Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ...

Tài liệu Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
112
1
57

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bẩt kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hồ Thị Vi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TRÃ HỒ sơ ĐIỀU TRA BỒ SUNG TRONG TÓ TỤNG HÌNH sự.................................... 6 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.1.4. 1.2. Khái niệm trả hồ SO’ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự.......6 Khái niệm hồ sơ vụ án hình sự...............................................................6 Khái niệm về điều tra vụ án hình sự.......................................................7 Khái niệm điều tra bổ sung vụ án hình sự..............................................8 Khái niệm về trả hồ sơ điều tra bổ sung.................................................9 Đặc điểm của trả hồ sơ điều tra bổ sung............................................. 10 1.3. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự............................................................................ 12 1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự............................................................................ 17 1.4.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp................................................................17 1.4.2. Yếu tố pháp luật....................................................................................19 1.4.3. Yếu tố thực thi pháp luật......................................................................19 Kết luận chương 1...............................................................................................21 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM VÈ TRẢ HỒ sơ ĐỂ ĐIỀU TRA BÔ SUNG..................22 2.1. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1988................................................. 22 2.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003................................................. 24 2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015................................................. 25 2.4. 2.5. 30 2.5.1. 2.5.2. 2.6. Những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015...................27 Quy định của BLTTHS năm 2015 vê trả hô sơ đê điêu tra bô sung.... Giai đoạn truy tố.................................................................................. 30 Giai đoạn xét xử...................................................................................40 Phối họp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung................................................................................ 46 2.6.1. Phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn truy tố để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung...........46 2.6.2. Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung............................................47 Kết luận chương 2............................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: THựC TIỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH Sự VIỆT NAM VỀ TRẢ HỒ sơ ĐẺ ĐIÈU TRA BÔ SUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN 2016-2020) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN........................................................................... 51 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa án trên địa bàn tĩnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)..................................................................................... 51 3.2. Một số nguyên nhân của thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)............59 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định về trả hồ sơ điều tra bổ sung..............................................................................................61 3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung.................................................................61 3.3.2. Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao....................................................................68 3.3.3. Tăng cường công tác phối họp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.....68 3.3.4. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung....................69 Kết luận chương 3............................................................................................... 73 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÃO........................................................... 75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS Bô luât hình sư ••• Bộ luật tố tụng hình sự ĐTBS Điều tra bổ sung HĐXX Hội đồng xét xử TAND Tòa án nhân dân TTHS Tố tụng hình sự VKS Viên kiểm sát • BLHS DANH MỤC BẢNG £1 Á 1 • SÔ hìêu Bảng 3.1 Nội dung Trang • Phân tích số vụ án hình sự tòa án hai cấp ở tỉnh Đắk Lắk trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát trong 5 năm (2016-2020) 51 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã và đang được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc. Cùng với công cuộc đổi mới kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiều tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08 - NQ/ TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49 - NQ/ TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục được thể chế hoá thành những quy định của pháp luật; đồng thời, những hạn chế bất cập của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cần được khắc phục nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Theo tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì Tòa án là trung tâm, công tác xét xử là trọng tâm và phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, để ra được bản án, quyết định đúng pháp luật, có sự thuyết phục, trong quá trình chuẩn bị xét xử cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trước khi xét xử và tại phiên tòa, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung [l,tr. 3], Xác định sự thật khách quan vụ án trải qua một quá trình tố tụng, trong quá trình đó các cơ quan có thâm quyên tiên hành tô tụng có trách nhiệm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Giải quyết vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn tố tụng: Điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Điều tra là một giai đoạn tố tụng quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giai đoạn này có quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ phục vụ cho việc chứng minh, làm sáng tỏ vụ án hình sự. Vì vậy, mọi hành vi quyết định của Cơ quan điều tra và Điều tra viên trong giai đoạn này rất quan trọng. Việc điều tra thu thập, chứng cứ không đồng đủ hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra và ra các quyết định phù hợp với kết quả kiểm sát việc khởi tố, kết luận điều tra của Cơ quan điều tra; truy tố người phạm tội ra trước Tòa án và thực hiện quyền công tố tại phiên tòa. Xét xử là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì Tòa án sẽ quyết định người bị truy tố phạm tội và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hoặc tuyên bố người bị truy tố không phạm tội. 2 Trong thực tế, không phải vụ án nào Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra thì Viện kiểm sát đều ra quyết định truy tố và Tòa án đều đưa ra xét xử được, mà có nhiều vụ án cần phải điều tra bổ sung theo căn cứ của Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quy định trả hồ sơ để điều trả bổ sung thì em thấy rằng còn những quy định chưa chặt chẽ cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và thống nhât trong việc áp dụng pháp luật, tránh trường hợp hô sơ vụ án hình sự trả qua trả lại làm ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án và gây tốn kém chi phí tố tụng cũng như ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiền hành tố tụng. Vì vậy em chọn đề tài: “Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lak)” làm đề tài luận văn nhằm đối chiếu với thực tế và đặt ra những kiến nghị, giải pháp góp phần giải quyết hạn chế tình trạng trên là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề “Trả hồ sơ vụ án để điều tra bô sung trong Luật tố tụng hĩnh sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tinh Đắk Lắk Đe tài trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam được nghiên cứu trong các bài viết, bài báo, chuyên đề như: Nguyễn Ngọc Chí (2015), Giáo trĩnh 3 Luật tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; GS.TSKH Lê Cảm & TS. Nguyễn Ngọc Chí (Đồng chủ biên) Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền', Lê Cảm (1999), “Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn hiện nay”, khoa học (KHXH), tr21; PGS.TS Võ Khánh Vinh Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hĩnh sự; Chế định trả hồ sơ điều tra bô sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Châu năm 2010, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố từ thực tiễn thành phố Hà nội, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2017, Học viện khoa học xã hội; Trả hồ sơ đê điều tra bô sung cấp sơ thâm của tòa án cấp sơ thăm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Trần Xuân Huệ năm 2009, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam. Ngoài ra còn rât nhiêu đê tài, bài viêt, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tòa án .... Trong các công trình nghiên cứu trên thì ở các mức độ khác nhau về vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung như căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung, thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung, thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung .... Các vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng chưa giải quyết được vấn đề tổng thể về lý luận và thực tiễn cũng như 4 những giải pháp thực hiện trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Phân tích, nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về trả hồ sơ điều tra bổ sung của Toà án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ____ y r \ - Đưa ra một sô đê xuât nhăm hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật vê thủ tục trả hô sơ đê điêu tra bô sung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những quy định về thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong pháp luật tố tụng Việt Nam. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án, những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự. 3.3. Phạm vỉ nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trên cơ sở thưc tiễn tai Tòa án trên đia bàn tỉnh Đắk Lắk. r y y 9 5 e y -2 o ______ - Sô liệu vêviệc trả hô sơ đê điêu tra bô sung của Tòa án trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận của luận văn là các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, quy nạp, đôi chiếu, so sánh, phương pháp tổng kết lịch sử, thống kê hình sự. Việc nghiên cứu đề tài dựa vào các văn bản pháp luật có liên quan đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Phương pháp thống kê để nêu rõ số liệu thực tiễn về việc thực hiện 5. Những điêm mói và đóng góp của luận văn Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, những đóng góp mới của Luận văn trong nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung và phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự trong việc giải quyết các vụ án của Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 - 2020. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các Cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam. 6 6. Kêt câu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong Luật tố tụng hình sự. - Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Chương 3: Thực tiên áp dụng pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam vê trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) và một sô giải pháp hoàn thiện. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ TRẢ HỒ sơ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH sụ 1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Trước khi có BLTTHS năm 1988 thì các văn bản pháp luật trước đó không có quy định nào về Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung. Chế định này được quy định lần đầu tiên tại BLTTHS năm 1988, sau đó được hoàn thiện hơn tại BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015. Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về trả hồ sơ điều tra bổ sung. 7 Vì vậy để hiểu rõ khái niệm này thì cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan: 1.1.1. Khái niệm hồ Sff vụ án hĩnh sự Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không đưa ra cơ sở pháp lý về khái niệm ••• hồ sơ VAHS, cũng như trong khoa học pháp lý cũng chưa luận giải hợp lý về khái niệm này. Theo từ điển Tiếng Việt thì “Hồ sơ" là “ Tài liệu tổng hợp có liên quan với nhau về một người, một sự việc hay một vẩn đề" [36, tr. 456-457]. Đây là khái niệm về hồ sơ ở gốc độ chung nhất. Theo Từ điểm Luật học đưa ra khái niệm hồ sơ vụ án, là “ Toàn bộ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án, được sắp xếp một cách có trật tự, có hệ thống theo quy định của cơ quan chủ quản hoặc theo chủ ý của người quản lý hồ sơ” [4, tr. 372]. Đây là từ điển chuyên ngành luật nên khái niệm này mang tính chất pháp lý. Việc tiếp cận khái niệm hồ sơ và hồ sơ vụ án là để nhìn nhận và hoàn thiện khái 1 • • • • • niệm hồ sơ VAHS cho đúng đắn và khoa học. Từ các khái niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm hồ sơ vụ án hình sự như sau: Hồ sơ vụ án hình sự là một loại hồ sơ bí mật của Nhà nước, phản ánh toàn bộ diễn biến vụ án, kết quả điều tra, truy tố và xét xử; phản ánh các hoạt động tô tụng của cơ quan có thâm quyên tiên hành tô tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án), được sắp xếp theo quy định thống nhất, phục vụ cho 8 việc giải quyết vụ án, thông tin về nghiệp vụ pháp lý và được lưu trữ lâu dài. 1.1.2. Khái niệm về điều tra vụ án hĩnh sự ••• Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Điều tra là một trong những gia đoạn TTHS rất quan trọng, tạo tiền đề cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Thiếu hoạt động điều tra, Viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố, Tòa án không có cơ sở để xét xử vụ án. Neu hoạt đồng điều tra không thu thập đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Hiện nay chưa có văn bản quy phạm nào định nghĩa chính thức về khái niệm điều tra vụ án hình sự, vì thế có những quan điểm khác nhau về vấn đề nay. Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “điều tra” là “Tìm, hỏi, xem xét để biết rõ sự thật” [36, tr. 322] Theo Từ điển Luật học của Bộ tư pháp khái niệm, “Hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự” [4, tr. 257], Khái niệm này mang tính chất TTHS, khẳng định rõ ràng chủ thể tiến hành điều tra là cơ quan có thẩm quyền, 9 chứ không chỉ là CQĐT, và thể hiện được điều tra là tìm ra sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì “Điều tra là giai đoạn tổ tụng hĩnh sự, trong đó cơ quan có thâm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyêt vụ án” [15, tr. 265], Khái niệm này đã bổ sung thêm về mục đích, nhiệm vụ của điều tra là tạo cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Qua việc đánh giá các quan điểm về khái niệm điều tra, từ đó có thể đưa ra một khái niệm điều tra như sau: Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tổ tụng hình sự, cơ quan có thâm quyền áp dụng mọi biện pháp của Bộ luật tố tụng hĩnh sự quy định nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm báo việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc minh oan đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm, tạo cơ sở cho hoạt động xét xử của Tòa án. 1.1.3. Khái niệm điều tra bổ sung vụ án hình sự Giải quyết vụ án hình sự là quá trình áp dụng pháp luật rất phức tạp. Quá trình đó được thực hiện với nhiều chủ thể, với các hoạt động khác nhau ở những giai đoạn khác nhau như khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra. Gia đoạn này rất quan trọng để tìm ra sự thật của vụ án. Neu không 10 làm tốt công tác này thì có thể làm cho vụ án không được giải quyết một cách khách quan, có sự sai lệch so với những gì đã xảy ra dẫn đến tình trạng định tội sai và làm oan người vô tội. Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam “Điều tra bổ sung là hoạt động điều tra thêm về vụ cán hình sự của cơ quan điều tra theo yêu cầu của Viện kiểm sát hay Tòa án nhằm phát hiện, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan” [11, tr. 15]. Như vậy, Điều tra bổ sung là một hoạt động tố tụng hình sự xảy ra sau khi đã kết thúc điều tra, được cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án nhằm khắc phục, bổ sung thủ tục tố tụng do đã vi phạm nghiêm trọng hoặc phát hiện, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ cơ bản khác đảm bảo cho việc truy, xét xử vụ án đúng đắn, nhanh chóng, khách quan và chính xác hơn. 1.1.4. Khái niệm vê trả hô sơ điêu tra bô sung Trả hồ sơ điều tra bổ sung đã được quy định trong BLTTHS năm 1988 và ngày càng hoàn thiện hơn qua các BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015. Khái niệm trả hồ sơ điều tra bổ sung có những khái niệm cụ thế về từng khía cạnh như sau: Thứ nhất, trả hồ sơ điều tra bổ sung là chế định của luật TTHS quy định 11 VKS hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho VKS hoặc CQĐT để điều tra thêm về vụ án hình sự theo các căn cứ được quy định trong BLTTHS nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa án xét xử vụ án một cách công minh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội [9, tr. 19]. Thứ hai, trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố là hoạt động tố tụng do VKS thực hiện sau khi nhận bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án do CQĐT chuyển đến khi có căn cứ và được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm [32, tr.13]. Thứ ba, trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án cấp sơ thẩm là việc Tòa án cấp sơ thẩm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa quyết định trả lại hồ sơ hình sự cho VKS nơi ra Quyết định truy tố để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, toàn diện và đúng các quy định của pháp luật [13, tr.12,13]. Từ những khái niệm trên thì có thể xây dựng một khái niệm về trả hồ sơ điều tra bổ sung như sau: Trả hồ sơ điều tra bổ sung là một hoạt động tổ tụng 12 được quy định trong Bộ luật tố tụng hĩnh sự do cơ quan có thẩm quyền (Viện kiếm sát, Tòa án) thực hiện khi có căn cứ cho rằng bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, thiêu chứng cứ quan trọng hoặc chưa tuân thủ đủng các quy định của tổ tụng mà Viện kiểm sát hay Tòa án không thể tự mình khắc phục hay bổ sung được nhằm đảm bảo cho việc truy tổ, xét xử vụ án đúng đắn, khách quan, đủng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. 1.2. Đặc điểm của trả hồ so* điều tra bổ sung Giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, trong đó ba giai đoạn quan trọng nhất là điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn được pháp luật tố tụng hình sự quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhưng có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn sau. Vì vậy, nếu trong giai đoạn điều tra vụ án có thiếu sót, các chứng cứ chưa rõ ràng và còn có những mâu thuẫn, phát sinh những chứng cứ mới có ý nghĩa đối với việc đánh giá bản chất của vụ án, có dấu hiệu bở lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc thiếu các thủ tục tố tụng và một số các lý do khác như có sự khác nhau về quan điểm đánh giá vụ án giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng mà không tự mình làm rõ được thì trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tự khắc phục được hoặc trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan