Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trong nền văn học việt nam có rất nhiều thể loại khác nhau như cổ tích...

Tài liệu Trong nền văn học việt nam có rất nhiều thể loại khác nhau như cổ tích

.DOCX
5
364
62

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Người thực hiện :Nguyễn Thị Thùy Trang Phạm Thị Long Hứa Hương Giang Chu Văn Nghĩa NĂM HỌC:2016-2017 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ…, ngoài những thể loại trên thì ta phải kể đến huyền thoại, một yếu tố không thể thiếu cho các nhà văn hiện đại trong việc chuyển tải những thông điệp, những vấn đề thiết yếu của cuộc sống, đi sâu vào đời sống thể loại, chúng ta sẽ thấy: huyền thoại không phải chỉ trở lại ở một vài hiện tượng riêng lẻ, ngược lại những sáng tác huyền thoại đã hình thành một dòng truyện ngắn: truyện ngắn- huyền thoại. Huyền thoại thực sự đã tạo nên những hình thể truyện ngắn ở Việt Nam. Có thể nói huyền thoại đã đem đến cho truyện ngắn Việt Nam một diện mạo mới, một hình hài mới, vừa thấm đẫm vẻ đẹp của các giá trị văn hóa truyền thống nhưng cũng không mất đi tinh thần của cuộc sống hiện đại. Ta có thể thấy yếu tố huyền thoại của nền văn học Việt Nam có sự tiếp thu và kế thừa những thành tựu của nền văn học, ngày càng hoàn thiện và chỉnh chu hơn. Có những cái tên đã để lại nhiều ấn tượng và tiếng vang lớn trên diễn đàn văn học Việt Nam như Nguyễn Dữ, Tạ Duy Anh, Y Ban, Lê Minh Hà, Lưu Minh Sơn…. Nhưng trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, một tác giả rất đỗi quen thuộc với các độc giả thông qua các tác phẩm như Tướng về hưu, Không có vua, Những bài học nông thôn, Những ngọn gió hua tát,… Ông đã gây được sự chú ý với độc giả, truyện nào của ông cũng có một chút thật, một chút ma mị, thêm vào đó một chút gì tếu táo... . Vì vậy mà trong các truyện ngắn của ông luôn xuất hiện rất nhiều nghịch lý: Ở hiền chưa chắc đã gặp lành, đi tìm cái tốt đẹp thì toàn những cái xấu xa, bỉ ổi, tìm thiện thì gặp ác. Nguyễn Huy Thiệp thường khai thác con người bằng cách khám phá nội tâm nhiều chiều, chằng chịt và đi vào cái cốt lõi chân- thiện-mĩ. Ngay từ những tác phẩm đầu tay Nguyễn Huy Thiệp đã mang được dấu ấn riêng cho mình, gây được những ấn tượng mạnh mẽ cho những độc giả yêu văn học cũng như những nhà phê bình văn học. Có thể nói, trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đều được bao phủ bởi lớp sương mù mang tính huyền thoại, kì ảo. Đặc biệt khi tập truyện ngắn “Những ngọn gió hua tát” ra mắt độc giả năm 1989, thông qua các truyện ngắn trong tập truyện gợi lên trong đầu người đọc những biểu tượng văn hóa dân gian, tín ngưỡng phong tục cổ truyền của dân tộc. Trong tập truyện ngắn “Những ngọn gió hua tát” không đơn thuần, chỉ là những câu chuyện mang yếu tố kì quái, hoang đường mà còn ẩn chứa sâu trong đó tác giả đã đi sâu khám phá những điều mới mẻ, làm cho nền văn học Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, chúng em chọn đề tài yếu tố huyền thoại trong tập truyện “Những ngọn gió hua tát” của Nguyễn Huy Thiệp. Khi chọn đề tài này chúng em muốn chỉ ra khái niệm huyền thoại không chỉ đơn giản là những câu chuyện kì quái, hoang đường, mà chúng em còn muốn hiểu hơn về những huyền thoại bản mường, thông qua mười truyện cổ tích ngắn trong chùm truyện Những ngọn gió hua tát. Qua đây ta có thể thấy được Nguyễn Huy Thiệp không chỉ thành công với những tập truyện ngắn hiện đại, mà ông còn thành công với những tập truyện ngắn huyền thoại, vừa đa dạng, vừa đạt được độ kết tinh cao trong nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. 2.Lịch sử vấn đề Xuất hiện vào những năm đầu của làng văn học hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dấu ấn riêng và sự đón nhận của độc giả. Ông đã từng bước tăng tốc vào làng văn học Việt Nam, với một làng gió mới. Nguyễn Huy Thiệp trở thành “hiện tượng” được chú ý với những tác phẩm độc đáo hoàn toàn mới lạ, nhận được nhiều lời nhận xét của các nhà phê bình. Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định mình qua các tác phẩm nổi tiếng như Tướng về hưu in trên báo văn nghệ số 24 (20/6), hay chùm truyện Kiếm sắc- Vàng lửa- Phẩm tiết (4/1988), và đặc biệt phải kể đến tập truyện ngắn đầu tay Những ngọn gió hua tát. Người ta biết đến Nguyễn Huy Thiệp bằng giọng văn sắc lạnh, xen chút ghê rợn, cùng với một hệ thống nhân vật phong phú với đầy đủ các loại người trong xã hội. Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiện diện vết tích của truyền thuyết,huyền thoại, dân ca , tục ngữ, những yếu tố dân gian...nhưng yếu tố huyền thoại chiếm phần lớn trong sáng tác của ông. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những biểu tượng huyền thoại truyền thống như: Thánh Gióng, Tấm Cám, Sơn Tinh- Thủy Tinh..., nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã tái sinh thế giới huyền thoại một cách kì diệu và mới mẻ, thông qua tập truyện ngắn Những ngọn gió hua tát. Tính huyền thoại trong Nguyễn Huy Thiệp không mang đến sự trọn vẹn, không bí ẩn, cũng không có phép màu mà con người phải đối diện với sự yếu đuối, cô độc mà trần trụi nghiệt ngã và dang dở, đầy rãy sự khổ đau. Cũng là mô típ của những câu truyện cổ tích huyền thoại như: cô gái xấu xí, trở nên xinh đẹp và trở thành vợ vua hay chàng trai mồ côi, nghèo khổ diệt hổ cứu người. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã pha vào đó “cái ngày nay” một cách tinh tế và dộc đáo. Để hiểu hơn về tính huyền thoại trong các sáng tác của ông nói chung, va trong tập truyện ngắn Những ngọn gió hua tát nói riêng, tôi mong bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện, đa chiều, và chính xác hơn về tính huyền thoại của ông. Và là tài liệu học tập tham khảo cho các bạn, khi tìm hiểu về nhà văn đa tài Nguyễn Huy Thiệp. 3. Mục đích nghiên cứu Hiện nay, tài liệu môn Văn học - chuyên ngành Ngữ văn trong phạm vi trường CĐSP còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi hỏi các giáo viên và sinh viên không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để thu thập những kiến thức bổ ích cho học phần này. Nguyễn Huy Thiệp là một trong các nhà văn đã sử dụng yếu tố huyền thoại vận dụng vào tác phẩm cùa mình làm nên những giá trị đặc sắc cho nền văn học . Có rất nhiều tài liệu viết về nhà văn này nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá yếu tố huyền thoại . Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng em muốn hiểu thêm về tác giả Nguyễn Huy Thiệp khi ông sử dụng yếu tố huyền thoại vào trong truyện ngắn của mình thông qua tập truyện ngắn Những ngọn gió hua tát, có gì khác với các nhà văn khác khi sử dụng yếu tố huyền thoại vào trong tác phẩm của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, đối tượng được chúng em hướng tới đó là yếu tố huyền thoại trong tập truyện Những ngọn gió hua tát_ Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài là tập truyện Những ngọn gió hua tát, của Nguyễn Huy Thiệp chúng em sẽ đi tham khảo các bài viết tiêu biểu, có liên quan đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Bên cạnh đó, chúng em sẽ tìm hiểu những tác phẩm của một số tác giả khác có cùng đề tài để đối chiếu so sánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Có nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng chúng em sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp xã hội học; Phương pháp hệ thống; Phương pháp phân loại thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp loại hình; Phương pháp phân tích tổng hợp. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUYỄN HUY THIỆP VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1.1 Vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 1.2 Sự nghiệp sáng tác nhà văn Nguyễn Huy Thiệp CHƯƠNG 2 : YẾU TỐ HUYỂN THOẠI TRONG TẬP TRUYỆN NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 2.1 Khái niệm huyền thoại 2.2 Khái niệm yếu tố huyền thoại 2.3. Yếu tố huyền thoại trong tập Những ngọn gió hua tát Nguyễn Huy Thiệp Tại sao các em chọn nội dung này: 2.3.1 Tiếng vọng từ những cái chết 2.3.1.1. Cái chết của thiên nhiên 2.3.1.2. Cái chết của chủ thể 2.4. Nữ quyền luận sinh thái KẾT LUẬN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan