Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử TỔNG HỢP ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ...

Tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ

.DOCX
31
424
133

Mô tả:

Câu 1.Ý nào sau đây sai khi nói về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Mỹ từ 1945 - 1973: A. Chiếm 2/3 trữ lượng vàng thế giới. B. Nắm hơn 50% tàu thuyền trên biển. C. Công nghiệp chiếm hơn ½ thế giới (hơn 56%) D. Nông nghiệp: bằng 2 lần Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại
Bài 6. MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu 1.Ý nào sau đây sai khi nói về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Mỹ từ 1945 1973: A. Chiếm 2/3 trữ lượng vàng thế giới. B. Nắm hơn 50% tàu thuyền trên biển. C. Công nghiệp chiếm hơn ½ thế giới (hơn 56%) D. Nông nghiệp: bằng 2 lần Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại Câu 2. Ý nào sau đây đúng nhất khi nói về nguyên nhân phát triển Kinh tế Mỹ từ 1945 1973: A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào; thu lợi từ buôn bán vũ khí; áp dụng khoa học kĩ thuật; các công ty, tập đoàn làm ăn hiệu quả; vai trò quản lí của nhà nước. B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào; thu lợi từ tiền nước ngoài kí gửi; áp dụng khoa học kĩ thuật; các công ty, tập đoàn làm ăn hiệu quả; vai trò quản lí của nhà nước. C. Lãnh thổ tuy nhỏ hẹp nhưng tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào; thu lợi từ buôn bán vũ khí; áp dụng khoa học kĩ thuật; các công ty, tập đoàn làm ăn hiệu quả; viện trợ của các nước khác. D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, dầu mỏ khí đốt dồi dào; thu lợi từ buôn bán vũ khí; áp dụng khoa học kĩ thuật; các công ty, tập đoàn làm ăn hiệu quả; vai trò quản lí của nhà nước. Câu 3. Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1945 – 2000 là: A. Duy trì một thế giới “hai cực” B. Tham vọng bá chủ và lãnh đạo thế giới. C. Lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây. D. Thúc đẩy hình thành trật tự thế giới “đa cực”. Câu 4. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới” vì: A. Các nước trên thế giới cần mua vũ khí của Mĩ B. Mĩ là nước khởi đầu và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. C. Mĩ có nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nhất thế giới. D. Kinh tế Mĩ phát triển nhất thế giới (Công nghiệp hơn 56% thế giới, hơn 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…) Câu 5. Sau chiến tranh thế giới II, Mĩ trở thành trung tâm cuộc Cách mạng Khoa học – Kĩ thuật hiện đại của thế giới vì: A. Mĩ được các nước phương Tây đầu tư khoa học kĩ thuật. B. Mĩ chế tạo và thử nghiệm thành công bom Nguyên Tử. C. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ chương trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật. D. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật và đạt được nhiều thành tựu lớn. Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. tập trung sản xuất và tư bản cao. C. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. D. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật. Câu 7. Ý nào sai khi nói về mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ? A. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. B. Tạo thế cân bằng trong trật tự hai cực Xô - Mỹ. C. Ngăn chặn, đẩy lùy rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ. Câu 8. Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Viê êt Nam là: A. Kennơđi B. Nichxơn C. Clintơn D. G. Bush Câu 9. Mĩ bình thường hóa quan hê ê với Viê êt Nam vào năm: 2 A. Năm 1976 D. Năm 2000 C. Năm 2004. B.Năm 1995. Câu 10. Nét nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh phá hoại. B. Phát triển ngang bằng với các nước Châu Âu. C. Phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. D. Bị suy giảm nghiêm trọng vì đầu tư lớn cho công nghiệp quốc phòng. Câu 11. Để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng Khoa học- kĩ thuật hiện đại, nước Mĩ đã A. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. B. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới. C. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những nhà khoa học D. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh. Câu 12. Để thực hiện chiến lược toàn cầu Mĩ đã dựa vào: A. Sức mạnh quân sự và kinh tế của mình. B. Sức mạnh quân sự đặc biệt là vũ khí hạt nhân. C. Nền khoa học tiên tiến của mình và sự hợp tác của khối NATO. D. Nền tài chình hùng mạnh, và chính sách ngoại giao khôn khéo của mình. Câu 13. Sự khác biệt về hình ảnh của nước Mỹ với các nước Đồng minh thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nước Mỹ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. B. Nước Mỹ sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác. C. Nước Mỹ không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại vì dân thường. D. Nước Mỹ lôi kéo nhiều nước Đồng Minh thành lập Liên minh quân sự NATO. Câu 14. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. khi bị giờ suy giảm nghiêm trọng thì phải lo chi phí cho sản xuất vũ khí. B. phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2. D. phát triển mạnh mẽ và vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Liên Xô. Câu 15. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng về kinh tế khoa học kỹ thuật của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 A. lợi dụng Chiến tranh để làm giàu B. vai trò quản lý điều tiết của bộ máy nhà nước. C. nước Mỹ không bị thực dân phương tây xâm lược cai trị. D. áp dụng thành công của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 16. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. B. chống phá Liên Xô chủ nghĩa xã hội và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược. D. triển khai chiến lược toàn cầu thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 17. Mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ trong chiến lược toàn cầu là A. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. B. khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ. C. vươn lên trở thành cường quốc kinh tế tài chính để chi phối cả thế giới. 3 D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc phong trào công nhân và Cộng sản quốc tế. Câu 18. Để thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu chính quyền Mỹ đã dựa vào: A. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. B. lực lượng quân đội hùng mạnh đặc biệt là vũ khí nguyên tử. C. nâng khoa học kỹ thuật tiên tiến của mình và sự hợp tác với khối NATO. D. đi lên tài chính và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh. Câu 19. Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973 vị trí nền kinh tế Mỹ: A. ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản. B. tụt xuống hàng thứ 2 thế giới sau Nhật Bản. C. vẫn đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối. D. vẫn đứng đầu thế giới tư bản nhưng đã suy giảm nhiều so với trước. Câu 20. Cho dữ liệu sau: 1. Kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài. 2. Tổng thống TruMAN Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 3. Mỹ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. 4. Nước Mỹ bị khủng bố tại trung tâm thương mại ở New York. 5. Mỹ đưa ra chiến lược cam kết và mở rộng. 6. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về nước Mỹ sau năm 1945: A. 1,3,4,2,6,5. B. 1,2,4,3,6,5. C. 2,1,3,5,6,4. D. 4,1,3,2,6,5. Câu 21. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là A. phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam. B. đứng trung lập không can thiệp dính líu vào Việt Nam. C. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật. D. can thiệp dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. Câu 22. Ý nào dưới đây không phải là nội dung chính quyền Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 A. trực tiếp gây nên nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. B. khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh và lôi kéo nhiều nước đồng minh ủng hộ mình. C. Tuyên truyền và tiềm lực kinh tế sức mạnh quân sự và vai trò của Mỹ trên thế giới. D. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thiết lập chính quyền tay sai ở nhiều nơi. Câu 23. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu Mỹ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc A. làm cho nhiều nước bị chia cắt thời gian kéo dài. B. lôi kéo được nhiều nước Đồng Minh đi theo ủng hộ Mỹ. C. ngăn chặn đẩy lùi được Chủ nghĩa xã hội trên thế giới. D. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. Câu 24. Sau chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989 và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ 1991 chính sách đối ngoại của Mĩ là A. ủng hộ trật tự đa cực nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới. B. tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. C. thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ là siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới. 4 D. từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới chuyển sang Chiến Lược Chống khủng bố. Câu 25. Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? A. Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản. B. Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. C. Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt. D. Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới. Câu 26. Biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là A. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. B. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới. C. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học. D. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho học sinh. Câu 27. Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn. B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới. C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế. Câu 28. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí người Mĩ trong nửa sau thế kỉ XX là A. sự thất bại của quân đội Mĩ trên chiến trường I rắc. B. sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. những cuộc đấu tranh của người da đen và người da đỏ. D. vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ. Câu 29. Lí do cơ bản giúp Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuâ êt sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ. B. chính sách Mĩ quan tâm phát triển khoa học - kĩ thuâ ât. C. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuâ ât lần thứ hai. D. Mĩ mua được các bằng phát minh, sáng chế từ nhiều nước khác. Câu 30. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991 là A. bao vây, cấm vận Việt Nam và Cuba. B. tiếp tục tiến hành chiến tranh lạnh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. C. tiếp tục tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. D. điều chỉnh chính sách đối ngoại và tuyên bố Chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 31. Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai? A. Ru-dơ-ven. B. Clin-tơn. C. Ô-ba-ma. D. Donald Trump. Câu 32. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. B. tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác. C. ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. 5 Câu 33. Trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" (được triển khai trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX), Mĩ coi trọng việc tăng cường A. ứng dụng khoa học-công nghệ để phát triển năng lực sản xuất. B. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. C. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế. D. trợ giúp cho nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển. Câu 34. Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rơ về khoa học-kĩ thuâ êt A. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh. B. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuâ ât lần thứ hai. C. Chính sách Mĩ đă âc biê ât quan tâm phát triển khoa học- kĩ thuâ ât, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước. D. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ. Câu 35. Tháng 6 - 1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan vì A. Để thực hiện những thỏa thuận của Hội nghị Ianta. B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô. C. Mĩ muốn giúp các nước châu Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. Các nước Tây Âu cùng phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Câu 36. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới tứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. D. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến. Câu 37. Mục tiêu của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và trật tự hai cực Ianta tan rã là A. thúc đẩy dân chủ trên thế giới. B. muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực. C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. D. đơn phương sắp đặt và chi phối trật tự thế giới mới. Câu 38. Nguyên nhân quan trọng nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. B. Buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Các công ty tư bản có sức cạnh tranh cao. D. Áp dụng thành công khoa học kỷ thuật. Câu 39. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới II, Mỹ được coi là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới vì A. các nước trên thế giới cần mua vũ khí của Mĩ. B. Mỹlà nước khởi đầu và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật C. Mỹ có nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nhất thế giới. D. kinh tế Mĩ phát triển nhất thế giới (Công nghiệp hơn 56% thế giới, hơn 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới). 6 Câu 40. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. chuẩn bị tiến hành chiến tranh tổng lực. B. thực hiện "Chiến lược toàn cầu hóa". C. thực hiện "Chủ nghĩa lấp chỗ trống". D. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. Câu 41. Kinh tế Mỹ trong những năm 1983-1991 so với 1945 -1973 là A. trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới B. tỉ trọng kinh tế mỹ giảm sút hơn trước. C. phát triển mạnh hơn về các nghành kinh tế. D. không còn đứng đầu về sức mạnh kinh tế tài chính. Câu 42. Từ sự phát triển của kinh tế Mỹ giai đoạn 1945-1973, Việt Nam chúng ta học hỏi điều gì để phát triền nền kinh tế hiện nay? A. chiến lược toàn cầu của Mỹ, bá chủ thế giới. B. chính sách xâm lược các dân tộc trên thế giới ,buôn bán vũ khí. C. cơ chế quản lí của nhà nước, chính sách phát triển khoa học kĩ thuât. D. chính sách “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp nội bộ của các nước nhỏ yếu hơn. Câu 43. Mục tiêu trong “Chiến lược toàn cầu » của Mĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. B. khống chế các nước tư bản đồng minh. C. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Câu 44. Từ hạn chế lớn của nền kinh tế Mỹ đã để lại cho chúng ta bài học trong quá trình phát triển kinh tế là A. bằng mọi cách phát triển nhanh, mạnh. B. tận dụng tối đa các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế. C. áp dụng thành tựu khoa học kỷ thuật vào quá trình sản xuất. D. phát triển kinh tế đi liền với công bằng xã hội, dân chủ văn minh. Câu 45. Từ chính sách ngoại giao của Mỹ để lại cho chúng ta bài học trong việc gìn giữ và bảo vệ tổ quốc hiện nay là B. theo chính sách ngoại giao của Mỹ. C. theo chính sách ngoại giao các nước xã hội chủ nghĩa. D. bài trừ không hợp tác, quan hệ ngoại giao với Mỹ. A. luôn đề cao cảnh giác trước mội âm mưu chống phá của kẻ thù. 7 BÀI 7: TÂY ÂU Câu 1. Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới vào giai đoạn nào sau đây : A. 1945 -1950 C. 1950 – 1973 B. 1952-1973 D. 1945- 1973 Câu 2. Sự kiện chứng tỏ bước phát triển về đối ngoại của Tây Âu từ 1945- 2000 là A. liên kết chặt chẽ với Mỹ B. 1973, hiệp định Pari được ký kết C. 1967, thành lập liên minh Châu Âu D. 1975, kí định ước Hexinki về an ninh Châu Âu Câu 3. Liên minh châu Âu (EU) ra đời vào thời gian: A. 1951 C. 1957 B. 1959 D. 1993 Câu 4. Đồng tiền chung của EU là A. Đôla B. nhân dân tệ C. Bảng Anh D. Đồng Euro Câu 5 .Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân cho sự phát triển kinh tế Tây Âu? A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. B. Áp dụng thành tựu Khoa học kĩ thuật. C. Vai trò quan lý và điều tiết của nhà nước. D. Thu lợi nhuận lớn từ hai cuộc chiến tranh thế giới. Câu 6. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với EU vào thời gian nào sau đây A. 10/1990 C. 1/1993 B. 7/1995 D. 1/1999 Câu 7. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức A. liên minh về quân sự. B. hợp tác về thương mại C. liên kết chính trị và kinh tế D. hợp tác về kinh tế và văn hóa. 8 Câu 8. Từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu vươn lên trở thành A. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới B. Trung tâm kinh tế tài chính, quân sự thế giới. C. Một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. D. Một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Câu 9. Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cùng có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. B. cùng tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự. C. cùng tham gia kế hoạch Mác-san, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. D. liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. 9 Câu 10 .Trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) đặt ở đâu? A. Luân Đôn. B. Pari. C. Beclin. D. Russels. Câu 11. Sau chiến tranh lạnh Liên minh châu Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào ? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Trở thành đối trọng của Mĩ. C. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô. D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. Câu 12. Tháng 6 năm 1979, cho biết sự kiện nổi bật của Liên minh châu Âu (EU) ? A. Liên minh châu Âu (EU) ra đời. B. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. C. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành. D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và EU được kí kết. Câu 13. Yếu tố bên ngoài nào giúp cho nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển: A. giá nguyên liệu rẻ. B. hợp tác có hiệu quả. C. nguồn viện trợ của Mĩ. D. giá nguyên liệu và nguồn viện trợ của Mĩ. Câu 14. Nhờ vào đâu mà các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm: A. nguồn vốn của Mĩ. B. vai trò của nhà nước. C. các cơ hội bên ngoài. D. cách mạng khoa học - kĩ thuật. Câu 15. Về quân sự biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ: B. chống Liên Xô. C. tham gia khối quân sự NATO. D. thành lập nhà nước CHLB Đức. A. trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. Câu 16. Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên? A. Mở rộng thị trường. B. Hợp tác cùng phát triển. C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. D. Tăng sức cạnh tranh, tránh sự chi phối từ bên ngoài. Câu 17. Cho dữ liệu sau: 1. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. 2. sau hơn một thập kỷ suy thoái kinh tế, các nước đã phục hồi và phát triển trở lại. 3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế khắc phục hậu quả chiến tranh. 10 4. giống như Mỹ và Nhật Bản Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái khủng hoảng kéo dài. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945 A. 3,1,4,2. B.1,3,4,2. C. 1,2,4,3. D. 4,1,3,2. Câu 18. Ý không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. hàng triệu người chết, mất tích. B. sản xuất công nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. C. đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng. D. thu được chiến lợi phẩm từ các nước phát xít bại trận. Câu 19. Ý nào dưới đây là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2: A. thực hiện các cải cách dân chủ tiến bộ. B. xâm lược trở lại các thuộc địa của mình. C. để củng cố chính quyền của giai cấp tư sản. D. nhận viện trợ kinh tế của Mỹ thông qua kế hoạch Macsan. Câu 20. Kế hoạch macsan mà các nước Tây Âu thực hiện năm 1947 còn được gọi là: A. kế hoạch phục hưng châu Âu. B. kế hoạch chinh phục châu Âu. C. kế hoạch khôi phục kinh tế Mỹ Âu. D. kế hoạch phục hưng Liên minh châu Âu. Câu 21. Khoảng năm 1950 là thời điểm A. nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng vượt qua cả Nhật Bản. B. Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái do tác động của kế hoạch Macsan. C. nền kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản đã phục hồi và đạt mức trước chiến tranh. D. kinh tế Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn thứ 3 thế giới. Câu 22. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ lập ra năm 1949 nhằm: A. chống lại Liên Xô, Trung Quốc. B. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 23. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương nato tình hình châu Âu như thế nào? A. được bảo vệ an ninh ổn định có điều kiện để phát triển. B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước trong khối Nato với nhau. C. dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới giữa các nước trong khối. D. căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập căn cứ quân sự ở nhiều nơi. Câu 24. Những năm 1945 đến 1950 là thời gian các nước Tây Âu: A. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật. B. xảy ra xung đột vũ trang giữa các nước. C. tập trung vào khôi phục kinh tế khắc phục hậu quả chiến tranh. D. đối đầu gay gắt với Mỹ và Liên Xô do tác động của chiến tranh lạnh. 11 Câu 25. Thành tựu lớn nhất của các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 đến 70 của thế kỉ 20 là: A. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế. B. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. C. để ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan ra toàn thế giới D. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên vũ Quỹ đạo trái đất. Câu 26. Yếu tố không phải lý do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 đến 1973 là A. nhà nước có vai trò lớn trong quản lý điều tiết thúc đẩy nền kinh tế. B. ngân sách nhà nước chi cho Quốc phòng thấp chủ yếu đầu tư phát triển kinh tế. C. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng đồng Châu Âu. D. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Câu 27. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì: A. bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mỹ và Nhật Bản. B. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu. C. muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc của Châu Âu. D. kinh tế đã phục hồi muốn thoát khỏi sự khống chế ảnh hưởng của Mỹ. Câu 28. Năm 1993, cộng đồng châu Âu chính thức mang tên mới là Liên minh châu Âu (EU) mục tiêu của tổ chức này là đẩy mạnh hợp tác liên minh giữa các nước A. trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ. B. trong lĩnh vực chính trị và quân sự. C. trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. D. trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Câu 29. Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu những năm 1950 đến 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 là: A. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mỹ. B. tất cả các nước đã chuyển sang Thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài. C. ủng hộ Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình D. trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mỹ, nhiều nước cố gắng đa dạng hóa đa phương hóa trong quan hệ với bên ngoài. Câu 30. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. quan hệ mật thiết với Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc B. liên minh chặt chẽ với Mỹ ủng hộ Mỹ trong các vấn đề quốc tế. C. mâu thuẫn với Mỹ và là đối trọng của khối xã hội chủ nghĩa. D. thực hiện chính sách đa phương hóa đa dạng hóa với bên ngoài. Câu 31. Trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới nước nào là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc? A. Mỹ, Anh, Nhật. B. Mỹ, Pháp, Nhật. C. Mỹ, Anh, Pháp. D. Mỹ, Anh, Pháp, Italia. 12 Câu 32. Tổ chức liên kết chính trị kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX là: A. Liên Hợp Quốc. B. liên minh châu Âu. C.Tổ chức thống nhất Châu Phi. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Câu 33. Cho dữ liệu sau: 1. 6 nước Tây Âu thành lập tổ chức Cộng Đồng Than Thép Châu Âu. 2. các nước hợp nhất ba cộng đồng lại thành cộng đồng Châu Âu EC. 3. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thành lập. 4. phát hành và sử dụng đồng tiền Châu Âu Euro. 5. đổi tên thành Liên minh châu Âu EU. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu: A. 1342 5. B. 1 3452. C. 13 254. D. 415 21. Câu 34: Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU) và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): A. từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trở thành khu vực năng động có địa vị quốc tế cao. B. ban đầu khi mới hình thành chỉ có một vài nước thành viên về sau mở rộng nhiều nước. C. thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế trở thành những quốc gia độc lập tự chủ có nhu cầu liên minh hợp tác. D. Mục tiêu hợp thành lập Ban đầu là trở thành một liên minh quân sự chính trị mạng để tránh bị chi phối ảnh hưởng từ các cường quốc lớn bên ngoài. Câu 35. Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) tác động đến xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt: A. xu hướng thế giới đa cực. B. xu hướng thế giới đơn cực. C. xu hướng thế giới hai cực. D.xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm. BÀI 8 NHẬT BẢN 13 Câu 1. Kinh tế Nhật bản phát triển “ thần kỳ” vào giai đoạn từ A. 1945-1952 C.1945-1973 B. 1952- 1973 D. 1973-1991 Câu 2. Nhật Bản vươn lên siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới sau nước A. Đức C. Tây Âu B. Anh D. Mỹ Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản A. nhân tố con người. B. chi phí quốc phòng thấp. C. Gây chiến tranh xâm lược bên ngoài D. áp dụng thành tựu Khoa học kĩ thuật. Câu 4. Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản là: A. Con người Nhật Bản. B. Chi phí quốc phòng thấp C. áp dụng thành tựu Khoa học kĩ thuật D. Vai trò lãnh đạo,quản lý của nhà nước. Câu 5. Con người Nhật Bản là nhân tố quyết định sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật vì: A. Người Nhật Bản hiếu chiến B. Người Nhật Bản kinh doanh giỏi C. Người Nhật yêu quê hương. D. Người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, ... Câu 6. Nhật Bản đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào sau đây A. 1973 C. 1978 B. 1976 D. 1979 Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản đã gập khó khăn gì lớn nhất ? A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm. D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Câu 8. Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì đặc biệt? A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. B.Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm. C. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa. D. Phải dựa vào viên trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 9. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân nào? A. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu B. “ Luồn lách ” xâm nhập thị trường các nước C. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật D. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam. Câu 10. Sự phát triển “ thần kì ” kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? A. Những năm 70 của thế kỉ XX B. Những năm 50 của thế kỉ XX C. Những năm 60 của thế kỉ XX D. Những năm 80 của thế kỉ XX 14 Câu 11. Sự phát triển « thần kì » của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở là A. Trong khoảng hơn 20 năm ( 1950 – 1973 ), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần B. Từ thập niên 70 ( thế kỉ XX ) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản. C. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một nước siêu cường và kinh tế D. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 180 tỉ USD ) Câu 12. Trong sự phát triển “ Thần kì của Nhật Bản ” có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản. C. Lợi dụng vốn nước ngoài , tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt. D. “ Len lách ” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ. Câu 13. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào? A.Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao B. Nước có nền kinh tế phát triển nhất C. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới. D. Lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật vẫn là một trong ba Trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08/09/1951) C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu. D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở phạm vi thế lực bằng kinh tế khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Để được nhận viện trợ của Mĩ. B. Đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản. C. Giúp Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu”. D. Chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. 15 Câu 16. “ Ba kho báu thiêng liêng ” giúp cho các công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao là A. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo con số và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. B. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo quy định và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. C. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. D. Chế độ lao động theo năng suất, chế độ lương theo mức làm việc và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. Câu 17. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Nhật Bản đã lợi dụng chiến tranh của hai nước A. Philippin, Việt Nam. B. Đài Loan, Việt Nam. C. Hàn Quốc, Việt Nam. D. Triều Tiên, Việt Nam. Câu 18. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về: A. Quân sự. B. Chính trị. C. Khoa học vũ trụ. D. Khoa học - kĩ thuật. Câu 19. Cho dữ liệu sau: 1. phát triển thần kỳ, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn thứ hai trên thế giới. 2. đất nước bị tàn phá nghiêm trọng bị Quân đội nước ngoài chiếm đóng kinh tế suy sụp. 3. do khủng hoảng năng lượng năm 1973 kinh tế Nhật Bản bị suy thoái ngắn, sau đó vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới. 4. kinh tế bị suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về các giai đoạn lịch sử của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000: A.1342. B. 2 134. C. 12 43. D. 4 123 Câu 20. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu và Nhật Bản có khác biệt gì trong quan hệ với Mỹ: A. Nhật Bản liên minh với cả Mỹ và Liên Xô còn Tây Âu Chị Liên Minh với Mỹ B. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ là đồng minh tin cậy của Mỹ. C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ. D. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ. 16 Câu 21. Biểu hiện nào cho thấy nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mỹ. A. hiệp ước an ninh Mỹ Nhật được hai bên ký kéo dài vĩnh viễn B. tháng 9 năm 1951 Nhật Bản và Mỹ ký hiệp ước Hòa Bình San Francisco. C. Nhật Bản nhận viện trợ kinh tế từ Mỹ và châu Mỹ đóng quân trên lãnh thổ của mình. D. tháng 9 năm 1951 Nhật Bản ký với Mỹ hiệp ước an ninh Mỹ Nhật đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước. Câu 22. Kinh tế của Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh thường được gọi là sự phát triển thần kỳ là giai đoạn: A. 1950 - 1973. B. 1952 - 1973. C. 1960 - 1973. D. 1945 – 1973. Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960 - 1973: A. tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn đạt 2 con số xấp xỉ 11%. B. vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới là chủ nợ lớn nhất thế giới. C. năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt qua Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Canada. D. năm 1968, Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mỹ Câu 24. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước? A. ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. B. tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. C. nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. D. khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Câu 25. Yếu tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu tạo ra bước phát triển thần kỳ của Nhật Bản là: A. con người. B. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước. C. các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. D. các yếu tố bên ngoài như nguồn viện trợ của Mỹ. Câu 26. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX Nhật Bản đã: A. trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mỹ. B. trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. C trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới là chủ nợ lớn nhất thế giới. D. trở thành nền kinh tế đứng đầu châu Á và là chủ nợ lớn thứ 2 thế giới sau Mĩ. Câu 27. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của Nhật Bản đã trở thành một siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX? A. Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. B. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 3 lần Mỹ. C. Giúp đỡ tài chính cho nhiều nước để phát triển kinh tế thông qua nguồn vốn ODA. D. dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật Bản gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức 17 Câu 28. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mỹ Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh trở thành các trung tâm kinh tế tài chính của thế giới là: A. người dân cần cù chịu khó trình độ tay nghề cao. B. lãnh thổ rộng nghèo tài nguyên thường xuyên gặp thiên tai. C. vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính tiền tệ. D. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 29. Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cùng có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. B. cùng tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự. C. cùng tham gia kế hoạch Mác-san, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. D. liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. 18 BÀI 9: QUAN HÊê QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu 1. Chiến tranh lạnh là: A. Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ với Liên Xô . B. Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô C. Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 2. Mục tiêu của cuộc “Chiến tranh lạnh” do Mĩ khởi đầu nhằm A. chống lại ảnh hưởng của Liên Xô. B. phá hoại phong trào cách mạng thế giới. C. thể hiện sức mạnh của về quân sự của Mĩ. D. chống Liên Xô & các nước Xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là? B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ. C. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa. A. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ. D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 4. Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào năm A. 1989 B. 1988 C. 1990 D. 1991 Câu 5. Hâ u quả nă ng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuô âc â â chiến tranh lạnh là? A. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang. B. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lâ âp trên toàn cầu. C. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. D. Các nước phải chi mô ât khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diê ât. Câu 6. Ý nào không phải là xu thế Thế giới sau chiến tranh lạnh: A. Trật tự thế giới “hai cực” hình thành. B. Mĩ đang ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. C. Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế. D. Trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc... Câu 7. Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là: A. Trách nhiệm của các nước đang phát triển. B. Trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay. C. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. D. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. .. 19 Câu 8. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất A. Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu. B. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu. C. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu. D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu. Câu 9. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) A. Giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất. B. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. C. Phối hợp giữa các nước thành viên trong các kế hoạch kinh tế dài hạn. D. Thực hiện quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau về kinh tế giữa các thành viên. Câu 10. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh đường lối phát triển đất nước theo chiến lược A. Đổi mới thể chế chính trị. B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. Câu 11. Nhân tố chi phối thế giới sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ. B. Sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia. C. Sự liên minh kinh tế giữa khu vực và quốc tế. D. Sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản. Câu 12. Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là A. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành. B. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. C. Chiến tranh và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới. D. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, kể cả tài nguyên nước và không khí Câu 13. Thế giới dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á” vì: A. Châu Á là nơi phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhất. B. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin, viễn thông phát triển các nước Châu Á. đang vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ phần mền, công nghệ hạt nhân và vũ trụ. C. Từ nhiều thập niên qua, nhiều nước Châu Á đạt mức tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. D. Từ nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á ổn định không bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh xâm lược Câu 14. Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa cột thời gian A và nội dung B A B 1) 12/3/1947 a) Cuộc gặp gỡ của M.Góocbachốp và G.Bus. 2) 12/1989 b) Liên Xô và Mĩ kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống tên lửa. 3) 8/1975 c) Mĩ đưa ra học thuyết Truman. 4) 26/5/1972 d) Định ước Henxiki được kí kết. A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d C. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a C. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan