. Riêng về Phật giáo thời Lý Trần cuốn sách mới nêu một số đóng góp của Phật giáo mà chưa thực sự nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu. - Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông [30] của Nguyễn Hùng Hậu (1996), và cùng tác giả này (1997) trong công trình Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam [31] đã giới thiệu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Thiền Trúc Lâm Việt Nam. Đây là Thiền phái đã làm nổi bật những nét chấm phá của Phật giáo Việt Nam. Cùng một chủ để nêu trên còn có cuốn Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần [8] của Trương Văn Chung (1998). Chúng đều là các công trình giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết học đặc sắc của Trần Thái Tông qua các tác phẩm tiêu biểu của ông và những nội dung tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Các tác giả nêu trên đều đã khẳng định những đóng góp cũng như vai trò của Trần Thái Tông đối với sự phát triển của triết học Phật giáo và sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm đời Trần. - Việt Nam Phật giáo sử luận gồm 3 tập [56] của Nguyễn Lang (2000) đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho giới nghiên cứu văn hóa, văn học và lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại và đã dành trọn 9 chương để viết về Phật 14 giáo thời Lý - Trần (từ trang 184 đến trang 390). Tác giả đánh giá: “Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình” [56, tập 1, tr.482]. Cùng một chủ đề lớn như công trình trên, Lê Mạnh Thát (2001) có Lịch sử Phật giáo Việt Nam gồm 2 tập [85], là công trình biên soạn về lịch sử Phật giáo, được tác giả chia làm ba thời kỳ lớn. Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên đến khi Lý Bôn xưng đế lập nhà nước Vạn Xuân; Thời kỳ thứ hai, từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu nhà Lê tới cận đại. Trong đó, khi viết về Phật giáo ở thời kỳ thứ hai, tác giả có đề cập nhiều đến các Thiền sư tiêu biểu như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Pháp Loa, Huyền Quang… trên các phương diện hành trạng và tiểu sử, tư tưởng cơ bản của họ. - Lịch sử đạo Phật Việt Nam [40] của Nguyễn Duy Hinh (2009) cũng là công trình đặc sắc về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm gồm bốn chương ứng với các thời kỳ chính. Chương 1: thời kỳ truyền nhập (thế kỷ II - V); Chương 2: thời kỳ phát triển (thế kỷ VI - X); Chương 3: thời kỳ cực thịnh (thế kỷ XI - XIV); Chương 4: Phật giáo chấn hưng và canh tân (thế kỷ XV - XX). Ở chương 3 khi nói về thời Phật giáo cực thịnh tác giả cũng liệt kê những sự kiện lịch sử, một số đóng góp của các Thiền sư trong việc phát triển giáo hội Phật giáo, văn hóa, xã hội Đại Việt. - Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981) [20] của Bồ đề Tân Thanh Nguyễn Đại Đồng (2012), là cuốn sách giới thiệu về Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến năm 1981 - thời điểm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nội dung có 12 chương trình bày về Phật giáo từ khi ra đời ở Ấn Độ, lan truyền sang Trung Hoa và Việt Nam. Trong chương 6 và chương 7 có trình bày về Phật giáo thời Lý Trần (1009 - 1400), và có một số khái quát sơ lược về các Thiền sư. Trên đây là những công trình cơ bản nhất cung cấp một tổng quan chung về lịch sử Phật giáo, có đề cập đến triết học Phật giáo, ít nhiều đều nói về một số đóng góp của Phật giáo, về vai trò của các Thiền sư đối với tư tưởng, văn hóa, xã hội Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau nhưng ở mức độ khái quát chung. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan