Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trẻ em bị bỏ rơi thực trạng và giải pháp hạn chế...

Tài liệu Trẻ em bị bỏ rơi thực trạng và giải pháp hạn chế

.DOC
17
207
105

Mô tả:

Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ước quốc tế về quyền trẻ em Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 Bộ luật dân sự Bộ luật hình sự CRC Luật BVCS&GDTE BLDS BLHS Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục BVCS&GD Lao động, thương binh và xã hội LĐTB&XH Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 0 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em A – LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trẻ em đang là đối tượng được toàn xã hội quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật. Trong bài tập nhóm lần này nhóm 5 xin được lựa chọn đề bài số 5: “Trẻ em bị bỏ rơi - thực trạng và giải pháp hạn chế”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết thêm hoàn thiện. Bọn em xin chân thành cảm ơn !! B – NỘI DUNG I, Thực trạng về trẻ em bị bỏ rơi 1. Những thành tựu đã đạt được Trẻ em là đối tượng hết sức quan trọng. Đối với gia đình, trẻ em là thành viên nhỏ tuổi nhất, nhưng lại là cầu nối hạnh phúc, tình yêu cho tất cả các thành viên trong gia đình. Hơn thế, trẻ em còn là chủ nhân của xã hội ngày mai, lực lượng nòng cốt vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Xuất phát từ vị trí quan trọng của trẻ em trong gia đình và xã hội, cũng như tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực tế vẫn đang xảy ra trong xã hội, văn bản pháp lí quốc tế quan trọng nhất về quyền trẻ em đã ra đời. Đó là Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 (CRC). Từ sau khi Công ước ra đời, đời sống của trẻ em trên toàn thế giới ngày càng được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em bị bỏ rơi. Là một thành viên của Công ước, Việt Nam đã tích cực trong việc tham gia, đưa ra nhiều chính sách và đạt được những thành tựu nhất định. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 1 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em - Thành tựu trong xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới cam kết thừa nhận tính pháp lý về các quyền trẻ em. Bằng chứng là Việt Nam sớm có Luật quốc gia cam kết thực hiện Công ước quyền trẻ em (Luật BVCS&GDTE năm 1991, năm 2004). Theo pháp luật Việt Nam thì quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đó là cơ sở pháp lý đòi hỏi các tổ chức, cá nhân, gia đình phải tôn trọng các quyền trẻ em, phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều phải xử lý theo quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật nước ta có liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCS&GD) trẻ em, có thể thấy qua các văn bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật BVCS&GD trẻ em năm 2004, Luật Bình Đẳng giới năm 2007 và các văn bản hướng dẫn khác… + Hiến pháp năm 1992 - văn kiện pháp lí quan trọng nhất của nước ta đã thể hiện có tính nguyên tắc sự cam kết của Nhà nước Việt Nam trong thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cụ thể như: quyền được sống, tồn tại, được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 40, 63), quyền được giáo dục (Điều 35), trẻ em thiệt thòi, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cũng được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện (Điều 59, Điều 67). + Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 , có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 (thay Luật BVCS&GDTE năm 1991). Theo đó, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, mọi trẻ em không phân biệt đều được bảo vệ chăm sóc, đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và công dân, các quyền trẻ em phải được tôn trọng, mọi hành vi xâm hại trẻ em đều bị nghiêm trị. Luật BVCS&GDTE đã quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó nghiêm cấm hành vi cha mẹ bỏ rơi con. Luật Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 2 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em còn xếp trẻ em bị bỏ rơi vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 40) cần được cộng đồng quan tâm hơn cả và quy định một điều khoản riêng cho nhóm đối tượng là trẻ em bị bỏ rơi tại Điều 51 của Luật: “1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. 2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. 3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi”. + Trẻ em bị bỏ rơi, dẫn đến tình trạng chúng phải tự kiếm sống để trang trải cho cuộc sống của mình, do đó dẫn dễ tình trạng bị bóc lột sức lao động, phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, và bị xâm hại. Dự liệu được thực trạng này pháp luật cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý. Cụ thể: Pháp luật hình sự nước ta quy định rất nghiêm khắc để trừng trị đối với các hành vi vi phạm tội xâm hại đến quyền trẻ em và các quyền trẻ em, nhìn chung các tội xâm phạm hại đến trẻ em trong Bộ luật Hình sự phần lớn đều thuộc loại tội có tình tiết tăng nặng. Chẳng hạn một số tội danh như: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252), Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112). Bộ luật Lao động cũng có những quy định liên quan đến lao động trẻ em: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi và có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ, tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu. Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên (Điều 119); cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTB&XH quy định (Điều 120); cấm sử Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 3 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại (Điều 121). - Thành tựu trong thực tiễn triển khai các chính sách: + Trong chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đánh giá: sau gần 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, sự chăm lo cho trẻ em của mỗi gia đình, cộng đồng, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: đã đạt được hoặc vượt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2010 về chăm sóc sức khỏe giáo dục cho trẻ em. Tính đến năm 2010 nước ta đã có khoảng hơn 160.000 trẻ em mồ côi, trong số 88.000 em đó Nhà nước giải quyết trợ cấp xã hội thường xuyên khoảng 60.000 em bao gồm 10.000 em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, với mức trợ cấp tối thiểu là 120.000 đồng/em/tháng và còn lại do họ hàng cộng đồng cưu mang. Theo số liệu nghiên cứu trong năm 2010 tại Hà Nội số trẻ em lang thang giảm 4.558 em (1999), giảm 1000 em (2010), TPHCM giảm 10.000 em (2002), giảm 8.000 em (2010). 1 Trong những năm qua, Sư thầy Thích Đàm Khoa (trụ trì chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đã tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng gần 30 trẻ em bị bỏ rơi ở chùa từ lúc sơ sinh, sư thầy ghi nhớ đặc điểm nhận dạng, những vật dụng đi kèm khi trẻ nhập chùa để sau này có cơ hội giúp các bé nhận lại người thân. Đồng thời, tại nhà nuôi dưỡng trẻ ở Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số II (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) và nhiều trung tâm bảo trợ xã hội khác cũng thường xuyên "nhặt" được trẻ bị bỏ rơi. Thống kê từ năm 2004 đến năm 2012, có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn quốc. Trong đó, ít nhất 21.000 trẻ phải sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung bao gồm trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị nhiễm HIV, bị khuyết 1 www.molisa.gov.vn Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 4 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em tật... Tỷ lệ trẻ được cho làm con nuôi (phần lớn là trẻ bị bỏ rơi) tăng gấp 4 lần so với trước năm 2004. Nhiều người dân có tấm lòng hảo tâm đã đóng góp vào những quỹ từ thiện, tạo điều kiện cho những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là trẻ em bị bỏ rơi được hưởng những điều kiện chăm sóc, phát triển tốt nhất. Ví dụ như: tính đến thời điểm tuần 2 tháng 3 năm 2014 quỹ Nhân ái - Báo điện tử Dân trí tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Tổng số tiền bạn đọc gửi về là: 974.383.352 đồng.2 Thời gian vừa qua dư luận dấy lên vụ bé trai bị bỏ rơi ngoài vườn hoang. Súc vật cắn mất một phần cơ thể, bé đã được chị Trần Mai Anh nhận nuôi và nhận được sự giúp đỡ của các bác sĩ, những “bà mẹ” trên webtretho và hàng vạn những tấm lòng, bé đã khôn lớn từng ngày.3 2. Những khó khăn còn tồn tại Ngoài những thành tựu đạt được trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng trẻ em bỏ rơi vẫn xảy ra và trong một vài năm gần đây có biểu hiện gia tăng. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 200 triệu trẻ em phải sống hay làm việc ngoài đường phố. Tại Nam Mỹ có ít nhất 40 triệu trẻ em sống lang thang trên các đường phố; tại Châu Á có khoảng 30 triệu, và toàn Châu Âu có khoảng 25 triệu trẻ em và người trẻ sống lang thang trên các đường phố. Người ta ước đoán rằng vào năm 2020 trên toàn thế giới sẽ có 800 triệu trẻ em sống lang thang trên đường phố. Theo tổ chức UNICEF, các trẻ em đường phố là các trẻ em phải làm việc để phụ giúp gia đình, hay các trẻ em bị bỏ rơi không có gia đình nên sống và ngủ trên đường phố. Các em là những người nghèo khổ nhất, dễ bị thương tích nhất, và không được ai bênh đỡ. Các em bị đưa đẩy vào một thế giới bạo lực, dói khát và bị lạm dụng. Để sống còn đa số các em phải làm 2 3 http://dantri.com.vn/danh-sach-ung-ho/danh-sach-ung-ho-tuan-02-thang-03-nam-2014-853708.htm. http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/co-tich-phung-thien-nhan-232046.htm. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 5 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em việc mỗi ngày hơn 10 giờ. Các em làm đủ mọi nghề: bán báo, đánh giầy, rửa xe, đẩy xe, nhặt sắt vụn, giữ xe, làm phu khuân vác, hay ăn xin,thậm chí còn hành nghề mại dâm, dẫn khách hay bán ma túy. Một số khác nữa thì làm nghề móc túi, trộm cắp. Số khác nữa làm việc lau chùi, hay trong lãnh vực nông nghiệp, đúc gạch, khuân gạch. Bên châu Mỹ Latinh nhiều em làm việc trong các hầm mỏ vất vả như người lớn và chết trẻ. Bên Phi châu có hàng trăm ngàn trẻ em bị bắt làm chiến binh, bị bắt buộc phải dùng ma túy và tập bắn giết. Các trẻ em đường phố ăn những gì có thể ăn được, trong các thùng rác, chỗ thải đồ dư thừa sau quán ăn, những gì ăn trộm được... nhưng luôn thiếu dinh dưỡng. Các em ngủ ở những nơi nào các em cảm thấy an ninh: tại cửa của một kho chứa hàng, trên một chiếc ghế dài trong công viên, trên các sạp hán hàng ngoài chợ, cạnh một ngọn lửa ngoài bãi biển, trên các bậc thềm của nhà ga xe lửa, dưới các hầm cầu... Giường của các em là một mảnh bìa cứng, một chiếc cáo choàng cũ, các tờ báo. Nếu may mắn có một đôi giầy, các em để dưới đầu làm gối để khỏi bị lấy mất. Các em không biết khi nào sẽ bị giầy cảnh sát đá đánh thức đậy, hay bị xe rửa đường xịt nước lạnh, hoặc nhận được một viên đạn của các nhân viên gác đêm hay các cảnh sát được trả tiền dọn sạch đường phố... Còn ở Việt Nam, số lượng trẻ em bị bỏ rơi cũng ngày càng tăng. Theo Bộ LĐTB&XH, từ 2004 đến năm 2012, có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bở rơi trên toàn quốc. Trong đó, ít nhất 21.000 trẻ sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung, gồm trẻ em bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị HIV, bị khuyết tật… Các số liệu định tính cho thấy, tình trạng trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa đang có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý có 80% trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được cho là “bị bỏ rơi”. Số trẻ em “bị bỏ rơi” được nhận làm con nuôi tăng 400%. Có tới 80-90% số trẻ em bị bở rơi nhiều nhất là Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đồng Nai, Nam Định, lạng Sơn, Long An, An Giang, Điện Biên, Hà Nội, Thái Bình. Ví dụ: năm 2011, Quảng Ngãi có 2.277 trẻ em bị bỏ rơi, Tiền Giang có 1.125 trẻ Đồng Nai có 628 trẻ… Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 6 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em Nhìn nhận về tình trạng này có nhiều ý kiến đánh giá khách quan. Ví dụ: Theo bà Lê Thị Hồng Loan, Trưởng Chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em Liên Hợp quốc lo ngại: “Số trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa đang có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, nhiều vụ trẻ em bị bỏ rơi vô cùng thương tâm, là thực trạng đáng lo ngại đòi hỏi Nhà nước kịp thời có biện pháp khắc phục”. Vài năm gần đây, thông tin phát hiện trẻ sơ sinh, trẻ tật nguyền bị bỏ rơi ngày càng nhiều. Đáng quan tâm, không ít trong số đó, khi được phát hiện, có em đã tử vong, còn nhiều em, do bị vứt bỏ ở những nơi hoang vắng, được phát hiện muộn nên đã bị các loại côn trùng, động vật cắn, dẫn đến thương tật suốt đời. Ví dụ: Tháng 7/2006, người dân phát hiện trong vườn hoang một bé sơ sinh đang thoi thóp với cơ thể tím đen, trên mình hằn đầy những vết cắn, nhấm. Cháu bé được đưa đến bệnh viện Đa khoa Quảng Nam trong tình trạng một chân phải và bộ phận sinh dục của cháu bị mất.Cậu bé mang một số phận đau đớn đã bị chính mẹ đẻ vứt bỏ rơi khi còn đỏ hỏn, đầm đìa máu và dây rốn đã trở thành miếng mồi cho thú hoang. Em bé đã bị ăn mất bộ phận sinh dục, cả hai tinh hoàn, chân phải cũng bị ăn cụt lên tận háng. Hoặc gần đây, những đứa trẻ bị bỏ rơi đa số là trẻ em nhiễm HIV hoặc bị dị tật. Nhiều trường hợp, người mẹ (thường là rất trẻ) sau khi sinh con đã bỏ đi nơi khác. Khi các Trung tâm xác định được địa chỉ và yêu cầu họ đến bổ sung các thông tin cho trẻ nhưng bị họ từ chối vì muốn giấu kín việc đã từng sinh con. Điều này khó khăn cho Trung tâm khi lập hồ sơ. Những vấn đề này cho thấy sự xuống cấp và kém nhận thức và đạo của một số bộ phận xã hội, điều thật sự cần phải lên án. Ví dụ: Tại bệnh viện Từ Dũ, có một trường hợp bỏ con khá thương tâm. Người mẹ trẻ này là một cô bé mới 14 tuổi, ở Đắk Lắk. Gia đình nghèo lại đông anh em, em phải đi bán vé số kiếm sống. Một buổi tối, em đã bị kẻ xấu dụ dỗ cưỡng bức.Tại bệnh viện Từ Dũ, em được mổ lấy thai. Bé gái chỉ nặng 2 kg. Bà nội em nước mắt lưng tròng. Bà nói tiếng được tiếng mất với bác sĩ trực hôm ấy đại ý là bà xin đưa cháu về, còn đứa trẻ mới sinh thì nhờ bệnh viện nuôi giùm. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 7 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em Theo thống kê, trong năm 2005, tại bệnh viện Từ Dũ có 308 trẻ em bị bỏ rơi. Những trẻ này phần lớn có sức khỏe bình thường nhưng do người mẹ có hoàn cảnh đặc biệt nên không thể nuôi con. Hầu như không ai biết chính xác về những người mẹ đã bỏ con vì họ thường ra đi đột ngột, cố tình khai địa chỉ giả khi nhập viện. Còn tại bệnh viện Hùng Vương cũng đã ghi nhận được 35 trẻ bị bỏ rơi trong năm qua, chủ yếu là trẻ được sinh ra tại bệnh viện, trẻ đang điều trị ở khoa nhi hoặc có trẻ ở ngoài được ẵm đến bỏ trong bệnh viện. Trên đây chỉ là số ít trong số những vụ việc thương tâm về việc trẻ em bị cha mẹ, người thân bỏ rơi tại Việt Nam. Qua đó chúng ta có thể thấy được đây chính là một hồi chuông cảnh báo về việc tình trạng trẻ em bị bỏ rơi vẫn là một trong những hiện tượng nhức nhối của toàn xã hội nói chung. II, Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi 1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị bỏ rơi Trước khi đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ đó mới có thể tìm ra các giải pháp đúng đắn. Cụ thể, ở Việt Nam: - Nguyên nhân từ phía các cơ quan nhà nước, xã hội: + Công tác, giáo dục, tuyên truyền chưa được đẩy mạnh: Những người làm cha làm mẹ rất cần được trang bị kiến thức cụ thể về sức khoẻ sinh sản và những quy định về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, để biết cách phòng, tránh và chịu trách nhiệm. Thế nhưng qua khảo sát thì hiện tại các bệnh viện, hầu như không có các panô, áp phích, tờ rơi tuyên truyền về nội dung này; chưa có lực lượng làm hoạt động công tác xã hội bệnh viện để có thể trợ giúp kịp thời cho các sản phụ yếu thế. Chính việc “trắng” kiến thức về sức khoẻ sinh sản và không được trợ giúp khi cần thiết đã khiến không ít sản phụ trẻ “lỡ dại”, sinh con một mình lựa chọn cách bỏ trốn thay vì đương đầu với trách nhiệm làm mẹ. + Mức trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Gia đình là môi trường tốt nhất cho trẻ em phát triển. Vì thế, việc hỗ trợ các bà mẹ đơn thân, gia đình nghèo để họ Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 8 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em đủ sức đương đầu với khó khăn, dũng cảm nuôi con là giải pháp hiệu quả để tránh xảy ra những chuyện đau lòng. Tuy vậy, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Hải Hữu cho rằng, hiện tại mức trợ cấp xã hội dành cho trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam là 180.000 đồng/tháng, cao nhất là 360.000 đồng/1 tháng, chỉ bằng 20% mức sống trung bình năm 2011. Chỉ 30% trẻ em khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế. + Hạn chế trong vấn đề làm thủ tục cho trẻ bị bỏ rơi ở Việt Nam: Theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch,việc tìm cha mẹ đẻ cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện trên Đài phát thanh hoặc truyền hình nhưng không quy định cụ thể nên có nơi thông báo trên… loa truyền thanh của xã, thông báo vào lúc 5h sáng nên hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin. Mới đây, trong cuộc làm việc giữa Sở Tư pháp Hà Nội với đại diện Sở LĐTB&XH, Phòng quản lý xuất nhập cảnh, PC14 và các Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật trên địa bàn thành phố, Sở Tư pháp cũng đã thừa nhận một trong những lỗi mà các Trung tâm thường mắc phải là chưa thực hiện nghiêm các quy trình thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tìm cha mẹ đẻ (thông báo không đủ hoặc không đúng quy định). Một hiện tượng khác được nhiều Sở Tư pháp phản ánh, do cả mẹ đẻ và người xin nhận con nuôi đều muốn dấu thông tin về cá nhân mình nên đã tự thỏa thuận với nhau tại bệnh viện nơi sinh em bé, rồi về địa phương nơi cư trú yêu cầu UBND cấp xã lập biên bản xác nhận trẻ bị… bỏ rơi. Trong trường hợp này, UBND không thể biết được về sự “thỏa thuận ngầm” trước đó nên nhiều nơi vẫn lập biên bản xác nhận. Theo lý giải, nếu không lập mà không có chứng cứ về sự gian dối thì rất dễ bị dân kiện. + Các biện pháp xử lí chưa triệt để: Chính cách nhận thức và xử lý đối với các hành vi vứt bỏ trẻ sơ sinh chưa thực sự triệt để, thậm chí chưa đúng pháp luật của các cơ quan chức năng, đã dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật. Pháp luật hiện hành có khá nhiều điều luật nhằm bảo vệ trẻ em, nhưng lại thiếu chế tài cụ thể để xử lý đối với những trường hợp chối bỏ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Theo Điều 94 BLHS, Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 9 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em hành vi vứt bỏ con mới sinh phải có hậu quả đứa trẻ chết mới bị xử lý, và chủ thể của hành vi này lại chỉ là người mẹ – đây là qui định không phù hợp. Bởi, mỗi người có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và khi ai đó làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác, cho dù hành vi đó là vô ý, cẩu thả, tắc trách thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, hành vi cố ý vứt bỏ đứa trẻ mới sinh không có chút khả năng tự vệ hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong cho đứa trẻ, nên không cần hậu quả đứa trẻ chết cũng phải bị xử lý trách nhiệm hình sự để trừng phạt nghiêm minh. Bên cạnh đó, đâu chỉ riêng người mẹ, mà nhiều trường hợp, cả cha và mẹ cùng đem vứt bỏ con 4. - Nguyên nhân từ phía cha mẹ, người thân: +Do nhận thức còn yếu kém của chính những người làm cha làm mẹ: Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em bị bỏ rơi. Hiện nay, đa số trẻ em bị bỏ rơi thường là trẻ em vừa mới sinh ra. Hầu hết các trường hợp sản phụ bỏ con tuổi đời còn rất trẻ, nhiều khả năng các em còn ngồi trên ghế nhà trường, hoặc là lao động từ nơi khác đến, mang thai ngoài ý muốn hoặc chưa kết hôn. Trên thực tế, tỉ lệ mang thai ở độ tuổi 13-16 tuổi càng ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng nạo phá thai bừa bãi. Trong trường hợp không nạo phá thai được, họ sẽ đến bệnh viện sinh con rồi bỏ con lại hoặc có những trường hợp giấu gia đình tự mình đem con đi vứt bỏ. Đáng lên án ở đây là có một số những người mẹ, không muốn con mình được sống nên vứt con ở trong rừng, xuống sông, thùng rác, nhà vệ sinh, bồn cầu,…- những nơi mà người ta khó phát hiện hoặc khi phát hiện thì không thể cứu kịp đứa trẻ. Chưa kể tác hại của việc mang thai sớm, con sinh ra khả năng sẽ có nhiều dị tật, chính vì vậy cũng là lí do khiến các em bị vứt bỏ. Ngoài ra còn có những trường hợp mang thai con ngoài giá thú, người mẹ không đủ sức vượt qua hoặc không dám đối mặt với dư luận khi mang thai ngoài ý muốn cũng là nguyên nhân khiến các em bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra. 4 - http://vntimes.com.vn/tin-tuc/tin-xa-hoi/28841-nguyen-nhan-tinh-trang-tre-em-bi-bo-roi-tai-viet-nam.html. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 10 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em + Do hoàn cảnh kinh tế cha mẹ khó khăn: Độ tuổi trẻ em bị bỏ rơi trong trường hợp này thường là khi các em đã lớn (phần lớn độ tuổi từ 3-12 tuổi), do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, gia đình lại đông con không thể nuôi được nên cha mẹ, người thân đem các em đến một tỉnh, thành phố khác xa rồi vứt bỏ ở đó. Tác hại của việc làm này là chính cha mẹ đã đẩy con mình vào tình trạng lang thang, cơ nhỡ, sống vất vưởng không nơi nương tựa. Các em sẽ được phát triển bình thường nếu như được những tổ chức, gia đình, cá nhân giúp đỡ, đem về nuôi, nhưng các trường hợp này thường ít hơn so với số trẻ em lang thang trên đường phố bị bỏ rơi. Các em còn lại thường phải tự mình kiếm sống, vô tình các em rơi vào thành phần lao động trẻ em bị bóc lột sức lao động, hơn nữa còn sa vào các tệ nạn xã hội như các trường hợp lợi dụng trẻ em buôn ma túy, mua bán dâm,… 2. Những giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi Từ những nguyên nhân trên, nhóm xin đưa ra một số các giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam: Một là, tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các tổ chức Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BVCS&GD trẻ em là một trong những công tác quan trọng của toàn bộ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và thực hiện của mình. Các cấp uỷ Đảng phải có nghị quyết đúng đắn; chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải đề ra được những chính sách giải pháp cụ thể về BVCS&GD trẻ em phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương, từng vùng để đảm bảo cho những chỉ thị của Đảng và Nhà nước có hiệu quả trong thực tế. Các đoàn thể chính trị xã hội, nhà trường phải trở thành lực lượng nòng cốt để tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ BVCS&GD trẻ em địa phương, để hạn chế ít nhất tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Hai là, Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động, chính sách tạo điều kiện cho trẻ em đảm bảo các quyền cơ bản của mình. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 11 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em - Kinh phí cho xây dựng kết cấu hạ tầng như: hệ thống trường học cùng trang thiết bị và đồ dùng dạy học; các cơ sở vui chơi giải trí, nuôi dưỡng và chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tàn tật, nhiễm HIV,…chủ yếu là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Hạn chế tình trạng gia đình bỏ rơi các em vì nguyên nhân do các em bị tàn tật, nhiễm HIV,… - Kinh phí cho việc thực hiện các dự án: xóa đói giảm nghèo; phổ cập giáo dục và xóa nạn mù chữ ở trẻ em; khắc phục tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ. - Kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thầy cô giáo giúp đỡ, dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hiện nay kinh phí Nhà nước đầu tư cho các nhu cầu trên đây hàng năm còn quá ít ỏi, chỉ nói riêng về kinh phí xây dựng trường, lớp cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng trên dưới 50% mức yêu cầu. Nếu như Nhà nước không quan tâm đầu tư kinh phí cho các nhu cầu cần thiết nói trên thì công tác BVCS&GD trẻ em ở nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Điều đó làm cho các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVCS&GD trẻ em không có ý nghĩa thực tế. Ngoài ra, cần tăng mức trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh việc nâng mức trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ các bà mẹ đơn thân, cần thiết phải xây dựng mạng lưới chăm sóc trẻ em cộng đồng. Ngoài hỗ trợ các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc trẻ, mạng lưới có nhiệm vụ phát hiện nguy cơ bỏ rơi trẻ em ở các gia đình nghèo khó để tìm giải pháp xử lý. Ba là, cần có sự sửa đổi, bổ sung với những thiếu xót của quy định pháp luật hiện hành. Cần quy định rõ ràng, cụ thể các biện pháp xử lí triệt để, nghiêm minh, răn đe đối với các hành vi bỏ rơi trẻ em. Và nếu như cần thiết nên áp dụng các biện pháp đánh mạnh vào kinh tế đối với những trường hợp cha mẹ, người thân, người giám hộ bỏ rơi trẻ em, đặc biệt là đối với những trường hợp cha mẹ thỏa thuận ngầm với người nhận nuôi con tại bệnh viện nơi sinh em bé, rồi về địa phương nơi cư trú yêu cầu UBND cấp xã lập biên bản xác nhận trẻ bị… bỏ rơi. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 12 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em Ngoài ra, hiện nay mức độ xử lí các đối tượng lạm dụng lao động trẻ em còn nhẹ, chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, xử phạt hành chính. Cần sửa đổi pháp luật, xử lí nghiêm các cơ sở có hành vi bóc lột lao động, sử dụng lao động không đúng pháp luật. Như vậy, tình trạng bỏ rơi trẻ em sẽ được hạn chế đáng kể và đồng thời sẽ giám bớt tình trạng trẻ em phải sống lang thang, cơ nhỡ, trẻ em bị bóc lột sức lao động, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em nhiễm HIV,… Bốn là, về vấn đề kinh tế khó khăn của các gia đình. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay còn thấp kém, thu nhập của các gia đình nói chung chỉ đủ bù đắp cho các chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, thậm chí còn một số không ít gia đình nhất là nông dân vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Để hạn chế được sự gia tăng trẻ em bị bỏ rơi, cần có sự giúp đỡ những gia đình nghèo khó tại địa phương như cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc cho vay không lãi suất để phát triển kinh tế vườn tại gia đình, hướng dẫn cung cách làm ăn để những gia đình tự vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo. Còn trẻ em có thể tạo cơ hội, điều kiện cho các em đi học, học nghề tại các cơ sở học nghề để giúp đỡ cha mẹ, giảm bớt những khó khăn về kinh tế gia đình, bảo đảm chính đời sống của các em. Năm là, cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về vấn đề trẻ em bị bỏ rơi tới cả các cấp các ngành, đoàn thể nhân dân. Cần làm cho họ hiểu rõ Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, các quan điểm tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Cần tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động xã hội để mọi người cùng hiểu, cùng tham gia thực hiện góp phần bảo vệ quyền của trẻ em. Ngoài ra, nâng cao việc giáo dục của gia đình và nhà trường đối với trẻ vị thành niên, đặc biệt là giáo dục những kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, xây dựng dịch vụ tư vấn hỗ trợ để phát hiện nguy cơ bỏ rơi trẻ em ở các gia đình nghèo khó và tăng cường hỗ trợ cho các gia đình này để tránh tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Sáu là, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân phải thực hiện nghiêm túc các điều luật, chính sách và pháp lệnh của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 13 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em Các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam động viên giúp đỡ công nhân viên chức làm tròn nhiệm vụ đối với con cái và dành một phần thích đáng quỹ phúc lợi vào việc bảo vệ, chăm lo cho trẻ em để có thể hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Các cơ quan chính quyền địa phương cần thực hiện nghiêm túc các quy trình thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tìm cha mẹ đẻ theo đúng quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Cần xử lí thật nặng các trường hợp không thực hiện đúng quy định về quy trình thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bảy là, đối với những trường hợp trẻ em bị bỏ rơi. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cần phải tìm gia đình thay thế cho các em, cho các em sống một cuộc sống bình thường, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện đầy đủ như quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được học tập, quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động khác,… Bởi trẻ em nhất là trẻ em bị chính cha mẹ, người thân bỏ rơi, các em phải trải qua nỗi đau quá lớn. Các em cũng khao khát được sống, được học tập, vui chơi như bao đứa trẻ khác và điều các em cần nhất chính là một mái ấm gia đình nơi có thể giúp các em giống như những đứa trẻ bình thường. Đây cũng là biện pháp giúp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi đang ngày càng gia tăng hiện nay nếu như không xác định được cha mẹ đẻ của các em. C – KẾT LUẬN: Qua quá trình phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em bị bỏ rơi, điều đặt ra hiện nay là cần sự quan tâm sát sao hơn nữa của toàn xã hội, cùng chung tay giúp đỡ. Hy vọng trong tương lai gần số lượng trẻ em bị bỏ rơi sẽ giảm đi đáng kể, và những trẻ em này sẽ được chăm sóc giáo dục thật tốt như bao trẻ em bình thường khác. Tất cả vì một thế hệ trẻ trong tương lai của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng hành động. Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 14 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 2. Bộ luật lao động. 3. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 3. Nghị định của Chính phủ số 58/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng kí và quản lí hộ tịch. 4. Nghị định của Chính phủ số 91/2011/NĐ-CP ngày 18/11/2011 về xử lí vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em. 5. Các trang web tham khảo: www.molisa.gov.vn http://vntimes.com.vn/tin-tuc/tin-xa-hoi/28841-nguyen-nhan-tinh-trang-tre-em-bibo-roi-tai-viet-nam.html. http://dantri.com.vn/danh-sach-ung-ho/danh-sach-ung-ho-tuan-02-thang-03-nam2014-853708.htm. http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/co-tich-phung-thien-nhan-232046.htm. http://news.lhu.edu.vn/441/81700/Giao-su-Pham-Duc-Duong-Bo-roi-con-baodong-su-di-xuong-cua-van-hoa-.html#sthash.v2NFols3.dpuf http://vntimes.com.vn/tin-tuc/tin-xa-hoi/28841-nguyen-nhan-tinh-trang-tre-embi-bo-roi-tai-viet-nam.html Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 15 Bài tập nhóm 2 môn Pháp luật về quyền trẻ em MỤC LỤC A – LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 B – NỘI DUNG............................................................................................................1-14 I, Thực trạng về trẻ em bị bỏ rơi.................................................................................1-8 1. Những thành tựu đã đạt được.............................................................................1-5 2. Những khó khăn còn tồn tại................................................................................5-8 II, Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi...............................8-14 1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị bỏ rơi..........................................8-11 2. Những giải pháp hạn chế tình trạng trẻ em bị bỏ rơi..............................................11-14 C – KẾT LUẬN:………………………………………………………..……………..14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………..……………………..15 Nhóm 05 - Lớp N02 – TL01 Page 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan