Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề tôn giáo và sự vận dụng của đảng ta về vấn đề tôn...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề tôn giáo và sự vận dụng của đảng ta về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

.PDF
87
12
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Anh Hoàng Sinh viên thực hiện : Lê Nguyên Tịnh Lớp : 08SGC Đà Nẵng, tháng 5/ 2012 0 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Là một người cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: "Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng". Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Người. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên soạn thảo và ban bố các sắc lệnh tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan điểm Mácxít về tín ngưỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tư tưởng này được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điểm văn hóa Việt Nam một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với xu hướng hòa đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. 1 Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó có 6 tôn giáo lớn là Thiên chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Hồi giáo với hàng chục triệu tín đồ. Phật giáo và Thiên chúa giáo là hai tôn giáo lớn nhất ở nước ta đều du nhập từ ngoài vào, đã ít nhiều chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Vì vậy, để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy, nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ có nhiều biểu hiện mới, đa dạng, phức tạp, cần được giải quyết đúng đắn. Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Hiện nay xu thế toàn cầu hoá đang có những tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc. Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó. Những tác động xu thế toàn cầu hoá đến kinh tế, chính trị đất nước đang ngày càng phức tạp. Tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm. Kẻ thù đang lợi dụng tôn giáo để từng bước phá hoại công cuộc xây dựng đất nước, chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Vì vậy việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí minh về tôn giáo và quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo là rất cần thiết. Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 2 Bàn về tín ngưỡng tôn giáo, đời sống tâm linh của nhân dân ta, hiện đã có khá nhiều công trình của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong nước như: GS. Đặng Nghiêm Vạn với “ Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”. TS. Nguyễn Đăng Duy với “Văn hóa tâm linh”; GS. Cao Xuân Huy với “Triết học phương Đông những góc nhìn tham chiếu”; TS Nguyễn Đức Lữ với “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam”; GS.TS. Nguyễn Tài Thư với “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay”; GS. TS. Đỗ Quang Hưng với “ Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – lý luận và thực tiễn” ... Nói chung, đời sống tâm linh hiện đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nên đã có rất nhiều sách viết về lĩnh vực này. Ban tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc TTKHXH & NV Quốc gia, Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh đã phát hành rộng rãi các ấn phẩm bàn về tôn giáo, định hướng cho các tôn giáo hoạt động. Nhưng sách viết về tư tưởng Hồ Chí Minh với tôn giáo còn hạn chế, kết quả còn ở mức khiêm tốn. Trong cuốn “Về tôn giáo” tập 1 Nxb KHXH - H.1994 của Viện nghiên cứu tôn giáo mới chỉ giới thiệu được rất ít các bài viết của Hồ Chí Minh về tôn giáo. Trong cuốn “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng - Viện nghiên cứu Tôn giáo” - Trung tâm KHXH & NV Quốc gia - Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1998, cũng chỉ có 2 ý kiến của GS. Đặng Nghiêm Vạn và tác giả Ngô Phương Bá mà thôi. Trình bày một cách có hệ thống, khá súc tích về quan điểm của Hồ Chí Minh với Phật giáo có cuốn “Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam” (1945-1969) do PGS.TS Phùng Hữu Phú (chủ biên) - Nxb CTQG, H.1997. Đặc biệt đáng chú ý đó là cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” do GS.TS Lê Hửu Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Đức Lữ ( đồng chủ biên) – Nxb tôn giáo - 2003. Ngoài ra, một số cuốn sách khác như cuốn “ Hồ Chí Minh với một số tôn giáo ở Việt Nam” của Th.S Hoàng Ngọc Vĩnh (chủ biên) - Nhà xuất bản Đại học Huế - 2009. Tóm lại, ở lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo hiện được đề cập chưa nhiều và thiếu quan điểm toàn diện-lịch sử, mỗi nhà khoa học đề cập đến ở mỗi khía cạnh khác nhau theo góc độ của ngành mình mà chưa có một công trình nào có 3 tính tổng hợp khái quát về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình nói trên, từ những bài nói, bài viết và hoạt động của Người có liên quan đến tôn giáo, tác giả cố gắng chỉ ra được tình cảm và tư tưởng chỉ đạo của Người đối với tôn giáo và với một số tôn giáo cụ thể ở Việt Nam. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu của Người có liên quan đến các tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời vận dụng kết quả của một số công trình của các nhà khoa học Việt Nam về lĩnh vực Tôn giáo, tác giả cố gắng khái quát rút ra được những kết luận khoa học về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Công trình nghiên cứu của tác giả chỉ đừng lại là một tài liệu nhỏ giúp cho việc hệ thống lại toàn bộ quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo, coi đó là tiền đề của chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu của khóa luận nhằm khái quát rút ra được những kết luận khoa học về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với Tôn giáo. Từ việc nghiên cứu đó, tác giả muốn làm rõ quan điểm của Đảng trong việc kế thừa và vận dụng “ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo” để có quan điểm vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên đòi hỏi tác giả nghiên cứu phải làm tốt những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống các quan điểm của Mác, Ăngghen và Lê Nin về tôn giáo. Cơ sở lý luận để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Thứ hai, Trình bày một cách có hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo 4 Thứ ba, từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Khóa luận này được thực hiện dựa trên nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Từ cơ sở đó dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, bên cạnh đó còn vận dụng các phương pháp khác như phân tích tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh khái quát các tài liệu của Người có liên quan đến các tôn giáo ở Việt Nam. Đề tài cũng vận dụng kết quả của một số đề tài của các nhà khoa học lớn của Việt Nam về lĩnh vực Tôn giáo mà làm rõ mục đích đề tài nêu ra. Ngoài ra khóa luận còn tham khảo thêm các bài viết ở nhiều sách báo, tài liệu liên quan tới vấn đề này. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức rộng lớn, là một học thuyết với những luận điểm trên nhiều lĩnh vực đời sống của giai cấp, dân tộc, quốc gia. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo, chứng minh các hệ thống quan điểm đó là tiền đề của chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 6. Đóng góp mới của khóa luận. Trình bày một cách có hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo, chứng minh các hệ thống quan điểm đó là tiền đề của chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận. Đề tài có ý nghĩa thiết thực giúp cho người viết bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Từ quá trình nghiên cứu bản thân người viết sẽ được nâng cao về kiến thức và phương pháp nghiên cứu Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tìm hiểu chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. 5 8. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận của đề tài, nội dung của đề tài gồm 2 chương và 7 tiết 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NGUỒN GÓC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO . 1.1.Quan niệm của Mác – Lênin về sự hình thành, phát triển của tôn giáo. 1.1.1. Nguồn gốc kinh tế- xã hội của tôn giáo. Các nhà lý luận theo trường phái duy tâm thường cho rằng tôn giáo là cái tự có tồn tại ngoài thế giới vật chất, là thuộc tính vốn có trong ý thức con người mà không lệ thuộc vào hiện thực khách quan, hay nói cách khác, tôn giáo là sản phẩm mang tính nội sinh của ý thức con người. Đó là quan niệm trái với C.Mác về nguồn góc của tôn giáo. Theo học thuyết Mác thì tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của một xã hội nhất định. Chủ nghĩa Mác đã luận chứng một cách đúng đắn, khoa học nguyên nhân, nguồn gốc ra đời của tôn giáo về các mặt kinh tế - xã hội, về chính trị, về nhận thức, về tâm lý. Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ sản xuất thấp kém, con người gần như bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên và nảy sinh sự sợ hãi. Từ sợ hãi, con người đã “thăng hoa” các hiện tượng tự nhiên thành lực lượng siêu nhiên và phụ thuộc vào sự chi phối của nó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo. Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Trong thời kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp” [4, t.20, 437]. Khi xuất hiện sự đối kháng giai cấp trong xã hội, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại thấy bất lực trước sức mạnh tự phát của xã hội. Càng ngày nạn bóc lột về kinh tế, áp bức lao động, lệ thuộc chính trị, miệt thị về tinh thần, vv… làm cho con người đau khổ gấp nhiều lần. Họ không giải thích được nguồn góc phân hóa của xã hội , của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người lại ảo tưởng vào thế giới bên kia. 7 Trong tác phẩm chống Đuyring, Ph.Ăngghen viết: “Chẳng bao lâu bên cạnh những lực lượng tự nhiên lại còn có những lực lượng xã hội tác động, những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng thiên nhiên vậy” [3,336]. Con người không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và nguyên nhân của sự bất bình đẳng trong xã hội và những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi trong cuộc sống, người ta lại hi vọng, ảo tưởng vào cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới “bên kia”. Trong bài “Brunôbauơ và đạo Cơ đốc khởi thủy” Ănghen viết: “Trong tất cả các giai cấp phải có một số người nhất định, số người này sau khi thất vọng trong cuộc giải phóng về vật chất đã đi tìm sự giải phóng về tinh thần, sự an ủi trong ý thức thay cho sự giải phóng về vật chất kia, để có thể cứu họ khỏi sự thất vọng hoàn toàn” [3, 338] Như vậy nếu sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp lực chính trị , thất vọng, bất lực trước những sự bất công của xã hội là guồn góc sâu xa của tôn giáo. V.I.Lênin trong bài “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” đã viết: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, đẻ ra lòng tin vào thần thánh ma quỷ, vào những phép màu” [20, t.12, 169-170]. Những phân tích của Mác –Lênin về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là những luận điểm cơ bản hết sức quan trọng làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận vấn đề bản chất của tôn giáo, nguyên nhân và con đường khắc phục tôn giáo. Các ông đã gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với những biến đổi thế giới có tính cách mạng. Chỉ có xây dựng lại triệt để một xã hội thì mới tạo ra những điều kiện cho việc khắc phục tôn giáo. Tôn giáo có thể mất đi, khi mà những quan hệ của đời sống hiện thực hàng ngày của con người sẽ được thể hiện trong những mối quan hệ trong sáng và đúng đắn giữa con người với nhau và con người với tự nhiên. Hai 8 ông là những người đấu tranh triệt để cho sự giải phóng ý thức quần chúng khỏi nọc độc tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình thức thỏa hiệp cơ hội với tôn giáo. Ngoài sự bất lực của con người trước giới tự nhiên còn có sự bất lực của con người trước những điều kiện sinh sống xã hội, đấu tranh giai cấp cũng là nguồn gốc dẫn đến ra đời của tôn giáo. 1.1.2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội nên có nguồn gốc về mặt nhận thức. Khi con người vừa thoát khỏi thế giới động vật để đi vào thế giới con người thì đã biết nhận thức nhưng sự nhận biết lúc bấy giờ hết sức hạn hẹp, họ không thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh mình nên đã tìm đến sự giải thích trong tôn giáo. Điều gì khoa học chưa giải thích đựợc thì điều đó được tôn giáo thay thế. Ănghen đã viết: “Những tạo vật cao siêu do trí tưởng tượng tôn giáo của chúng ta nặn ra, chỉ là những phản ánh hư ảo của chính thực thể của chúng ta thôi” [4, t.21, 401]. Khi tư duy của con người phát triển thì nhận thức về thế giới khách quan cũng có nhiều biến đổi. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, khái quát hơn các sự vật, hiện tượng trên thế giới nhưng đồng thời có nguy cơ tạo ra ảo tưởng tách rời hình thức chủ quan ra khỏi nội dung khách quan, rơi vào ảo tưởng thần thánh. Ăngghen đã nhận xét rằng: Chúa của đạo Cơ Đốc chỉ là sự phản chiếu hư ảo con người song bản thân ông Chúa đó lại là sản phẩm của một quá trình trừu tượng hóa lâu dài. Khả năng nhận thức có giới hạn của con người về nguyên nhân phát sinh các hiện tượng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội làm cho con người sợ hãi, không làm chủ được “ số phận” của mình là những tiền đề hình thành niềm tin tôn giáo. Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ khám phá những điều chưa biết. Song khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn tồn tại. Điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế. 9 Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người. Con người ngày càng nhận thức đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hóa thành các khái niệm, phạm trù quy luật. Nhưng càng khái quát hóa, trừu tượng hóa thì sự vật hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng rời xa hiện thực và phản ánh sai lầm hiện thực. Sự thực bị tuyệt đối hóa, cường điệu hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ trở thành siêu thành thánh. Theo quan điểm duy vật biện chứng của C.Mác, quá trình nhận thức là phức tạp và phản ánh mâu thuẫn. Khi hình thức hiện thực phản ánh đa dạng bao nhiêu, thì con người có khả năng nhận thức được thế giới bấy nhiêu. Nhưng khả năng đó cũng tạo ra những tiền đề làm cho tư duy của con người xa rời hiện thực và phản ánh sai lệch về hiện thực. Do vậy ý thức đã có cơ sở khách quan để tách rời và nhận thức sai lầm hiện thực. Khi ý thức vượt trước hiện thực khách quan, phát hiện quy luật của vận động của hiện thực thì nó là ý thức khoa học,là cơ sở chỉ dẫn việc cải tạo tự nhiên và xã hội. Ngược lại, ý thức xã hội xa rời hiện thực bằng cách tuyệt đối hóa hay sung bái, ảo tưởng các mặt riêng biệt của hiện thực thì đó là con đường nhận thức của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Nguồn góc nhận thức của tôn giáo nói lên rằng, nó là hiện thực mà con người đẩy cái thuộc về hiện tượng trong tư duy của mình thành khách quan tồn tại bên ngoài mình – “ con người sáng tạo ra tôn giáo” – điều mà C.Mác kế thừa L. Phơbách từ quan điểm duy vật biện chứng của ông. Như vậy tôn giáo gắn liền với đặc điểm quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan – đó là quá trình đầy phức tạp và mâu thuẫn. Một mặt hình thức phản ánh càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức đầy đủ, sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu. Mặt khác, càng khái quát hóa, trừu tượng hóa thì sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và có thể phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hóa, vai trò của chủ thể nhận thức bị cường điệu hóa sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở trần thế để trở thành siêu nhiên, thần thánh. 10 1.1.3. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Tôn giáo không chỉ có hệ tư tưởng mà còn có cả niềm tin tôn giáo, vì vậy tôn giáo còn có nguồn gốc về tâm lí. Khi con người bất lực trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh làm nảy sinh tâm lý lo sợ dảna đến sự khuất phục trước giới tự nhiên. Ngay từ thời cổ đại, Tuân Tử đã cho rằng có quỷ thần là do tâm lí sợ hãi của con người tạo ra. Còn Phoiơbăc cũng cho rằng cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo, sự sợ hãi đẻ ra thần linh. Xuất phát từ trạng thái tình cảm, cảm xúc cả tiêu cực lẫn tích cực cũng đều dẫn con người đến với niềm tin tôn giáo. Những cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh của tự nhiên và những biến cố của xã hội đã và đang trở thành những thử thách to lớn trong cuộc sống của cả cộng đồng , đống vai trò quan trộng đối với sự ra đời và phát triển của tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh" V.I. Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự phá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại. Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo làm nảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào. C.Mác đã nói, tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội không có tinh thần. Không chỉ có sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mà ngay cả những tình cảm tích trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người cũng được thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo. Trong lịch sử có 11 những người có công khai phá tự nhiên hay trong việc chống lại cường quyền, áp bức làm cho con nguời nảy sinh lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ đối với những người này. Nhưng tình cảm đó đã tạo ra các hình tượng thần thánh từ thời đại này sang thời đại khác, từ địa phương này đến địa phương khác, với những tính chất siêu phàm, xuất chúng, đó là nguồn gốc về mặt tâm lí của nhận thức. 1.2. Quan niệm của Mác- Lênin về bản chất và chức năng xã hội của tôn giáo. 1.2.1. Bản chất của tôn giáo. - Quan niệm về tôn giáo Hiện nay, đang còn nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến định nghĩa về tôn giáo: Spencer một triết gia của chủ nghĩa thực chứng cho rằng, tôn giáo là tín ngưỡng về một lực lượng nào đó vượt lên trên sự nhận thức của con người. Makhơta nhấn mạnh, tôn giáo là sự mưu cầu của nhân sinh đối với điều thiện, là một loại hình tình cảm của con người mong muốn có sự hài hòa với vũ trụ. Một số nhà thần học Cơ đốc giáo còn khái quát thành “mối quan hệ qua lại giữa người và thần”. Nhưng trong những tổ chức mang danh nghĩa là chủ nghĩa Mác lại có những cái nhìn khác biệt về tôn giáo. Plêkhanốp cho rằng, tôn giáo là “hệ thống nghiêm ngặt hoặc ít hoặc nhiều của mọi quan niệm, tình cảm, hành động”. Còn Cauxky thì qui các định nghĩa về tôn giáo thành hai loại chính. Một là, tôn giáo biểu thị trạng thái tinh thần cá nhân con người, cá tính siêu việt lợi ích nhất thời của con người cùng tàn dư đạo đức duy tâm chủ nghĩa. Hai là, nhiều người hiểu tôn giáo là một hiện tượng lịch sử phổ biến, một thế giới quan không xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, mà xuất phát từ sự tôn sùng một thứ quyền uy ngự trị trên đầu họ khiến nó trở thành nguyên tắc chỉ đạo trong tư tưởng và hành động. Những tác giả nói trên quan niệm về tôn giáo từ lập trường và góc độ khác nhau, song vì quá nhấn mạnh đến các nhân tố hay các phương diện cấu thành tôn giáo, cường điệu một cách quá đáng nên tất cả trở nên thiếu toàn diện, hoặc sai lầm. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh đó, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí. Ph.Ăng- 12 ghen nêu trong tác phẩm chống Đuy-rinh: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[4, t.20, 437]. Như vậy tôn giáo sản phẩm của ý thức con người và phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày. - Bản chất của tôn giáo Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Khi đề cập đến bản chất của tôn giáo có những ý kiến khác nhau. Các nhà thần học cho rằng tôn giáo là cái gì đó rất thiêng liêng và cao cả, là tặng phẩm của Thượng đế giành cho cho con người. Tôn giáo xuất hiện nhằm tạo điều kiện giúp cho con người đạt đến sự hoàn thiện, cứu rỗi linh hồn. Thần học nghiên cứu tôn giáo nhằm khẳng định sự tồn tại của Thần linh, Thượng đế và vai trò quyết định của lực lượng siêu nhiên đối với số phận con người. Các nhà triết học duy tâm đã giải thích sai lệch về bản chất của tôn giáo. Các nhà triết học duy tâm khách quan dựa vào các lực lượng siêu nhiên để giải thích bản chất của tôn giáo Platôn cho rằng: Vũ trụ có linh hồn của nó và linh hồn đó do thần thánh sáng tạo ra. Còn Hêghen thì quan niệm: Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức của ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn phát triển cao nhất của nó – giai đoạn tinh thần tuyệt đối. Các nhà triết học duy tâm chủ quan dựa vào ý thức của con người giải thích rằng tôn giáo có nguồn gốc từ con người riêng lẻ, từ linh hồn, từ cái tôi, từ những cảm xúc chủ quan. Các nhà triết học duy vật trước Mác đã có nhiều đóng góp tích cực vào nhận thức bản chất của tôn giáo. Tuy nhiên do những hạn chế về thời đại lịch sử và phương pháp tư duy siêu hình, họ đã giải thích các hiện tượng tôn giáo một cách phiến diện, chưa khoa học, đôi khi còn mang yếu tố cực đoan như tuyên chiến với tôn giáo. 13 Nhà triết học duy vật người Đức L.Phoiơbăc trong tác phẩm “Bản chất của đạo Kitô giáo” đã tiếp cận một cách sâu sắc về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo và rút ra kết luận: “Không có Thượng đế tạo ra con người mà con người sáng tạo ra Thượng đế”. L.Phoiơbăc trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” đã đưa ra định nghĩa về bản chất của tôn giáo như sau: Bản chất khách quan xem như là bản chất chủ quan, bản chất của giới tự nhiên coi như là khác giới tự nhiên, bản chất con người coi như là khác với con người, coi như là bản chất khác với người đó, là thực thể của Thượng đế, là bản chất của tôn giáo, là bí mật của chủ nghĩa thần bí và tư biện. Tuy triết học của L.Phoiơbăc còn nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử, xã hội và nhận thức của cá nhân, nhưng ông đã có nhiều đóng góp trong lịch sử triết học, một số quan điểm của ông sau này đã được chủ nghĩa Mác kế thừa và phát triển. Trên cơ sở kế thừa các tư tưởng tiến bộ trước đó về tôn giáo C.Mác, Ăngghen và Lênin đã có một cách tiếp cận biện chứng khoa học về bản chất của tôn giáo thể hiện qua các tác phẩm của mình. C.Mác và Ăngghen quan niệm tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử, một lực lượng xã hội trần thế trong đời sống con người. Tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, nhưng nó cũng có những hạn chế, tiêu cực như nhận thức chưa đúng về thế giới, về con người, tôn giáo dễ bị giai cấp thống trị lợi dụng vào các mục đích chính trị. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội do chính con người sáng tạo ra. Tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, mọi sức mạnh của tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí trước con người. Tôn giáo xuất hiện do sự bất lực của con người. Quan điểm của của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị khoa học của nó. Khi đề cập tới vấn đề quan niệm của Mác – Lê nin về bản chất của tôn giáo, PGS. Nguyễn Đức Sự trong cuốn sách chuyên đề : C.Mác – Ph. Ăngghen về vấn đề tôn giáo có đưa ra nhận xét: Giữa thập kỷ XIX với lời nói đầu cuốn Góp 14 phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen của Mác và đặc biệt cuối thập kỷ 1970, trong cuốn Chống Đuyrrinh, Ăngghen đã nêu lên một cách dứt khoát quan điểm về nguồn góc bản chất tôn giáo. Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối. Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo. ở đây chúng ta chỉ đề cập một dạng tín ngưỡng - đó là tín ngưỡng tôn giáo (gọi tắt là tôn giáo). Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiệntượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí, hư ảo, vô hình tác động mạnh đến tâm linh con người, trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo. Còn tôn giáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo - nghĩa là, tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội. Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Việc xác định hiện tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó. Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa của một số người gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn chặt và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng,tôn giáo để hành nghề. Vì vậy, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì chúng ta phải loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Theo C.Mác: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng 15 giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mácxít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và "thiên đường" mà các tôn giáo thường hướng tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo, "thiên đường" không phải là hiện thực xã hội mà là ở "thế giới bên kia", trên "thượng giới" (tức là cái hư ảo). Còn những người cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường". Như vậy, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Tôn giáo phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhưng tôn giáo cũng có tính độc lập tương đối nên nó có thể tác động ngược trở lại đối với tồn tại xã hội và tác động đến những hình thái khác của ý thức xã hội như: Chính trị, văn hóa, pháp luật. Đặc điểm chung nhất của mọi ý thức tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên. Tôn giáo có vai trò quan trọng trong xã hội. Tôn giáo vừa có những giá trị tích cực, vừa có những nội dung tiêu cực lạc hậu. 1.2.2 Về chức năng của tôn giáo. - Chức năng đèn bù hư ảo 16 Đây là chức năng đặc thù của tôn giáo. Tôn giáo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần bù đắp cho sự thiếu hụt của con người trong đời sống hiện thực. Trước thực tại đau khổ, bị bóc lột con người tìm đến sự an ủi về mặt tinh thần ở tôn giáo. Đó là sự mơ tưởng, ảo tưởng “lộn ngược” nhằm thoát khỏi thực tế phủ phàng, như Mác nói: “Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân”, “tôn giáo chỉ là cái mặt trời xoay quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình” [4, t.1, 570]. Hư ảo bao giờ cũng không hiện thực, chính vì vậy nên nó có sức hấp dẫn đối với con người. Tất cả các tôn giáo đều có kỳ vọng giải thích tự nhiên, xã hội, theo những quan niệm riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu giải thích thế giới của con người. Tôn giáo đã đem lại cho chúng ta một bức tranh về thế giới nhưng đó là một bức tranh hoang tưởng, không hiện thực. Mặc dù vậy, thế giới quan tôn giáo đã có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của tín đồ, những ảnh hưởng này có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Vì vậy, để có một thế giới quan khoa học, chúng ta phải không ngừng đấu tranh để loại bỏ những tác động tiêu cực của tôn giáo đến đời sống của nhân dân. Đây là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài đòi hỏi cần phải được sự quan tâm của toàn xã hội. Chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nguồn gốc của nó là ở trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội. Trong những giai đoạn phát triển xã hội nhất định, sự bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên và xã hội đã nảy sinh ra nhu cầu khắc phục những mâu thuẫn thực tế trong ý thức, trong tưởng tượng nhu cầu đền bù sự hạn chế của các mối quan hệ hiện thực, quan hệ trần gian, ở thế giới bên kia. Luận điểm nổi tiếng của Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo giống như thuốc phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của sự làm nhẹ, tạm thời nỗi đau khổ của con người, an ủi cho những mất mát, những thiếu hụt hiện thực của đời sống con người, đồng thời gây ra những tác động có hại đối với con người khi tạo ra cho họ nhu cầu thường 17 xuyên tách khỏi hiện thực, tiêm nhiễm cho họ những quan niệm phản khoa học.Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo cũng có thể là chỗ dựa tinh thần cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức, phục vụ cho lợi ích của họ. Nhưng ở đây nó vẫn không mất chức năng đền bù hư ảo, chức năng thuốc phiện. Vì hạt nhân cơ bản của tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên luôn gây tác động kìm hãm đối với tính tích cực của quần chúng, chuyển hướng niềm tin và sự nỗ lực của họ vào con đường hư ảo. Chính vì vậy V.I.Lênin đã nhấn mạnh “Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân - câu nói của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ của chủ nghĩa Mác trong vấn đề tôn giáo” [18. t.1, 511]. Cũng cần nhấn mạnh rằng chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu và đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tôn giáo, ở đâu có tôn giáo thì ở đó có chức năng đền bù hư ảo. - Chức năng điều chỉnh hành vi Tôn giáo cũng như và những hình thái ý thức xã hội khác, có chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Mỗi tôn giáo có một hệ thống các chuẩn mực, giá trị riêng. Hệ thống các chuẩn mực này được trình bày trong các kinh sách, giáo lý, lễ nghi thờ tự của các tôn giáo… Chúng có phạm vi điều chỉnh rộng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tiến hành nghi lễ mà còn trong thái độ đối với bản thân, trong quan hệ gia đình, với người khác, với cộng đồng và xã hội. Đó là tổng thể những quy định để khuyến khích hay ngăn cấm hành vi của tín đồ như: Trong giới luật của Phật giáo có ngũ giới, thập thiện. Còn trong Kitô giáo cũng có những luật lệ, lễ nghi như: “Mười lời dặn của Thiên chúa”, “Sáu điều răn và hai mươi điều quy của Giáo hội”… Tuy có sự khác biệt về đức tin song các tôn giáo đều khẳng định vai trò của đấng siêu nhiên, các hệ thống chuẩn mực còn phản ánh nguyện vọng đạo đức chân chính của con người. Các tôn giáo đều khuyến khích con người làm việc thiện, tránh xa điều ác, tuy nhiên chức năng điều chỉnh hành vi cũng có mặt tiêu cực là hướng con người vào các mục đích tôn giáo ảo tưởng không hiện thực, làm hạn chế hoạt động tích cực trong thực tiễn và vai trò cải tạo tự nhiên, xã hội của con người. 18 Các tôn giáo ngày nay đều có những điều chỉnh, cải cách các chuẩn mực, các giá trị cho phù hợp với những biến đổi sâu sắc trên toàn cầu về tín ngưỡng tôn giáo. - Chức năng liên kết Chức năng liên kết của tôn giáo giúp liên minh, cố kết con người lại với nhau vì mục đích, lý tưởng chung. Tôn giáo có thể đoàn kết những người có cùng ý thức tín ngưỡng giống nhau, tạo thành khối nước có cùng ý thức tín ngưỡng tôn giáo. Chức năng này góp phần duy trì bảo vệ những trật tự xã hội hiện hành dựa vào những hệ thống giá trị và chuẩn mực riêng của xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo không phải lúc nào cũng là một nhân tố liên kết đem lại sự ổn định xã hội, mà nhiều khi trong những điều kiện lịch sử nhất định, tôn giáo lại là nhân tố gây mất ổn định chính trị – xã hội. Đây là một chức năng quan trọng của tôn giáo, nhờ tôn giáo có thể tồn tại như một thực thể xã hội hiện thực có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Ngoài các chức năng trên, tôn giáo còn có nhiều chức năng khác như chức năng giao tiếp, chức năng nhận thức, chức năng văn hóa....các chức năng trên của tôn giáo tồn tại với tư cách là một hệ thống. Chúng không biệt lập mà bao chứa lẫn nhau, tùy vào hoàn cảnh, mà có những biểu hiện khác nhau. Từ bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng nói trên cho thấy tôn giáo có vai trò nhất định trong đời sống xã hội, được phân chia theo hai hướng là vai trò tích cực và vai trò tiêu cực. Mặt tiêu cực trong tôn giáo thể hiện tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vầng hào quang thần thánh trong biển khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng trên xiềng xích của con người. Tôn giáo hạn chế sự phát triển tư duy, khoa học, làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, thiếu chủ động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, mà hy vọng vào hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết. Bên cạnh đó trong xã hội có giai cấp tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị. Nhiều khi tôn giáo làm cho người ta có thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất