Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng phân bón lá sinh học chiết xuất từ trùn quế (perionyx excavatus) trong ...

Tài liệu ứng dụng phân bón lá sinh học chiết xuất từ trùn quế (perionyx excavatus) trong canh tác rau an toàn tại hộ gia đình ở nội thành báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

.PDF
74
16
82

Mô tả:

a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC CHIẾT XUẤT TỪ TRÙN QUẾ (PERIONYX EXCAVATUS) TRONG CANH TÁC RAU AN TOÀN TẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở NỘI THÀNH CS2015.19.41 TRẦN THỊ TƯỜNG LINH Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017 b BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC CHIẾT XUẤT TỪ TRÙN QUẾ (PERIONYX EXCAVATUS) TRONG CANH TÁC RAU AN TOÀN TẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở NỘI THÀNH CS2015.19.41 Cơ quan chủ trì Chủ trì đề tài Trưởng Khoa Sinh học TS. Phạm Văn Ngọt TS. Trần Thị Tường Linh Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 i MỤC LỤC .................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………..…….…v ABSTRACT……...…………………………...……………………………….……vi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN LÁ ..................................................................3 1.1.1. Cơ chế hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng qua bộ lá .................3 1.1.2. Vai trò của acid amin đối với cây trồng ....................................................4 1.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp bón phân qua lá ...................................................................................................................5 1.1.4. Tác dụng của phương pháp bón phân qua lá.............................................7 1.1.5. Cơ sở xác định thời điểm áp dụng phương pháp bón phân qua lá ............7 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ ...........................8 1.2.1. Trên thế giới ..............................................................................................8 1.2.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................8 1.3. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA RAU AN TOÀN .................................9 1.3.1. Chỉ tiêu chất lượng ....................................................................................9 1.3.2. Chỉ tiêu hình thái .......................................................................................9 1.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP ..............................................................................................10 1.4.1. Trồng cây rau mầm củ cải (Raphanus sativus L.) ..................................10 1.4.2. Trồng cây cải ngọt (Brassica integrifolia) ..............................................11 1.4.3. Trồng cây cà chua (Lycopersicon esculentum Miler) .............................13 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................... 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG .................................................................................................20 2.2. NỘI DUNG ....................................................................................................20 2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đến năng suất và chất lượng rau mầm ..............................................................................20 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết suất từ Trùn quế đến năng suất và chất lượng rau cải ngọt..........................................................................21 ii 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết suất từ Trùn quế đến năng suất và chất lượng cà chua ................................................................................23 2.3. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT SỬ DỤNG ..................................................24 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………………………………………………25 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ CHIẾT XUẤT TỪ TRÙN QUẾ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU MẦM 26 3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau mầm ...............................................................26 3.1.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá chiết suất từ Trùn quế trong canh tác rau mầm……………………………………………………….30 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ CHIẾT XUẤT TỪ TRÙN QUẾ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RAU CẢI NGỌT ....................................................................................................................31 3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau cải ngọt ..........................................................31 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá chiết suất từ Trùn quế trong canh tác rau cải ngọt ................................................................................37 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ CHIẾT XUẤT TỪ TRÙN QUẾ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ CHUA 38 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cà chua .................................................................38 3.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá chiết suất từ Trùn quế trong canh tác cà chua .......................................................................................43 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 46 4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................46 4.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48 PHỤ LỤC….………………………………………………………………………..a iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá chiết suất từ Trùn quế đối với chiều cao và trọng lượng sinh khối của cây rau mầm củ cải tại thời kỳ thu hoạch. ................................ 26 Bảng 3.2. Hàm lượng nitrate trong mẫu cây tươi và năng suất rau mầm dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế. .................................................................... 27 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân Trùn quế trong canh tác rau mầm ...................................................................................................................................30 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đối với chiều cao và trọng lượng sinh khối của cây cải ngọt tại thời kỳ thu hoạch............................................. 32 Bảng 3.5. Hàm lượng nitrate trong mẫu cây tươi và năng suất rau cải ngọt dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế. ......................................................... 35 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân Trùn quế trong canh tác rau cải ngọt. ................................................................................................................................... 37 Bảng 3.7. Số quả/cây, trọng lượng quả cà chua tươi và tỷ lệ trọng lượng quả tươi : khô.............................................................................................................................38 Bảng 3.8. Năng suất trung bình của cà chua dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế. ................................................................. Error! Bookmark not defined.1 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân Trùn quế trong canh tác cây cà chua. ................................................................................. Error! Bookmark not defined.4 iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ năng suất rau mầm (Kg/m2) dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế. ....................................................................................................... 29 Hình 3.2. Cây cải ngọt thời kỳ thu hoạch trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế............................................................................ 36 Hình 3.3. Biểu đồ năng suất rau cải ngọt (Kg/m2) dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế. ....................................................................................................... 39 Hình 3.4. Cây cà chua thời kỳ thu hoạch trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế............................................................................ 42 Hình 3.5. Biểu đồ năng suất cà chua (Kg/cây) dưới ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế…………………………………………………………………………44 v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: Ứng dụng phân bón lá sinh học chiết xuất từ Trùn quế (Perionyx excavatus) trong canh tác rau an toàn tại hộ gia đình ở nội thành Mã số: CS2015.19.41 Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Tường Linh; Tel: 0908 84 1243 E-mail: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: 1) ThS. Trần Hồng Anh - Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.HCM 2) Nguyễn Thị Ngọc Phương - Sinh viên Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Thời gian thực hiện: tháng 10/2015 - tháng 10/2016 1. Mục tiêu: Đánh giá hiệu lực và đề xuất kỹ thuật ứng dụng phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế trong canh tác rau tại hộ gia đình ở nội thành nhằm đảm bảo năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả kinh tế. 2. Nội dung chính: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế đến năng suất và chất lượng rau mầm, rau cải ngọt và cà chua. 3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội): - Kết quả của đề tài góp phần phát triển mô hình trồng rau tại hộ gia đình ở nội thành; qua đó giúp cư dân tại đây có thể tự đáp ứng phần nào nhu cầu về rau tươi an toàn với giá thành chấp nhận được. - Kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế hoặc những loại phân bón vi lá sinh học tương tự trong điều kiện canh tác rau an toàn trên qui mô lớn ở trang trại hoặc ngoài đồng ruộng. - Đề tài có thể là tư liệu tham khảo cho sinh viên, người làm công tác quản lý và nghiên cứu thuộc các ngành Sinh học và Nông học. SUMMARY Project Title: Using of biological foliar fertilizer extracted from earthworm (Perionyx excavatus) in safe vegetable farming in urban households Code number: CS2015.19.41 Coordinator: Tran Thi Tuong Linh Implementing Institution: Faculty of Biology - Hochiminh City University of Education (Vietnam) Cooperating: 1) Msc. Tran Hong Anh - National Center for Technological Progress Branch Hochiminh City (Vietnam) 2) Nguyen Thi Ngoc Phung - Student; Faculty of Biology - Hochiminh City University of Education (Vietnam) Duration: from October 2015 to October 2016 1. Objectives: Evaluate the effectiveness and proposal foliar application technique extracted from the earthworm in vegetable farming in urban households to ensure productivity, food safety and economic efficiency. 2. Main contents: Studying the effect of the biological foliar fertilizer made of hydrolysis Earthworms (Perionyx excavates; Foliar fertilizer NACENEARTHWORMS produced by National Center for Technological Progress Branch Hochiminh City) to yield and quality of sprouts radishes, sweet mustard and tomatoes. vii 3. Results obtained: - Results of the study contribute to the development model in growing vegetables in urban households; thereby helping residents here can partly meet the demand for safe vegetables with acceptable prices. - Results of the study contribute to the scientific basis for research and application of the biological foliar fertilizer made of hydrolysis Earthworms or similar foliar fertilizers in terms of safe vegetable cultivation on the large scale farm or field. - Results of the study may be used as reference materials for students, people working in management and research in the fields of biology and agronomy. 1 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong tình hình nguồn rau an toàn trên thị trường giá cả khá đắt nhưng chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, người dân tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã tận dụng các khoảng không gian trống tại căn hộ như sân nhà, ban công hoặc sân thượng để trồng rau tự cung cấp cho gia đình. Hơn nữa, qua các hoạt động chăm bón cây và thưởng thức các sản phẩm do chính tay mình làm ra còn mang lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình, giải tỏa phần nào những căng thẳng trong công việc. Do đó, trồng rau tại nhà là một việc làm mang lại lợi ích không chỉ về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần cho gia đình và xã hội. Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau xanh thường có trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, trồng rau không bón phân hoặc bón phân không hợp lý cũng có thể làm giảm sút năng suất và chất lượng của sản phẩm do cây thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến phát triển kém, suy yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công. Việc bón phân hợp lý sẽ làm tăng năng suất sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh và mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng các loại chế phẩm phân bón có chất lượng tốt được chế biến từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên được chú trọng trong canh tác rau an toàn. Trong kỹ thuật bón phân, bón qua lá là biện pháp đơn giản, dễ áp dụng nhằm bổ sung dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng [4]. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã lưu hành một số chế phẩm phân bón lá chiết xuất từ sinh khối của loài Trùn quế (Perionyx excavatus), trong đó có chế phẩm Phân bón lá NACEN TRÙN QUẾ (Hydrolysis Earthworm) do Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.HCM sản xuất theo công nghệ thủy phân thịt Trùn quế bằng dung dịch kiềm (NaOH) và men protease, bổ sung khoáng chất. Thành phần hàm lượng dinh dưỡng chính trong Phân bón lá NACEN - TRÙN QUẾ nhu sau: acid amin: 6.000 ppm; N tổng số: 5%; P2O5 hữu hiệu: 2%; K2O hòa tan: 3%; B: 100 ppm; Fe: 100 ppm; Zn: 100 ppm; 2 Cu: 100 ppm (Nguồn: Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh, 2013). Đặc biệt, hàm lượng acid amin trong Phân bón lá NACEN - TRÙN QUẾ hoàn toàn được chiết xuất từ thịt Trùn quế giàu protein và các khoáng chất [13, 14]. Xuất phát từ sự cần thiết sử dụng các chế phẩm phân bón lá hiệu quả trong canh tác rau, đề tài “Ứng dụng phân bón lá sinh học chiết xuất từ Trùn quế (Perionyx excavatus) trong canh tác rau an toàn tại hộ gia đình ở nội thành” đã được thực hiện. MỤC TIÊU Đánh giá hiệu lực và đề xuất kỹ thuật ứng dụng phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế trong canh tác rau tại hộ gia đình ở nội thành nhằm đảm bảo năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả kinh tế. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phân bón lá chiết xuất từ Trùn quế hoặc những loại phân bón lá sinh học tương tự trong điều kiện canh tác rau an toàn trên qui mô gia đình, trang trại hoặc ngoài đồng ruộng. - Đề tài có thể là tư liệu tham khảo cho sinh viên, người làm công tác quản lý và nghiên cứu thuộc các ngành sinh học và nông học. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN LÁ Phân bón lá là những loại phân chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi phun lên lá, các chất dinh dưỡng trong phân bón lá được cây hấp thu và chuyển hóa để tạo ra các chất cần thiết cho hoạt động sống của thực vật. Phân bón lá tương đối đơn giản và dễ áp dụng. Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên phần phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thụ dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng [18]. 1.1.1. Cơ chế hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng qua bộ lá Cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích tương đương 15-20 lần diện tích đất dưới tán cây che phủ. Chất dinh dưỡng do bón qua lá xâm nhập vào bên trong cây xanh qua khí khổng cả ngày và đêm. Cơ chế đóng mở khí khổng là sự liên quan chặt chẽ giữa acid absisic, pH dịch bào và ion kali, liên quan tới kích thước dài rộng của lỗ, ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ ẩm đất, các chất dinh dưỡng và sức sống của cây. Theo Romheld và El-Fouly, (1999) [6], [18], sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước: - Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón: Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bổ sung các chất phụ gia vào phân bón qua lá để giảm sức căng bề mặt. - Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào: Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo 3 cách: + Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào; + Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào; + Qua các khí khổng giữa các tế bào. 4 - Sự xâm nhập các chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây: Không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. - Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào: Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá tương tự sự hấp thu từ rễ; theo đó, tốc độ hấp thu như sau: + Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn; + Những phân tử không mang điện nhanh hơn các ion mang điện; + Những ion hóa trị 1 nhanh hơn các ion đa hóa trị; + Độ pH của không bào thấp sẽ hấp thu các anion nhanh hơn; + Độ pH của không bào cao sẽ hấp thu các cation nhanh hơn. Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, v.v.. - Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng: Sự phân bố từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài lá sau khi phun phân bón tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của hệ mao dẫn. + Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao. + Ngược lại, các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động libe giới hạn (nutrients with a restricted phloem mobility) như Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự chuyển dịch đáng kể đến các bộ phận khác trong cây. 1.1.2. Vai trò của acid amin đối với cây trồng Hiệu quả cao của các chế phẩm phân bón lá có thành phần acid amin và peptit thể hiện các tác dụng sau [6]: 5 - Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất: Cây trồng có khả năng tự tổng hợp acid amin từ sự đồng hóa nitrogen, nhưng quá trình này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường và sức khỏe của cây. Quá trình tổng hợp acid amin và peptit hình thành nên protein và enzyme trong cây thể hiện qua sơ đồ: NO3NH4+ Acid amin Peptit Protein Enzyme photosynthesis Bón trực tiếp acid amin và peptit qua lá cho cây giúp giảm phần nào công đoạn tổng hợp acid amin từ nitrogen và giúp cây trồng tăng trưởng mạnh, tạo nâng suất cao và chất lượng tốt. - Tác dụng của các acid amin và peptit đối với sự ra hoa và đậu trái: Các kết quả nghiên cứu trên cây ăn trái cho thấy acid amin và peptit nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn. - Acid amin và peptit có khả năng liên kết với các kim loại như mangan, sắt, và kẽm tốt giống như với canxi và magiê. - Acid amin và peptit làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật: Sự kết hợp acid amin và peptit với thuốc BVTV làm tăng hiệu quả của sản phẩm so với dùng riêng rẽ. Khả năng bám dính đặc biệt của acid amin và peptit giúp giữ được thuốc trên bề mặt lá tốt hơn. 1.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp bón phân qua lá Theo Brown, 1999 (trích dẫn bởi Lương Đức Phẩm, 2011 [6]), hiệu quả của phương pháp bón phân qua lá do: - Tính chất vật lý và hóa tính của phân bón sử dụng: Sự hấp thu chất dinh dưỡng tùy thuộc vào các anion nối kết. Ví dụ: Sự hấp thu Zn(NO3)2 cao hơn so với ZnSO4 có thể được giải thích bởi sự kết nối cation - anion. 6 - Yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở lá: Khả năng xâm nhập của chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào chất ảnh hưởng bởi giống, loại và tuổi của lá cây, hóa tính của phân bón, các điều kiện môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, ngày hay đêm) và phương pháp áp dụng. Khả năng lưu động bên trong lá cây của các chất dinh dưỡng sử dụng được xác định bởi khả năng cơ động của các mô libe liên hệ, độ già của lá cây và sự bất động của các phần tử hiện diện tại nơi áp dụng phân bón [17], [18]. - Những yếu tố giới hạn khả năng hấp thu ở bộ rễ và chuyển vận bên trong cây: Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ để cung cấp theo nhu cầu của cây. Những sự kiện liên quan tới vùng rễ có thể kể như sau [6]: + Rễ bị tổn thương: do bị bệnh (ví dụ do tuyến trùng gây hại) hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ). + Những điều kiện của đất không thuận lợi cho bộ rễ hấp thu chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật, chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ, sự nhiễm mặn làm giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây, sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa gây ra cho các kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp), sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca), thiếu oxy (đất quá ướt), sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu quả), thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (đất quá khô). + Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển quả nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp, mặc dù đất trồng rất màu mỡ. + Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây. 7 1.1.4. Tác dụng của phương pháp bón phân qua lá - Điều chỉnh và ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng: Khi bón phân vào đất không phát huy được hiệu quả đối với một vài nguyên tố nào đó [6]. - Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ (nhưng không thể thay thế hoàn toàn). Bón phân qua lá giúp duy trì sự phát triển và mạnh khỏe của cây trồng làm gia tăng chất lượng nông sản vì có thể áp dụng đúng lúc và đúng nơi, tương đối độc lập với các điều kiện về đất đai, có khả năng tác động nhanh của nó [15], [20]. - Duy trì sự phát triển và sức khỏe của cây trồng, làm gia tăng chất lượng của nông sản. Do cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loài sâu bệnh hơn [6], [20]. - Gia tăng khả năng chống chịu giá rét: Bón phân qua lá có thể làm gia tăng sự tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào chất [6], [20]. Tóm lại, phân bón lá giúp làm cân đối chất dinh dưỡng trong cây, chữa trị và phòng ngừa một số vấn đề về bệnh sinh lý, tăng khả năng chống chịu điều kiện môi trường bất lợi (hạn hán, giá lạnh, mặn, phèn, v.v..), hỗ trợ hoặc điều chỉnh quá trình ra hoa và kết quả, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng từ rễ, cải thiện năng suất và chất lượng nông sản [16], [20]. 1.1.5. Cơ sở xác định thời điểm áp dụng phương pháp bón phân qua lá - Thời điểm phun phân bón lá: Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở, phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không mưa, không có gió khô. Phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cây được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng qua rễ. Không phun khi trời mưa (phân bị trôi) hoặc ngay sau mưa (do cây đã no nước), nắng to (do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao) [6], [20]. - Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có 8 nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới có thể phát huy tác dụng [6], [17]. - Căn cứ vào thời tiết, mùa vụ: Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động bón phân có thể gây cháy lá, hỏng hoa, quả [6], [17]. 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ 1.2.1. Trên thế giới Theo Vinanet (2008), nhu cầu tiêu thụ phân bón trên thế giới dự báo tăng với tốc độ tăng bình quân 1,7% năm trong giai đoạn 2007/2008 - 2011/2012, tương đương mức tăng 14 triệu tấn. Trong đó châu Á chiếm tới 69% lượng tăng tiêu thụ và châu Mỹ chiếm 19%. Nhu cầu về phân bón luôn có xu hướng tăng lên vì vậy người ta đã có biện pháp sử dụng phân bón một cách hợp lý vừa đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản và không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường qua việc tăng sử dụng lượng phân bón sinh học hữu cơ và giảm lượng phân bón vô cơ [6]. Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới và nước ta đã sử dụng phân bón lá ngày càng nhiều, đặc biệt trong khâu trồng rau, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp,… Điển hình như các nước Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Thái Lan và Trung Quốc đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường [6], [15]. 1.2.2. Ở Việt Nam Sản phẩm phân bón lá trên thị trường Việt Nam hiện nay khá phong phú về chủng loại với khối lượng lớn, có thể được chia thành 2 nhóm chủ yếu [6]: - Nhóm có chứa chất kích thích nhằm thúc đẩy sinh trưởng hoặc hỗ trợ ra hoa, đậu quả, giảm rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc tăng cường phát triển rễ. 9 - Nhóm không chứa chất kích thích sinh trưởng, chỉ chứa các nguyên tố khoáng đa, trung và vi lượng được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp giúp cây sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên. Thời gian gần đây đã xuất hiện một số chế phẩm phân bón lá ngoại nhập chứa acid amin. Nhìn chung, các chế phẩm phân bón lá chứa acid amin được sản xuất bằng phương pháp thủy phân nguyên liệu protein tự nhiên trong nước hiện có rất ít; hơn nữa, hiệu quả của chúng cũng chưa được nghiên cứu và đánh giá rõ. 1.3. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA RAU AN TOÀN Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được xem là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" hay còn gọi là “rau sạch”[3], [5], [7], [10]. 1.3.1. Chỉ tiêu chất lượng Để đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên rau, các chỉ tiêu chính sau được phân tích và so sánh với tiêu chuẩn quy định: - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật [3], [18]. - Hàm lượng nitrate (NO3-) [3], [18]. - Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As, v.v.. [2], [12] - Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella, v.v..) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris) [3], [18]. - Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của FAO/WHO [3], [18]. 1.3.2. Chỉ tiêu hình thái Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp [18]. 10 1.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 1.4.1. Trồng cây rau mầm củ cải (Raphanus sativus L.) 1.4.1.1. Ngâm - ủ hạt giống Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước ấm thời gian từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10-12 giờ (tùy từng loại hạt giống). Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống: Rút ngắn thời gian sinh trưởng; loại bỏ tạp chất, hạt lép; tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều [2], [19]. 1.4.1.2. Gieo hạt - Chuẩn bị khay trồng: Cho vào khay một lớp giá thể 3-4 cm, dàn đều cho bằng phẳng, tưới nước cho ướt giá thể. Lót lên bề mặt khay lớp khăn giấy mỏng để rau không bị bẩn trong quá trình thu hoạch [19]. - Gieo hạt giống đã ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn theo các bước ở trên, lượng giống cần gieo là 60-80 g/khay 40x50 cm [19] . - Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm, giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn [19]. - Khoảng 12-18 giờ sau lấy giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1-2 lần/ngày, không tưới vào buổi chiều [19]. 1.4.1.3. Chăm sóc - Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh mưa trực tiếp [2]. - Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, tưới phun sương đều trên mặt khay [2]. 1.4.1.4. Thu hoạch - Sau 6-7 ngày trồng, rau mầm cao 8-12 cm thì có thể cho thu hoạch [19]. 11 - Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao (loại dao dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (loại hộp đựng được 200 g) đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh [19]. 1.4.2. Trồng cây cải ngọt (Brassica integrifolia) 1.4.2.1. Thời vụ và giống Cây cải ngọt có thể trồng được quanh năm, nhưng trong mùa mưa nên làm giàn che cho rau để bảo vệ cây, tránh giập lá [4]. Có rất nhiều loại giống khác nhau, thích nghi từng vụ hoặc canh tác được cả năm. Tùy theo thị hiếu của thị trường tiêu thụ về mẫu mã, màu sắc để chọn giống thích hợp. Nên chọn các giống ưu thế lai (F1) nhập nội đã qua thử nghiệm cho năng suất cao, kháng được sâu bệnh [22]. 1.4.2.2. Chuẩn bị đất - Làm vệ sinh đồng ruộng, thu dọn đốt sạch các tàn dư thực vật của vụ trước. - Xử lý vôi bột: 50-80 kg/1000 m2, chia ra làm 2 lần bón: Trước khi làm đất và sau lần làm đất cuối cùng [22]. - Vun luống: Tùy vào thời điểm trồng mùa mưa hay mùa nắng để bố trí luống. Thông thường luống rộng 1-1,5 m, rãnh sâu 0,3 m. Đậy rơm (rơm không bị nhiễm bệnh đốm vằn) mặt luống để tránh lèn mặt đất trong mùa mưa và giữ ẩm trong mùa nắng [22]. 1.4.2.3. Cách trồng - Lượng giống sạ khoảng 1-2 kg/1.000 m2 [22] - Có thể dùng rơm để đậy mặt luống sau khi sạ, nhằm tránh hạt giống bị xói trôi do tưới hay mưa. Sau sạ 5-7 ngày thì dỡ bỏ lớp rơm để cây mọc khỏe [8]. 1.4.2.4. Bón phân - Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 [22]:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất