Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 n...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh

.PDF
91
22
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ HẬU ỨNG DỤNG CNTT TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG: “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán hộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TÂN THÁI NGUYÊN – NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Đỗ Thị Hậu XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA VẬT LÝ CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Minh Tân i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Minh Tân đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Vật lý và Phòng Đào tạo (Sau đại học) của trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Vật lý - khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các phòng chức năng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong tổ GDTX huyện Phú Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn này. Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Đỗ Thị Hậu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT........................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích đề tài ................................................................................................ 4 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài...................................................................... 4 4. Giả thiết khoa học của đề tài ........................................................................... 4 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4 7. Khách thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 9. Sản phẩm và đóng góp cụ thể của đề tài ......................................................... 5 10. Cấu trúc và nội dung luận văn ....................................................................... 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG TỰ HỌC ............................................................................................... 6 1.1. Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích cực định hướng phát huy năng lực tự học ................................................................................................................... 6 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn ............. 6 1.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học định hướng tự học ........................ 8 1.1.3. Biểu hiện của năng lực tự học ................................................................. 10 1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học ........................................................... 11 1.1.5. Một số kĩ thuật dạy học định hướng phát huy năng lực tự học ............... 15 1.1.6. Kết luận.................................................................................................... 18 iii 1.2. CNTT và Mạng interrnet trong dạy học ..................................................... 18 1.2.1. Vai trò xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT và mạng internet trong dạy học ............................................................................................................... 18 1.2.2. Bài giảng dạy số hóa................................................................................ 19 1.3. Mạng xã hội học tập và ứng dụng mạng XH trong dạy học ...................... 20 1.3.1. Mạng xã hội Facebook ............................................................................ 20 1.3.2. Mạng xã hội Google classroom ............................................................... 22 1.3.3. Mạng xã hội Edmodo .............................................................................. 23 1.4. Tìm hiểu thực tế dạy và học chương “Khúc xạ ánh sáng” – SGK Vật lí 11 cơ bản ở trung tâm GDNN-GDTX Phú Bình .................................................... 29 Chương 2 THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG DẠNG SỐ HÓA CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”VÀ TỔ CHỨC VIỆC SỬ DỤNG HỖ TRỢ DẠY HỌC ................................................................................................................... 33 2.1. Mục tiêu dạy học CHƯƠNG "KHÚC XẠ ÁNH SÁNG" .......................... 33 2.1.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức.............................. 33 2.1.2. Mục tiêu kĩ năng ...................................................................................... 33 2.1.3. Mục tiêu về thái độ .................................................................................. 34 2.2. Thiết kế trang Edmodo hỗ trợ tự học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 ....................................................................................................................... 34 2.2.1. Giới thiệu trang mạng XHHT Edmodo tự thiết kế .................................. 34 2.2.2. Cách tổ chức dạy học qua Edmodo ......................................................... 35 2.3. Đề xuất tiến trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học chương “Khúc xạ ánh sáng” với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo ............................... 38 2.4. Dữ liệu học tập chương “khúc xạ ánh sáng” .............................................. 39 2.4.1. Giáo án chương “khúc xạ ánh sáng” ....................................................... 40 2.4.2. Bài giảng dạng text kèm audio ................................................................ 46 2.4.4. Bài giảng dạng video tái hiện một giờ học trên lớp ................................ 47 2.4.5. Các dạng bài tập tự luận và câu hỏi trắc nghiệm..................................... 48 2.4.6. Hình ảnh liên quan đến bài học ............................................................... 49 2.4.7. Thí nghiệm về các hiện tượng vật lí dưới dạng clip liên quan đến bài học ... 50 2.4.8. Diễn đàn tương tác và thảo luận trực tiếp ............................................... 51 Chương 3 TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .................................. 53 3.1. Mục đích ..................................................................................................... 53 3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................... 53 3.3. Cách thức tiến hành .................................................................................... 53 3.4. Đối tượng thử nghiệm................................................................................. 54 3.5. Nội dung triển khai ..................................................................................... 54 3.6. Đánh giá kết quả TNSP .............................................................................. 61 3.6.1. Đánh giá định tính ................................................................................... 62 3.6.2. Đánh giá định lượng ................................................................................ 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 72 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông 4 XHHT Xã hội học tập 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 NLTH Năng lực tự học 7 GQVĐ Giải quyết vấn đề 8 NL Năng lực 9 TNSP Thực nghiệm sưu phạm 10 DHTN Dạy học trải nghiệm 11 GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên 12 PHGQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề 13 DH Dạy học 14 ĐTDH Điện tử dạy học 15 TLĐT Tài liệu điện tử iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cấu trúc khung NLTH của HS THPT .............................................. 10 Bảng 3.1. Tác động tích cực của việc sử dụng Edmodo trong dạy học ............ 62 Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra tự luận ....................... 65 Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra trắc nghiệm ............... 65 Bảng 3.4: Bảng thống kê điểm số (Xi) cả 2 bài kiểm tra .................................. 65 Bảng 3.5. Bảng phân bố tần suất điểm .............................................................. 66 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu trình DHTN của Joplin (Joplin, 1995) ....................................... 16 Hình 1.2. Tạo lớp học trên google classroom....................................................23 Hình 1.3a............................................................................................................ 26 Hình 1.3b ........................................................................................................... 26 Hình 1.4. Giao diện đăng nhập .......................................................................... 26 Hình 1.5. Trang cá nhân của HS........................................................................ 27 Hình 1.6a. Cài đặt tài khoản .............................................................................. 27 Hình 1.6b. Nhập thông tin cho tài khoản........................................................... 28 Hình 2.1a. Tạo thành công lớp học ................................................................... 34 Hình 2.1b. Tạo các tổ......................................................................................... 34 Hình 2.2. Thư viện lưu trữ ................................................................................. 35 Hình 2.3. Mô hình dạy học – tự học với sự hỗ trợ Edmodo.............................. 37 Hình 2.4. Sơ đồ tiến dạy học ............................................................................. 39 Hình 2.5. Hình mô tả hiện tượng khúc xạ ......................................................... 42 Hình 2.6 ............................................................................................................. 45 Hình 2.7. Bài khúc xạ ánh sáng ......................................................................... 46 Hình 2.8. Bài phản xạ toàn phần ....................................................................... 46 Hình 2.9a.......................................................................................................... . 47 Hình 2.9b.......................................................................................................... . 47 Hình 2.10. Bài giảng tái hiện giờ học trên lớp .................................................. 48 Hình 2.11a. Bài tập trắc nghiệm ........................................................................ 49 Hình 2.11b. Bài tập tự luận................................................................................ 49 Hình 2.12. Thư mục hình ảnh ............................................................................ 49 Hình 2.13. Video thí nghiệm ............................................................................. 50 Hình 2.14. Tương tác giữa giáo viên – học sinh ............................................... 51 Hình 3.1. Sơ đồ TTDH bài phản xạ toàn phần.................................................. 57 Hình 3.2. Biểu đồ phân bố điểm ........................................................................ 66 Hình 3.3. Đồ thị phân bố điểm .......................................................................... 66 Hình 3.4. Đồ thị phân bố tần suất điểm ............................................................. 67 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Định hướng của Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục-Đào tạo về đẩy mạnh Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các nhà trường thời đại 4.0 Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học cho học sinh”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã cho thấy quan điểm của Đảng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang từng bước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi một nền giáo dục 4.0. Tuy vậy, việc chuyển đổi nền giáo dục sao cho phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là một điều không dễ dàng. 1.2. Xu thế và nhiệm vụ phát triển Giáo dục- Đào tạo trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng số diễn ra từ đầu thế kỷ 21. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là sẽ ngày càng phổ biến trí thông minh nhân tạo và máy móc tự động hóa, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục - đào tạo. 1 Thứ nhất, năng lực tự học. Tự học là quá trình mà trong đó chủ thể người học tự biến đổi mình, tự biến đổi các giá trị của mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác tư duy và ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân. Thứ hai, kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, người thầy phải rèn luyện cho người học có khả năng làm việc nhóm, có óc tổ chức, tư duy… Muốn vậy, phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của người học là yêu cầu bắt buộc. Thứ ba, kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, con người trong thời đại mới cần luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Vì vậy, giáo dục - đào tạo cần tạo ra những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI - những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế. Thứ tư, sự sáng tạo. Nhiệm vụ của người thầy là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. Chỉ có như vậy mới tạo ra được những con người năng động và sáng tạo. Hơn bao giờ hết, nghề dạy học với danh xưng “là nghề sáng tạo bậc nhất trong những nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” lại càng thể hiện rõ nhất trong thời điểm hiện nay. 1.3. Thực trạng, cơ hội và tính khả thi của dạy học định hướng tự học (Máy tính, iphone, ipad; Mạng intenet và Mạng xã hội...) Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano công nghệ sinh học…Để phù hợp xu thế này, các cơ sở giáo dục nói chung cũng như các cơ sở đào tạo nghề nói riêng phải có những kế hoạch, định hướng phát triển chương trình, phương pháp, trang thiết bị đào tạo linh động hơn, kiến thức cập nhật hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). 2 Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter, Zalo, Youtube,... Việc dử dụng các mạng xã hội vô cùng dễ dàng và phổ biến. Có thể sử dụng các loại điện thoại thông minh Smartphone hoặc sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng kết nối internet thì việc tra cứu và tự học sẽ được tiến hành mọi lúc mọi nơi trên thế giới. Chính vì sự tiện ích, dễ dàng sử dụng như vậy mà giới trẻ hiện đại đều tham gia vào mạng xã hội. Lợi dụng xu thế này, chúng ta nên vận dụng nó vào phục vụ dạy và học nhằm giúp HS nâng cao hiệu quả việc học. 1.4. Tăng cường dạy học trực tuyến qua internet Một trong những ví dụ hết sức thuyết phục là việc tổ chức dạy học qua internet và trên các chương trình truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19 vừa qua: Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, trong thời gian học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên tạm thời nghỉ học, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua internet, truyền hình. Đối với cấp trung học, giáo viên bộ môn cùng tổ bộ môn xây dựng các học liệu như video clip (quay và tạo video từ bài học có kèm thêm lời giảng chủ yếu tập trung các nội dung ôn tập, củng cố kiến thức), các nhiệm vụ học tập, các bài tập, các bài kiểm tra ngắn,... để hỗ trợ học tập cho học sinh. Đối với cấp tiểu học, giáo viên gửi nội dung bài học, phiếu bài tập qua website của trường, email hoặc các ứng dụng zalo, skype, messenger,..cho phụ huynh học sinh. Phụ huynh giúp con in phiếu bài tập và cùng con học tập tại nhà, phụ huynh sẽ hỗ trợ chụp ảnh bài làm của học sinh và gửi lên group lớp để giáo viên chấm và sửa bài. Trong quá trình học tập, các thắc mắc của học sinh, phụ huynh sẽ được giáo viên giải đáp theo môn học, thông qua zalo, skype, messenger, email,... Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng CNTT tổ chức dạy học chương: “Khúc xạ ánh sáng” vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh. 3 2. Mục đích đề tài Tổ chức dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng" - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các bài giảng số hóa và trang mạng hỗ trợ học tập tự xây dựng . 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Một số phương pháp dạy học tích cực định hướng phát huy năng lực tự học của học sinh THPT. Bài giảng dạng số hóa và ứng dụng mạng internet trong việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh ở bậc THPT. 4. Giả thiết khoa học của đề tài Nếu sử dụng hợp lý một số bài giảng dạng số hóa và trang mạng hỗ trợ học tập tự thiết kế trong dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” - vật lí 11, thì sẽ phát huy năng lực tự học của HS. 5. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học chương “Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11". 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích cực định hướng phát huy năng lực tự học. Nhiệm vụ 2: Xây dựng một số bài giảng dạng số hóa chương khúc xạ ánh sáng - vật lí 11. Nhiệm vụ 3: Thiết kế và sử dụng trang mạng xã hội học tập Edmodo nhằm hỗ trợ việc tự học của học sinh ở bậc THPT Nhiệm vụ 4: Xây dựng tiến trình dạy học định hướng tự học sử dụng thông qua trang mạng hỗ trợ học tập tự thiết kế Nhiệm vụ 5: Tổ chức TNSP đánh giá và hoàn thiện sản phẩm. 7. Khách thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài - Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học môn Vật Lý ở trường THPT - Đối tượng nghiên cứu: DH tích cực và năng lực tự học của học sinh THPT 4 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm 9. Sản phẩm và đóng góp cụ thể của đề tài 9.1. Đóng góp về mặt lý luận - Bổ sung một số luận cứ khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin và mạng XHHT hỗ trợ dạy học ở bậc PTTH - Đề xuất một giải pháp có tính nguyên tắc về việc thiết kế và sử dụng bài giảng dạng số hóa và mạng XHHT hỗ trợ việc tự học cho HS THPT. 9.2 . Đóng góp về mặt thực tiễn Sản phẩm của đề tài là một là một số bài giảng trực quan và một chuyên trang hỗ trợ việc tự học chương “Khúc xạ ánh sáng” của Học sinh. 10. Cấu trúc và nội dung luận văn 10.1. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc của luận án sẽ bao gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục. 10.2. Nội dung luận văn Đề tài cấu trúc gồm có: Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học định hướng tự học Chương 2: Thiết kế một số bài giảng dạng số hóa chương “khúc xạ ánh sáng”, và tổ chức việc sử dụng mạng xã hội Edmodo hỗ trợ dạy học. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG TỰ HỌC 1.1. Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích cực định hướng phát huy năng lực tự học 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn 1.1.1.1 Nghiên cứu về năng lực tự học Nguyễn Thị Thúy Viên, “Xây dựng tiến trình dạy - tự học một số kiến thức phần quang hình học vật lí 11 nâng cao”, luận văn thạc sĩ trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Đề tài nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy tự học kiến thức phần quang hình học với ưu điểm tiến hành giảng dạy với các phương pháp dạy học mới, HS khá sôi nổi với bài giảng. Tuy nhiên kiến thức phần quang hình học có rất nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày nhưng trong bài giảng tác giả chưa làm nổi bật được nội dung này. Nếu được ứng dụng CNTT vào bài giảng một cách hợp lí sẽ giúp bài giảng đạt hiệu quả cao hơn [10]. Bùi Thị Oanh, “Xây dựng chuyên đề dạy học lực ma sát- vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”, khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP Hà Nội 2 năm 2015. Đề tài thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề “Lực ma sát” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh dựa trên hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận. Đề tài phát triển được một cách đồng bộ các năng lực hoạt động chuyên biệt gắn với môn Vật lí của học sinh. Tuy nhiên trong thời đại 4.0 thì đề tài chưa ứng dụng được CNTT vào quá trình dạy học, học sinh không phát huy được tính tích cực, hứng thú học tập. Nguyễn Thị Hồng, “Một số giải pháp phát huy năng lực tự học môn vật lí cho học sinh THPT” đề tài trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt tỉnh Kiên Giang đăng vào 2/2020. Tác giả đưa ra các giải pháp để hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập 6 của bản thân mình, phát huy nội lực tự học của con người. Một số giải pháp cụ thể tác giả nêu như: kĩ năng sư phạm, sử dụng phương tiện dạy học, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, thông qua các hoạt động của nhà trường,... những giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả nếu quá trình học tập ở lớp diễn ra liên tục nhưng sẽ kém hiệu quả với tình hình hiện tại khi việc học ở trường lớp của HS bị gián đoạn. 1.1.1.2. Nghiên cứu về ứng dụng CNTT và các trang mạng xã hội học tập Vũ Thị Thu Hiền, luận văn “khai thác mạng xã hội học tập edmodo hỗ trợ học sinh lớp 12 học tập môn toán” Cao học K25, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Với sự phát triển của công nghệ và sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy ngày càng phong phú. Trong đó việc sử dụng mạng xã hội học tập Edmodo hỗ trợ dạy học đã được vận dụng trong nhiều môn học khác nhau. Đề tài trình bày một thiết kế mô hình dạy học trên lớp có sử dụng kĩ thuật số và mạng xã hội Edmodo trong học tập môn toán 12 cho HS trường phổ thông để cải thiện chất lượng học tập. Kết quả cho thấy việc sử dụng mô hình học tập cho toán 12 với sự hỗ trợ của Edmodo là khả thi và có hiệu quả tốt. Edmodo đã trở thành phương tiện giúp HS học tập và tương tác. Nguyễn Thị Minh Quỳnh, “ứng dụng Moodle để xây dựng hệ thống các bài thực hành thí nghiệm vật lí lớp 10 (nâng cao)”, khóa luận tốt nghiệt trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Với hướng ứng dụng CNTT này giáo viên và học sinh sẽ tiết kiệm được thời gian, cụ thể giáo viên sẽ tiết kiệm thời gian chuẩn bị nội dung. Hỗ trợ giáo viên về mặt cung cấp kiến thức cho học sinh trước khi tiến hành thí nghiệm với dụng cụ thật. Về phía học sinh sẽ được chủ động hơn trong các bài học, nắm vững được các dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành. Lê Thị Nhị, “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ ngành công nghệ phần mềm năm 2011. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một mô hình mạng xã hội dành riêng cho 7 học tập để góp phần làm phong phú các hình thức giáo dục, đào tạo, phát huy hiệu quả của Internet đối với hoạt động giáo dục, đào tạo. Nguyễn Thị Huyền Trang, “Vận dụng b-learning trong tổ chức dạy học chương “các định luật bảo toàn” (Vật lí 10) với sự hỗ trợ của facebook theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” trường đại học sư phạm Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh theo mô hình b-learning chương “các định luật bảo toàn” (vật lí 10) với sự hỗ trợ của facebook. Kết quả cho thấy việc dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho HS với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook giúp HS có nhiều thời gian và không gian học tập, HS ở lớp thực nghiệm học tập tích cực, hào hứng kết quả phát triển năng lực cao hơn lớp đối chứng. Qua đó cho thấy nghiên cứu đề tài “Ứng dụng CNTT tổ chức dạy học chương: khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” là đúng hướng, phù hợp và cần thiết. 1.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học định hướng tự học 1.1.2.1. Tự học là gì? Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Quan niệm về tự học Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo người “tự động học tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác”, tự chủ không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự chủ động vạch ra kế hoạch học tập cho mình rồi tự triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình. Trong cuốn học và dạy cách học, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình” [6]. Theo Nguyễn Kỳ cho rằng: “Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề 8 đặt ra, nhận biết vấn đề xử lí thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các biện pháp giải quyết vấn đề, xử lí tình huống,…” GS.TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) cùng các phẩm chất, động cơ tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” [7] Tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra khái niệm về tự học như sau: “Tự học là tự động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình”. 1.1.2.2. Năng lực tự học (NLTH) Theo tác giả Lê Công Triêm, NLTH là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao [8]. Theo Nguyễn Thị Hồng Việt, NLTH được hiểu là khả năng tự mình tìm kiếm, thu thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, mang đến sự phát triển cho bản thân người học [9]. Trong công trình “Học và dạy cách học” Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau: “Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” 9 Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về NLTH, NLTH có thể hiểu như sau: NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập. Năng lực tự học môn Vật lý của học sinh thể hiện ở chỗ bản thân mỗi học sinh biết tự quan sát phân tích, biết dự đoán, kiểm chứng,...trên cơ sở đó rút ra kết luận, hình thành định luật vật lý. Đồng thời, tự hoàn thiện kiến thức học tại lớp, vận dụng để giải thích được hiện tượng vật lý trong thực tế, cũng như giải các bài tập theo yêu cầu của chương trình, bên cạnh đó còn biết đề xuất những vấn đề vương mắc trong học tập, cũng như một số hiện tượng vật lý thường gặp trong thực tế. 1.1.3. Biểu hiện của năng lực tự học Dựa vào cơ sở phương pháp luận của NLTH, các biểu hiện của NLTH [3], chúng tôi đưa ra cấu trúc khung NLTH gồm 4 thành tố và 9 biểu hiện ở bảng1 như sau: Bảng 1.1: Cấu trúc khung NLTH của HS THPT STT Các NLTH thành phần 1 Hình thành động cơ tự 1) Hứng thú TH học 2 3 Các biểu hiện Xây dựng kế hoạch TH Thực hiện kế hoạch tự học 4 2) Ý thức tự học 3) Xác định được mục tiêu học tập 4) Xác định được nghiệm vụ học tập 5) Thu thập tìm kiếm thông tin 6) Lựa chọn và xử lí thông tin 7) Vận dụng kiến thức 8) Nhận ra những ưu, nhược điểm của bản Tự đánh giá và điều chỉnh than dựa trên kết quả đạt được 9) Khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế. Tự điều chỉnh được cách học 10 1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học Căn cứ vào cấu trúc NLTH và các tiêu chí đánh giá NLTH, chúng tôi xây dựng bảng đánh giá mức độ phát triển NLTH của HS như sau: Đánh giá mức độ Các tiêu chí 1 – Chưa đạt 2 – Đạt 3 – Tốt 4 – Rất tốt (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) (4 điểm) Hình thành động cơ tự học Chưa có 1. Hứng thú TH hứng thú trong TH 2. Ý thức TH Chưa có ý thức TH Có hứng thú Thường Luôn hứng trong TH xuyên hứng thú và say mê nhưng không thú, vui vẻ khi TH thường xuyên trong TH Có ý thức TH Thường Luôn chủ nhưng đôi khi xuyên chủ động, tích còn chưa chủ động, tự giác cực và quyết động và tự và ý thức tâm trong quá giác trong TH trình TH Xây dựng kế hoạch TH Có mục tiêu Gần như học 3. Xác định mục không có tập nhưng tiêu học tập mục tiêu học chưa rõ ràng, tập chưa có mục tiêu cụ thể Xác định được mục tiêu học tập rõ ràng nhưng chưa xác định được trọng tâm Xác định được mục tiêu học tập đầy đủ và đúng trọng tâm Gần như Xác định Xác định Xác định không được được nhiệm được 4. Xác định nhiệm xác định nhiệm vụ học vụ học tập nhiệm vụ học vụ học tập được tập nhưng đầy đủ cho tập đầy đủ nhiệm vụ học chưa đầy đủ, từng nội dung cho từng nội tập nhưng chưa cụ thể cho 11 dung, xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan