Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên th...

Tài liệu Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho việt nam hiện nay (tt)

.DOCX
35
1
99

Mô tả:

2 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dân khoa học: TS. Nguyên Văn Quân Phản biện 1: PGS. TS Trương Hô Hải Phản biện 2: PGS. TS Dương Đức Chính Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 9 giờ 15 phút, ngày 26 tháng 5 năm 2022 3 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí và truyền thông xã hội đã và đang hoạt động vì sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Trong quá trình đó, có thể thấy, báo chí vừa là phương tiện thể hiện quyền lực chính trị, là công cụ của Đảng, Nhà nước vừa là phương thức kiếm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từ bên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, vấn đề phòng, chống tham nhũng (phòng, chống tham nhũng) nói chung, vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng nói riêng trên thế giới không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của mình, vấn đề vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng gần đây mới được đẩy mạnh trong thực tiễn và từng bước nâng cao nhận thức cũng như hoàn thiện khung pháp lý, khung lý thuyết để xây dựng môi trường pháp lý, môi trường văn hóa cho hoạt động phòng, chống tham nhũng của báo chí và truyền thông xã hội ngày càng phát huy hiệu quả thực tế, nhằm mục đích ngày một nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí và truyền thông xã hội vì mục đích phát triển đất nước. Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua cho thấy đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí và truyền thông xã hội phát hiện, đưa tin sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào trong công tác phòng, chống tham nhũng? Nhằm phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng, rất cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về vai trò báo chí và truyền thông xã hội trên mặt trận phòng, chống tham nhũng. Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy chưa có công trình nào tương thích về chiều sâu với đề tài vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam hiện nay. Hầu hết các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò, hiệu quả của báo chí trong phòng, chông tham nhũng mà chua đê cập nhiêu đến vai trò truyền thông xã hội truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Từ trước đến nay mới chỉ có rất ít bài viết, ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Việt về vai trò trong phòng, chống tham nhũng của của báo chí và truyền thông xã hội trên thế giới. Vì những lý do trên, tác giả chọn “Vai trò của báo chỉ và truyền thông xã hội trong phòng, chong tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vai trò của báo chí và truyền thông đại chúng trong phòng, chống tham nhũng là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành báo chí, chính trị học, luật học, và các nhà chính trị, nhà báo tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Khảo sát các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, đã có một số công trình ở nước ngoài phân tích về vấn đề vai trò của báo chí và truyền thông đại chúng trong phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn tiếp tục hướng nghiên cứu làm rõ vai trò đấu tranh phòng, chống tham nhũng của báo chí và truyền thông xã hội. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ••• Hướng đến mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ cần giải quyết như sau: Nghiên cứu làm rõ vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh hiện nay; Nghiên cứu thực tiễn vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đoi tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới. 4.2. Phạm vỉ nghiên cứu về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng. về không gian và thời gian, đề tài nghiên cứu vấn đề vai trò cùa báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng từ năm 2015 đến năm 2020 trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, đề tài sẽ tập trung vào một số quốc gia tiêu biểu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.7. Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin và các lý thuyết về tính phổ quát, tính không thể tước đoạt và tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người là cơ sở để phân tích. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và trao đổi khoa học; khảo cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố những hiểu biết khoa học về vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới. về mặt thực tiễn, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức trong nước. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu trong giảng dạy, nghiên cứu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở giáo dục. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng Chương 2: Thực tiễn vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 1.1. Một số vấn đề về báo chí và truyền thông xã hội 1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của báo chí 1.1.1.1 Khái niệm “báo chí” Có thế hiểu một cách khái quát, báo chí là một phương tiện thông tin, tuyên truyền cần thiết đối với đời sống xã hội. Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm phản ánh, báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nối bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. 1.1.1.2. Vai trò và chức năng của báo chí Các chức năng cơ bản của báo chí bao gồm: Thứ nhất, chức năng thông tin; Thứ hai, chức năng định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng; Thứ ba, chức năng khai sáng, giải trí; Thứ tư, chức năng giám sát, phản biện xã hội; Thứ năm, chức năng quảng cáo, dịch vụ. 1.1.2. Khái niệm và chức năng của truyền thông xã hội 1.1.2.1. Khái niệm “truyền thông xã hội” Truyền thông xã hội là phương thức truyền thông được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến (các trang web trên mạng internet) và sử dụng các công cụ của mạng internet để truyền đạt thông tin. 1.1.2.2. Chức năng của truyền thông xã hội Phương tiện truyền thông xã hội có thể được gọi là một nền tảng tương tác dựa trên web, qua đó mọi người giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin và sửa đổi nội dung được tạo ra trong thời gian chờ đợi, cung cấp phản hồi, giao tiếp và xóa thông tin khi cần thiết. Phương tiện truyền thông là phương tiện để đưa thông tin, giáo dục và giải trí đến với quần chúng. Nó là một phương tiện giao tiếp đơn giản và hiệu quả. Phương tiện truyền thông xã hội thường được sử dụng để tương tác xã hội và truy cập vào tin tức và thông tin cũng như ra quyết định. Truyền thông xã hội là những công cụ trực tuyến dựa trên web cho phép mọi người khám phá và tìm hiêu thông tin mới, chia sẻ ý tưởng, tương tác với những người và tổ chức mới. Các phương tiện truyền thông xã hội là các công cụ, ứng dụng giao tiếp đại chúng dựa vào không gian trực tuyến (online spaces) trên nền tảng internet và các công nghệ truyền thông hiện đại khác cho phép người dùng chia sẻ ý kiến, thông tin, dữ liệu, hình ảnh một cách rộng rãi. Bên cạnh đó, truyền thông xã hội cũng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Theo đó, hệ thống mạng xã hội giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân buôn bán, kinh doanh. Mặt khác, truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn rất mạnh mẽ để chia sẻ mọi bất công đang xảy ra trong xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là một nền tảng mà mọi loại thông tin và tin tức đều được chia sẻ. Theo đó, các phương tiện truyền thông xã hội cũng giúp thể hiện và phản ánh tất cả những áp bức, lạm dụng và công lý đã xảy ra đối với người dân. Nó hỗ trợ mọi người lên tiếng bảo vệ quyền của họ và nói chuyện chống lại bạo lực một cách công khai. Như vậy, truyền thông xã hội cũng nhằm mục đích đấu tranh cho quyền con người trong xã hội. 1.2. Lý luận về phòng chống, tham nhũng 1.2.1. Khái niệm “tham nhũng” Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. 1.2.2. Khái niệm “phòng, chống tham nhũng” Phòng, chống tham nhũng là hoạt động của cơ quan, tố chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao tiến hành các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Mục đích của phòng, chống tham nhũng - Phòng chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhà nước pháp quyền. - Phòng chống tham nhũng góp phần quan trọng vào sự tăng truởng kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. - Phòng chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa đồng thời làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội khác. - Phòng chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. 1.3. Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng 1.4.1. Yếu tố pháp lý • -L -W r 1.4.2. Năng lực của đội ngũ nhà báo tham gia đâu tranh phòng, chông tham nhũng 1.4.3 Công tác quản lý, giám sát các phương tiện thông tin truyền thông xã hội 1.4.4. Tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế CHƯƠNG 2. THỤC TIỄN VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1. Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại một số quốc gia trên thế giói và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.1.1. Tình hình đấu tranh phòng, chong tham nhũng của báo chỉ và truyền thông xã hội của một số quốc gia trên thế giới - Báo chí và truyền thông xã hội trong chống tham nhũng tại Ân Độ - Báo chí và truyền thông xã hội trong chống tham nhũng tại Ghana - Báo chí và truyền thông xã hội trong chống tham nhũng tại Hàn Quốc 2.1.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam • • O• • - Bài học thứ nhất, cuộc chiến chống tham nhũng khác với cuộc chiến chống các loại tội phạm thông thuờng. - Bài học thứ hai, truyền thông xã hội là nơi tập hợp các luồng ý kiến cá nhân truớc các sự kiện, vấn đề, hiện tuợng của xã hội. - Bài học thứ ba, việc phát huy vai trò của truyền thông xã hội đối với công tác phòng, chống tham nhũng là yêu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2.2. Thực trạng báo chí, truyền thông xã hội và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình báo chí và truyền thông xã hội ở Việt Nam Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì hiện nay cả nuớc có 868 cơ quan báo chí, tổng số lao động trong các cơ quan báo chí là 41.600 người (trong đó, có 19.166 người được cấp thẻ nhà báo), có 72 đài phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Tổng số lao động trong các đài/đơn vị hoạt động truyên hình là 18.481 người (trong đó, có 7.594 người được câp thẻ nhà báo) [4]. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tính đến năm 2020 dân số của Việt Nam ước tính là 97,58 triệu người, là nước đông dân thứ 15 thế giới. Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet năm 2020 là 68,7, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet là 71,3 [4], Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày [Error! Reference source not found.]. Điều này cho thấy người Việt Nam đã dành một khoảng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau, các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook và Zalo trong đó Facebook vẫn là mạng xã hội được người Việt sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tính đến tháng 4/2018, có 58 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook, đưa Việt Nam vào top 7 quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới. Zalo hiện có khoảng 40 triệu người dùng hàng tháng. Đây là một con số đáng kể khi tổng số người dùng Zalo chiếm một nửa dân số Việt Nam và gần 70% người dùng Facebook [Error! Reference source not found.]. 2.2.2. Tình hình tham nhũng và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2020 là 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với năm 2019, đứng thứ 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điểm CPI của Việt Nam thấp hơn điểm trung bình của khu vực ASEAN (42/100) nhưng cao hơn một số quốc gia trong khu vực. Việc gia tăng nhẹ chỉ số CPI và giảm 1% từ 37 điểm vào năm 2019 xuống 36 điểm vào năm 2020 qua là chỉ báo tích cực đối với các nồ lực trong phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Song, nếu xét trên thang điểm từ 0 đến 100 của Chỉ số CPI thì tình hình tham nhũng ở khu vực công của Việt Nam vẫn bị coi là rất nghiêm trọng. Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trên cẳ nước đã tiến hành các hoạt động về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tê với 4.400 bị cáo và 1.900 vụ án. Ban chỉ đạo phòng, chông tham nhũng đã theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ việc, vụ án ờ 3 cấp, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ việc và 94 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm, đã xét xử sơ thấm 86 vụ, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự, trong đó có 1 thành viên Bộ Chính phủ. ủy viên Bộ Chính trị, 7 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang [Error! Reference source not found.]... Công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì bình quân giai đoạn từ 2013 đến 2020, tỷ lệ này đạt 32,04%. [14] Có thể khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tình trạng tham nhũng đã được ngăn chặn và đấy lùi cùng với đó là niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày được nâng lên. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: Thứ nhất, thể chế, chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực còn bất cập, tính khả thi không cao; chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực;... Thứ nhất, thực tế cho thấy thể chế, chính sách, pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập, nhiều quy định có tính khả thi không cao. Thứ hai, một bộ phận cán bộ, công chức còn xem nhẹ vai trò của truyền thông xã hội, do đó việc xử lý, xử lý thông tin còn chậm, bị động, đôi khi còn mang tính thủ tục, đối phó. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, báo chí trong thời gian qua là lực lượng chủ lực trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức cũng như tạo sự chuyển biên tích cực trong lời nói và hành động của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Thứ hai, báo chí đã phát huy được vai trò là một nguồn cung cấp thông tin hàng đầu của các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ các vụ án tham nhũng. Thứ ba, báo chí đã góp phần định hướng truyền thông và dư luận xã hội và góp phần hoàn thiện các chính sách về phòng, chống tham nhũng của nước ta. Thứ tư, truyền thông xã hội đã góp một phần không nhở trong công cuộc phòng, chống tham nhũng bởi các thông tin tại đây có thể là nguồn tin, manh mối ban đầu để báo chí điều tra và phanh phui các vụ án tham nhũng. 2.3.1.2. Nguyên nhân Một là, cơ sở pháp lý về báo chí trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ. Hai là, báo chí đã chú trọng đề cao tính khách quan, tính trung thực, tính nhân văn, tính chuyên nghiệp trong công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng. Ba là, các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo, hội viên chân chính trong tác nghiệp phòng, chống tham nhũng. Bốn là, sự tham gia của truyền thông xã hội trong việc đưa tin về tham nhũng đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Năm là, báo chí và truyền thông xã hội với the loại phong phú, đa dạng đã phản ánh, phân tích, lý giải sâu sắc các khía cạnh của tham nhũng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế - Có thể nói hạn chế lớn nhất của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng đó là việc chưa phản ánh được một cách đầy đủ, kịp thời những hiện tượng, vụ việc tham nhũng tiêu cực, lãng phí mà nhân dân đã phát hiện, đã cung cấp thông tin. - Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã tạo ra những giá trị tích cực trong cộng đông, thay đôi cách tiêp cận thông tin của đông đảo người dân. - Hạn chế về thể chế tạo động lực để báo chí, truyền thông xã hội tham gia phòng, chống tham nhũng. - Sự thiếu hụt các cơ chế phối hợp giữa báo chí và các cơ quan liên quan để cùng báo chí giải quyết các vụ việc. - Trong công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các sản phẩm báo chí trên nhiều tờ báo còn mang tính hình thức, khô khan, sáo rỗng, không phong phú, thiếu hấp dẫn. 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Những hạn chế trên đây của việc phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, cơ chế pháp lý làm tiền đề cho việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng vẫn chưa đủ để bảo đảm thực hiện hiệu quả hoạt động này. Thứ hai, nguyên nhân là do nhận thức của xã hội, của các nhà báo đối với tham nhũng và sự vào cuộc của báo chí trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giúp một người có thể dễ dàng tham gia đưa tin trên truyền thông xã hội mà không phải bỏ ra khoản chi phí nào, dần đến làm gia tăng lực lượng tạo dựng, phát tán tin giả liên quan đến tham nhũng và phòng, chống tham nhũng và việc kiếm soát các tin giả là vấn đề không đơn giản. Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, truyền thông xã hội vừa thiếu, vừa hạn chế về kinh nghiệm quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát thông tin báo chí, truyền thông xã hội chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động báo chí và truyền thông xã hội. Thứ năm, ở mức độ nhất định, thế chế, pháp luật hiện hành của nước ta đã ghi nhận quyền tiếp cận thông tin của công dân nói chung, báo chí nói riêng, song có nơi, có lúc vẫn khó khăn, thậm chí có thể nói không tiếp cận được. 77»? sáu, sự phối họp giữa các cơ quan báo chí, giữa cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng khác trong phòng, chống tham nhũng chưa chặt chẽ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan