Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

.DOC
37
451
58

Mô tả:

Xét về nguồn gốc lịch sử thì chế định bồi thường thiệt hại ra đời từ rất sớm. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi quốc gia đều có quy định chung về bồi thường thiệt hại, bên cạnh đó còn có các quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại, hoàn cảnh gây ra thiệt hại…
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT -------– — ------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Việt Cường Họ và tên sinh viên: Bùi Bảo Vinh Lớp 33K13.1 – HCM Mã số sinh viên: 33TC-0142 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và có được những kiến thức bổ ích như hôm nay em luôn ghi nhớ công ơn của quí thầy cô, những người đã dạy bảo chúng em trong suốt quá trình học tập. Trước hết em xin kính lời cảm ơn đến quí thầy cô ở khoa Luật trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng, quí thầy cô đã giảng dạy chúng em ở trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm giảng dạy chúng em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn em làm đề tài thực tập Thạc sĩ Đỗ Việt Cường, người đã định hướng, giúp đở, chỉ bảo cho em trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Qua đây em cũng xin cảm ơn lãnh đạo và nhân viên văn phòng luật sư Hồng Đức Phúc đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp cận với các tài liệu luật để hoàn thành chuyên đề của mình. Với sự hướng dẫn của thầy Thạc sĩ Đỗ Việt Cường và sự giúp đỡ của văn phòng luật sư Hồng Đức Phúc em đã hoàn thành chuyên đề nghiên cứu về “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Tuy nhiên đây là lần đầu tiếp cận với công trình nghiên cứu nên em rất mong được sự chỉ bảo của quí thầy cô và quí anh chị trong ngành. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô ở trường và tập thể các anh chị trong văn phòng nơi em thực tập. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực tập Bùi Bảo Vinh LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình của riêng em. Các số liệu, phân tích, lập luận và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các tài liệu tham khảo và trích dẫn được chú thích đầy đủ. Bất kỳ sự vi phạm nào của em sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế của Đại học Đà Nẵng và quy chế của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Sinh viên thực tập Bùi Bảo Vinh NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Dẫn nhập........................................................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................... 6. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................... CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG............................................................................. 1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm............................................................................... 1.1.1. Trách nhiệm dân sự................................................................................................. 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................................................................ 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.................................................. CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA ........................................................................................................... 2.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.......................................................................... 2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...................... 2.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...................................................................................................................... 2.4. Chủ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra........................................................................................................................................ CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU................................... 3.1 Thực trạng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.................................................................................................................................. 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng............................................................. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................... 1. Kết luận ......................................................................................................................... 2. Hướng phát triển của đề tài........................................................................................... Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 1 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự --- PHẦN MỞ ĐẦU --1. Dẫn nhập Xét về nguồn gốc lịch sử thì chế định bồi thường thiệt hại ra đời từ rất sớm. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi quốc gia đều có quy định chung về bồi thường thiệt hại, bên cạnh đó còn có các quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại, hoàn cảnh gây ra thiệt hại… Dựa theo nguồn gốc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng do pháp luật quy định mà xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Ngoài hành vi gây thiệt hại do con người còn có thiệt hại do nguyên nhân khác như: thiên tai, tài sản, thú dữ… gây ra. Nên có những thiệt hại khi xảy ra, người bị thiệt hại được bồi thường, nhưng có những thiệt hại lại không được bồi thường. Tuy nhiên để xác định được trách nhiệm bồi thường của người có hành vi gây thiệt hại trong quan hệ dân sự mà không có hợp đồng là rất khó khăn, vì liên quan đến căn cứ phát sinh trách nhiệm, yếu tố lỗi, mức bồi thường, hơn nữa quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này thường mang tình định tính hơn là định lượng nên gây không ít khó khăn cho công tác áp dụng pháp luật. Do đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và đảm bảo tính công bằng xã hội, từ xưa đến nay những quy định bồi thường thiệt hại đã được đặt ra tùy theo đối tượng, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Trong đó có chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối quan hệ nguy hiểm cho những người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Luật pháp đã có những quy định như thế nào về vấn đề Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 2 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? và thực tiễn nói lên điều gì? Xuất phát từ những lý do trên nên em chọn đề tài: “TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây. Với mong muốn trang bị thêm kiến thức cho bản thân về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và các trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhằm làm sáng tỏ, chỉ ra và giải quyết các vướng mắc mà vấn đề này gặp phải Để đạt được mục đích trên tôi đề xuất mục tiêu cụ thể như sau: 2.1 Thực trạng việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây. 2.2 Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài này sẽ nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, các chế định, thực trạng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp tài liệu - Phương pháp phân tích và so sánh thông tin Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 3 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc hiện nay. Đề tài sẽ đề cập một cách có hệ thống, chi tiết các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng pháp luật, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và áp dụng pháp luật cho vấn đề này. 6. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục, tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 chương:  Chương 1: Các khái niệm về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.  Chương 2: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây.  Chương 3: Thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật hiện nay. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 4 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm chung. 1.1.1. Trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự là một chế định có lịch sử lâu đời, cho đến nay nó là một trong những chế định có tấm ảnh hưởng rộng rãi và luôn được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật. Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ trong xã hội là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng. - Là trách nhiệm tài sản. - Áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm mà người thiệt hại phải gánh chịu. Trách nhiệm dân sự được phân chia thành trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được phân biệt từ vi phạm hợp đồng hay vi phạm quy định của pháp luật. 1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo Điều 604 Bộ luật Dân Sự 2005. “ Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.” - Điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất định như:  Có thiệt hại xảy ra Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 5 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự  Có hành vi gây thiệt hại  Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.  Có lỗi của người gây thiệt hại. - Chủ thể: Chủ thể bị áp dụng bồi thường thiệt hại là người gây thiệt hại trực tiếp và các chủ thể khác do luật quy định. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Theo đó người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó có lỗi dù là lỗi vô ý hay cố ý mà xâm hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hay chủ thể khác. Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Và cũng theo khoản 5 Điều 281 Bộ luật dân sự 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “ Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Theo đó ta thấy các nhà làm luật đã đồng nghĩa giữa “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với “nghĩa vụ bồi thường do hành vi trái pháp luật” So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những điểm riêng biệt sau: Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 6 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự - Cơ sở phát sinh trách nhiệm: Do pháp luật quy định. - Điều kiện phát sinh trách nhiệm: Chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. - Mức bồi thường thiệt hại: Phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. - Chủ thể: Ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật còn áp dụng với các chủ thể khác. Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được chia thành bồi thường thiệt hại do tài sản, súc vật gây ra và bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Sự phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Là chế định góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. - Là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Là chế định góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 7 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 2.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” đồng thời dựa theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân Sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, như vậy pháp luật pháp luật không đưa ra khái niệm tổng quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê. Trên cơ sở xem xét, đánh giá về các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ trong các văn bản hướng dẫn, có thể hiểu: “Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối” 1 2.2 Đặc điểm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó ngoài những đặc điểm chung thì bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ cũng có những đặc điểm riêng. - Thứ nhất: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có nguyên nhân chính được xuất phát từ tài sản mà không phải là hành vi của con người. - Thứ hai: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là trường hợp người bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản với bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Theo T.S Lê Đình Nghị ( chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2010, Tr 208. 1 Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 8 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự 2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi Bộ luật Dân Sự 1995 ra đời thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, Bộ luật Dân Sự 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân Sự 2005. Trên cơ sở tại khoản 2 Điều 604 Bộ luật Dân Sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó’’, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính là một trong những trường hợp pháp luật quy định. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự về tài sản, là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không có lỗi. Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau: “1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 9 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.” Trong thực tế hiện nay, bên cạnh những thiệt hại do hành vi của con người gây ra còn có nhiều thiệt hại do tài sản là các phương tiện giao thông, máy móc, công trình xây dựng, súc vật gây ra. Nếu muốn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ thì cần phải xác định nguồn gây thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không. Do pháp luật quy định không liệt kê đầy đủ và chi tiết nên khi xem xét sự vật gây thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không, cần căn cứ vào tính chất của sự vật đó như: mức độ nguy hiểm; khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật, quy định của pháp luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng… Mặt khác, Bộ luật Dân sự đã có riêng điều luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) áp dụng đối với chủ sở hữu, người quản lý súc vật nên không thể áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được. Trong khi đó, cá sấu, trăn, rắn độc mặc dù không phải là “thú dữ” (theo các định nghĩa trong từ điển) nhưng phải coi là nguồn nguy hiểm cao độ vì đây là loại động vật còn mang tính hoang dã, chưa được thuần hóa và có tính chất nguy hiểm lớn. Việc xác định một vật có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay không sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tính chất của sự vật đó. Nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ bao gồm những sự vật được liệt kê tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn bao gồm những sự vật khác mà hoạt động của chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh, con người không thể hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây thiệt hại. Đối với nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt trong việc trông giữ, vận hành, sử dụng, vận chuyển để tránh gây thiệt hại. Vì vậy, xác định nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ căn cứ vào khái niệm nguồn nguy Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 10 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự hiểm cao độ tại Điều 623 Bộ luật dân sự mà còn phải căn cứ vào các văn bản, các quy định khác có liên quan. 2.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Để xác định một người có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không cần phải căn cứ vào các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạt đông của nguồn nguy hiểm cao độ phải có các yếu tố sau: 2.3.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ. Thiệt hại liên quan đến các nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên luật quy định chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn các dấu hiệu sau: - Thứ nhất: Thiệt hại xảy ra phải do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao thì mất phanh gây ra thiệt hại, chập cháy đường dây tải điện, cháy nổ nhà máy do trục trặc kỹ thuật. - Thứ hai: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng hoạt động, vận hành. Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trong trạng thái không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Thứ ba: hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có tính trái pháp luật. Loại trừ những trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ không có tính trái pháp luật như hoạt động phá dỡ các công trình xây dựng trái phép của xe cần trục, xe ủi… khi đó có thiệt hại xảy ra nhưng sẽ không đặt vấn đề bồi thường. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 11 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người. 2.3.2. Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng chỉ được đặt ra khi trên thực tế đã xảy ra những thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người. thiệt hại có thể hiểu là thiệt hại đã xảy ra trong thực tế, thiệt hại tuy chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nguồn nguy hiểm cao độ với tính chất tiềm ẩn của sự nguy hiểm nên bất cứ một lúc nào đó có thể sẵn sàng gây thiệt hại cho bất kì ai có liên quan đến nó bao gồm cả chủ sở hữu, người vận hành và những người xung quanh. Vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ có tác động vào môi trường và con người trong quá trình vận hành, sản xuất mà gây ra sự thiệt hại. Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này. Do tính chất nguy hiểm vốn có của nguồn nguy hiểm cao độ nên trong quá trình vận hành, hoạt động có thể gây thiệt hại. Đó là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đối với những người hoặc chủ thể khác. Các thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 12 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự 2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quan điểm của triết học, nguyên nhân và kết quả luôn có mối liên hệ nối tiếp nhau, nguyên nhân là cái đi trước, là cái sinh ra kết quả; nhưng một kết quả có thể lại do nhiều nguyên nhân sinh ra hoă ăc ngươc lại. Nếu không xác định được mối quan hệ nhân quả, là không xác định nguyên nhân gây ra thiê tă hại sẽ dễ dẫn đến các sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. các nguyên nhân đó xuất phát từ đâu, … khi tìm được mối quan hệ mới có thể xác định trách nhiệm bồi thường. 2.3.4 Yếu tố lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Lỗi được xác định là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Tuy nhiên trong thực tế có nhiêu trường hợp khi thiệt hại xảy ra mà không do lỗi của ai cả, do đó để đảm bảo hiệu quả quyền lợi cho người bị thiệt hại thì điều kiện lỗi có thể không cần áp dụng. “Chủ sở hữu , người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ trường hợp do pháp luật quy định” ( khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005). Yếu tố lỗi chỉ là căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. chủ thể nào có lỗi trong sự quản lý, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường chứ không phải xét lỗi đối với hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. “ Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ” (3) 2.4. Chủ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 13 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự Theo quy định tại Điều 623 của Bộ Luật Dân sự 2005 và hướng dẫn tại Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ được xác định như sau: “a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ. b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường: - Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; - Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; - Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ:Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: - Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 14 Chuyên đề tốt nghiệp: Luật dân sự Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra. - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật). Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợppháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt: - Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại. Sinh viên: Bùi Bảo Vinh – MSSV: 33TC-0142 Lớp: 33K13.1 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan