Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trình bày nội dung pháp lý cơ bản về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.....

Tài liệu Trình bày nội dung pháp lý cơ bản về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã..

.DOC
5
38
89

Mô tả:

Theo quy định tại khoản 1 điều 157 về các trường hợp và điều kiện giải thể của doanh nghiệp thì một doanh nghiệp thông thường ( bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn) có thể có các trường hợp giải thể sau: Thứ nhất, theo quyết định của chủ doanh nghiệp: Có thể coi đây là trường hợp giải thể tự nguyện. Với quy định của luật này, luật doanh nghiệp trao cho chủ doanh nghiệp được quyết định việc có giải thể doanh nghiệp hay không, có nghĩa là lí do giải thể ở đây phụ thuộc vào ý chí và sự lựa chọn rộng rãi của chủ doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2005. Thứ hai, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo luật Doanh nghiệp, để thành lập một doanh nghiệp, người thành lập phải làm hồ sơ đăng kí kinh doanh và nộp cho cơ quan đăng kí kinh doanh đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ quan trọng nhất của doanh nghiệp, có được giấy này chứng tỏ Nhà nước công nhận doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh và có thẩm quyền kinh tế. Có thể coi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh chính là tấm giấy thông hành để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình, xác lập quan hệ với nhà nước và với công chúng giao dịch. Bị thu hồi giấy chứng nhận kinh donah cũng có nghĩa là nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp không còn thẩm quyền kinh tế, nghĩa là không còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh, mục đích của việc thành lập doanh nghiệp không còn có cơ hội để thực hiện nữa. Vì vậy, sự tồn tại của doang nghiệp này cũng không còn ý nghĩa. Thứ ba, doanh nghiệp tự động giải thể, đó là các trường hợp quy định tại điểm a và c khoản 1 điều 157 Luật doanh nghiệp “a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục”. Thủ tục giải thể của doanh nghiệp được quy định tại điều 158 Luật doanh nghiệp như sau : “Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; b) Lý do giải thể; c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. 4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; b) Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. 5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. 6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này. Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.” Tương tự giống như doanh nghiệp,Hợp tác xã có thể được giải thể theo nguyên tắc tự nguyện hoặc bắt buộc.  Theo nguyên tắc tự nguyện, việc giải thể hợp tác xã chỉ được thực hiện khi có nghị quyết của đại hội viên và được cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã chấp thuận. Trong trường hợp này, hợp tác xã phải gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của đại hội xã viên đến cơ quan kinh doanh đồng thời phải đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong ba số liên tiếp về việc xin giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lí hợp đồng. Cơ quan đăng kí kinh doanh phải ra thông báo chập thuận hoặc không chấp thuận việc giải thể hợp tác xã trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán nợ và thanh lí hợp đồng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận việc xin giải thể của cơ quan đăng kí kinh doanh, hợp tác xã phải thanh toán các khoản chi phí giải thể, trả vốn góp và chi trả các khoản cho xã viên theo điều lệ hợp tác xã.  Giải thể bắt buộc là giải thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, tức là giải thể ngoài ý chí của hợp tác xã. Hợp tác xã buộc phải giải thể khi có một trong các trường hợp sau: + Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà hợp tác xã không tiến hành hoạt động; + Hợp tác xã ngừng hoạt động 12 tháng liền; + Trong thời hạn 18 tháng liền, hợp tác xã không tổ chức được đại hội xã viên thường kì mà không có lí do chính đáng; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường hợp giải thể bắt buộc do ý chí của ủy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã khi xét thấy sự tồn tại, hoạt động của hợp tác xa không còn có hiệu quả, không đạt được mục tiêu của hợp tác xã được đề ra từ khi thành lập. Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã như sau: - Cơ quan cấp đăng kí kinh doanh cho hợp tác xã trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới ủy ban nhân dân cùng cấp; - Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện ủy ban nhân dân, các ủy viên là đại diện của liên minh hợp tác xã tỉnh ( nếu hợp tác xã là thành viên của liên minh), chính quyền cấp xã nơi hợp tác xã đóng trụ sở, ban quản trị hợp tác xã, ban kiểm soát hợp tác xã, xã viên hợp tác xã; - Hội đồng tiến hành làm các thủ tục giải thể hợp tác xã theo quyết định của ủy ban nhân dân và tự giải thể sau khi hoàn tất việc giải thể. Để đảm bảo quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đối với hợp tác xã, Luật hợp tác xã quy định: “ Nếu không đồng ý với quyết địnhc ủa ủy ban nhân dân về việc giải thể bắt buộc, hợp tác xã có quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết”. Như vậy, việc giải thể bắt buộc xuất phát từ ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng bản thân hợp tác xã vẫn có thể phát huy tác dụng dân chủ nếu chứng minh được hiệu quả, hay thực chất là vẫn đảm bảo được điều kiện tồn tại của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại, tập 1, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội - 2009 2. Luật Doanh nghiệp, năm 2005. 3. Luật Hợp tác xã, năm 2003. 4. Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan