Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trình bày vấn đề việt nam thực thi các điều ước quốc tế về môi trường...

Tài liệu Trình bày vấn đề việt nam thực thi các điều ước quốc tế về môi trường

.DOC
5
152
87

Mô tả:

VẤN ĐỀ 7: THỰC THI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG Tổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường: - Được hình thành trong các hội nghị quốc tế về môi trường: Trên cơ sở những cam kết chung của các quốc gia thông qua 1tuyên bố chung, một chương trình hành động chung. Lưu ý: cam kết chung là cam kết chính trị và đạo lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, không chứa đựng những ràng buộc về mặt pháp lý và vì vậy không chứa đựng những chế tài - Các điều uớc quốc tế về môi trường mà VIệt Nam là thành viên:13 điều uớc + Các điều ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường: 9 điều ước 1. Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzon (Việt Nam tham gia vào ngày 26- 41994) 2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzon (Việt Nam tham gia vào ngày 26- 1- 1994) 3. Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (Việt Nam tham gia vào ngày 16- 11- 1994) 4. Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (Việt Nam tham gia vào ngày 29- 8- 1991) 5. Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1994 (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 3- 1991) 6. Công ước luật biển 1982 (Việt Nam tham gia ngày 16- 11- 1994) 7. Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 12- 1990) 8. Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1987/1995 (STCW) (Việt Nam tham gia vào ngày 18- 3- 1991) 9. Công ước về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng BASEL 1989 + Các điều ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. 10. Công ước về đa dạng sinh học (gọi tắt là công ước CBD- Việt Nam tham gia vào ngày 16- 11- 1994) 11. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (gọi tắt là công ước Ramsar- Việt Nam tham gia vào ngày 7- 10- 1997) 12. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (gọi tắt là công ước CTIES) 13. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (gọi là công ước di sản văn hóa thế giới hay còn gọi là công ước Paris) . (lưu ý: Công ước Bonn 1979 về bảo tồn di cư những loài động vật hoang dã. Việt Nam không là thành viên) . I. Những hội nghị quốc tế về môi trường quan trọng 1. Hội nghị Stockholm 1972 về môi trường và con người. a. Nguyên nhân triệu tập hội nghị: - Tình trạng môi trường bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu từ những năm 1950. - 1960 người dân ở các quốc gia phát triển đã yêu cầu chính phủ đề ra các giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường. - Các tổ chức quốc tế trong quá trình hoạt động của mình đã gặp rất nhiều khó khăn do nguyên nhân môi trường bị suy giảm. Từ đó dẫn đến hành động của các chủ thể: - Bản thân các chủ thể, sự nỗ lực của quốc gia không đủ tầm để giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu. - Các tổ chức quốc tế: thấy rằng hoạt động của họ gặp khó khăn do ván đề môi trường. Họ họp bàn đưa ra các vấn đề môi trường toàn cầu nhưng không đủ sức để giải quyết  Phải giải quyết vấn đề môi trường trên quy mô toàn cầu với sự tham gia của các quốc gia trên thế giới. b. Nội dung hội nghị - Hội nghị Stockholm đã được tổ chức từ ngày 5- 6 đến ngày 14- 6- 1972 tại Stockholm đã thu hút được 118 quốc gia trên thế giới và chủ đề đưa ra là “môi trường và con người”. - Trong hội nghị các quốc gia đã đạt được các thỏa thuận cơ bản sau: + Hội nghị quốc định thành lập chương trình môi trường của Liên hiệp quốc viết tắt là UNEP. + Hội nghị quyết định sẽ lập quỹ môi trường toàn cầu. + Hội nghị thông qua tuyên qua tuyên bó Stockholm 1972 về môi trường và con người. c. Ý nghĩa. - Lấy ngày môi trường thế giới là ngày 5- 6. - Hội nghị như là một viên gạch đầu tiên đặt nền móng của việc toàn cầu trong lĩnh vực môi trường. 2. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trường Rio- De Janeiro 1992 về “môi trường và phát triển”. a. Nguyên nhân triệu tập. - Trước đây đồng nhất vấn đề môi trường với các yếu tố về vật lý hóa học. Dẫn đến giải quyết vấn đề môi trường trong thể hoàn toàn tĩnh. - Mặc dù hội nghị Stockholm 1972 đạt rất nhiều thành tựu nhưng những thỏa thuận này hoàn toàn chỉ mang tính chất khuyến nghị, không ràng buộc về mặt pháp lý. Vì vậy, không có cơ chế buộc phải thực hiện, những thỏa thuận được ký kết trong hội nghị không được thực hiện trên thực tế nên không có giá trị. - Sau 20 năm, tình trạng môi trường vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu đi nên phải tổ chức một hội nghị môi trường tầm cỡ quốc tế để giải quyết tình trạng môi trường hiện tại. b. Nôi dung hội nghị: - Hội nghị được tổ chức tại Rio- De Janeiro từ ngày 3/6 đến ngày 14/6/1992. - Thu hút sự tham gia của 178 quốc gia trên thế giới, có mặt 113 nguyê thủ quốc gia trên thế giới. 10000 chuyên gia lĩnh vực môi trường, 8000 nhà báo. Là hội nghị lớn nhất trên tất cả các lĩnh vực. - Chủ đề của hội nghị lần này là “ môi trường và phát triển” - Giải quyết nó gắn với các vấn đề về kinh tế, xã hội. - Hội nghị thông qua tuyên bố Rio 1992 về môi trường và phát triển. - Thông qua chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) : Thống nhất hành động của các quốc gia ở thế kỷ 21. Căn cứ vào đó và các đặc điểm riêng của các quốc gia ma cụ thể hóa cho phù hợp. 1998- 1999: Việt Nam cũng có nghị sự 21. 3. Hội nghị môi trường 2002 (quy mô bé hơn 2 hội nghị trên) . - Không phải là hội nghị với những mục tiêu riêng, - Sau 10 năm kí kết Hội Nghị Rio, các quốc gia cùng ngồi lại để xem xét tính khả thi được đưa ra ở hội nghị Rio nên được gọi là Hội nghị Rio+10. II. Sự chuyển hóa nội dung các điều ước quốc tế quan trọng về môi trường mà Việt Nam tham gia. 1.Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel) Công ước Basel được thông qua năm 1989. Việt nam tham gia ngày 13/3/1995. Các văn bản thực hiện công ước: Nghị định số 175/CP về Quy chế quản lý chất thải nguy hại, thống kê tổng lượng chất thải và nguồn thải; Thành lập Ban Thư ký Công ước 2.Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước POP) Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2004. Dự án POP VIE/01/G31 được Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP tài trợ về xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia cho Việt Nam trong quá trình tham gia, thực hiện và hiệu lực hóa Công ước Stockholm. Dự án triển khai theo phương thức quốc gia điều hành và được giao cho Cục Bảo vệ Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện 3.Công ước Các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramsar) Công ước Ramsar được thông qua năm 1971, Việt nam tham gia ngày 20/9/1989, phê chuẩn năm 1991. Các văn bản thực hiện công ước: Nghị định số 109/2003/NĐ- CP của Chính phủ; Chiến lược bảo tồn đất ngập nước; Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học; Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển 4.Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD) Công ước CBD được ký kết năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Nghị đinh thư Cartagena về An toàn sinh học đã được 103 quốc gia ký kết. Các văn bản về thực hiện công ước: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Chiến lược Bảo vệ môi trường giai đoạn 2001- 2010; Chương trình Nghị sự 21. 5.Công ước Vienna về Bảo vệ tầng Ozon (1985) và Nghị định Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987) Việt nam chính thức tham gia từ tháng 1/1994. Đến nay đã có 180 quốc gia phê chuẩn. Hiện đã có 36 văn bản pháp quy liên ngành được ban hành; 60 công ty đa quốc gia và trong nước tham gia; 28 dự án do Quỹ đa phương hỗ trợ thực hiện. 6.Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997) Đến tháng 2/2004 đã có 120 nước phê chuẩn Nghị đinh thư, Việt nam phê chuẩn ngày 25/9/2002. Các văn bản về thực hiện công ước: Chương trình quốc gia của Việt Nam thực hiện Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, kiểm kê khí nhà kính quốc gia, xây dựng các phương án giảm nhẹ khí nhà kính; Thành lập đội công tác quốc gia về biến đổi khí hậu; Thành lập cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan