Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của bình nguyên lộc...

Tài liệu Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của bình nguyên lộc

.PDF
95
146
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Hằng TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thúy Hằng TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH CÔNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, quý thầy cô giảng viên khoa Ngữ Văn đã tận tình giảng dạy, và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Công Tín đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, động viên và khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012 Tác giả Trần Thị Thúy Hằng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các từ ngữ chỉ phương tiện đi lại trên sông, rạch ................................. 32 Bảng 2.2. Các từ ngữ chỉ tên gọi các loại địa hình của vùng đồng bằng sông nước.... 33 Bảng 2.3. Các từ, ngữ chỉ trạng thái, tính chất, đặc điểm của con người và sự vật, hiện tượng mang đậm sắc thái Nam Bộ: ............................................... 34 Bảng 2.4. Các từ, ngữ chỉ động, thực vật miền Nam ............................................. 38 Bảng 2.5. Lớp từ vay mượn từ tiếng Khmer .......................................................... 41 Bảng 2.6. Lớp từ vay mượn từ tiếng Hán .............................................................. 43 Bảng 2.7. Lớp từ vay mượn từ tiếng Pháp ............................................................. 45 Bảng 2.8. Quán ngữ ............................................................................................... 47 Bảng 2.9. Lớp từ có nguồn gốc từ Trung Bộ ......................................................... 50 Bảng 2.10. Lớp từ biến nghĩa................................................................................... 55 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU .7 1.1. Phương ngữ học và phương ngữ Nam Bộ ........................................................7 1.1.1. Những vấn đề phương ngữ học .................................................................7 1.1.1.1. Các khái niệm có liên quan tới phương ngữ học ..............................7 1.1.1.2. Vấn đề phân vùng phương ngữ .........................................................8 1.1.2. Phương ngữ Nam Bộ ...............................................................................10 1.2. Vài nét về tác giả Bình Nguyên Lộc ..............................................................15 1.2.1. Tiểu sử .....................................................................................................15 1.2.2. Các sáng tác chính ...................................................................................17 1.2.3. Nội dung của tác phẩm Bình Nguyên Lộc ..............................................18 1.2.4. Nét đặc sắc về nghệ thuật ........................................................................22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................24 Chương 2. KHẢO SÁT CÁC LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC......................................................................25 2.1. Cơ sở phân chia .............................................................................................25 2.2. Các lớp từ cụ thể .............................................................................................25 2.2.1. Lớp từ ngữ Nam Bộ chính gốc ................................................................25 2.2.2. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ các phương ngữ Trung Bộ ...........44 2.2.3. Lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ từ ngữ toàn dân ............................46 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................51 Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NGÔN NGỮ CỦA CÁC TÁC GIẢ KHÁC ...........53 3.1. So với tác giả trước Bình Nguyên Lộc ...........................................................53 3.2. So với tác giả cùng thời với Bình Nguyên Lộc ..............................................63 3.3. Nhận định chung về đặc điểm ngôn ngữ của Bình Nguyên Lộc ....................79 3.3.1. Ngôn ngữ kể chuyện mang màu sắc địa phương Nam Bộ sinh động, giàu âm thanh, hình ảnh .............................................................................................80 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật đa dạng về tính cách, đậm phong cách Nam Bộ ......82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu tiếng Việt, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mặt thống nhất của ngôn ngữ, mà cần thấy được tính đa dạng của nó. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của nó là màu sắc địa phương vùng, miền. Ý thức được vấn đề lí luận này, thời gian gần đây, các nhà Việt ngữ học đã chú ý nhiều tới bình diện khác biệt địa phương này của tiếng Việt. Trong các công trình mang tính lí luận chung về phương ngữ, các nhà nghiên cứu thường quan tâm nhiều đến vấn đề phân chia tiếng Việt thành những vùng phương ngữ là: có 3 phương ngữ (phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), 4 phương ngữ (phương ngữ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ), hay 5 phương ngữ (phương ngữ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ). Điều này phụ thuộc vào việc xem xét sự khác biệt từ một bình diện hay nhiều bình diện (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách diễn đạt…) của các phương ngữ. Ở nội bộ từng phương ngữ, lại có những công trình đi sâu tìm hiểu, khai thác những vấn đề của phương ngữ ấy trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… dựa vào những thực tiễn khảo sát từ người địa phương hoặc thông qua việc khảo sát các sáng tác của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi nhất định trong dòng văn học sử của địa phương ấy. Nói riêng về phương ngữ Nam Bộ, số lượng công trình nghiên cứu phương ngữ này trong những năm gần đây ngày một dày thêm. Lí do là nếu xem xét vấn đề phương ngữ trong sự đối lập với ngôn ngữ chuẩn toàn dân, thì bản thân phương ngữ Nam Bộ có những giá trị rất đặc thù giúp làm sáng tỏ vấn đề này, hơn là những vùng phương ngữ khác như Bắc Bộ hay Trung Bộ. Trong chừng mực nào đó, phương ngữ Nam Bộ có tính hệ thống “theo kiểu” Nam Bộ khá rõ ở các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, làm rõ sự đối lập toàn dân/ địa phương hơn các phương ngữ khác. 2 Mặt khác, nếu hiểu là nguồn “sinh lực” bổ sung những yếu tố địa phương làm phong phú thêm cho tiếng Việt chuẩn toàn dân, thì tiếng địa phương Nam Bộ cũng đáp ứng tốt yêu cầu này. Bởi vì đây là tiếng nói của một bộ phận người Việt tham gia vào quá trình lịch sử Nam tiến, tiếp nối và phát huy mạnh mẽ tiếng Việt trên vùng đất mới - vốn được nhìn nhận là vùng kinh tế năng động và là một trong những vùng trọng điểm của cả nước. Điều này (nhất là từ sau 1975 trở lại đây) đã đóng một vai trò không thể phủ nhận trong đời sống ngôn ngữ cũng như đời sống văn hóa- xã hội…không chỉ nội tại trong vùng Nam Bộ, mà còn được nhìn nhận như những giá trị chung của tiếng Việt toàn dân. Hơn nữa, trên 300 năm phát triển, từ tiếng nói người bình dân, phương Nam đã định hình nên một phong cách ngôn ngữ gọt giũa qua những sáng tác văn chương, những công trình khoa học có giá trị, với những tên tuổi lớn đã được khẳng định, như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam… và được tiếp nối bởi những tác giả đương thời như: Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư… Vì vậy, việc nghiên cứu tập trung vào địa hạt này cũng nhằm giúp làm sáng tỏ những đóng góp và hạn chế của phương ngữ Nam Bộ trong tiến trình lịch sử tiếng Việt và trong quá trình thống nhất trong sự đa dạng hiện nay của tiếng Việt. Nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về phương ngữ này mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề trong việc tiếp nhận những sáng tác văn chương, xác định đúng đắn vai trò của phương ngữ trong tiến trình tiếng Việt toàn dân và những vấn đề xã hội của phương ngữ trong phạm vi nhà trường và trên sách báo cũng như trong thực tiễn đời sống giao tiếp của người Việt. Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, với đề tài “ Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi sẽ đi sâu vào bình diện từ vựng của phương ngữ Nam Bộ trên tư liệu ngôn từ của một tác giả là Bình Nguyên Lộc, qua những sáng tác văn chương để tìm hiểu sự đóng góp về ngôn ngữ, đồng thời để tìm ra những đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ Nam Bộ của ông, trong sự so sánh với một số nhà văn trước và cùng thời với ông. 3 2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Như vừa trình bày ở trên, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là phương ngữ Nam Bộ và giới hạn phạm vi nghiên cứu trong luận văn này chỉ dừng lại ở địa hạt từ ngữ Nam Bộ và trên những sáng tác của Bình Nguyên Lộc, với mục đích nghiên cứu là qua cách sử dụng từ ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, nêu bật được vai trò của phương ngữ Nam Bộ trong tiến trình phát triển và hành chức của tiếng Việt; đồng thời, thấy được sự đóng góp ngôn từ của ông so với những người đi trước và cùng thời với ông. Công việc so sánh đối chiếu với các tác giả trước hoặc cùng thời với ông, chúng tôi sẽ chủ yếu là tiếp thu kết quả nghiên cứu của những công trình khảo sát phương ngữ của các tác giả đi trước, với mục đích là thông qua những sự so sánh, đối chiếu đó, chúng tôi làm sáng tỏ những đóng góp riêng của Bình Nguyên Lộc và thấy được sự phát triển phương ngữ Nam Bộ đã để lại những dấu ấn nhất định trong dòng văn học viết của riêng Nam Bộ và của Việt Nam nói chung. 3. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát toàn bộ tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi sẽ có được số lượng từ ngữ đủ để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá. Thế nhưng, để đưa ra được những gì thuộc về ý kiếng riêng của mình, chúng tôi phải dựa trên các phương pháp, thủ pháp thống kê, phân loại những kết quả đạt được trong khảo sát. Đồng thời so sánh, đối chiếu với những kết quả khảo sát khác, có thể là của các tác giả khác, để thấy được một mặt, tiến trình từ ngữ địa phương Nam Bộ tham gia vào hoạt động sáng tác văn chương để lại được ý nghĩa tích cực và cả những mặt hạn chế của nó ra sao; mặt khác, thấy được sự đóng góp của tác giả so với lớp nhà văn đi trước và cùng thời với ông, từ đó có được những đánh giá xác đáng về vị trí, vai trò, đóng góp của Bình Nguyễn Lộc trong dòng văn chương Nam Bộ nói riêng và trong văn chương của cả nước nói chung. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã đề cập ở trên, vấn đề về phương ngữ Nam Bộ đã và đang được khá nhiều nhà phương ngữ học quan tâm. Có thể kể đến các công trình sau: “Từ điển 4 phương ngữ Nam Bộ” của tập thể tác giả do Nguyễn Văn Ái chủ biên (1994), “Những từ ngữ gốc Khơme trong phương ngôn Nam Bộ” của Thái Văn Chải (1986), “Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ” của Cao Xuân Hạo (1998), “Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Ngọc Lang (1986), “Phương ngữ Nam Bộ” của Trần Thị Ngọc Lang (1995), “Tiếng địa phương” của Bình Nguyên Lộc và Nguiễn Ngu Í (1958), “Về một hiện tượng láy trong phương ngữ miền Nam” của Trịnh Sâm (1986), “Tự vị tiếng Việt miền Nam” của Vương Hồng Sển (1993), “Sơ lược hệ thống ngữ âm phương ngữ Sài Gòn” của Huỳnh Công Tín (2007),... Công trình của Vương Hồng Sển (1993) và của Nguyễn Văn Ái chủ biên (1994) đã tập hợp được số lượng tương đối đầy đủ lớp từ vựng của phương ngữ Nam Bộ. Gần đây, công trình “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ”, in lần 1 NXB. KHXH (2007), lần 2 (bổ sung) NXB. CTQG (2009) của Huỳnh Công Tín đã tập hợp được một lượng từ ngữ hết sức phong phú. Đồng thời, tác giả nêu được những dẫn liệu trích từ nhiều nguồn sáng tác của các nhà văn Nam Bộ khiến chúng ta có được hình dung nhất định về vốn từ của phương ngữ Nam Bộ cả xưa và nay. Bài của Cao Xuân Hạo tuy chưa đề cập hết những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ, nhưng tác giả cũng đã trình bày khái quát hai trong số những đặc điểm lớn thuộc vấn đề ngữ âm của phương ngữ Nam bộ: phụ âm cuối và các nguyên âm đôi. Công trình của Trần Thị Ngọc Lang đã nêu ra được sự khác biệt trong các kiểu cấu tạo giữa hai phương ngữ và xác định được đặc điểm riêng của phương ngữ Nam Bộ trong một số nhóm từ cụ thể như từ xưng hô, tính từ chỉ mức độ, từ láy, từ hư... Luận án tiến sĩ “Đặc điểm ngữ âm của tiếng Sài Gòn so với phương ngữ Hà Nội và các phương ngữ khác ở Việt Nam” của Huỳnh Công Tín (1999) cung cấp cho ta một bức tranh khá rõ về những biểu hiện ngữ âm được ghi nhận từ tiếng Sài Gòn và những tương đồng, khác biệt có liên quan tới đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ với các phương ngữ khác trong tiếng Việt. Gần đây có nhiều luận văn thạc sĩ chú ý đi sâu vào nghiên cứu những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên cơ sở khảo sát các tác phẩm văn học dân gian và của các nhà văn cụ thể, như các công trình nghiên cứu sau: “Văn phong Nam Bộ 5 qua tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Biểu Chánh” của Đinh Thị Thanh Thủy, 2005; “Màu sắc Nam Bộ trong truyện kí Sơn Nam” của Nguyễn Nghiêm Phương, 2009; “Phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư” của Nguyễn Bình Khang, 2009; “ Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian” của Đỗ Thị Kiều Oanh, 2012,… Riêng về việc nghiên cứu các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, đã có các công trình sau: “ Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc” của Nguyễn Lương Hải Khôi, 2004; “Văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc” của Nguyễn Văn Đông, 2005; “Phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc” của Dương Thị Thanh, 2011. Các công trình nghiên cứu trên tuy có đề cập đến cách sử dụng từ ngữ của Bình Nguyên Lộc nhưng chỉ với tư cách như một minh chứng để làm rõ phong cách truyện ngắn của ông, chứ không đi sâu nghiên cứu như một chuyên đề riêng biệt về từ ngữ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc . Điểm qua tình hình nghiên cứu, với luận văn “Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc”, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp thêm, dù nhỏ bé, trong việc khảo sát các tác phẩm của một nhà văn Nam Bộ cụ thể có quá trình sinh trưởng và sáng tác ở miền Đông Nam Bộ là Bình Nguyên Lộc, để từ đó nêu bật được vai trò góp phần của phương ngữ Nam Bộ trong tiến trình phát triển và hành chức của tiếng Việt; cũng như là làm rõ thêm sự đóng góp của ông so với những người đi trước và cùng thời với ông (như mục đích nghiên cứu mà chúng tôi đã nêu ở trên). 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. 1. Phần mở đầu gồm có các tiểu mục như: lí do chọn đề tài, phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề và cấu trúc luận án. 2. Phần nội dung gồm ba chương: chương một trình bày những vấn đề chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu; chương hai tiến hành khảo sát, phân loại, thống kê, 6 so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu để rút ra những miêu tả, nhận định cần thiết; chương ba nhận xét, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ của Bình Nguyên Lộc trong sự đối chiếu với các tác giả khác. 3. Phần kết luận 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU 1.1. Phương ngữ học và phương ngữ Nam Bộ 1.1.1. Những vấn đề phương ngữ học 1.1.1.1. Các khái niệm có liên quan tới phương ngữ học A. Phương ngữ Có nhiều định nghĩa về phương ngữ. Nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn quan niệm: “ Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ; là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ ( cho toàn dân tộc ), các phương ngữ ( có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn ) khác nhau trước hết ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng”[ 46; 223]. Hoàng Thị Châu định nghĩa ngắn gọn hơn: “ Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”.[5; 29] B. Từ ngữ địa phương Theo Nguyễn Thiện Giáp:“ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ ngữ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi được sử dụng vào sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật”.[13; 466] Từ ngữ địa phương có thể bao gồm những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phổ biến với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn ngữ văn học toàn dân. 8 Ví dụ: Các từ: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, chao,…là những từ chỉ có ở miền Nam Việt Nam. Những từ về ngữ âm giống với các từ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa thì khác như: nón có nghĩa là cái mũ, chén có nghĩa là cái bát, dù có nghĩa là cái ô,… Những từ có sự đối lập về ngữ âm ( hoàn toàn hoặc bộ phận) với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân như: mô, rào, chộ, ngái,…ở Trung Bộ ( tương ứng với các từ đâu, sông, thấy, xa,… trong ngôn ngữ toàn dân) Các từ con gấy, nác, cáo, mự, tru, chúc mào,…ở Nghệ Tĩnh ( tương ứng với các từ con gái, nước, gạo, mợ, trâu, chào mào,… trong ngôn ngữ toàn dân) Giữa từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương có quan hệ qua lại lẫn nhau. Ranh giới giữa hai lớp từ này sinh động, thay đổi phụ thuộc vào vấn đề sử dụng chúng. Từ ngữ địa phương là nguồn bổ sung cho ngôn ngữ văn học ngày càng giàu có, phong phú. Như trên đã nói, từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ. Khi sử dụng từ địa phương vào sách báo nghệ thuật, cần phải hết sức thận trọng và có mức độ. Nghĩa là chỉ nên sử dụng những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng nào đó lúc đầu chỉ được biết trong một khu vực, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân và những từ ngữ địa phương có sắc thái biểu cảm cao so với các từ đồng nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Nếu người viết làm được điều này, từ ngữ địa phương sẽ phát huy hết tác dụng của chúng trong việc tham gia vào sáng tác văn chương hay sách báo nghệ thuật. 1.1.1.2. Vấn đề phân vùng phương ngữ Phân vùng phương ngữ là vấn đề phức tạp. Ở bình diện ngữ âm, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc phân vùng phương ngữ, nhưng chủ yếu các tác giả phân chia tiếng Việt ra thành ba, bốn hoặc năm vùng phương ngữ. - Quan niệm chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ: Có nhiều tác giả chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, trong đó tiêu biểu là Hoàng Thị Châu. Tác giả này cho rằng tiếng Việt có ba phương ngữ gồm: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ 9 và Thanh Hóa ), phương ngữ Trung ( từ Nghệ An đến Đà Nẳng), phương ngữ Nam ( từ Đà Nẵng trở vào )[5;89] - Quan niệm chia phương tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: Có các tác giả sau: + Nguyễn Kim Thản chia tiếng Việt thành: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc ( phía Nam Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên ), phương ngữ Trung Nam ( từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam ( từ Thuận Hải trở vào )[5;89] + Huỳnh Công Tín: phương ngữ Bắc Bộ ( các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa), Phương ngữ Bắc Trung Bộ ( các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế), phương ngữ Nam Trung Bộ ( các tỉnh từ Đà Nẳng đến Bình Thuận), phương ngữ Nam Bộ ( gồm ba khu vực là miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ)[44;42] - Quan niệm chia tiếng Việt thành năm vùng phương ngữ: Đây là quan niệm của Nguyễn Bạt Tụy (1961). Theo ông, tiếng Việt có thể chia thành: phương ngữ miền Bắc ( Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung Trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung Giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung Dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ miền Nam (từ Bình Tuy trở vào)[5;89] Xét trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, các tác giả cũng chia tiếng Việt ra làm ba vùng phương ngữ trùng với sự phân chia theo tiêu chí ngữ âm như ở trên chúng tôi đã trình bày. Chỉ có sự khác nhau về vị trí của các phương ngữ Thanh Hóa mà thôi. Có tác giả đưa tiếng Thanh Hóa vào nhóm phương ngữ Bắc Bộ (Nguyễn Bạt Tụy, 1950), nhưng lại có tác giả ghép nó vào nhóm phương ngữ miền Trung (Hoàng Thị Châu, 1963; Vương Hữu Lễ, 1974)[5;89] Tác giả Huỳnh Công Tín thì chia tiếng Việt thành hai phương ngữ: Bắc Bộ và Nam Bộ. Theo tác giả nguyên nhân của tình hình này là “ vốn từ vựng của phương ngữ Trung Bộ, ngoài một lượng từ riêng ít ỏi, lớp từ vựng còn lại, hoặc là giống với lớp từ vựng của phương ngữ Bắc Bộ hoặc Nam Bộ” [44; 43] 10 Chúng tôi thống nhất với cách phân chia tiếng Việt thành 4 vùng phương ngữ của Huỳnh Công Tín. Theo đó, vùng phương ngữ Nam Bộ được xác định bao gồm ba khu vực: miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ, tính từ Bình Phước, Tây Ninh đến Mũi Cà Mau. 1.1.2. Phương ngữ Nam Bộ 1.1.2.1. Sự hình thành vùng đất và con người Nam Bộ Vùng Nam Bộ chia thành ba khu vực: Đông Nam Bộ, Sài Gòn (nay được gọi là thành phố Hồ Chí Minh ) và Tây Nam Bộ. Có thể khái quát một số nét về sự hình thành các khu vực này như sau: a. Miền Đông Nam Bộ bao gồm năm tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. So với các vùng còn lại của Nam Bộ thì đây là vùng đất được khai khẩn trước tiên trong quá trình di dân lập ấp của những lưu dân Bắc Trung Bộ. Đông Nam Bộ có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là kinh tế công nghiệp và du lịch, mà tiêu biểu là khu vực Biên Hòa – Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì thế, vùng Đông Nam Bộ là một địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động, sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thành phần dân cư của vùng này cũng có tính chất đa dạng, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước. b. Sài Gòn là trung tâm chính trị, kinh tế, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch lớn của cả nước. Nó nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á, được ví như Hòn ngọc viễn đông của vùng. Mặt khác, Sài Gòn là một thành phố lớn, nên sự giao tiếp của người Việt từ các miền của cả nước diễn ra thường xuyên và liên tục. Do đó, tính chất phương ngữ Nam Bộ ở Sài Gòn có thể bị biến đổi, bị pha trộn, không còn giữ những đặc trưng “ban đầu” của một số vùng, một số tỉnh ở Nam Bộ. c. Tây Nam Bộ ( Đồng bằng sông Cửu Long ) là một vùng đất rộng lớn và phì nhiêu của miền đồng bằng Nam Bộ, bao gồm mười ba tỉnh, thành: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. So với các miền trong cả nước, có 11 thể nói, đây là vùng đất mới nhưng nhiều hứa hẹn của lưu dân Việt vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thế kỷ XVII. Môi trường mới đã tạo nên một hoàn cảnh mới, từ đó cũng hình thành ở lớp cư dân người Việt này một tính cách mới, một tư duy khác. Song song đó, những đặc trưng văn hóa mới cũng được hình thành cùng với những đặc điểm ngôn ngữ mới. 1.1.2.2. Sự hình thành phương ngữ Nam Bộ Phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của người dân Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ được hiểu là những biến thể địa lý của ngôn ngữ toàn dân. Có nhiều nguyên nhân hình thành một phương ngữ: điều kiện địa lý, điều kiện xã hội và điều kiện kinh tế - chính trị,…Những điều kiện này sẽ dần dần dẫn đến sự khác biệt về cách phát âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách diễn đạt giữa các vùng. Sự khác biệt đó ngày càng lớn và phương ngữ ra đời. Phương ngữ Nam Bộ cũng được hình thành trên cơ sở ấy. Sự ngăn cách về địa lý núi, đồi ở một đất nước có chiều dài tương đối lớn như nước ta đã một thời làm cho sự giao lưu, tiếp xúc của người dân giữa các vùng bị hạn chế. Tiếng Việt toàn dân bị cô lập giao tiếp trong các vùng, miền nhỏ và đó là điều kiện khiến tiếng Việt thống nhất phát triển theo những khuynh hướng khác nhau. Lịch sử phát triển của vùng đất phương Nam của Tổ quốc cũng đi liền với lịch sử của nhiều cuộc chiến tranh chia cắt có tính chất dai dẳng, quyết liệt, mà chính những cuộc chiến tranh này chia cắt hẳn sự tiếp xúc giữa các vùng, miền. Cuộc chiến tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn, Đàng Ngoài – Đàng Trong, kéo dài trong suốt hơn hai thế kỷ chia cắt, chiến tranh, kể từ khi Nguyễn Hoàn được lệnh vào Nam, mùa đông năm 1558, đến ngày Nguyễn Ánh lấy lại Phú Xuân, thống nhất đất nước 1802. Rồi những năm tháng trị vì ngắn ngủi của các vua nhà Nguyễn chưa thống nhất xã hội được thì đất nước lại bị họa ngoại xâm. Thực dân Pháp lại chia đất nước ta thành ba miền để trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Ba miền với những thể chế hành chính và những luật lệ khác nhau đã góp phần tô đậm thêm cho những sự chia cắt. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1954, đất 12 nước lại bị chia hai, và chúng ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cho đến ngày thống nhất đất nước 30.4.1975. Như vậy, sự phân chia lãnh thổ chính trị - hành chính do lịch sử để lại là nhân tố chính hình thành nên phương ngữ Nam Bộ. Bên cạnh đó, sự chia cắt tự nhiên về mặt địa lý, dẫn đến tâm lý vốn có ở những người Việt trước đây như ngại đi lại và giao tiếp, cũng là nguyên nhân đưa đến sự hình thành phương ngữ Nam Bộ. 1.1.2.3. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ A. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện ngữ âm - Phương ngữ Nam Bộ có 5 thanh điệu, trong đó hai thanh điệu hỏi và ngã không được phân biệt rạch ròi - Khác với phương ngữ Bắc, các cặp phụ âm /r – d /, / s – x /,/ ch- tr/ được phân biệt tương đối rõ. Tuy nhiên, sự phân biệt này không đồng đều giữa các vùng ở Nam Bộ. Một số nơi do có sự tiếp xúc với tiếng Hoa (Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu ) phụ âm quặc lưỡi /r/ biến thành phụ âm /g/ hoặc /j/, /s/ thành /x/, /tr/ thành /ch/. Không có các phụ âm /v/, /gi/,/tr/ mà thay vào đó là các âm tắc /d/, /ch/ - Người Nam Bộ không có thói quen phát âm đệm nên có hiện tượng rơi rụng âm đệm trong phát âm ( duyên phát âm thành diêng, luyện phát âm thành liệng ) - Xuất hiện âm /w/ (âm môi, mạc, hữu thanh) từ sự hòa nhập âm đệm vào các âm đầu /k/, /ng/, /h/ thể hiện trong các trường hợp như: qua – wa, ngoại- wại, hoãnwãng,.. - Số lượng các vần ít hơn phương ngữ Bắc do sự đồng nhất của các vần: ênênh, ết- ếch, iết- iếc, im- iêm, in- inh, ip- iêp, it- ich, iu- iêu, oc- ôc, om- ôm-ơm, ong-ông, op-ôp-ơp, ưn- ưng, ươi –ưi, ước- ướt, ưu- ươu-u, ứt-ức,… - Bảo lưu nhiều hình thức ngữ âm đặc thù, thường là hình thức ngữ âm cổ như: binh (bênh), kiểng (cảnh), nhứt (nhất), dòm (nhòm), thúi (thối), thơ ( thư), trợt (trượt), hun (hôn), hường (hồng),… B. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa 13 Xét vốn từ vựng Nam Bộ, chúng ta thấy có một số khác biệt so với tiếng Việt toàn dân. TS. Huỳnh Công Tín đã nêu một số điểm cơ bản về từ vựng – ngữ nghĩa của phương ngữ Nam Bộ như sau: - Phương ngữ Nam Bộ còn giữ lại một lớp từ cổ của tiếng Việt mà phương ngữ Bắc Bộ, tiếng Việt chuẩn không còn sử dụng. Đó là có thể do lớp cư dân tổ phụ phần lớn là dân vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay, những cứ liệu ngữ học cho thấy, còn khá nhiều yếu tố tương tự giữa hai vùng này, chẳng hạn: mầng (mừng), ngộ (dễ nhìn), coi (xem), cậy (nhờ), méc (mách), hun (hôn), thơ (thư), nhơn (nhân),… - Phương ngữ Nam Bộ gắn liền với đặc trưng văn hóa nơi đây. Đó là sự phong phú đến mức cực đại về từ ngữ chỉ địa hình, cây cối, sông nước của miền như: sông, rạch, xẻo, kinh, mương, rãnh, láng, lung, đầm, ao, bàu, đìa; tràm, đước, bần, mù u, trâm bầu, bình bát, điên điển; ghe, ghe chài, ghe bầu, ghe ngo, xuồng ba lá, tam bản, võ lãi, trẹt, xà lan, tác rán, về tên gọi các loại sản vật, trái cây như: cá bông, cá chẻm, cá chốt, cá kèo, cá he, cá linh, cá ngác, le le, chằng nghịch, thằng chài; bồn bồn, chôm chôm, điên điển, sầu riêng, thốt nốt,…các từ ngữ gắn với hoạt động sinh hoạt đời sống như: Tết mùng năm tháng năm, Tết mụ, Tục thờ cúng cá voi, đám nói, đám tôi tôi,…các ngành nghề truyền thống như: ăn ong, bắt cá đồng, khai thác lông chim, trồng hoa kiểng, làm mắm, làm nước mắm; các lễ hội của vùng như: Cúng biển, Cúng Thần Nông, Cúng Thành hoàng bốn cảnh, Vía Bà, Nghinh Ông, Đua ghe ngo; các từ ngữ gắn với sinh hoạt nghệ thuật như: cải lương, ca ra bộ, đờn ca tài tử, vọng cổ, dù kê,… - Người dân vùng đồng bằng sử dụng một số từ ngữ vay mượn từ các dân tộc sống chung như Khmer, Hoa: cà rá, cà ràng, cà ròn, xà rong, thốt nốt, len trâu, bò hóc, đi ênh,…; chế, hia, tía, số dách, xập xám, bạc xỉu, miệt, mai, báo,.. trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, tiếng Việt của người Việt, người Nam Bộ có quá trình tiếp xúc khá lâu dài với tiếng Pháp. Bởi đó, có sự tiếp nhận, vay mượn lẫn nhau. Để diễn đạt những thực tại mới, người Nam Bộ tiếp nhận, vay mượn một số yếu tố của tiếng Pháp, tiếng nước ngoài. Cách vay mượn của người Nam Bộ vừa giống, vừa khác với cách vay mượn của người Bắc Bộ. 14 - Có một số từ vựng Nam Bộ có hiện tượng biến âm so với lớp từ vựng chung. Sự biến âm này có thể do khuynh hướng phát âm đơn giản hóa của người Nam Bộ như: hảo hớn, minh mông, phui pha, nươm nướp, cháng váng, lè lẹt,…; hoặc do khuynh hướng kiêng kị như: huê (hoa), luông (lông), mệnh (mạng), kiểng (cảnh), hường (hồng), huỳnh (hoàng), phước (phúc), quới (quý), … Trong phương ngữ Nam Bộ, hiện tượng biến âm còn diễn ra hàng loạt từ, chẳng hạn: chư bư, chư bứ, chừ bư, chừ bự, chứ bứ,…; tèo, tẻo, téo,…; rỉnh, rểnh, rảng,…; cà cựng, cà cửng; cà khía, cà khìa, cà khịa,…’ chằm bằm, chằm quằm, chằm vằm,… - Lớp từ vựng của phương ngữ Nam Bộ có khuynh hướng diễn đạt nhiều khía cạnh, nhiều thực tại trong một hiện tượng từ ngữ khác với khuynh hướng từ vựng toàn dân có riêng từ để diễn đạt từng khía cạnh, thực tại riêng ấy. Nói cách khác, từ trong ngôn ngữ toàn dân có khuynh hướng chi tiết hóa, cụ thể hóa thực tại; từ trong phương ngữ Nam Bộ có khuynh hướng khái quát hóa, trừu tượng hóa thực tại. C. Đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ trên bình diện ngữ pháp Trên bình diện ngữ pháp, không có những khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ. Nhưng trong cách nói của người Nam Bộ có một số hiện tượng đáng lưu ý: - Đặc điểm thứ nhất là cách xưng gọi. Trong gia đình, ngoài xã hội, người Nam Bộ có thói quen dùng thứ kết hợp với tên để xưng gọi ví dụ: Ba Dương, Năm Hà, Tám Nghệ, Tư Hoạch, …; từ xưng gọi họ hàng như: cậu, mợ, dì cô, thím, chú,…được dùng trong gia đình và cả trong làng xóm. Cách xưng gọi giữa những người trong gia đình có tính tới quan hệ thứ bậc, nhưng có chừng mực và không nặng nghi thức. Với người lớn, cao nhất chỉ gọi ông, không phân biệt cụ, cố, kỵ,…; với người có thứ bậc lớn như: cha, mẹ, cô, chú, bác,…lớp con cháu có thể dùng thứ để xưng gọi; với lớp con cháu, dù lớn tuổi, có địa vị, chức tước, vẫn được bậc cha, mẹ, ông, bà gọi con hoặc thằng (nam), con (nữ) như ngày nào còn nhỏ, không có cách xưng gọi trân trọng như anh, chị như ở gia đình miền Bắc. - Phương ngữ Nam Bộ có sự thay thế và lược bỏ đại từ ấy trong tiếng Việt. Ấy là một đại từ đi liền sau danh từ để biểu thị một không gian, thời gian, sự vật hoặc con người khiếm diện khi hội thoại diễn ra (bên ấy, hôm ấy,..). Khi xuất hiện trên các văn bản viết, đại từ ấy thường viết là ấy hoặc í. Nhưng trong thực tế hội thoại,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất