Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thực tiễn, giả...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thực tiễn, giải pháp và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

.DOC
22
68
85

Mô tả:

MỤC LỤC A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: 2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 2.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ: 2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. II. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2005. 2. Những trường hợp loại trừ. III. Chủ thể bồi thường thiệt hại và chủ thể được hưởng bồi thường. 1. Chủ thể bồi thường thiệt hại: 2. Chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại: IV. Thực tiễn áp dụng pháp luật. 1. Những tồn tại, vướng mắc. 2. Nguyên nhân: V. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Giải pháp: 2. Kiến nghị: C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trang 1 2 2 3 5 6 8 8 11 12 12 13 14 14 16 17 17 18 21 22 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong thế giới tự nhiên, có những vật luôn tiềm ẩn quanh nó khả năng gây thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh mà bản thân con người rất khó kiểm soát. Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối nguy hiểm cho những người xung quanh, mặc dù là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Bộ Luật Dân sự đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là một “loại trách nhiệm dân sự nâng cao”. Trách nhiệm bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung là những trường hợp rất dễ nhầm lẫn trong quá trình áp dụng luật. Chính vì lẽ đó, pháp luật hiện hành của Việt Nam (Bộ luật dân sự 2005) đã dành hẳn một chương (chương XXI – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) với 26 điều luật quy định và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành do tính phức tạp của các quan hệ mà chế định này điều chỉnh. Điều 623 BLDS 2005 về bồi thường hiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có một vị trí đặc biệt quan trọng, đây là quy định mang tính nguyên tắc, liên quan tới bồi thường thiệt hại không cần chứng minh yếu tố lỗi, xét về tính chất, ý nghĩa thì nó có vị trí ngang bằng với điều 604 – là những căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Con người sống trong xã hội có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nếu vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, có tính cưỡng chế của nhà nước buộc người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường, là trách nhiệm của người có hành vi không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc nội dung thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định, các điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Nhưng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên vi phạm hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Chủ thể chịu trách nhiệm: một trong hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng sẽ là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra còn đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ngoài việc áp dụng trách nhiệm bồi thường với người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại còn áp dụng với những người khác như cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề... Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng khi cần xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng khi cần xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và loại trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. 2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 2.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ: Cho đến nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có một khái niệm chính thống về nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 chỉ liệt kê những nguồn nguy hiểm cao độ trong thực tế: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: các phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”, và Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Như vậy, theo Điều 623 và Nghị quyết 03, để xác định được đâu là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải làm rõ các khái niệm “phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ” nghĩa là phải nắm được những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan. - Khái niệm “phương tiện vận tải cơ giới” được quy định trong luật Giao thông đường bộ, nhưng đây cũng là một khái niệm chưa hoàn chỉnh. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định: “Phương tiện vận tải cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật...”, theo tinh thần của khoản 1 Điều 623 thì phương tiện vận tải cơ giới gồm phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, được trang bị và hoạt động bằng máy móc. Tuy nhiên, liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đều được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay không? Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế, có những loại phương tiện đang nằm ngoài “sự kiểm soát” của pháp luật khi quy định về “nguồn nguy hiểm cao độ”, chẳng hạn: xe đạp điện, xe babetta, java... hay máy thi công, máy nông lâm ngư cơ... - Hệ thống tải điện được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao...; nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... cũng coi như phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”, điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh. - Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ... (Theo “Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996). - Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn... dễ gây ra cháy nổ. (Theo Điều 3 Luật phòng cháy chữa cháy). Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng dầu,...). Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng,..). - Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật, cũng như với môi trường xung quanh (ví dụ: Các chất độc bảng A như Acônitin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, nicôtin,...). - Chất phóng xạ là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilôgam (70KBO/KG). (Theo khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996). Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học (urani, radi,...), có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống. - Thú dữ là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu,... (Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng). Theo Từ điển luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND nguồn nguy hiểm cao độ là “vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người xung quanh”. Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật trong thế giới tự nhiên hay hoạt động của máy móc, phương tiện khoa học, kỹ thuật mà hoạt động sản xuất, vận chuyển, bảo quản có tiềm năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh mà con người không thể kiểm soát được tuyệt đối. 2.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ của một người đã gây ra thiệt hại, bao gồm trách nhiệm bồi thường vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định khi có đủ bốn điều kiện: có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hịa xảy ra và hành vi gây thiệt hại, có lỗi. Là một trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định không cần yếu tố lỗi. Khi có thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bởi căn cứ pháp lý được áp dụng của hai trường này là khác nhau. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi. Việc phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với do hành vi trái pháp luật gây ra mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại là hành vi của con người, mang tính chủ quan, còn thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do “tự nhân” nguồn nguy hiểm cao độ, không phải do sự tác động trái pháp luật của con người vào nó. Nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường hiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cần phải làm sáng tỏ những điều kiện phát sinh trách nhiệm, chủ thể có trách nhiệm bồi thường, chủ thể được hưởng bồi thường, vai trò của yếu tố lỗi... 3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. * Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Đặc điểm này thể hiện, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mang đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại không thuộc nghĩa vụ hợp đồng. Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật quy định, đó là: có thiệt hại xảy ra, có việc gây thiệt hại trái pháp, có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Nghĩa là sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải hành vi vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết thực hiện. Về chủ thể chịu trách nhiệm: Về nguyên tắc, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường. Về mức bồi thường: Mức bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của pháp luật phải bồi thường toàn bộ, tuy nhiên có những trường hợp mức bồi thường theo quy định của pháp luật thấp hơn thiệt hại thực tế. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận trước, mức bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận trước, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo thỏa thuận đó, do đó có thể thấp hơn, bằng hoặc lớn hơn thiệt hại xảy ra. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, việc bồi thường thiệt hại sẽ chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể gây thiệt hại, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, chỉ chấm dứt trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. * Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh không cần yếu tố lỗi: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, lỗi là yếu tố bắt buộc khi xác định điều kiện phát sinh vì thiệt hại xảy ra là do hành vi có lỗi của con người, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, thiệt hại xảy ra là do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trách nhiệm này phát sinh khi thỏa mãn ba điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; có việc gây thiệt hại trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quản giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại. * Thứ ba, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín: Thiệt hại là tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thiệt hại đó do “phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất độc, chất cháy, thú dữ” gây ra và là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. II. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2005. Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra, đây là tiền đề của trách nhiệm bồi thường bởi lẽ mục đích cảu trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại nên trách nhiệm thường gắn liền với việc bồi thường. Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Mọi công dân đều có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, mọi hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này đều là trái pháp luật, dù là lỗi cố ý hay vô ý, thậm chí cả trường hợp không có lỗi. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hịa xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hịa chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Thứ tư, là người gây thiệt hại có lỗi. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được tính đến khi có đủ bốn điều kiện trên, là một trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cần đặc biệt lưu ý bởi ngoài những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, nó còn mang những đặc điểm khác biệt. Trách nhiệm dân sự được xác định không phụ thuộc vào yếu tố lỗi. * Có thiệt hại xảy ra: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra có trách nhiệm do xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, tài sản và tổn thất về tinh thần, không có trách nhiệm về danh dự, nhân phầm, uy tín bởi khách thể mà nó xâm phạm là sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tài sản của tổ chức. Thiệt hại là điều kiện tiền đề, là cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. Vấn đề đặt ra là cần phân biệt rõ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gnuoiwf gây ra liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó nguy cơ gây ra thiệt hại và có thể xảy ra trên thcuwj tế bất cức lúc nào ngoài tầm kiểm soát của con người. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nó gây ra. Ví dụ: ô tô đang vận hành thì bị mất phanh, nổ lốp,... còn thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành trái pháp luật của con người gây ra những liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ: phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn, vi phạm nguyên tắc an toàn của hệ thống điện gây chết người. Thiệt hại xảy ra trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là thiệt hại đối với người xung quanh – là những người kkhi có thiệt hại xảy ra đối với họ, họ không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, đó là hành khác trên các phương tiện giao thông cơ giới khác đang hoạt động, khán giả trong rạp xiếc, trong vườn bách thú và trong quan hệ bồi thường, “người xung quanh” là chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại. * Có việc gây thiệt hại trái pháp luật: Điều kiện thứu hai để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là có việc gây thiệt hại trái pháp luật. Việc phân biệt thiệt hại do “tác động của con người” với thiệt hại “do tác động của vật” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người hay do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu thiệt hại do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người gây ra thì không thể áp dụng Điều 623 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh do chính hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, xâm phạm đến nhóm khách thể được pháp luật bảo hộ như tài sản, sức khỏe và tính mạng của người khác. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ hay người quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ có nghĩa vụ phải đảm bảo sự an toàn khi nguồn nguy hiểm cao độ vận hành, lưu thông. Thiệt hại mà tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. * Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra: Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường là có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, nghĩa là hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại phải là nguyên nhân gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Riêng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hịa do nguồn nguy hiểm gây ra thì mối quan hệ nhân quả này thể hiện giữa thiệt hại xảy ra và hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ, nói cách khác là phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Điều kiện này có nghĩa là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại xảy ra và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. * Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Nếu như một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là điều kiện về lỗi thì bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm dân sự liên quan đến tài sản không cần điều kiện lỗi. Điều 308 BLDS 2005 chia lỗi thành hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Theo điều luật trên thì lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định về cơ sở xác định lỗi và hình thức lỗi. Khoản 3 Điều 623 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi”. Như vậy, khi có thiệt hại xảy ra hoàn toàn do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dù chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng chững minh được họ không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường vẫn phát sinh. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý sử dụng của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ - những vật luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại bất kỳ lúc nào. Thêm nữa, lỗi là trạng thái tâm lý, nó gắn liền với hành vi của con người, không thể đi tìm lỗi trong hoạt động của đồ vật. 2. Những trường hợp loại trừ. Khoản 3 Điều 623 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. * Trường hợp thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: Lỗi cố ý của người bị thiệt hại là người bị thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình gây thiệt hại cho mình nhưng vẫn thực hiện và mong muốn thiệt hại đó xảy ra với mình. Đây hoàn toàn là ý muốn chủ quan của người bị thiệt hại, nên pháp luật quy định trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường. Điều 617 BLDS 2005 quy định: “nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. *Trường hợp thứ hai, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết: Một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu đáp ứng đủ ba điều kiện: xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được; không thể khắc phục được và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn thiệt hại. Tình thế cấp thiết theo điều 16 BLHS quy định “là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”. Theo Điều 614 BLDS 2005 quy định thì “người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Thiệt hại xảy ra trong hai trường hợp trên, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường. Việc chứng minh thiệt hại xảy ra do bất khả kháng hay trong tình thế cấp thiết đòi hỏi những xem xét, đánh giá cụ thể và toàn diện, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cũng như người gây ra thiệt hại. III. Chủ thể bồi thường thiệt hại và chủ thể được hưởng bồi thường. 1. Chủ thể bồi thường thiệt hại: Để xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại trong các vụ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì việc trước tiên là phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của chủ thể là khả năng của chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ thiệt hại xảy ra. Điều 606 BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và được Nghị quyết số 03 hướng dẫn tại mục 3 phần I. Điều 623 BLDS 2005 quy định: “2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” Để xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 623 BLDS đã căn cứ vào các tiêu chí: Nguồn nguy hiểm cao độ xác định rõ chủ sở hữu và chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nguồn nguy hiểm được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, quản lý theo ý chí của chủ sở hữu, thì người này phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. 2. Chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại: Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại có thể không phải là người bị thiệt hại. Đối với trường hợp thiệt hại về sức khỏe, thì chủ thể được hưởng bồi thường là người bị thiệt hại, người chăm sóc người bị thiệt hại; đối với trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì chủ thể này gồm: thân nhân của người bị thiệt hại, những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng. Thời gian gần đây, những vụ việc gây thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ xảy ra khá nhiều, đặc biệt đối với các vụ việc gây thiệt hịa về tính mạng, sức khỏe, giải quyết trách nhiệm dân sự sao cho triệt để được đặt ra, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, củng cố lòng tin và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. IV. Thực tiễn áp dụng pháp luật. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do tài sản gây ra. Với những quy định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chúng ta đã có những căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi sửa đổi, bổ sung BLDS năm 1995, mặc dù thực tiễn áp dụng đã có những bất cập, vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng đã không được sửa đổi trong Bộ luật dân sự 2005, dẫn đến những sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật, những nhầm lẫn đó thường xảy ra trong việc xác định nguyên nhân của thiệt hại, tức là thiệt hại đó xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay chỉ liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường... 1. Những tồn tại, vướng mắc. * Trong việc xác định nguyên gây thiệt hại: Trong chương 1 và chương 2, luận văn đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc phân biệt giữa thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Việc phân biệt này giúp các cơ quan chức năng, các nhà áp dụng pháp luật xác định được chủ thể có thể bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Nhưng thực tế, vẫn còn có những thẩm phán, những kiểm sát viên có sự nhầm lẫn, dẫn đến việc áp dụng sai căn cứ, mắc sai sót trong giải quyết án. Chỉ có thể áp dụng Điều 623 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà không có sự tác động bởi hành vi trái pháp luật của con người. Hành vi trái pháp luật của con người ở đây là hành vi “sự dụng nguồn nguy hiểm cao độ” là công cụ, phương tiện gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm thông thường do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại như không bảo trì, kiểm tra an toàn xe định kỳ, không rà soát những lỗi kỹ thuật có thể xảy ra khi vận hành... thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bình thường trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi. Trong thực tế, việc các nhà áp dụng pháp luật thấy có thiệt hịa liên quan đến nguồn nguy hiểm cao đọ là áp dụng Điều 623 để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn đã và đang xảy ra, đặc biệt trong việc xác định trách nhiệm bồi thường dân sự trong các vụ án giao thông đường bộ. * Xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại không đúng: Việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại trong các vụ án là rất quan trọng, nếu có thiếu sót, nhầm lẫn sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ là chủ thể được bồi thường thiệt hại. Khoản 2 Điều 623 quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, chủ thể phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử dụng hợp pháp. Nhưng thực tế áp dụng lại có những sai sót khi xác định chủ thể phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra như việc không đưa người có trách nhiệm bồi thường tham gia tố tụng, xác định chủ thể bồi thường không phải là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. 2. Nguyên nhân: Với những quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây nói riêng còn khá nhiều những bất cập, dẫn đến những tồn tại vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Nhìn chung, tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau: - Những quy định của pháp luật chưa đầy đủ, các văn bản hướng dẫn luật chưa thật rõ ràng dẫn đến áp dụng sai hoặc thiếu. Luật dân sự hiện hành chưa đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ, chưa quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đang trong quá trình chuyển giao, chưa quy định cụ thể điều kiện để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra. Nghị quyết số 03/2006/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn khá cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phần về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có một số điểm chưa rõ, việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ cũng được Nghị quyết này hướng dẫn theo hướng căn cứ vào sự liệt kê của Điều 623 và quy định của các ngành luật liên quan mà chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể để xác định đâu là nguồn nguy hiểm cao độ, Nghị quyết cũng chưa hướng dẫn về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Có một số điểm hướng dẫn của Nghị quyết rát dễ gây hiểu lầm trong quá trình áp dụng. Đó là khi xác định điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, khi hướng dẫn cho trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trường hợp: “xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật thì bất ngờ có người lao vào xe tự tử và hậu quả là người này bị thương hoặc bị chết”, “ví dụ này có thể dẫn đến cách hiểu loại trừ trường hợp người bị thiệt hại cố ý lao vào xe ô tô tự tử thì mọi thiệt hại do xe ô tô gây ra đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Cũng theo hướng dẫn của Nghị quyết 03, “trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”. - Ý thức pháp luật của công dân. Cùng với một hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thậm chí còn không rõ ràng, sự thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật của người dân là một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng các vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này thể hiện, khi có thiệt hại xảy ra, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không chịu bồi thường vì không có lỗi hoặc được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không bồi thường vì không phải chủ sở hữu, hoặc người bị thiệt hại đòi mức bồi thường không phù hợp dẫn đến tranh chấp. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân không biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ như thế nào, điều này làm cho một số các vụ tai nạn xảy ra rồi chìm vào quên lãng hoặc được lấp liếm dưới các chiêu bài “hỗ trợ” của chủ thể gây thiêt hại. - Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một số thẩm phán, kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặc biệt trong lĩnh vực dân sự. V. Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1. Giải pháp: Giảm thiểu tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thời gian gần đây, các vụ tai nạn gia tăng rõ rệt, mức độ thiệt hại trong các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, giảm thiểu tại nạn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều những giải pháp, trong đó cần quan tâm đến: Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật đến với người dân bằng nhiều hình thức khác nhau: tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, thi tìm hiểu, các cuộc tập huấn, phổ biến... Dân sự số Việt Nam với hơn 70% là sống tại các vùng nông thôn, vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, việc tiếp thông tin, nâng cao trình độ dân trí vô cùng hạn chế, chính ddiefu này là nguyên nhân dẫn đến việc người dân không biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. Để ddauw pháp luật gắn với người dân hơn nữa, để đảm bảo được tính khả thi cũng như dân trí vô cùng hạn chế, chính điều này là nguyên nhân dẫn đến việc người dân không biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. Xây dựng đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Chú trọng tới công tác đào tạo sinh viên luật tại các cơ sở đào tạo trong nước cũng như ở nước ngoài. 2. Kiến nghị: Hoàn thiện những quy định của pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cần đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ thay vì liệt kệ những nguồn nguy hiểm cao độ cụ thể như hiện nay, bởi việc liệt kê này gây khó khăn cho công tác nghiên cứu cũng như áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực tế. Nhưng để đưa ra khái niệm này không phải là điều dễ dàng và rất có thể không đầy đủ, pháp luật các nước trên thế giới cũng không đưa ra khái niệm cụ thể, nên có những tiêu chí chung nhất để xác định thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ, nói cách khác là cần xác định những đặc điểm chung nhất định của chúng để khi soi vào đó, những nhà áp dụng pháp luật có thể xác định được đó là nguồn nguy hiểm cao độ hay không. Quy định cụ thể điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thực tiễn xét xử trong thời gian qua đã cho thấy một thực trạng, tại nhiều Tòa án, cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không cần phân biệt thiệt hại đó do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi trái pháp luật gây ra. Điều 623 BLDS chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu hay người quản lý sử dụng mà chưa xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường này có những khác biệt cơ bản, việc quy định cụ thể điều kiện phát sinh sẽ khắc phục cơ bản những thiếu sót nhầm lẫn trong nghiên cứu, áp dụng luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cũng như hướng dẫn về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra, điều này đã dẫn đến sự lúng túng trong việc phân định trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật với trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật với trách nhiệm bồi thường do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Để tránh xảy thực trạng này, Bộ luật dân sự cần bổ sung quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, gồm: - Có thiệt hại xảy ra; - Có việc gây thiệt hại; - Có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nhanh và kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, trong đó tiêu chí đầu tiên là tính công bằng. Trường hợp chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng mà gây ra thiệt hịa nên chia thành hai trường hợp nhỏ: nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì người này phải bồi thường, nhưng nếu thiệt hại xảy ra mà người này không thể biết và pháp luật không bắt buộc phải biết thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường. Đối với người được giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nếu cso thiệt hại xảy ra thì chủ sở hữu phải liên đới bồi thường. Bởi việc chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ trong quan hệ lao động khác với trong quan hệ dân sự. Mặc dù Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP cũng có một số hướng dẫn nhưng dưới dạng các ví dụ minh họa mà không phải là những quy định thực tế. vì vậy những quy định phân rõ ràng trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ sẽ đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong việc khắc phục thiệt hại và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Quy định rõ ràng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được giao quản lý, sử dụng, khai thác nguồn nguy hiểm cao độ để tránh tình trạng đùn đẩy như trong thời gian vừa qua. Sự nhầm lẫn giữa “trách nhiệm bồi thường thiệt hại” và “hỗ trợ” trong các trường hợp gây thiệt hại đã khẳng định những quy định hiện có của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chauw đầy đủ, tính thực tiễn chưa cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật. Công tác tuyên truyền pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc chấp hành pháp luật, đặc biệt là khi hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thực sự hoàn thiện, những quy định của pháp luật còn khá xa rời đời sống xã hội, trình độ dân trí chưa đồng đều. Vi phạm pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan