Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trình bày về vấn đề thu hút fdi tại việt nam...

Tài liệu Trình bày về vấn đề thu hút fdi tại việt nam

.DOC
7
16
70

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam với vai trò phát triển kinh tế là trọng tâm bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là FDI để phát huy mọi tiềm lực trong cũng như ngoài nước là một vấn đề cấp thiết. Đây chính là lý do mà em chọn đề tài: “Trình bày về vấn đề thu hút FDI tại Việt nam.” NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI. 1. Khái niệm FDI Theo pháp luật Việt nam (luật đầu tư năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan ), FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư phải tham gia quan lý hoạt động đầu tư.1 2. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) - Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu tư) không phải chủ thể của nước tiếp nhận vốn đầu tư. - Các chủ thể đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. luật các nước thường quy định không nhau về vấn đề này. - Tìm kiếm lợi nhuận. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cúng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. 1 Trang 177, Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb CAND, Hà nội năm 2010 1 - Thu nhập mà các chủ đầu tư được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhậpkinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư... do đó sẽ tự đưa ra quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thể hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể có tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệp quản lý. 3. Các hình thức đầu tư FDI. Trên thế giới hiện nay phổ biến các hình thức chủ yếu sau: - Buôn bán đối ứng: là hình thức đơn giản nhất của FDI. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - BOT,BTO,BT.2 II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM. 2.1. Những kết quả đạt đươc. Sau hơn 20 năm thu hút FDI, nền kinh tế của nước ta có một chuyển biến rõ rệt điều đó cho thấy FDI đã đóng góp to lớn và trở thành bộ phận kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt nam. Tính đến hết tháng 6 năm 2009, Việt nam có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng năm 2008 vẫn có kết quả rất tốt về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt hơn 64 tỷ USD mức cao nhất từ trước tới 2 Trang 186,187,189, Trường đại học Luật Hà nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb CAND,Hà nội,2010 2 nay. Năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 2,46% so với năm 2008 nhưng đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào việt nam 21,48 tỷ bằng 30% so với năm 2008. 3 Theo báo cáo tình hình FDI 3 tháng đầu năm 2010 của cục đầu tư nước ngoài, giải ngân trong tháng 3 đạt kỉ lục 1,4 tỷ USD nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong quý I đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kì 2009. Đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt giải ngân vốn đang có xu hướng tăng: năm 2010 tháng 1 là 400 triệu USD, tháng 2 tăng thêm 700 triệu USD, tháng 3 gấp 2 lần tháng 2 và 3,5 lần tháng 1. Đến nay, 89 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tư nước ngoài đã có mặt khắp các tỉnh thành phố trong cả nước. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam trong thời gian gần đây đã có sự thay đối cả về số lượng cũng như chất lượng thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử như: Intel, compad... đặc biệt năm 2008 xuất hiện tập đoàn lớn như Good choice, Berjaya, quy mô của dự án ngày càng lớn hơn, các khu kinh tế đặc biệt cũng ngày càng đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường các tập đoàn nước ngoài đã quyết định đầu tư vào Việt nam, coi việt nam như một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu.Điều đó cho thấy Việt nam là một điểm đến an toàn và trở thành một điểm hấp dẫn đầu tư. 2.2. Những mặt hạn chế: 3 Đầu tư nước ngoài.vn 3 - Do tác động của khủng hoảng tài chính Chấu Á năm 1997(các nhà đầu tư vào việt nam chủ yếu từ các nước Châu Á), và cuộc khủng hoảng thế giới năm 2009 mặt khác thì bản thân môi trường đầu tư ở Việt nam chậm được cải thiện, kém tính cạnh tranh so với các nước khác nên FDI của Việt nam chưa thật ổn định. - Chủ đầu tư chủ yếu là các nước Châu Á, chưa thu hút nhiều các chủ đầu tư lớn từ tây Âu và Hoa kì. - Có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn dẫn đến thua thiệt cho cả bên nước ngoài và Việt nam. - Lĩnh vực đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung vào một ngành truyền thống như khái thác tài nguyên, khách sạn, may đo,.. trong khi đó những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như công nghiệp chế biến,.. lại thu hút được rất ít dự án đầu tư. - Việc thu hồi đất cho FDI ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Pháp luật về đầu tư của nước ta chưa thật đồng bộ thủ tục hành chính chưa thực sự nhanh gọn. Việc giải phóng mặt bằng quy hoạch còn nhiều bất cập, giải ngân vốn chậm. III. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM FDI đã mang lại nhiều lợi nhuận cho cả quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư cũng như toàn thế giới nói chung. Vì vây, chung ta cần phải có những giải pháp thu hút FDI thật hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp: - Cần xây dựng hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư FDI tại Việt nam một cách đồng bộ, đặc biệt là cần có các quy định thống nhất giữa luật đầu tư và luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt nam theo lĩnh vực và nhóm nghành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh từng khu vực và địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Và cần tăng cường cơ chế kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện dự án đầu tư đảm bảo đúng mục tiêu tiến độ đã cam kết , tuân thu quy định của pháp luật chuyên ngành. 4 - Giải pháp về quy hoạch : đẩy nhanh tiến độ và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đấy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. - Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: tiến hành rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kế cấu hạ tầng. - Giải pháp về nguồn lực: đẩy nhanh triển khai về đào tạo nhằm xây dựng - Một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ quản lý, của nhà đầu tư và của người dân. - Giải pháp xúc tiến đầu tư: đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như quốc gia thành viên EU, Hoa kỳ.. và có thể thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm, tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư. Ngoài ra, chúng ta còn có các giải pháp khác như tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng. KẾT LUẬN Tóm lại, để thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần có một hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất minh bạch phù hợp với thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1,Trường đại học luật Hà nội, giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. CAND, Hà nội, 2008; 5 2, Trường đại học kinh tế quốc tế quốc dân Hà nội, giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb, Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội, 2008; 3, Tạp chí kinh tế và dự báo số 1, 2010; 4, Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 43, 44 tháng1 và tháng 2 năm 2010; 5, Báo điện tử. Chính phủ.vn; 6, Đầu tư nước ngoài.vn. MỤC LỤC 6 LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1 NỘI DUNG................................................................................................................1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI............................................1 1. Khái niệm FDI.................................................................................................1 2. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)................................1 3. Các hình thức đầu tư FDI.................................................................................2 II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM....................................................2 2.1. Những kết quả đạt đươc................................................................................2 2.2. Những mặt hạn chế:......................................................................................4 III. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM.................................................4 KẾT LUẬN................................................................................................................5 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan