Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trong khi chờ đợi gôđô sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của xamuyen...

Tài liệu Trong khi chờ đợi gôđô sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của xamuyen bêcket

.PDF
46
241
59

Mô tả:

Header Page 1 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 2 2. Giới hạn đề tài ............................................................................................ 5 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 7 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................... 12 Chương 1: “TRONG KHI CHỜ ĐỢI GÔĐÔ” - SỰ BIỂU HIỆN SINH ĐỘNG NGHỆ THUẬT KỊCH PHI LÍ CỦA XAMUYEN BÊCKET” ............................... 12 1.1. Khái niệm kịch phi lí ......................................................................... 12 1.1.1. Các quan niệm về “kịch phi lí” ................................................... 13 1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của kịch phi lí ....................................... 14 1.2. Sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí qua tác phẩm “Trong khi chờ đợi Gôđô” .......................................................................................... 17 1.2.1. Sự phá huỷ thời gian, không gian................................................ 17 1.2.2. Nhân vật ..................................................................................... 18 1.2.2.1. Sự xuất hiện đặc biệt ................................................................ 19 1.2.2.2. Hành động của nhân vật ........................................................... 20 1.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................... 23 1.2.2.4. Ý nghĩa những cái tên .............................................................. 29 1.2.3. Sự phá huỷ cốt truyện ................................................................. 31 1.2.4. Chú thích trong tác phẩm ............................................................ 31 Chương 2 ..................................................................................................... 34 “TRONG KHI CHỜ ĐỘI GÔĐÔ”- SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THẬT KỊCH PHI LÍ XAMUYEN BÊCKET VÀ Ý NGHĨA MỞ ĐƯỜNG CỦA TÁC PHẨM” ........... 34 2.1 Sự độc đáo trong dòng kịch phi lí ....................................................... 34 2.2. Ý nghĩa mở đường đối với nghệ thuật kịch phi lí của Xamuyen Bêcket ................................................................................................................. 39 KẾT LUẬN.................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46 1 Footer Page 1 of 95. Header Page 2 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XX nền văn học thế giới đã sản sinh ra một dòng văn học hết sức độc đáo: Nó đi ngược lại dòng văn học truyền thống – dòng văn học phi lí. Văn học phi lí trở thành chủ đề mà giới phê bình văn học và những người yêu văn chương hết sức quan tâm.Văn học phi lí xuất hiện vào đầu những năm năm mươi trước tiên ở Pháp, rồi lan rộng toàn châu Âu, vào thời điểm mà Chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa kết thúc và để lại hậu quả hết sức khắc nghiệt. Hàng chục triệu sinh linh bị huỷ diệt bằng vũ khí hiện đại, bằng những chính sách man rợ của phát xít Hitle, cảm giác về sự phi lí của cuộc sống con người mới phát triển đến đỉnh cao tột cùng của nó. Đây chính là mảnh đất tốt, là điều kiện để văn học phi lí sinh sôi nảy nở. Khi mới xuất hiện, không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới văn học phi lí chưa được đón nhận và có cách nhìn đúng đắn. Nhưng cho đến nay, trải qua khoảng thời gian thể nghiệm giá trị mà văn học phi lí đem lại đã được đánh giá rất cao, được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Hơn thế nữa, văn học phi lí sở dĩ được đón nhận và hoan nghênh như ngày nay còn bởi những đóng góp mà mà nó mang lại cho nền văn học nhân loại với hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng của những tác giả mà danh tiếng của họ còn ghi dấu mãi đến ngày nay. Văn học phi lí tồn tại, phát triển với nhiều thể loại : Truyện ngắn, tiểu thuyết,… Nhưng nổi bật và thành công hơn cả là thể loại kịch - một loại kịch mới – kịch phi lí, với những nhà viết kịch nổi tiếng như: Ơ.Iônexcô, Xamuyen Bêcket, A.Ađamôp,… Trong đó, Xamuyen Bêcket là tác giả khá nổi tiếng và đạt được nhiều thành công. Cùng với Ơ.Iônexcô, X.Bêcket là người đi tiên phong đặt nền móng cho dòng kịch này. 2 Footer Page 2 of 95. Header Page 3 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang Kịch phi lí xuất hiện khác hẳn với loại kịch truyền thống vốn có, nó phá vỡ mọi nguyên tắc mà kịch truyền thống đã xây dựng trước đó. Kịch phi lí xuất hiện, đem lại cho người đọc, người xem một luồng gió mới mà ai đã đón nhận nó, thưởng thức nó đều cảm thấy ngỡ ngàng, ngạc nhiên và thú vị. Kịch phi lí – trong đó nhân vật không còn là những con người mà họ chỉ là những con rối tầm thường không có tính cách, họ đại diện cho sự ngu dốt, ngớ ngẩn, tuyệt vọng mòn mỏi của con người. Kịch phi lí của Bêcket diễn tả cái phi lí, cái bi đát, cái vô nghĩa của thân phận con người và cười nhạo con người. X.Bêcket khởi đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng tiểu luận, thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn viết bằng tiếng Anh chứ không phải kịch viết bằng tiếng Pháp. Trước và sau Bêcket có rất nhiều nhà văn, nhà viết kịch có tên tuổi ở Châu Âu, nhưng nhà văn người Pháp gốc Ailen này đã xuất hiện và nổi tiếng giữa lúc kịch Pháp có sự đổi mới đáng kể. X.Bêcket, với tài năng và nghị lực của một người đam mê nghệ thuật đã vượt qua những tên tuổi khá nổi tiếng từng gắn bó với kịch truyền thống để sáng tạo ra một loại kịch mới kịch phi lí. Bêcket viết nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là trên lĩnh vực kịch. X.Bêcket viết khá nhiều vở như Trong khi chờ đợi Gôđô, Tàn cuộc, Động tác không lời, Ôi! Những ngày tươi đẹp, Hài kịch,… Và sau này còn nhiều vở khác nữa, song vở kịch có tính chất mở đường cho sự nghiệp viết kịch phi lí và mang lại thành công hơn cả đó là Trong khi chờ đợi Gôđô. Viết trong khoảng thời gian từ 1947–1949, có thể nói Trong khi chờ đợi Gôđô là vở kịch đầu tiên của dòng kịch phi lí, nó ra đời trước cả Nữ ca sĩ hói đầu của Ơ.Iônexcô nhưng phải đến ba năm sau khi ra đời nó mới được trình chiếu với sự giúp đỡ của đạo diễn nổi tiếng Rôgiê Blin. Để có được sự đón nhận của công chúng mến mộ, vở kịch phải trải qua quá trình, con đường đến với sân khấu rất gian nan. Vở kịch trải qua thời gian dài mới được trình chiếu. Trong khi tập, có diễn viên bỏ không đóng vai Pôzô vì “không hiểu gì cả”, có 3 Footer Page 3 of 95. Header Page 4 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang diễn viên đóng vai Extơragông lại không chịu tụt hẳn quần xuống tận mắt cá chân…Tuy vậy, khi được đưa ra công chiếu thì vở kịch lại thu được những thành công vang dội mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau bàn luận về vở kịch này. Thành công được chứng minh bằng thực tế : Trong khi chờ đợi Gôđô được lưu diễn từ rạp hát này sang rạp hát khác, mới đầu chỉ là những rạp nhỏ không có tên tuổi, sau là các rạp diễn lớn với số lượng khán giả đông dần lên và được lưu diễn rộng khắp ở nước Pháp. Hơn thế nữa, vở kịch còn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới và được lưu hành trên 30 quốc gia. Trong khi chờ đợi Gôđô không những đóng góp giá trị cho dòng văn học phi lí mà còn mang lại vinh quang lớn lao cho Bêcket. Năm 1969, khi 63 tuổi, ông được nhận Giải thưởng Nobel về Văn học. Với giá trị to lớn mà kịch phi lí đem lại, nó đã được các dịch giả dịch sang tiếng Việt và đã có các công trình nghiên cứu về kịch phi lí. Kịch phi lí là một nội dung được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm trong giáo trình Văn học phương Tây. Trong quá trình học và tìm tòi, tôi đã lựa chọn Xamuyen Bêcket như một tác giả tiêu biểu đại diện cho dòng kịch phi lí để tìm hiểu rõ hơn về những sáng tác kịch của ông mà tác phẩm nổi trội hơn cả là vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô làm đối tượng nghiên cứu của khoá luận với đề tài: Trong khi chờ đợi Gôđô - Sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của Xamuyen Bêcket. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn được hiểu sâu, hiểu rõ hơn về dòng kịch phi lí, nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Đồng thời cũng thấy được nét đặc sắc của phong cách Xamuyen Bêcket qua vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô. Mặt khác, là sinh viên khoa Ngữ văn của một trường Sư phạm, sau này ra giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường phổ thông; để giảng dạy tốt về một tác gia kịch và những tác phẩm văn học nước ngoài thì người giáo viên phải có những kiến thức bổ trợ giúp cho bài giảng thêm phong phú, giúp học sinh 4 Footer Page 4 of 95. Header Page 5 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang hiểu sâu rộng và có hứng thú với bài học, giúp giờ dạy đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, không chỉ cần hiểu biết những tác gia, tác phẩm có mặt trong chương trình Sách giáo khoa mà nên tìm hiểu thêm về các tác gia khác nhất là những tác gia nổi tiếng của nền văn học phương Tây. Cho nên, dù Trong khi chờ đợi Gôđô của Xamuyen Bêcket không phải là tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng với tư cách là một loại kiến thức bổ trợ góp phần hiểu rõ hơn về thể loại kịch nói chung và kịch phi lí nói riêng, về sự phong phú của Văn học phương Tây. Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài Trong khi chờ đợi Gôđô Sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí của Xamuyen Bêcket để góp phần hiểu thêm về vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô, đồng thời cũng là tích luỹ thêm kiến thức để phục vụ cho thực tế giảng dạy sau này. 2. Giới hạn đề tài Kịch phi lí ra đời ở Pháp vào năm 1950 và đỉnh cao của nó đạt được trong khoảng mười năm sau đó. Song, dù tồn tại trong khoảng thời gian không dài nhưng thành tựu và giá trị mà kịch phi lí đem lại là không nhỏ. Với sự xuất hiện của hàng loạt các tác giả trong đó Ơ.Iônexcô với tư cách là người mở đường xuất sắc, kế tiếp đó phải kể đến Xamuyen Bêcket, A.Ađamôp với nhiều tác phẩm gây xôn xao làng kịch thế giới. Để bàn về trào lưu này cần phải đề cập đến những vấn đề khác nhau cũng như để xem xét tác giả Xamuyen Bêcket thì không chỉ dừng lại ở tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô bởi sự nghiệp sáng tác của Bêcket không chỉ có tác phẩm này mà ông còn nhiều sáng tác khác không kém phần xuất sắc. Để đi tìm hiểu một tác phẩm văn học có rất nhiều hướng đi khác nhau mà mỗi người, theo cách cảm thụ của riêng mình sẽ tự chọn một hướng đi để 5 Footer Page 5 of 95. Header Page 6 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang đến được cái đích chung nhất đó là nội dung, tư tưởng mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm – đứa con tinh thần của mình. Trong khi chờ đợi Gôđô của X.Bêcket là tác phẩm đầu tay và rất nổi tiếng. Từ khi ra đời đến nay, đã có rất nhiều ý kiến phê bình, tranh luận về Trong khi chờ đợi Gôđô. Ở đây, người viết chỉ xin bàn đến một khía cạnh của tác phẩm: Sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí thông qua tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô. Sự biểu hiện sinh động ấy thể hiện qua cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ nghệ thuật sẽ toát lên nội dung mà tác gỉa muốn phản ánh, vì thế đi xem xét khía cạnh nghệ thuật là một bước quan trọng để tìm hiểu nội dung tác phẩm. Qua sự khám phá này, ta hiểu thêm về tài năng, phong cách cũng như những đóng góp quan trọng của X.Bêcket cho dòng kịch phi lí. Bởi dù X.Bêcket có viết nhiều thể loại nhưng ông vẫn thành công nhất trên lĩnh vực kịch phi lí. Và vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự nghiệp của Bêcket. Do vậy, trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, người viết không thể trình bày hết được những biểu hiện sinh động của kịch phi lí trong tác phẩm của X.Bêcket mà chỉ có thể tập trung vào tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô. Đây coi như tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật kịch phi lí của Bêcket, làm nên phong cách riêng để phân biệt X.Bêcket với những tác gia khác của dòng kịch phi lí. Các tác phẩm khác được đề cập đến trong phần “nội dung chính” chỉ được sử dụng như những tài liệu tham khảo phụ giúp thêm cho việc tìm hiểu vấn đề được sáng rõ hơn. 6 Footer Page 6 of 95. Header Page 7 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang 3. Lịch sử vấn đề Trong khi chờ đợi Gôđô được X.Bêcket sáng tác mở đầu cho hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng sau này của ông: Tàn cuộc, Ôi! Những ngày tươi đẹp, Ván bài cuối cùng, Động tác không lời (I và II )… Và Trong khi chờ đợi Gôđô xứng đáng là vở kịch mở đường cho sự nghiệp sáng tác của X.Bêcket, nó được giới nghiên cứu đánh giá khá cao. Cũng như vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu, Trong khi chờ đợi Gôđô được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình lấy làm đối tượng xem xét. Nhiều bài phê bình, nghiên cứu được đưa ra hàng loạt không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, bàn về trào lưu kịch phi lí nói chung và tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô nói riêng. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào ra đời cũng phải có cái bắt đầu cũng như dòng nước phải có nguồn rồi mới đổ về trăm ngả. Tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô cũng vậy, là một tác phẩm mang tính chất tiên phong và tiêu biểu nhất của dòng kịch phi lí, để có được giá trị to lớn, đạt đỉnh cao của kịch phi lí thì vở kịch cũng là sự nối tiếp, kế thừa truyền thống, nguồn gốc của văn học phi lí. Xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ XX, văn học phi lí đem lại một sinh khí mới cho nền văn học truyền thống mà trước đó nhân loại đã khá quen thuộc. Giai đoạn đầu, tuy chưa được đông đảo công chúng đón nhận, chưa được giới phê bình quan tâm, nhưng đến giữa thế kỷ này thì giá trị của văn học phi lí nói chung và kịch phi lí nói riêng đã được khẳng định và đạt đến đỉnh cao. Từ khi xuất hiện đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học và kịch phi lí. Vấn đề về cái phi lí đã được manh nha từ thế 7 Footer Page 7 of 95. Header Page 8 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang kỷ XIX bởi Dostôievski thể hiện trong Anh em nhà Karamazôp để nói về cái phi lí trong thế giới “thế giới được dựa trên những điều phi lí và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lí ấy”. Các công trình nghiên cứu về các tác giả thuộc dòng văn học phi lí: Kafka (Clôt Prêvô – đi tìm Kafka, tạp chí Europe, tháng 11 – 12 , năm 1971), X.Bêcket (Pie Mêlêzơ – X.Bêcket, Seghrs, 1966), (Jăng Jắc Mayu – X. Bêcket và thế giới nhại lại…). Ở Việt Nam, văn học phi lí cũng đã du nhập vào khá sớm. Nhưng phải đến đầu những năm sáu mươi của thế kỷ XX thì văn học phi lí mới được nghiên cứu nhưng cũng chỉ là với tư cách một bộ phận trong một đề tài của công trình nghiên cứu chứ chưa phải là đối tượng của một công trình chuyên luận riêng biệt. Nó được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về văn học phương Tây hiện đại, văn học hiện sinh hay những bài báo viết về tác giả văn học phi lí: Kafka với cuộc chiến chống phi lí của Nguyễn Văn Dân đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 4.1996; Bài Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka của tác giả Trương Đăng Dung đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 1.1998. Đến gần cuối thế kỷ XX các tác phẩm kịch phi lí mới được dịch sang tiếng Việt và các độc giả mới có dịp tiếp xúc với chúng. Tác phẩm của X.Bêcket sau đó đã được dịch ra 20 thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ta, tác phẩm của ông cũng đã đến được tay độc giả nhưng chưa nhiều. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về X.Bêcket cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Cho nên việc hiểu về X.Bêcket cũng như những tác phẩm của ông cũng gây khó khăn lớn cho người viết khi thực hiện đề tài này. Vì vậy, người viết chỉ có thể tham khảo được một số tài liệu sau. Cuốn sách mà chúng tôi được tiếp xúc nhiều và gần gũi nhất là cuốn giáo trình Văn học phương Tây do GS. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung…viết. Trong đó có phần viết về X.Bêcket, về cuộc đời và sự 8 Footer Page 8 of 95. Header Page 9 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang nghiệp văn chương của ông, về tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô. Trong cuốn giáo trình này, có riêng một chuyên mục giới thiệu về kịch phi lí của Xamuyen Bêcket với các tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kịch X.Bêcket; Có chuyên mục đi vào phân tích những nét tiêu biểu của vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô. Cũng trong phần này, tác giả nêu ngắn gọn, đầy đủ nghệ thuật kịch X.Bêcket “là sự từ chối hiệu quả kịch thông thường” (7-191) không gian, thời gian trong vở kịch lặp lại một cách đơn điệu, nhân vật nói năng, hành động ngớ ngẩn, dường như họ không có một chút gì gọi là “tư duy”. Tác giả khẳng định Trong khi chờ đợi Gôđô mới là bước đầu của sự huỷ diệt kịch tính (theo ý nghĩa truyền thống) so với các vở kịch sau này. Trong khi chờ đợi Gôđô được coi như là một sự bùng nổ vì nó là vở đầu tiên, để rồi khi đã quen dần với công chúng, sân khấu sẽ tiếp nhận những hiện tượng táo bạo hơn nữa của kịch Bêcket. Và với ý nghĩa này, đã một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, mở đường của Trong khi chờ đợi Gôđô trong sự nghiệp sáng tác của Bêcket. Trong cuốn Văn học Pháp tập II (Thế kỷ XIX – XX) do GS. Hoàng Nhân chủ biên, cuốn sách được chia làm hai phần: Văn học Pháp thế kỷ XIX và Văn học Pháp thế kỷ XX. Trong đó, đáng chú ý là phần hai: Văn học Pháp thế kỷ XX. Ở phần này, tác giả đã trình bày những vấn đề: khái quát về tình hình các nước phương Tây nói chung và nước Pháp nói riêng lúc bấy giờ về kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội. Sự phát triển của các thể loại văn học, trong đó có kịch phi lí, về sự ra đời, nguồn gốc, sự phát triển và đặc điểm của thể loại này. Trong cuốn sách này, tác giả cũng có chuyên mục giới thiệu về X.Bêcket, về tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô nhưng chỉ nêu qua một vài đặc trưng của kịch Bêcket. Trong cuốn Văn học phi lí của Nguyễn Văn Dân, NXB Văn hoá thông tin – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002. Cuốn sách chia 9 Footer Page 9 of 95. Header Page 10 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang làm hai phần, trong đó đáng chú ý là phần một: Khảo luận. Trong phần này, Nguyễn Văn Dân nêu và phân tích đặc điểm của cái phi lí qua các thời đại, những đóng góp của văn học phi lí và sự phát triển của nó qua các thời kỳ. Ở mỗi phần, tác giả đều có những dẫn chứng cụ thể, chính xác để minh hoạ cho từng luận điểm. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những dẫn chứng minh hoạ mà chưa đi vào phân tích cụ thể. Trong cuốn Từ điển văn học, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 có giới thiệu một cách khái quát nhất về X.Bêcket và các tác phẩm của ông. Tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát khi giới thiệu về tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô mà chưa thực sự đi sâu vào phân tích, tìm hiểu. Trong cuốn Tác gia – Tác phẩm văn học nước ngoài do Lưu Đức Trung chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999, tác giả Nguyễn Ngọc Thi đã có phần viết về tác gia tác phẩm X.Bêcket. Tác giả đi sâu vào phân tích, tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật cũng như giá trị mà tác phẩm X.Bêcket mang lại, những đóng góp về nội dung cũng như nghệ thuật cho dòng Văn học phi lí. Nhưng ở đây, tác giả không đi sâu vào việc phân tích tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô của X.Bêcket. Cũng tác giả Nguyễn Ngọc Thi với bài viết Trong khi chờ đợi Gôđô của X.Bêcket in trong Thông báo khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1.2001. Bài viết nhấn mạnh Trong khi chờ đợi Gôđô là một trong những tác phẩm mở đầu của trào lưu kịch phi lí ở phương Tây – vai trò của tác phẩm đối với dòng kịch phi lí. Bài viết đã nêu nội dung, tư tưởng của tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm: những nhân vật trong tác phẩm đại diện cho thế giới con người – là những kẻ tật nguyền, thảm hại, sống vạt vờ tạm bợ, những con người yếu đuối cùng quẫn trong bế tắc. Bài viết đi sâu phân tích những đặc trưng của kịch phi lí về không gian, thời gian, nhân vật với sự xuất hiện lạ lùng và ngôn ngữ, hành động kỳ quặc, sự chú thích trong tác phẩm cũng hết 10 Footer Page 10 of 95. Header Page 11 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang sức độc đáo. Tác giả một lần nữa khẳng định vai trò của X.Bêcket là một trong những người đi tiên phong trong dòng kịch phi lí, những đóng góp mà ông mang lại cho văn học phi lí, cho kịch phi lí và cho nền văn học nhân loại qua tác phẩm Trong khi chờ đợi Gôđô. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cho chúng tôi hứng thú và cơ sở cũng như hướng đi đến tìm hiểu vấn đề: Sự biểu hiện sinh động kịch phi lí qua vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô của nhà viết kịch nổi tiếng X.Bêcket. Sự biểu hiện sinh động ấy được biểu hiên qua hai phần: nội dung và nghệ thuật trong, trong đó phần nghệ thuật được chú trọng hơn cả, đi từ nghệ thuật sẽ làm nổi bật nội dung tác phẩm. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ vào việc khẳng định một lần nữa tài năng nghệ thuật kịch phi lí của X.Bêcket, những đóng góp quan trọng của ông làm giàu thêm kho tàng văn học thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong khi thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Tiếp cận tác phẩm. - Tra cứu - Thống kê - So sánh đối chiếu - Tổng hợp 11 Footer Page 11 of 95. Header Page 12 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 “TRONG KHI CHỜ ĐỢI GÔĐÔ” - SỰ BIỂU HIỆN SINH ĐỘNG NGHỆ THUẬT KỊCH PHI LÍ CỦA XAMUYEN BÊCKET” 1.1. Khái niệm kịch phi lí Để tìm hiểu về kịch phi lí trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là văn học phi lí. Văn học phi lí xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX và đến những năm năm mươi thì văn học phi lí phát triển đến đỉnh cao. Đến những năm sáu mươi của thế kỷ này nó có dấu hiệu của sự suy tàn. Tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian không lâu nhưng dòng văn học phi lí để lại nhiều tác gia với những tác phẩm nổi tiếng và đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nhân loại. Khái niệm “phi lí” trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lí có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lí tính, trái với năng lực nhận thức của con người. Như vậy, ta thấy rằng cái phi lí trong văn học không phải là cái không có thật, không thực tế mà nó bắt nguồn từ thực trạng xã hội mà cụ thể là xã hội phương Tây lúc bấy giờ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn học phi lí có nguồn gốc từ những sáng tác dân gian có sử dụng thủ pháp trào phúng, hài hước, nói ngược và ngoa dụ. Văn học phi lí được biết đến với Anh em nhà Karamazôp của Dostôievski, sau đó là các sáng tác của Franz Kafka. Văn học phi lí có những đóng góp to lớn cho dòng văn học thế giới, đó là điều không thể phủ nhận được với các tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, và nổi tiếng hơn cả là kịch phi lí mà người đi 12 Footer Page 12 of 95. Header Page 13 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang tiên phong là nhà viết kịch Ơ.Iônexcô với vở Nữ ca sĩ hói đầu xuất hiện năm 1950, sau đó là hàng loạt các vở kịch nổi tiếng khác của các nhà soạn kịch nổi tiếng đương thời mà tiêu biểu là X.Bêcket, A.Ađamôp. Như trên đã nói, văn học phi lí ra đời, phát triển và tạo nên sự kiện lớn làm chấn động lịch sử văn học thế giới, trong đó trào lưu kịch phi lí là đáng chú ý hơn cả. Nó được coi là “cơn kịch phát” của văn học phi lí. Mới đầu, kịch phi lí chỉ xuất hiện một cách âm thầm, lúc đầu chỉ được một vài đạo diễn dàn dựng nhằm mục đích thử nghiệm tại một số rạp hát nhỏ nằm bên bờ sông Xen cạnh thủ đô Pari. Thoạt đầu là vở Nữ ca sĩ hói đầu của Iônexcô được dàn dựng năm 1950, tiếp đó là vở Xâm lược của Ađamôp, rồi sau đó là vở Trong khi chờ đợi Gôđô của X.Bêcket. Ba vở kịch này đã gây xôn xao dư luận, có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau trong giới báo chí và phê bình sân khấu bởi những vở kịch này hoàn toàn khác những tiết mục sân khấu trước đây. “Kịch phi lí” dùng để chỉ loại “kịch phản kịch” của các nhà cách tân sân khấu và dòng kịch này có sức thu hút rất khó lí giải. Đã có rất nhiều quan niệm về kịch phi lí như quan niệm của F.Kafka, quan niệm của Camuy “nghệ thuật vừa là sự khước từ vừa là sự chấp nhận, khước từ vì cuộc đời là phi lí nhưng để chống lại nó phải bằng sự phi lí của chính mình nghĩ là một sự “chấp nhận” từ bên trong (6-583). Từ những quan niệm này dẫn đến việc các nghệ sĩ sáng tạo để hình thành riêng cho mình một dòng kịch mới – dòng kịch phi lí. Đây phải là dòng kịch bứt phá ngoạn mục nhưng lại là quá trình tìm tòi khó khăn của người nghệ sĩ, từ chỗ nhận thức tiếp thu người ta đã khái quát lên đặc trưng của kịch phi lí. 1.1.1. Các quan niệm về “kịch phi lí” Quan niệm “phi lí” được hình thành từ thời xa xưa, khi xuất hiện loại hình Văn học dân gian thì đã có cái phi lí. “Cái phi lí” được các nhà triết học cổ đại quan tâm, đề cập đến để nói về những tồn tại, những biểu hiện trái với 13 Footer Page 13 of 95. Header Page 14 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang lôgic, với lí trí thông thường. Khái niệm triết học về cái phi lí còn phát triển trong giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, cái phi lí chưa được trình bày một cách rõ ràng và cụ thể. Các nhà nghiên cứu xem xét quan niệm kịch phi lí, xem nó như một sinh thể văn học nghệ thuật. Kịch phi lí viết ra những điều dường như ít có trong thực tế nhưng thực ra nó lại phản ánh thực tế đang diễn ra: sự phi lí trong cuộc sống con người, tâm trạng mòn mỏi, tuyệt vọng, sự ngu ngơ, ngớ ngẩn đến kỳ lạ. Trước khi có thuật ngữ “kịch phi lí” xuất hiện do nhà phê bình người Anh Martin Esslin sử dụng thì “kịch phi lí” còn có những cái tên khác như “kịch phản kháng”, “kịch hề bi thảm”, “kịch hề hiện đại”, “kịch hề siêu hình”. Những cái tên này nó về cái phi lí, cái không bình thường sẽ được thể hiện trong tác phẩm. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Dân đưa ra quan niệm về kịch phi lí nghiêng về nghệ thuật biểu hiện. Thực tế, các nhà viết kịch qua tác phẩm của mình cũng đưa ra quan niệm của họ về kịch phi lí “phá vỡ những yếu tố của sân khấu thông thường”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chủ đề của kịch phi lí chủ yếu mô tả sự tha hoá của con người trong thế giới phi lí đã bị vật thể hoá (Tê giác), đồ vật hoá (Những chiếc ghế). Từ những quan niệm trên, ta đã phần nào hiểu rõ hơn về kịch phi lí – một loại hình nghệ thuật hết sức độc đáo mà đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị và chúng ta vần còn đang nghiên cứu. 1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của kịch phi lí Như chúng ta đã biết, văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. chính vì nhu cầu phản ánh xã hội nên văn học xuất hiện và phát triển từ rất sớm, xuất hiện sớm nhất là loại hình văn học dân gian. Văn học phi lí cũng 14 Footer Page 14 of 95. Header Page 15 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang vậy, nó manh nha rất sớm, từ thời cổ xưa và cũng phản ánh hết sức trung thực xã hội thời đó. Các nhà viết kịch muốn tìm lại những gì đã mất từ thời xưa quan sân khấu kịch. Kịch phi lí bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa siêu thực năm 1920 nhưng phải đến năm 1950 kịch phi lí mới bùng phát mạnh mẽ và phát triển thành đỉnh cao, tạo thành trào lưu mà tác động của nó sâu rộng, kéo dài đến tận hôm nay và có lẽ còn rất lâu sau này nữa. Văn học phi lí nói chung và kịch phi lí nói riêng trong những năm 1950 đến 1960 của thế kỷ XX đã phản ánh hết sức trung thực đời sống xã hội Pháp và châu Âu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Chiến tranh đi qua để lại hậu quả vô cùng nặng nề, cả xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá. Và văn học phi lí phản ánh đầy đủ, chân thực không bỏ qua sự kiện, chi tiết nào. Việc này đồng nghĩa văn học phi lí đã phủ định cái cũ, cái xấu. Đó chính là sự cách tân trong văn học. Kịch phi lí xuất hiện trên sân khấu Pháp và sân khấu châu Âu, là một tất yếu của quá trình vận động của văn học. Kịch phi lí phủ định kịch truyền thống, phủ định những cái cũ bằng phong cách riêng của mình: cái phi lí. “Cái phi lí” xuất hiện trong văn học phi lí nói chung và trong kịch phi lí nói riêng đã là đề tài mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Và theo quan điểm chủ quan, mỗi người lại có cách đánh giá, kết luận riêng, nhưng tựu chung lại vẫn là “kịch phi lí phá vỡ những yếu tố của sân khấu thông thường”. Các nhà nghệ sĩ, các nhà viết kịch, muốn cho đứa con tinh thần của mình ra đời, trưởng thành khoẻ mạnh và được công chúng dang tay đón nhận đã phải trải qua thời kỳ “thai nghén” vô cùng khó khăn và gian nan. Họ phải một mặt vượt qua các nghệ sĩ khác, mặt khác phải vượt qua chính mình, phải “phá cách” để hơn hẳn cái cũ, cái truyền thống đã có trước đó. Nhân vật trong kịch truyền thống có tâm hồn, có tính cách, có suy nghĩ, họ là những con người có tư duy. Ngược lại, nhân vật trong kịch phi lí thì họ dường như không có nét 15 Footer Page 15 of 95. Header Page 16 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang tính cách nào đặc biệt, không có tư duy và suy nghĩ, có chăng cũng là tư duy nghèo nàn, hết sức thô sơ, hành động thì rất ngờ nghệch, thô kệch. Ngôn ngữ đối với họ không còn là công cụ để giao tiếp với nhau mà nó chỉ là những tín hiệu âm thanh phát ra hết sức vô nghĩa. Các nhân vật không còn là những con người nữa mà họ chỉ là những đồ vật, những con rối tầm thường. Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể khái quát hoá những đặc điểm chung nhất cho dòng kịch phi lí. Điều đáng chú ý hơn cả, vì kịch phi lí là loại “kịch phản kịch”, nó phá bỏ những gì thuộc về kịch truyền thống, chính vì thế ta thấy chúng có những đặc điểm sau: - Không có cốt truyện - Phá bỏ thời gian, không gian - Nhân vật không có tính cách, hành động - Phá bỏ ngôn ngữ - Thủ pháp chủ yếu là nghịch dị vì thủ pháp này bộc lộ được bản chất của thực tại, bản chất phi logic và phi thực tế của thực tại. Kịch phi lí ra đời, nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong làng kịch thế giới và dần khẳng định vị trì của mình với sự ủng hộ của khán giả nhiều quốc gia trên thế giới. Từ Nữ ca sĩ hói đầu của Iônexcô đánh dấu bước đi tiên phong và đặt nền móng cho kịch phi lí đến những tác phẩm thực sự nổi tiếng sau này của X.Bêcket, A.Ađamôp đã đưa kịch phi lí lên đến đỉnh cao của sự thành công vang dội. Kịch phi lí thực sự để lại dấu ấn rõ nét trong lòng độc giả say mê văn học nói chung và say mê kịch nói riêng, và đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lịchsử văn học nhân loại. 16 Footer Page 16 of 95. Header Page 17 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang 1.2. Sự biểu hiện sinh động nghệ thuật kịch phi lí qua tác phẩm “Trong khi chờ đợi Gôđô” 1.2.1. Sự phá huỷ thời gian, không gian Trong khi chờ đợi Gôđô là vở kịch phi lí gồm hai hồi. Ở đây, X.Bêcket đã sử dụng nghệ thuật diễn tả không gian, thời gian khá đặc biệt mà không hề giống các vở kịch phi lí khác; thời gian, đó là buổi chiều muộn và không gian trên con đường ở nông thôn, trên con đường có một cái cây. Extơragông xuất hiện trong tư thế ngồi trên một phiến đá, cố cởi chiếc giầy. Rồi Vlađimia đi tới. Hai người cùng chờ một người tên là Gôđô. Trong khi chờ đợi, cả hai cùng nói chuyện. Không bao lâu, cả hai chứng kiến cảnh Pôzô đi tới và điều khiển Lucky bằng một sợi dây buộc vào cổ và người Lucky mang đầy đồ đạc cùng chiếc vali nặng chịch. Trước khi màn đêm buông xuống, trăng lên, có cậu thiếu niên xuất hiện và báo tin chiều nay Gôđô không đến nhưng chắc chắn ngày mai sẽ đến. Sau khi nghe tin, Extơragông và Vlađimia trò chuyện một lúc rồi rủ nhau đi nhưng cả hai không nhúc nhích (kết thúc hồi 1). Hôm sau cũng vào giờ đó, cũng địa điểm đó, sự việc cũng diễn ra tương tự như hôm trước chỉ khác một điều là Pôzô thì đã bị mù còn Lucky thị bị điếc nặng, Extơragông ăn củ cải thay cho cà rốt đã hết. Câu chuyện diễn ra ở một địa điểm không tên, thời gian lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác mọi việc vẫn diễn ra như thế, vẫn với những con người ấy. Tất cả tạo sự nhàm chán, đơn điệu đến tẻ nhạt. Thời gian, không gian ở đây được diễn tả như một sự phi lí nhưng thực ra nó lại rất có lí khi đối chiếu vào thực tế cuộc sống con người khi ấy – thời gian, không gian như ngưng đọng, chết lặng. Trong vở Tàn cuộc, thời gian dường như cũng ngưng đọng, lặp đi lặp lại đơn điệu. Bà Nell, từ trong thùng rác, cũng thò đầu ra gắng sức vươn cổ sang thùng rác bên cạnh hôn ông chồng mình rồi tự hỏi “Sao cứ diễn mãi cái 17 Footer Page 17 of 95. Header Page 18 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang trò này, ngày nọ qua ngày kia ?”, còn Hamm thì phải thốt lên “Sự kết thúc đã nằm trong cái khởi đầu, ấy vậy mà người ta vẫn cứ tiếp tục”. Thời gian đối với họ chỉ như một vòng tròn, điểm đầu và điểm kết thúc là trùng nhau, thời gian trôi đi cũng chỉ là vô nghĩa vì ở bất cứ thời điểm nào thì con người ta vẫn thế, cuộc sống không hề thay đổi, không có bất kỳ sự kiện gì đáng để họ phải bận tâm, cuộc sống như một dòng sông nhỏ thầm lặng mà không hề có gợn sóng nhỏ cũng như chẳng có con thuyền nào đi qua. Còn không gian thì sao ? Không gian đóng kín cuộc đời Hamm trong chiếc ghế có bánh xe, đóng kín cuộc đời Clao với Hamm, đóng kín cuộc đời cha mẹ Hamm trong hai thùng rác – chỗ không phải dành cho con người. Cuộc sống của Extơragông và Vlađimia cũng vậy, họ bị bó trong không gian chật hẹp, chỉ quanh quẩn trên con đường nhỏ hẹp ở nông thôn và hàng ngày lặp đi lặp lại công việc của ngày hôm trước. Đó là cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa. Thời gian diễn ra theo quy luật bình thường: sáng, chiều, tối nhưng lại có sự phi lí. Phải chăng cuộc đời con người chỉ là những chuỗi chờ đợi mòn mỏi vô ích, không có gì mới lạ hơn, “không có cái gì trôi qua, không ai tới, không ai ra đi” và Extơragông phải thốt lên “thật khủng khiếp!”. Cuộc sống con người luôn diễn ra theo chu kỳ như vậy thì cuộc sống này sẽ không có sự vận động, không có sự sống, thế giới bị đóng kín trong một không gian chật hẹp, thời gian ngưng trệ. Tất cả sẽ tạo thành một thế giới chết và con người như đang tự đào hố chôn mình khi mãi sống trong cảnh đó. 1.2.2. Nhân vật Nhân vật là yếu tố quan trọng không thể tách rời trong toàn bộ vở kịch. Nếu như trong kịch truyền thống, nhân vật hiện ra đúng nghĩa là những con người có tâm hồn, có tính cách, có nguồn gốc thì nhân vật trong kịch phi lí lại mang những nét đặc trưng cho loại hình nghệ thuật này: từ sự xuất hiện, ngôn ngư, hànhđộng đến tên gọi đều mang tính phi lí. 18 Footer Page 18 of 95. Header Page 19 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang 1.2.2.1. Sự xuất hiện đặc biệt Sự xuất hiện của các nhân vật ở đây cũng hết sức đặc biệt. Trong vở Kết thúc ván bài Hamm xuất hiện trên chiếc xe lăn, mù và độc ác nhưng bên cạnh hắn còn có cha mẹ, nghĩa là còn biết được lai lịch và nguồn gốc của hắn. Nhưng Trong khi chờ đợi Gôđô, nhân vật xuất hiện không lai lịch, không nguồn gốc, không ai biết họ đến từ đâu và xuât thân như thế nào. Mở đầu hồi 1 là cảnh Extơragông xuất hiện với tư thế đang ngồi cố cởi chiếc giầy với cả hai tay và dùng hết sức nhưng không được, rồi gã lại nghỉ, lại kéo, cứ như thế chẳng ai biết hắn từ đâu đến và ở đó để làm gì. Một lát sau Vlađimia đi tới, cũng chẳng ai biết anh ta từ đâu tới và xuất thân ra sao. Rồi hai người cùng tán gẫu để giết thời gian trong khi chờ đợi một người mà họ chỉ biết tên chứ chưa hề biết mặt – Gôđô. Rồi Lucky và Pôzô xuất hiện một cách bất ngờ và cũng trong tư thế hết sức lạ đời, Lucky như một con rối bị điều khiển dưới sợi dây của Pôzô. Các nhân vật đều có xuất thân giống nhau: là những kẻ lang thang, vô gia cư, họ không có lai lịch cũng như nguồn gốc xuất thân rõ ràng, không một lời giới thiệu về cuộc đời của họ. Họ dường như tồn tại bên ngoài cuộc sống loài người và không có sự gắn bó nào với xã hội cả. Hoàn cảnh xuất thân cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên tính cách con người, cụ thể trong vở kịch này là tính cách các nhân vật. Cả bốn nhân vật này đều xuất hiện với lai lịch mịt mù, không rõ ràng chính vì thế ta cũng thấy ở họ không có nét tính cách nào đặc trưng. Ai ai trong họ cũng như những con người mộng du, chỉ sống theo hoàn cảnh trước mắt và những giấc mơ tại chỗ mà không biết đến ngày mai ra sao, Extơragông và Vlađimia mong gặp Gôđô để ông ta cho một bữa ăn và chỗ ngủ ấm. Nhân vật như người mộng du, những việc họ đã làm trước đó lại không hề nhớ, chỉ sau một ngày chờ đợi Extơragông không còn nhớ chuyện gì đã 19 Footer Page 19 of 95. Header Page 20 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Ng« ThÞ Thu Trang xảy ra vào ngày hôm qua, mọi chuyện chỉ như giấc mơ vụt qua và nó như lỗ hổng lớn trong trí óc mà thôi. Qua ngòi bút Bêcket, nhân vật có xuất thân không rõ ràng, không nguồn gốc và ở họ cũng không có tính cách gì cả nhưng điều đó không làm giảm sức hấp dẫn của vở kịch. Trái lại, ta còn cảm thấy họ đáng thương chứ không hề đáng khinh, đáng coi thường, các nhân vật khiến người xem phải suy nghĩ, trăn trở. Như vậy là vở kịch đã thành công. Sự xuất hiện của nhân vật còn đặc biệt ở chỗ: có nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối vở như Extơragông, Vlađimia; có những nhân vật chỉ xuất hiện ở thời điểm nào đó: Lucky và Pôzô; lại có nhân vật chỉ được nhắc tên nhiều lần nhưng không hề xuất hiện: Gôđô; hay có nhân vật xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng không có tên: cậu thiếu niên đến báo tin. Dù xuất hiện trong những khoảng thời gian khác nhau hay không xuất hiện thì con người ở đây cũng chỉ là những con người nhỏ bé và đáng thương. 1.2.2.2. Hành động của nhân vật Trong kịch truyền thống nhân vật kịch luôn có hành động và tính cách, từ hành động toát lên tính cách nhân vật và hành động kịch là yếu tố then chốt. Từ hành động kịch dẫn đến tình huống, cao trào, không có hành động kịch thì không thể có tình huống và cao trào. Nhưng trong kịch phi lí thì lại khác mà cụ thể ở đây là Trong khi chờ đợi Gôđô của X.Bêcket, nhân vật không có hành động, có chăng cũng chỉ là những cử động hết sức ngớ ngẩn, kệch cỡm. Extơragông luôn tay tháo đôi giày ra mà không được; gặm thừa xương gà một cách ngon lành; luôn miệng đòi bỏ đi nhưng lại không di chuyển; tháo giây buộc quần định tự tử nhưng không tự tử mà để quần tụt xuống tận chân… 20 Footer Page 20 of 95.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất