Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Sử 1 18

.DOCX
77
113
75

Mô tả:

Trắc nghiệm sử 12 từ bài 1 đến 18 (Có đáp án)
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949) Câu 1. Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị Ianta: A. Tại Liên Xô vào ngày 4 đến 11/2/1945 B. Tại Mĩ vào ngày 14 đến 22/2/1945 C. Tại Pháp vào ngày 24 đến 28/2/1945 D. Tại Anh vào ngày 16 đến 24/2/1945 Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là: A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. D. Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. Câu 3. Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực ĐNÁ thuộc phạm vi ảnh hưởng của: A. Liên Xô B. Mĩ C. Anh D. Các nước phương Tây Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta? A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc. D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải giáp quân đội phát xít. Câu 5. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức của Liên hợp quốc? A. WHO B. UNICEF C. UNESCO D. WTO Câu 6. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu? A. NewYork B. Washington C. California D. Boston Câu 7. Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hơp quốc là A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường Câu 8. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực vào ngày A. 25/10/1945 B. 26/6/1945 C. 24/9/1945 D. 24/10/1945 Câu 9. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới A. Đại hội đồng B. Hội đồng Bảo an C. Hội đồng kinh tế - xã hội D. Ban Thư kí Câu 10. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm Câu 11. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. 7/ 1995, thành viên 148 B. 9/ 1975, thành viên 148 C. 9/ 1977, thành viên thứ 149 D. 9/ 1977, thành viên thứ 150 Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên TG C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực. D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 13. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình trạng CT lạnh của Mĩ? A. 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan B. 5-1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO C. 3-1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi đến Quốc hội D. 4-1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO Câu 14. Chính sách Chiến tranh lạnh gắn liên với A. Học thuyết Aixenhao B. Học thuyết Nichxơn C. Học thuyết Truman D. Học thuyết Kennơđi Câu 15. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II A. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị dối với các nước bại trận. B. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng. C. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe : Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. D. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bạỉ ữận và các dân tộc thuộc địa. Câu 16. Nội dung cơ bản của học thuyết Truman là A. củng cố chính quyền và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì B. sự tập hợp lực lượng và phản ứng của Mĩ trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu C. biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu D. gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và xác lập ảnh hưởng của Mĩ ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì Câu 17. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. tập trung cải cách chính trị. C. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng. D. duy trì nền kinh tế bao cấp. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là A. sự chạy đua vũ trang đã làm suy giảm thế mạnh của hai nước trên thế giới B. Sự đối đầu giữa hai nước trong bốn thập kỉ qua đã bất phân thắng bại C. trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, hai bên không nhất thiết phải duy trì xu thế đối đầu D. để mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là A. mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ B. do vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân C. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự TG mới D. do tác đông của chủ nghĩa khủng bố quốc tế Câu 20. Công cụ nào để duy trì trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai? A. Luật Quốc tế B. Điều khoản được kí kết giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa C. Liên hợp quốc D. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) Câu 21. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) Câu 22. VN lần đầu tiên được tín nhiệm làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là vào nhiệm kỳ nào? A. 2008-2009. B. 2007 – 2008 C. 2009 – 2010 D. 2006 – 2007 Câu 23. Nô ̣i dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, My, Anh tại Hô ̣i nghị Ianta (2/1945) là: A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diê ̣t tâ ̣n gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiê ̣t Nhâ ̣t Bản. B. Thành lâ ̣p tổ chức Liên hợp quốc. C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trâ ̣n D. Giải quyết các hâ ̣u quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Câu 24. Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Mĩ B. Liên Xô C. Pháp D. Anh Câu 25. Một trong những cam kết nào sau đây là một trong những điều kiện để Liên Xô tham gia việc chiến tranh chống Nhật? A. Mĩ và các nước Đồng minh phải ký cam kết không tấn công Liên Xô B. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905. C. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô D. Toàn quyền chiếm đóng nước Đức Câu 26. Vì sao trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực? A. Hình thành các quốc gia đối lập nhau giữa các khu vực. B. Tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô – Mĩ tại các khu vực trên thế giới. C. Phân chia thành hai khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau. D. Phân chia thế giới thành hai hệ thống các nước với chế độ xã hội khác nhau. Câu 27. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia dân tộc. Câu 28. Cơ quan hành chính - tổ chức Liên Hợp Quốc A. Đại hội đồng B. Hội đồng Bảo an C. Ban thư kí D. Hội đồng quản thác Câu 29. Để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức. Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định A. Anh và Liên Xô tiêu diệt lực lượng phát xít Nhật ở Trung Quốc. B. Liên Xô không được tham chiến ở châu Á. C. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. D. Mĩ sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. Câu 30. Vấn đề gây bất đồng sâu sắc giữa các cường quốc trong các cuộc gặp gỡ là gì? A. Phân chia không đồng đều phạm vi ảnh hưởng ở các khu vực. B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. Tương lai của nước Đức. D. Tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Câu 31. Tiền thân của Liên Hợp Quốc là tổ chức nào? A. Liên minh chống phát xít B. Liên lục địa Âu – Mĩ C. Hội Quốc Liên D. Tổ chức Thương mại Thế giới Câu 32. Ý nào phản ánh không đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe doa đến nền an ninh của các quốc gia. Câu 33. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp Quốc tại Hội nghị nào? A. Hội nghị Ianta - Liên Xô (2 - 1945). B. Hội nghị Xanphranxicô - Mĩ (4 - 6 - 1945). C. Hội nghị Pôtxđam - Đức (7 - 8 -1945). D. Hội nghị Tế hê ran - Iran (2 - 1943). Câu 34. Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của: A. Liên minh châu Âu B. Hội nghị I-an-ta. C. ASEAN. D. Liên hợp quốc. Câu 35. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu Mĩ, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ B. ngăn chặn đẩy lùi được CNXH trên phạm toàn thế giới C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế hai là A. do hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai nước C. Mĩ muốn thiết lập thế giới đơn cưc dựa tyển sức mạnh về kinh tế và quân sự D. Liên Xô giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi đã làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ Câu 37. Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại nhất của Mĩ là gì? A. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, trải dài Đông Âu đến châu Á B. Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom Nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ Câu 38. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ và Liên xô đã thay đổi như thế nào? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại B. Từ đồng minh chuyển sang đối đầu và dẫn đến chiến tranh lạnh C. Hai nước đã tiến hành hợp tác để giải quyết nhiều vấn đè quan trọng của thế giới D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lộ trên thế giới Câu 39. Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX là A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản B. xu thế liên minh khu vực và quốc tế C. chiến tranh lạnh D. sự hình thành ba trung tâm kinh tế-tài chính trên thế giới Câu 40. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít tại nước Đức ? A. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ. B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ. C. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp. D. Mĩ, Pháp, Anh, Canada. Câu 41. Những nước nào tham gia Hội nghị Ianta ? A. Anh - Pháp - Mĩ. B. Anh - Mĩ - Liên Xô. C. Anh - Pháp - Đức. D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc. Câu 42. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là: A. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận. B. Các nước thắng trận thoả thuận việc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. C. Ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thoả thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện. Câu 43. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ II được hình thành, trong thời gian nào ? A. Từ ngày 4-12/2/1945. B. Từ năm 1945- 1947. C. Từ năm 1945 -1946. D. Từ năm 1946 - 1949. Câu 44. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì? A. Sừ dụng bom nguyên từ để tiêu diệt phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin. C. Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. D. Tất cả các mục đích trên. Câu 45. Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh ? A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau. B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947. D. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ. Câu 46. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc ? A. 35. B. 48. C. 50. D. 55 Câu 47. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào ? A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô. C. Hội nghị Pôt-xđam. D. Hội nghị Pari. Câu 48. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc? A. Ban thư kí. B. Hội đồng bảo an. C. Hội đồng quản thác quốc tế. D. Đại hội đồng. Câu 49. Nguyên tắc nhất trí giữa 5 nuớc lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra vào thời điểm nào ? A. Tại Hội nghị Tế-hê-ran (1943). B. Tại Hội nghị San Phran-xi-xco (Tháng 4 - 6/1945). C. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945). D. Tại Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945). Câu 50. Nguyên thủ của các nước tham gia Hội nghị I-an-ta là những ai ? A. Rudơven, Clêmăngxô, Sơcsin. B. Aixenhao, Xíttalin, Clêmăngxô. C. Aixenhao, Xíttalin, Sơcsin. D. Rudơven, Xíttalin. Sơcsin. Câu 51. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên ? A. 15 B. 5 C. 20 D. 10 Câu 52. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc khi nào và là thành viên thứ mấy của tổ chức này ? A. Tháng 9/1973, thành viên thứ 148. B. Tháng 9/1976, thành viên thứ 146. C. Tháng 9/1977, thành viên thứ 149. D. Tháng 9/1975, thành viên thứ 147. Câu 53. Sự tham gia của LX trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau CTTG thứ II. ĐÁP ÁN 1A 2A 3D 4A 5D 6A 7C 8D 9B 10A 11C 12A 13C 14C 15C 16B 17A 18A 19A 20C 21C 22A 23C 24B 25B 26D 27A 28C 29C 30C 31C 32D 33A 34D 35B 36B 37A 38B 39C 40A 41B 42C 43B 44C 45C 46D 47B 48D 49B 50D 51A 52C 53B BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000) Câu 1. Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian nào ? A. 1945 – 1949. B. 1946- 1950. C. 1947-1951. D. 1945- 1951. Câu 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào ? A. 1948. B. 1949. C. 1950. D. 1947. Câu 3. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì ? A. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đổi với sự phát triển phong trào cách mạng thế giới. B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân. C. Thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ. D. Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử. Câu 4. Vệ tinh nhân tạo được Liên Xô phóng thành công năm 1957 có tên gọi là: A. Thần Châu. B. Spút-nhích. C. Phương Đông. D. Sa-i-uz 37. Câu 5. Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng CNXH (1950 - những năm 70) là : A. Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như : công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ. B. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp. C. Trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học. D. Là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu. Câu 6. Thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô (1945- 1950) ? A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940. B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đều vượt mức sản lượng năm 1940. C. Sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh (năm 1940). D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%. Câu 7. Yuri Ga-ga-rin là ai ? A. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng. B. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất C. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa. D. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-ních. Câu 8. Sau hơn 20 năm xây dựng CNXH, Liên Xô đã đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực giáo dục là? A. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học. B. Bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục Trung học trong cả nước. C. Trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới. D. Là nước đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật hùng hậu nhất thế giới. Câu 9. Thuận lợi lớn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ II là: A. Các nước tư bản dỡ bỏ cấm vận, bao vây Liên Xô. B. Vị thế, uy tín của Liên Xô được nâng cao trên thế giới. C. Trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới. D. Liên bang Xô Viết được mở rộng, số thành viên tăng lên 15 nước. Câu 10. Tình hình Liên Xô từ cuối thập niên 70 đến đầu những năm 80 là : A. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, khối đoàn kết liên bang được giữ vững. B. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao hơn trước, tuy nhiên chính trị có những diễn biến phức tạp, bất ổn. C. Tuy kinh tế có những dấu hiệu suy thoái, nhưng chính trị vẫn ổn định, nhân dân vẫn tuyết đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, vào chính quyền Xô - Viết. D. Đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, kinh tế ngày càng suy thoái, chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và các nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết. Câu 11. Tình hình Liên Xô sau 6 năm tiến hành đường lối cải tổ là: A. Tuy kinh tế dần ổn định, nhưng chính trị ngày càng rối loạn. B. Chính trị dần ổn định, tuy nhiên kinh tế tiếp tục sa sút không thể vực dậy. C. Lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. D. Kinh tế hàng hoá phát triển, đời sống chính trị ngày càng được dân chủ hoá. Câu 12. Sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô-viết trong quá trình thực hiện cải tổ đất nước là ? A. Thực hiện kinh tế thị trường. B. Thực hiện đa nguyên chính trị. C. Thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị. D. Thực hiện kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Câu 13. Đường lối cải tổ đất nước ờ Liên Xô được thực hiện từ khi nào ? Do ai đề xướng ? A. Tháng 5/1983, do B. Ensin đề xướng. B. Tháng 3/1984, do Anđrôpốp đề xướng. C. Tháng 5/1985, do Trécnencô đề xướng. D. Tháng 3/1985, do M. Goócbachốp đề xướng. Câu 14. Vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 đến 1991 đã thay đổi như thế nào ? A. Đảng cầm quyền ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô. B. Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Một trong những Đảng phái chính trị lớn, nắm quyền lãnh đạo đất nước Xô Viết ⇒ Đảng bất hợp pháp. C. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng cầm quyền duy nhất ⇒ Đảng bất hợp pháp. D. Một trong những đảng phái chính trị lớn nhất Liên Xô ⇒ Đảng bất hợp pháp ⇒ Đảng cầm quyển duy nhất. Câu 15. Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở LXô ? A. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn của những người Cộng sản Xô Viết. Chính công cuộc cải tổ đã đưa đất nước Xô-viết lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. B. Cải tổ đất nước ở Liên-Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết. C. Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải những sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn Liên bang. D. Mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình. Câu 16. Ngày 21/12/1991, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập đã khẳng định : A. Triển vọng mới cho sự hợp tác, phát triển của các nước trong Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. B. Chủ nghĩa xã hội đã bước sang một thời kì phát triển mới trên đất nước Xô Viết. C. Nhà nước Liên bang Xô Viết đã lâm vào cuộc khủng hoảng vô phương cứu chữa. D. Nhà nước Liên bang Xô Viết tan rã hoàn toàn. Câu 17. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới ? A. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. B. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào ; trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn sụp đổ. C. Mĩ - nước đứng đầu cực Tư bản chủ nghĩa, vươn lên nắm quyển lãnh đạo thế giới, xác lập trật tự thế giới "một cực". D. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu. Câu 18. Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là ai ? A. M. Goócbachốp. B. B. EnXin. C. V. Putin. D. D Međvêdev. Câu 19. Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI ? A. Đối đầu quyết liệt với Mĩ. B. Khôi phục và phát triển mối quan hệ truyền thống với các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quổc, Ấn Độ, các nước ASEAN v.v... C. Cố gắng duy trì, phát triển địa vị của một cường quốc Á-Âu. D. B và C đúng. Câu 20. V. Putin là ai ? A. Một kiện tướng về môn võ thuật Juđô. B. Vị Tổng thống được đông đảo nhân dân Nga tín nhiệm. C. Một cựu sĩ quan tình báo KGB. D. Tất cả các ý trên. Câu 21. Hiến pháp Liên bang Nga 12/1993, quy định cho phép mỗi chính khách chỉ có thể đảm nhận vị trí Tổng thống Liên bang trong mấy nhiệm kì? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ? A. Chủ nghĩa xã hội khoa học hoàn toàn không thể thực hiện trong hiện thực. B. Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế. C. Đó là một tất yếu khách quan. D. Học thuyết của Mác đã trở nên lỗi thời. Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô? A. Tiến hành bao vây kinh tế. B. Phát động “Chiến tranh lạnh” C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực. D. Tiến hành bao vây chính trị. Câu 24 Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc khôi phục kinh tế? A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước 9 tháng. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên cùa Trái đất C. Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội D. Thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 25. Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước? A. Nhũng thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh. B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng. D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú. Câu 26. Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 27. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất. C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. D. Đến thập kỉ 60 (thế ki XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Câu 28. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào? A. 1945. B. 1947. C. 1949. D. 1951. Câu 29. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?. A. Mờ rộng lãnh thổ. B. Duy trì nền hòa bình thế giới C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. Khống chế các nước khác. Câu 30. Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất? A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn. B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp cùa Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh. C. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%. D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoáng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Câu 31. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển ? A. Phát triển nền công nghiệp nhẹ. B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống. C. Phát triển nền kinh tế công – nông – thương nghiệp. D. Phát triển công nghiệp nặng. Câu 32. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu? A. Mĩ B. Đức. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 33. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ? A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, khống chế thế giới của Mĩ C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng Câu 34. Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ B. Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ C. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô Câu 35. Vì sao việc thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lại là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? A. Thủ tiêu sự cạnh tranh, động lực phát triển, khiến đất nước trì trệ B. Không phù hợp với một nền kinh tế phát triển theo chiều rộng C. Tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch chống phá D. Không phù hợp với mô hình kinh tế XHCN Câu 36. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng NN chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật C. Sự chống phá của các thế lực thù địch D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài Câu 37. NN chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX)? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí B. Khi cải cách lại mắc phải sai lầm C. Sự chống phá của các thế lực thù địch D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật Câu 38. Theo anh (chị) nên nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? A. Chứng tỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới tất yếu sẽ sụp đổ B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới Câu 39. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH là gì? A. Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật để tránh tụt hậu C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước Câu 40. Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng C. Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả D. Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động Câu 41 Quân bài chiến lược mà nước Nga sử dụng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình trong cộng đồng SNG là gì? A. Khẩu hiệu hỗ trợ nhau cùng phát triển B. Mối quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây C. Viện trợ tài chính từ Nga D. Nguồn khí đốt của Nga Câu 42. Hành động nào của Nga năm 2014 đã làm bùng phát căng thẳng giữa Nga với các nước phương Tây? A. Nga bảo vệ cựu tình báo CIA Edward Snowden B. Nga sáp nhập vùng Crime vào lãnh thổ của mình C. Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu D. Cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh Câu 43. Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 ? A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất. B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ở châu Âu. C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới. D. Liên Xô là một nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới. ĐÁP ÁN 1B 2B 3C 4C 5D 6C 7B 8C 9B 10B 11C 12B 13B 14C 15D 16B 17B 18B 19D 20D 21B 22B 23B 24A 25C 26D 27D 28C 29B 30D 31D 32C 33B 34C 35A 36A 37A 38B 39A 40D 41D 42B 43C BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á Câu 1. Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ? A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Hàn Quốc, Đài Loan. C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản. D. Ápganixtan, Nêpan. Câu 2. Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là: A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới. C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định. D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn. Câu 3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1949, ở Trung Quốc đã xảy ra bao nhiêu cuộc nội chiến ? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 4. Điều mà cách mạng Trung Quốc chưa thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 - 1949)? A. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.B. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh. C. Giải phóng toàn bộ Trung Hoa lục địa. D. Thu hổi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Câu 5. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào ? A.1/8/1949 B. 1/9/1948 C. 1/10/1949 D. 10/1/1949 Câu 6. Tình hình Trung Quốc sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) là : A. Đất nước nằm trong tình trạng bất ổn định về kinh tế, chính trị. B. Kinh tế tăng nhanh, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, văn hoá giáo dục có những bước tiến lớn. C. Kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng chính trị bất ổn định vì cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng. D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn song nhân dân Trung Quốc vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Câu 7. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào ? A. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc dã hoàn thành, kỉ nguyên độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu. B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu. C. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã bằt đầu. D. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản trên khắp toàn Trung Quốc. Câu 8. Cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì ? A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc. B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc. C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB. D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc. Câu 10. Điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959 ? A. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực. B. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa. C. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng. D. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy sự phát triển của phong hào cách mạng thế giới. Câu 11. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hê ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào A.18/1/1951 B. 18/11/1951 C. 11/8/1951 D. 18/1/1950 Câu 12. Từ sau 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước? A. Kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa. B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân. C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. D. Thực hiện cải cách mở cửa. Câu 13. Nét nổi bật trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ trong những năm 70 của thế kỷ XX là: A. Trung Quốc bất đồng sâu sắc với Mĩ về vấn đề thu hồi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo. B. Trung Quốc kịch liệt phản dối Mĩ lập khối SEATO, tiến hành chiến tranh ở Đông Dương. C. Quan hệ Mĩ - Trung Quốc dần trở nên hoà dịu, các chính khách cao cấp Trung Quốc tiến hành các cuộc viếng thăm nước Mĩ và ngược lại. D. Trung Quốc - Mĩ đang tiến hành cuộc chạy đua tranh giành phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Câu 14. Hiểu như thế nào về Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc ? A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra. B. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị. C. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây đựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân - đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản. D. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Câu 15. Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc là ai ? A. Lưu Thiếu Kì B. Chu Dung Cơ C. Giang Trạch Dân D. Đặng Tiểu Bình Câu 16. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là: A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm. B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm. C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời. D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế. Câu 17. Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000) A. Là nền kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc. B. XD nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. D. XD nền KT thị trường xã hội chủ nghĩa. Câu 18. Tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 - 1998 là : A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước "Cách mạng vãn hoá". B. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ. C. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. D. Kinh tế tuy phát triển mạnh, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện. Câu 19. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc TQ có đặc điểm gì? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm. Câu 20. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ ? A. Hồng Kông B. Đài Loan. C. Ma Cao. D. Bành Hổ. Câu 21. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến trước năm 1975, những quốc gia nào nằm trong tình trạng bị chia cắt lãnh thổ ? A. Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. B. Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan. C. Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên. D. Triều Tiên, Campuchia, Thái Lan. Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước? A. Sự giúp đỡ của Liên Xô . B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng. C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới. D. Vùng giải phóng được mở rộng. Câu 23. Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì? A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc. B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc. C. Đưa 20 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự. D. Huy động toàn bộ lực lượng Quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản nắm giữ. Câu 24. Từ năm 1950, TQ tiến hành những cải cách quan trọng về KT, chính trị, văn hoá nhằm mục đích: A. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”. B. Thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” đưa Trung Quốc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. C. Xây dựng đất nước đi lên con đường Xã hội chủ nghĩa. D. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hoá mới. Câu 25. Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào? A. Tháng 12-1978 B. Tháng 10 – 1987. C. Đầu năm 1980 D. Tháng 12-1989. Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích: A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc. C. Xoá bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc. D. A và B đều đúng. Câu 27. Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc nổ ra là do: A. Đảng Cộng sản phát động. B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ. C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng. D. Quốc dân đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế. Câu 28. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất: A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. Một cuộc nội chiến. Câu 29. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là: A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa. C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc. D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội Câu 30. Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào? A. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển. B. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa kém phát triển. C. Có một nền nông nghiệp phát triển. D. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Câu 31. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào? A. 1949 – 1953 B. 1953 – 1957 C. 1957- 1961 D. 1961 – 1965 Câu 32. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào? A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. B. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự lao động quên mình của nhân dân TQ và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô Câu 33. Mười năm đầu xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào? A. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Chống Mĩ và các nước Tư bản chủ nghĩa. C. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. D. Thi hành một chính sách đối ngoại nhằm đẩy lùi các phong trào cách mạng thế giới. Câu 34. Thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" Trung Quốc đạt được những gì? A. Nền kinh tế Trung Quốc có một bước phát triển nhảy vọt. B. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện. C. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn. D. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng Câu 35. Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" do ai đề xướng? A. Mao Trạch Đông B. Lưu Thiếu Kỳ C. Lâm Bưu D. Chu Ân Lai ĐÁP ÁN 1D 2B 3C 4D 5C 6B 7A 8A 9C 10D 11D 12B 13C 14D 15D 16A 17D 18C 19B 20C 21C 22B 23A 24C 25B 26D 27B 28C 29C 30D 31B 32D 33C 34D 35D BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ Câu 1. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là: A. Việt Nam, Philippin, Lào. B. Philippin, Lào, Việt Nam. C. Inđonêxia, Việt Nam, Lào D. Miến Điện, Lào, Việt Nam. Câu 2. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á ? A. Việt Nam B. Malaixia. C. Miến Điện. D. Inđônêxia. Câu 3. Trước năm 1959, Singapo là thuộc địa của nước : A. Pháp B. Mĩ C. Hà Lan D. Anh Câu 4. Nhân vật nào được mệnh danh là : "Người cha của đất nước Singapo hiện đại" ? A. Ápdun Raman. B. Lí Quang Diệu. C. Lí Thừa Vãn. D. Chu Dung Cơ. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương ? A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương. B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp. C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương. D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương. Câu 6. Trước năm 1984, Brunây là : A. Một nước trong Liên bang Inđônêxia độc lập. B. Một thuộc địa của thực dân Anh. C. Một nước trong Liên bang Malaixia. D. Một thuộc địa của thực dân Hà Lan. Câu 7. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 - 1975) dưới sự lãnh đạo của : A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Lào. C. Đảng Nhân dân cách mạng Lào. D. Đảng FUNCIPEC. Câu 8. Từ 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội VN tiến hành các chiến dịch nào ? A. Chiến dịch Tây Bắc. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ. C. Chiến dịch Hòa Bình. D. Chiến dịch Thượng Lào. Câu 9. Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (6 – 1952 và 9 – 1953) là : A. Xihanúc. B. Sơn Ngọc Minh. C. XupHanuvông. D. Nôrốđôm. Câu 10. Đặc điểm tình hình Campuchia trong những năm 1979 - 1989 là : A. Tập đoàn Khơme Đỏ tiến hành chính sách diệt chủng tàn bạo, tàn sát hàng triệu người dân vô tội B. Đất nước dần ổn định, kinh tế phát triển. C. Campuchia đẩy mạnh tiến trình hoà hợp, hoà giải dân tộc. D. Diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme Đỏ. Câu 11. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia diễn ra trong thời gian từ : A. 1954- 1975 B. 1954- 1979. C. 1954-1970. D. 1970- 1975. Câu 12. Những thành viên sáng lập tổ chức ASEAN là : A. Inđônêxia, Philippin, Singapo, Mianma, Maiaixia. B. Mĩanma, Philípin, Singapo, Malaixia, Brunây. C. Inđônêxia, Maiaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan. D. Brunây, Thái Lan, Singapo, Malaixia, Mianma. Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo ? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp vô sản C. Giai cấp địa chủ phong kiến D. Giai cấp nông dân Câu 14. Ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào ? A. Ngày 25 – 12 -1950 B. Ngày 26 – 1 -1950 C. Ngày 23 – 2 -1950 D. Ngày 26 – 1 – 1951 Câu 15. Hiến pháp 1993 của Campuchia đã khẳng định nước này theo loại hình thể chế chính trị nào ? A. Quân chủ chuyên chế B. Cộng hoà C. Quân chủ lập hiến D. Độc tài Câu 16. Hiệp định hoà bình về Campuchia kí kết ngày 23/10/1991 là : A. Kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari. B. Kết quả của phong trào dân tộc nhằm gạt bỏ vai trò ảnh hưởng của các nước tư bản phương Tây ở Campuchia. C. Kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân mới của Mĩ ở Campuchia. D. Kết quả của quá trình hoà hợp, hoà giải dân tộc ở Campuchia với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Câu 17. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh đòi độc lập. B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. C. Hình thành các tổ chức hợp tác trong khu vực. D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu 18. Khi nào thì ASEAN trở thành tổ chức “toàn Đông Nam Á” ? A. Từ năm 1998 đến năm 2000. B. Từ năm 1999 năm 2001. C. Từ năm 1998 năm 2001. D. Chưa khi nào. Câu 19. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa : A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á. B. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải. C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả. D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị. Câu 20. ASEAN + 1 là: A. ASEAN và Trung Quốc. B. ASEAN và Nhật Bản . C. ASEAN và Hàn Quốc . D. ASEAN và Đài Loan. Câu 21. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ? A. Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân nhằm thu hồi chủ quyền dân tộc đối với các vùng lãnh thổ. B. Toàn Đông Nam Á đang gặp khó khăn lớn trong công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. C. Sự hình thành các tổ chức hợp tác khu vực đang là xu thế. D. Các cường quốc bên ngoài chấm dứt chính sách can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á. Câu 22. Điểm Giống nhau giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Singapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ II ? A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950. B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước. C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước. D. Cách mạng thắng lợi từng bước : từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn. Câu 23. Những nước nào dưới đây không tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương (1954 - 1975) ? A. Philippin, Malaixia. B. Thái Lan, Inđônêxia. C. Inđônêxia, Ấn Độ. D. Ấn Độ, Hàn Quốc. Câu 24. Lãnh thổ Ấn Độ trước năm 1947 bao gồm những nước nào ? A. Ấn Độ, Pakixtan. B. Ấn Độ, Bănglađét. C. Ấn Độ, Bănglađét, Pakixtan. D. Ấn Độ, Bănglađét, Ápganixtan. Câu 25. Thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước ở thập niên 70 là : A. Trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ ba trên thế giới. B. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. C. Đã giải quyết được vấn đề lương thực cho gần 1 tỷ người và đã bắt đầu xuất khẩu. D. Trở thành một cường quốc về công nghiệp vũ trụ. Câu 26. Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc là đường lối ngoại giao của : A. Campuchia B. Malaixia C. Ấn Độ D. Trung Quốc Câu 27. Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trong những năm 1979 - 1989 là : A. ASEAN trở thành một tổ chức của toàn khu vực Đông Nam Á. B. Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu vượt qua những trở ngại về sự khác biệt chế độ chính trị, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, thân thiện. C. Là thời kì mà quan hệ các nước thành viên ASEAN với các nước còn lại trở lên căng thẳng, đối lập. D. Thời kì Đông Nam Á bị chia rẽ thành hai nhóm nước đối lập nhau. Câu 28. Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN tiến triển nhanh theo chiều hướng tích cực từ khi nào ? A. Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. B. Việt Nam rút hết quân tình nguyện ở Campuchia. C. Việt Nam ra tuyên bố mới về ngoại giao : "Việt Nam muốn là bạn với tất câ các nước trên thể giới". D. Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Câu 29. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập khi nào ? A. Ngày 26/1/1950. B. Ngày 16/1/1950. C. Ngày 15/8/1947. D. Ngày 18/5/1947. Câu 30. Sau CTTG thứ II, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước ? A. Sự giúp đỡ của Liên Xô. B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng. C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới. D. Vùng giải phóng được mở rộng. Câu 31. Năm 1964 Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh gì ở Lào ? A. "Chiến tranh đơn phương". B. "Chiến tranh đặc biệt tăng cường". C. "Chiến tranh cục bộ". D. "Đông Dương hoá" Chiến tranh. Câu 32. Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quy đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ? A. Mĩ giúp LonNon lật đổ Xi-ha-nuc. B. Mĩ mang quân xâm lược Campuchia. C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Campuchia. D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Campuchia. Câu 33. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi vào thời gian nào? A. Ngày 2- 12 - 1975. B. Ngày 18 - 3 - 1975. C. Ngày 17 -4- 1975 D. Ngày 30 - 4 – 1975 Câu 34. Nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh bại phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược? A. Thái Lan B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-líp-pin. D. Ma-lai-xỉa-a. Câu 35. Vào tháng 9 năm 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)? A. In-đô-nê-xi-a. B. Xingapo. C. Thái Lan D. Campuchia. Câu 36. Mĩ và các nước Đồng minh của Mĩ đã kí kết thành lập Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO) tại đâu? A. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a). B. Tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin). C. Tại Băng Cốc (Thái Lan). D. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ) Câu 37. Sự thất bại nặng nề của Mĩ ở đâu làm cho khối quân sự SEATO bị giải thể ? A. Thất bại ở khu vực Trung Đông. B. Thất bại ở Triều Tiên. C. Thất bại ớ Đông Dương. D. Thất bại ở Việt Nam. Câu 38. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? A. Tháng 8 - 1968. Tại Gia-cac-ta (Inđônêxia). B. Tháng 8 – 1968. Tại Ba-li (Inđônêxia). C. Tháng 8 - 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan). D. Tháng 10 - 1967. Tại Xingapo. Câu 39. Xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”: A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực. B. Xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập. C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản. D. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Câu 40. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước châu Á đã giành độc lập. B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN. C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. D. Tất cả các vấn đề trên. Câu 41. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. Câu 42. Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "năm châu Phi'? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. Châu Phi bắt đầu được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy". Câu 43. Từ nửa cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ thực dân. Câu 44. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của : A. Mĩ, Nhật. B. Pháp, Nhật C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Các thực dân phương Tây Câu 45. Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đế quốc Hà Lan. B. Đế quốc Pháp. C. Đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh. Câu 46. Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9 - 1975)? A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột. B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO. C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á. D. Thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975). Câu 47. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. C. Sự ra đời của khối ASEAN. D. Ngày càng ở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU. Câu 48. Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì? A. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Cả ba nguyên tắc nói trên. Câu 49. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào? A. Lào, Việt Nam B. Campuchia, Lào C. Lào, Mi-an-ma D. Mi-an-ma, Việt Nam Câu 50. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. ĐÁP ÁN 1C 2D 3D 4B 5C 6B 7C 8D 9A 10D 11D 12A 13A 14C 15C 16D 17D 18B 19A 20B 21C 22D 23C 24C 25C 26C 27D 28B 29A 30B 31B 32A 33C 34B 35C 36B 37D 38B 39B 40A 41A 42C 43B 44D 45C 46D 47A 48D 49C 50B BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA-TINH Câu 1. Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực nào ? A. Khu vực Nam Phi. B. Khu vực Tây Phi. C. Khu vực Đông Phi. D. Khu vực Bắc Phi. Câu 2. Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II ? A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). Câu 3. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” ? A. Đây là năm có 17 nước ở Bắc Phi giành được độc lập. B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập. C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. D. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập. Câu 4. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ: ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã từ khi nào ? A. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi. B. Cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi. C. Sự thắng lợi của nhân dân Nam Rôdêdia đưa đến sự ra đời của nước Cộng hoà Dimbabuê. D. Chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho NaMibia. Câu 5. Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là : A. Đấu tranh ngoại giao. B. Đấu tranh quân sự C. Đấu tranh chính trị. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 6. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào? A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh vũ trang. D. Cả ba hình thức trên. Câu 7. Cuộc nội chiến năm 1994 được xem là bi thảm nhất của xung đột sắc tộc ở châu Phi diễn ra tại : A.Môdămbích. B. Xômali. C. Ruanda. D. Nam Phi. Câu 8. Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, nước nào ở châu Phi đã lâm vào nạn đói trầm trọng ? A. Xômali. B. Êtiôpia. C. Nigiêria. D. Xuđăng. Câu 9. Hình ảnh "Lục địa bùng cháy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh ? A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh. B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong bào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh. C. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh. D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập. Câu 10. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là : A. Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập. B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ. D. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Câu 11. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là : A. Châu Phi đấu tranh chống chù nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị. D. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi lài giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 12. Chế độ Apácthai ở Nam Phi là : A. Một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã. B. Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân. C. Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế. D. Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt. Câu 13. Nênxơn Manđêla là ai ? A. Là vị Tổng thống Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ Apácthai. B. Là vị Tổng thống đã ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi. C. Là vị Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi. D. Là vị Tổng thống bị nhân dân Nam Phi lên án nhất vì cố tình bảo vệ chế độ Apácthai bất công. Câu 14. Nước nào đã giành thắng lơi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959 ? A. Goatômaia. B. Áchentina. C. Vênêxuêla. D. Cuba. Câu 15. Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh ? A. Đề xướng tư tưởng “Châu Mĩ của người Châu Mĩ”. B. Đề cao khẩu hiệu dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng. C. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”. D. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền. Câu 16. Nước được mệnh danh là Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh? A. Ac-hen-ti-na B. B-ra-xin C. Cu-ba D. Mê-hi-cô Câu 17. Mĩ ban hành đạo luật Henxbơttơn nhằm bao vây cấm vận nước nào ? A. Áchentina B. Panama. C. Cuba D. Braxin. Câu 18. Đồng chí Phiđen Caxtơrô đã từng nói về Việt Nam là : A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình". B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra". C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam —Hồ Chí Minh —Điện Biên Phủ". D. "Việt Nam - lương tri của thời đại". Câu 19. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba? A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma” lên đất Cu-ba (1956). B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953). C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958). D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959). Câu 20. Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào ? A. Phần Trung và Nam Mĩ. B. Vùng Nam Mĩ. C. Phần lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. D. Mêhicô, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Câu 21. Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào? A. Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri. B. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la. C. Thắng lợi của nhân dân Dim-ba-bu-ê. D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi. Câu 22. Những khó khăn của châu Phi sau khi giành được độc lập: A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới và sự vơ vét bóc lột về kinh tế của các cường quốc phương Tây. B. Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật, mù chữ. C. Sự bùng nổ về dân số. D. Tất cả các vấn đề trên Câu 23. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô. B. Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo. C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba. D. Tất cả các sự kiện trên. Câu 24. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở đầu cách mạng Cu-ba chống lại chế độ độc tài Batixta. A. Cuộc vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma. B. Xây dựng lực lượng ở Xiera Maextơra. C. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa. D. Cuộc tấn công vào La Habana. Câu 25. Từ sau CTTG thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở nước nào? A.Bắc Phi B. Nam Phi C. Đông Phi D. Tây Phi Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản CN thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ ở châu Phi? A. 1960 : "Năm châu Phi”. B. 1962: Angiêri được công nhận độc lập. C. 1994 : Nên-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da màu đầu tiên. D. 11-1975 : Nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời. Câu 27. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 28. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nên-Xơn Man-đê-la? A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Câu 29. Từ những thập niên đầu của thể kỉ XX, nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào? A.Thực dân Anh B. Đế quốc Mĩ C. Thực dân Pháp D. Đế quốc Nhật Câu 30. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai? A Chế độ phân biệt chủng tộc. B Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới. D. Giai cấp địa chủ phong kiến. ĐÁP ÁN 1A 2C 3C 4B 5C 6C 7C 8A 9B 10C 11A 12B 13C 14D 15C 16C 17C 18A 19B 20D 21B 22D 23C 24C 25A 26D 27C 28D 29B 30C BÀI 6: NƯỚC MĨ Câu 1. Từ 1945 đến 1950, Mĩ là: A. Trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo trái đất. C. Một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. Trung tâm kinh tế - tài chính của châu Mĩ. Câu 2. Dấu hiệu nào chứng tỏ sau CTTG thứ II, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới ? A. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. C. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. D. Kinh tế Mĩ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Câu 3. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II ? A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước. B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế. C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế. D. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Câu 4. Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp ? A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. Câu 5. Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai ? A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động. B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime. C. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu. D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất. Câu 6. Tên các vị tổng thống Nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là : A. Truman, Aixenhao, Kennơdi, Giônxơn, Níchxơn. B. Rugiơven, Aixenhao, Kennơđi, Giôxơn, Níchxơn. C. Truman, Rigân, Giônxơn, Níchxơn, Pho. D. Truman, Aixenhao, Giônxơn, Níchxơn, Pho. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng: A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ. B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương. C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu. D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu. Câu 8. Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác. C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu. Câu 9. Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973 ? A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ. B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới. C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba. D. Phát động các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Câu 10. Nét nổi bật của tình hình xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là : A. Phúc lợi xã hội được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn. B. Mâu thuẫn giai cấp được điều hoà, tuy nhiên vấn đề sắc tộc lại trở thành một vấn nạn cho chính quyền Mĩ. C. Dân chủ dân quyền được đề cao, pháp luật nghiêm minh, công bằng. D. Mức sống người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội. Câu 11. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mĩ những năm 1945 – 1973 có tác dụng gì ? A. Buộc chính phủ Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho nhân dân B. Chính phủ Mĩ phải từ bỏ chính sách can thiệp, thống trị khu vực Mĩ Latinh. C. Chính phủ Mĩ tuyên bố xóa bỏ “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Chính quyền phải hoạch định rõ không gian sinh sống cho người dân da đỏ. Câu 12. Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là: A. Kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao. B. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài. C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản. D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu. Câu 13. Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh” ? A. Aixenhao B. Truman C. Kennơdi D. Nichxơn Câu 14. Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là : A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân. B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại. C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình. D. Chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu. Câu 15. Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là : A. Kinh tế Mĩ tiếp, tục suy giảm so với thập niên 70. B. Kinh tế Mĩ đã được Phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết. C. Dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu. D. Kinh tế Mĩ đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng của KT Mĩ trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều. Câu 16. Hiện trạng của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 90 của thế kỉ XX là : A. Mĩ trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. B. Kinh tế Mĩ thường trải qua những đợt suy thoái ngắn. C. Một nền kinh tế hùng hậu nhất toàn cầu D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 17. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên cơ sờ nào ? A. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực. B. Mĩ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật. C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn. D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ, mong muốn dựa vào Mĩ để phát triển kinh tế trong nước. Câu 18. Chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" của Mĩ là do ai đề xướng ? A. R. Rigân B. G. Bush C. B. Clinton D. Pho Câu 19. Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ? A. Tự do tín ngưỡng. B. Ủng hộ độc lập dân tộc. C. Thúc đẩy dân chủ. D. Chống chủ nghĩa khủng bố. Câu 20. Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ ? A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát. B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử. C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống là chắn tên lửa NMD bảo. vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa. D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay. Câu 21. Trong khoảng hai thập niên đầu sau CTTG thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào? A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu. B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. Câu 22. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Dựa vào những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới. B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. Câu 23. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 24. Mục tiêu "chiến lược toàn cầu" của Mĩ là: A. Lôi kéo các nước tư bản để chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hòa bình dân chủ thế giới. D. Cả ba vấn đề trên. Câu 25. Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi: A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. B. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959. C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979. D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. Câu 26. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1918 đến 1945. C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1945 đến 1950. Câu 27. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự quản lí của Nhà nước có hiệu quả. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Áp dụng các thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. Tập trung sản xuất và tư bản cao. Câu 28. Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới? A. Những năm 60 (thế kỉ XX). B. Những năm 70 (thế kỉ XX). C. Những năm 80 (thế kỉ XX). D. Những năm 90 (thế kỉ XX). Câu 29. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau CTTG thứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Tập trung sản xuất và tư bản cao. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. Câu 30. Từ sau Chiến tranh thế giới hai đến nay, thế giới tồn tại bao nhiêu trung tâm kinh tế tài chính? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ? A. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản và các nước công nghiệp mới. B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, chạy đua vũ trang. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 32. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Nhật Câu 33. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Những năm đầu thế kỉ XX. B. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX. C. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). D. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Câu 34. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7 - 1969)? A. Mĩ B. Trung Quốc C. Nhật D. Liên Xô Câu 35. Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ là gì? A. Tìm ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới. B. Thực hiện "Cuộc cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ,... C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại. D. Tất cả các vấn đề trên. Câu 36. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ. D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen. Câu 37. Điểm giống nhau trong chính sách đổi ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì? A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực". B. "Chiến lược toàn cầu hoá”. C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. D. "Chiến lược lấp chỗ trống". Câu 38. Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đông minh của Mĩ. C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. D. Tất cả các vấn đề trên. Câu 39. "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì? A. Chính sách xâm lược thuộc địa. B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô. C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ. D. Thành lập các khối quân sự. Câu 40. Đời tổng thống nào của Mĩ gắn liền với việc mở đâu "Chiến lược toàn cầu" phản cách mạng? A. Tơ-ru-man B. Ken-nơ-đi C. Ai-xen-hao D. Giôn-xơn Câu 41. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên? A. Khối NATO B. Khối VACSAVA C. Khối SEATO D. Cả ba khối trên. Câu 42. Khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu còn gọi là khối gì? A. Khối phòng thủ Nam Đại Tây Dương. B. Khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương. C. Khối phòng thủ Đông Đại Tây Dương. D. Khối phòng thủ Tây Nam Đại Tây Dương. Câu 43. "Chính sách thực lực" và “Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu? A. Triều Tiên B. Việt Nam C. Cu-ba D. I-rắc ĐÁP ÁN 1A 2B 3C 4D 5C 6A 7C 8B 9D 10D 11A 12B 13D 14C 15D 16D 17B 18C 19C 20D 21C 22A 23C 24D 25D 26D 27C 28B 29D 30C 31D 32C 33B 34A 35D 36B 37B 38C 39C 40A 41B 42B 43B BÀI 7: TÂY ÂU Câu 1. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ? A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực. B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu. C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 2. Sau CTGTT2, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa ra sao ? A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa. B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3. C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây. D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa. Câu 3. Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là : A. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá. B. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế. C. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước nhũng biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra. D. Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu. Câu 4. Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là : A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh. B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới. C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây. D. Thông qua viên trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh. Câu 5. Tây Âu đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới từ khi nào ? A. Thập niên 50. B. Thập niên 60. C. Thập niên 70. D. Thập niên 80. Câu 6. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là : A. Tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào. B. Sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. C. Tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài. D. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Câu 7. Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ? A. Anh B. Pháp. C. Italia. D. Cộng hoà Liên bang Đức. Câu 8. Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội 1945 – 1950 là ? A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu. B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba. C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. D. Tây Âu trở thành một trong ungung tâm kinh tế thế giới. Câu 9. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm1950 – 1973 là : A. Tích cực đấu traynh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu. B. Tây Âu thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung châu Âu. C. Tây Âu tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ 3 để phát triển kinh tế trong nước. D. Nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ II. Câu 10. Nước nào dưới đây đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam ? A. Anh. B. Pháp. C. Thuỵ Điển. D. Phần Lan Câu 11. Mặt trái của xã hội các nước tư bản phát triển ở Tây Âu trong những năm 1973 – 1991 là gì : A. Nạn phân biệt chủng tộc. B. Sự bùng nổ của lối sống híppi trong các tầng lớp thanh thiếu niên. C. Mặt bằng dân trí thấp. D. Phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội. Câu 12. Nét nổi bật của tình hình Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là : A. Trải qua một cơn suy thoái ngắn, kinh tế Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại. B. Chính trị cơ bản ổn định. C. Các nước đều có sự điều chỉnh quan trọng về đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới. D. Tất cả các ý trên. Câu 13. Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ như hình với bóng ? A. Đức. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Câu 14. Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào ? A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc. B. Cuộc các mạng khoa học – kĩ thuật lần hai đã bắt đầu. C. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. D. “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã. Câu 15. Nước nào dưới đây không thuộc nhóm các nước sáng lập tổ chức Liên minh châu Âu ? A. Anh. B. Cộng hòa Liên bang Đức. C. Bỉ. D. Hà Lan. Câu 16. Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây ? A. EEC ⇒ EU ⇒EC. B. EC ⇒ EEC ⇒EU. C. EU ⇒ EEC ⇒EC. D. EEC ⇒ EC ⇒EU. Câu 17. Đến năm 1993, Liên minh châu Âu có bao nhiêu thành viên ? A. 2 B. 25 C.18 D. 15 Câu 18. Đổng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng từ khi nào ? A.Ngày 11/1/1999. B. Ngày 1/11/1991. C. Ngày 11/11/1999. D. Ngày 1/1/1999. Câu 19. Có bao nhiêu nước thuộc nhóm G.7 là thành viên của Liên minh châu Âu ? A. 2 B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. EU là tổ chức liên kết như thế nào ? A. Là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế. B. Là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị. C. Là tổ chức liên kết quân sự - kinh tế. D. Là tổ chức liên kết chính trị - quân sự. Câu 21. CTTG thứ hai đã làm cho nền kinh tế nước nào giảm sút 3 lần về công nghiệp và 2 lần về nông nghiệp? A. Đức. B. Anh. C.Pháp. D. Nhật. Câu 22. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Pháp từ năm 1950 đến năm 1973 : A. Nhờ thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Nhờ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. C. Giá nhập nguyên liệu từ các nước Tây Âu rẻ. D. Nhờ nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ theo “kế hoạch Masan”. Câu 23. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối Tư bản chủ nghĩa? A. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp. B. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp. C. Mĩ, Nhật, Pháp. D. Mĩ, Nhật, Tây Đức. Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng nào thay nhau cầm quyền ở Anh? A. Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. C. Đảng Bảo thủ và Công đảng. D. Đảng Quốc đại và Đảng Bảo thủ. Câu 25. Nhờ đâu CTTG thứ hai nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng? A. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác. C. Nhờ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ. D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế sau chiến tranh. Câu 26. Hiệp ước hữu nghị hợp tác Phần Lan – Liên Xô được kí kết vào thời gian nào? A. Ngày 19 – 9 – 1944 B. Ngày 6 – 4 – 1948 C. Ngày 4 – 6- 1948 D. Ngày 9 – 6 – 1945 Câu 27. Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào? A. 1945 đến 1950 B. 1950 đến 1973 C. 1973 đến 1991 D. 1991 đến nay Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn gọi là gì? A. Chủ nghĩa tư bản ung đoạn nhà nước. B. Chủ nghĩa tư bản hiện đại. C. Chủ nghĩa tư bản độc quyền. D. Cả 3 khái niệm trên. Câu 29. Kế hoạch Mác-san (1947) còn được gọi là: A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục ung kinh tế các nước Tây Âu. C. Kế hoạch phục ung văn hoá châu Âu. D. Kế hoạch phục ung kinh tế châu Âu. Câu 30. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ. B. Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. C. Để hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. Câu 31. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4-1949 nhằm: A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. Chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 32. Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 33. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 4 – 1949 tình hình châu Âu như thế nào? A. Ổn định và có điều kiện để phát triển. B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau. C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự. D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Câu 34. Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh? A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức. B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức. C. Để biến Tây Đức thành một “Lực lượng xung kích” của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Cả ba vấn đề trên. Câu 35. Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm nào? A. 1954. B.1955. C. 1956. D.1958. Câu 36. Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức vào thời gian nào? A. 03 -09- 1990. B. 03 – 10 – 1990. C. 03 – 11 – 1990. D. 03 – 12 – 1990. Câu 37. Khối thị trường chung châu Âu (EEC) ra đời vào năm nào? A 1954 B.1955 C.1956 D.1957 Câu 38. Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) gồm: A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha Câu 39. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì? A. Cộng đồng kinh tế châu Âu. B. Liên minh châu Âu. C. A, B đúng. D. A, B sai. ĐÁP ÁN 1D 2C 3B 4D 5C 6D 7B 8C 9C 10A 11D 12D 13D 14D 15B 16D 17D 18D 19C 20A 21A 22B 23D 24B 25B 26A 27B 28B 29B 30B 31A 32B 33C 34C 35B 36B 37B 38C 39A BÀI 8: NHẬT BẢN Câu 1. Sau CTTGT2, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh A. Anh. B. Liên Xô. C. Mĩ D. Pháp. Câu 2. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì ? A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ. B. Thủ tiêu chù nghĩa quân phiệt và một phần bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. C. Bổi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, tuy vậy họ vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt Nhật Bản hoạt động. Câu 3. Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định vai trò của Thiên Hoàng là: A. Người nắm quyền lực lớn, quyết định mọi hoạt động của nhà nước. B. Người đứng đầu thượng viện, nắm quyền lập pháp. C. Người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp. D. Người không còn quyền lực đối với nhà nước. Câu 4. Hiến Pháp mới (năm 1947) quy định chế độ chính trị của Nhật Bản là: A. Quân chủ chuyên chế. B. Chế độ Cộng hoà. C. Quân chủ lập hiến. D. Chế độ độc tài. Câu 5. Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành cải cách dân chủ nào ở Nhật Bản? A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động. D. Tất cả các ý trên. Câu 6. Nhật Bản đã tiến hành.cải cách ruộng đất như thế nào ? A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân. B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ. C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân. D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân. Câu 7. Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt ? A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng. B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài. C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh. D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất. Câu 8. Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh ? A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. B. Thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đông Nam Á. C. Nguồn viện trợ quỹ ODA. D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Câu 9. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là : A. Củng cố mối quan hệ với các nước lớn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. B. Đối đầu quyết liệt với Liên Xô. C. Ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. D. Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hộ với các nước trong khối ASEAN. Câu 10. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là: A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới. B. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ. C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới. D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ. Câu 11. Năm 1996 Mĩ và Nhật Bản đã khẳng định : A. Chấm dứt Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 10 năm. C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 20 năm. D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn. Câu 12. Từ nửa sau những năm 70, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì mới ? A. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Liên Xô trên mọi lĩnh vực. B. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Ấn Độ trên mọi lĩnh vực. C. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Đông Nam Á, tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực. D. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Câu 13. Biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học-kĩ thuật? A. Coi trọng giáo dục vì "con người là công nghệ cao nhất". B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu. C. Nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 14. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Mĩ lẫn Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Nhận được nguồn viện trợ lớn từ các nước Tây Âu. B. Vai trò lãnh đạo quản lí của Nhà nước. C. Điều kiện tự nhiên ưu đãi. D. Thị trường được mở rộng. Câu 15. Nhận định nào dưới đây về Nhật Bản ngày nay là không đúng ? A. Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. B. Là một cường quốc hạt nhân. C. Là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan