Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên th...

Tài liệu Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho việt nam hiện nay

.DOCX
137
1
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM KHÁNH LINH VAI TRO CUA BAO CHI VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Quản trị Nhà nước và Phòng chổng tham nhũng Mã số: 8.38.01.01.09 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYEN VẨN QUAN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đê tài “Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khóa học độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng nhu các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thục. Những kết luận khoa học của luận văn chua từng đuợc công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tác giả luận văn Phạm Khánh Linh LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đên Khoa Luật, các quý Thây Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Quân đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn. Tác giả luận vãn Phạm Khánh Linh 1 1 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DÀNH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iv DANH MỤC BẢNG, BIẺU............................................................................... V MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG..................6 1.1. Một số vấn đề về báo chí và truyền thông xã hội.................................6 1.2. Lý luận về phòng chống, tham nhũng...................................................16 1.3. Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng......................................................................................................... 22 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng...................................................................28 Kết luận chương 1............................................................................................ 31 Chương 2. THỤC TIỄN VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI MỘT SÓ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................’.... 33 2.1. Vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................................................................... 33 2.2. Thực trạng báo chí, truyền thông xã hội và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam .......................................................................................... 50 2.3. Đánh giá chung về thực trạng vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam..........................................58 Kết luận chương 2........ .................................................................................... 65 Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TÀNG CƯỜNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ỏ VIỆT NAM........................... ...".....................66 3.1. Quan điểm về phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.....................................66 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...................................................................................................................... 69 Kết luận chương 3.............................................................................................. 82 KẾT LUẬN....................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................86 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt PCTN Từ đầy đủ Phòng, chống tham nhũng IV DANH MỤC BẢNG, BIÈU QLNN Quyền lực nhà nước Truyền TTXH thông xã hội Trang V MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Báo chí và truyền thông xã hội (TTXH) đã và đang hoạt động vì sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Trong quá trình đó, có thể thấy, báo chí vừa là phương tiện thể hiện quyền lực chính trị, là công cụ của Đảng, Nhà nước vừa là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) từ bên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Vấn đề phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói chung, vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN nói riêng trên thế giới không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của mình, vấn đề vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN gàn đây mới được đẩy mạnh trong thực tiễn và từng bước nâng cao nhận thức cũng như hoàn thiện khung pháp lý, khung lý thuyết để xây dựng môi trường pháp lý, môi trường văn hóa cho hoạt động PCTN của báo chí và TTXH ngày càng phát huy hiệu quả thực tế, nhằm mục đích ngày một nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí và TTXH vì mục đích phát triển đất nước. Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua cho thấy đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí và TTXH phát hiện, đưa tin sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào trong công tác PCTN? Nhằm phát huy vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN, rất cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về vai trò báo chí và TTXH trên mặt trận PCTN. Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy chưa có công trình nào tương thích về chiều sâu với đề tài vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam hiện nay. Hầu hết các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò, hiệu quả của báo chí trong PCTN mà chưa đê cập nhiêu đên vai trò TTXH trong PCTN. Từ trước đến nay mới chỉ có rất ít bài viết, ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Việt về vai trò trong PCTN của của báo chí và TTXH trên thế giới. Vì những lý do trên, tác giả chọn “Vai trò của báo chỉ và truyền thông xã hội trong phòng, chong tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vai trò của báo chí và truyền thông đại chúng trong PCTN là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành báo chí, chính trị học, luật học, và các nhà chính trị, nhà báo tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Khảo sát các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, đã có một số công trình ở nước ngoài phân tích về vấn đề vai trò của báo chí và truyền thông đại chúng trong PCTN như: - Ph. Breton, s. Proulx (1996), Bùng nô truyền thống, sự ra đời một ý thức hệ mới, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Công trình đã khái quát một cách toàn diện về lịch sử truyền thông từ thời có chữ viết, thời kỳ cố đại đến thời Phục hưng và sự phát triển của các thể loại báo chí, đến sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông và các kỹ thuật truyền thông mới như: máy điện toán, radio, điện thoại, truyền hình... Bên cạnh đó, tác cũng đã dành thời lượng 2 khá lớn phân tích các thách thức của truyền thông [29]. - Anti-Coưuption Measures in South Eastern Europe: Civil Society’s Involvement, Organisation for Economic Co-Operation and Development (OECD), 2002. Trong cuốn sách này, các tác giả khảo sát tình hình tham gia của các tố chức xã hội vào việc chống tham nhũng qua kinh nghiệm của các nước như Albania, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Cộng hoà Macedonia, Montenegro, Romania [47], - Peter Larmour, Nick Wolanin (2013), Corruption and AntiCorruption, Australian National University Press, 2013. Cuốn sách giải thích các học thuyết của một cơ quan chống tham nhũng của nước úc. Cuốn sách được sử dụng để giảng dạy về tham nhũng và phòng chống tham nhũng tại Đại học quốc gia úc và Viện tội phạm học của úc [54], - Mikhailốp X.A (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài, những quy tắc và nghịch lý, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Cuốn sách dịch từ tiếng Nga là một trong số sách nghiệp vụ báo chí được xuất bản nhằm đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về báo chí. Nội dung công trình này đề cập đến các vấn đề: báo chí và xã hội, những xu hướng phát triển của báo chí trên thế giới, luật pháp và sự tự điều chỉnh của báo chí, những đặc điểm dân tộc trong sự phát triển của báo chí [25]. Các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí trong phòng, chống 3 tham nhũng trong nước tiêu biểu có thể kể những công trình sau: - Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoà Bình, Bùi Minh Thanh - đồng chủ biên (2007), “Phòng chổng tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”, Nxb. Công an nhân dân [46]; - Hồ Quang Lợi (2010), “Chống tham nhũng và bản lĩnh của Đảng cầm quyền”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10/2010 [23]. - Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực (2008), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia [34]. - Trần Minh Tưởng (2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đẩu tranh phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6/2010 [40]. - Vũ Đình Hòe (chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [18]. - Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội [8], - Trân Danh Lân (2007), Báo chỉ trong cuộc đãu tranh chông tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học [21], - Trần Danh Lân (2007), “Huy động sức mạnh của bảo chí trong việc 4 chong tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3/2007 [22]; - Đinh Phong (2003), “Vai trò của báo chỉ trên địa bàn Thành phổ Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”, Tạp chí Cộng sản, số 31/2003 [30]. - Lưu Văn Ken (2012), “Báo chí - công cụ sắc bén của công tác tư tưởng”, Tạp chí Cộng sản, số 16 [20], Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn tiếp tục hướng nghiên cứu làm rõ vai trò đấu tranh PCTN của báo chí và TTXH. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường phát huy vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN ở Việt Nam. • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • ơ Hướng đến mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ cần giải quyết như sau: - Nghiên cứu làm rõ vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN trong bối cảnh hiện nay; - Nghiên cứu thực tiễn vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN trên thế giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN. Vê không gian và thời gian, đê tài nghiên cứu vân đê vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN từ năm 2015 đến năm 2020 trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trinh phân tích, đề tài sẽ tập trung vào một số quốc gia tiêu biểu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.7. Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin và các lý thuyết về tính phổ quát, tính không thể tước đoạt và tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người là cơ sở để phân tích. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân tích, tống hợp, so sánh và trao đổi khoa học; khảo cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN. 6. Y nghĩa lý luận và thực tiên của luận văn 6 về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố những hiểu biết khoa học về vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN trên thế giới. về mặt thực tiễn, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về vai trò của báo chí và TTXH trong PCTN của các cơ quan, tổ chức trong nước. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu trong giảng dạy, nghiên cứu giảng dạy về PCTN tại các cơ sở giáo dục. 7. Cơ câu của luận văn Luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương, đó là: Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng Chương 2: Thực tiễn vai trò của báo chí và truyền thông xã hội trong phòng, chống tham nhũng đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam 9 Chương 3: Quan diêm, giải pháp tăng cường phát huy vai trò của báo \ F chí và truyên thông xã hội trong phòng, chông tham nhũng ở Việt Nam. Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 7 1.1. Một số vấn đề về báo chí và truyền thông xã hội 1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của báo chí 1.1.1.1 Khái niệm “bảo chí” Báo chí là một phương tiện truyền thông không thế thiếu trong cuộc sống của con người. Báo chí được xem là một phương thức cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Sản phẩm báo chí được biết đến sớm nhất là một tờ tin tức được lưu hành ở La Mã cổ đại: Acta Diurna, được cho là có từ trước năm 59 Trước Công nguyên. Các Acta Diurna ghi sự kiện quan trọng hàng ngày như bài phát biểu công khai. Nó được xuất bản hàng ngày và được treo ở những nơi nổi bật. Ở Trung Quốc trong triều đại nhà Đường, một thông tư của tòa án được gọi là báo, hoặc “báo cáo”, đã được cấp cho các quan chức chính phủ. Công báo này xuất hiện dưới nhiều hình thức và dưới nhiều tên gọi khác nhau, liên tục cho đến cuối triều đại nhà Thanh năm 1911. Lần đầu tiên được xuất bản thường xuyên báo xuất hiện ở các thành phố của Đức và ở Antwerp khoảng năm 1609. Tờ báo tiếng Anh đầu tiên, Weekly Newes, được xuất bản vào năm 1622. Một trong những tờ báo hàng ngày đầu tiên, The Daily Courant, xuất hiện vào năm 1702. Từ “báo chí” ban đầu được áp dụng cho phóng sự về các sự kiện thời sự dưới dạng báo in, cụ thể là báo chí, nhưng với sự ra đời của đài phát thanh, 8 truyền hình và Internet. Trong thế kỷ 20, việc sử dụng thuật ngữ này được mở rộng để bao gồm tất cá các thông tin liên lạc in ấn và điện tử liên quan đến các vấn đề thời sự. Báo chí trong Tiếng Anh là “journalism”, có nghĩa là “các công việc của việc thu thập, viêt và xuât bản tin tức câu chuyện và bài báo trong tờ báo và tạp chí hoặc phát sóng chúng trên đài phát thanh và truyền hình”. Theo Từ điển Tiếng Việt, báo chí được hiểu là: “Báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ. Dư luận báo chí, Công tác báo chí” [43; Tr. 40], Ở phương diện pháp lý, Luật Báo chí năm 2016 đã đưa ra giải thích đối với thuật ngữ “báo chí” như sau: “1. Báo chí là sản phấm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.” [32], Đồng thời, Luật Báo chí năm 2016 cũng đã khẳng định báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đồng thời là diễn đàn, là tiếng nói của Nhân dân. Theo đó, có thể hiểu một cách khái quát, báo chí là một phương tiện thông tin, tuyên truyền cần thiết đối với đời sống xã hội. Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm phản ánh, báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con 9 người nồi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. 1.1.1.2. Vai trò và chức năng của báo chí Báo chí là phương tiện thông báo, thông tin thời sự về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết, là phương tiện giao tiếp đại chúng, là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin trên phạm vi rộng rãi. Chính vì vậy, báo chí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội, là phương tiện truyền thông không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin phản ánh tất cả các lĩnh vực đa dạng, phong phú của đời sống xã hội mà còn phải là “bộ lọc” thông tin, kiến giải những vấn đề mang tính bản chất từ hiện tượng xã hội để đảm bảo thực hiện tốt sứ mạng của nền báo chí cách mạng và phát triển theo hướng hiện đại. Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sông xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống (khác với việc phản ánh của văn học là qua hình tượng nghệ thuật được hư cấu), mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội. Đó là sự tập trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện một hoạt động xã hội nào đó. Theo đó, các chức năng cơ bản của báo chí bao gồm: 10 Thứ nhất, chức năng thông tin. Đây được xem là chức năng cơ bản và mang tính tiên quyết của báo chí. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn, có sự đa dạng và phong phú hơn. Báo chí thực hiện chức năng thông tin là nhằm thực hiện các chức năng khác. Nghĩa là tất cả mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua phương thức truyền tải thông tin. Khi thực hiện chức năng thông tin, báo chí truyền tải thông tin, đưa ra giải thích, giải đáp cũng như bình luận về những sự kiện, những vấn đề có tính chất thời sự đã và đang diễn ra trong xã hội; thông qua đó góp phần định hướng dư luận của xã hội. Thông tin báo chí vừa là chất liệu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng của thông tin báo chí chính là mức độ đáp ứng các nhu cầu về thông tin của công chúng bao gồm các yếu tố như tính thời sự, hấp dẫn, phù hợp với lợi ích, gây ấn tượng. Các mãng thông tin mà báo chí truyền tải bao gồm: thông tin về chính trị - tư tưởng; thông tin về đời sống - xã hội; thông tin về văn hóa - giải trí. Thứ hai, chức năng định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan