Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong kháng chiến chống thực d...

Tài liệu Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong kháng chiến chống thực dân pháp 1946-1954 (2)

.DOC
14
28928
67

Mô tả:

Chuyên đề: NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN TA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946-1954 ( 3 tiết ) A.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ. I. Chiến dịch Việt Bắc thu đông - 1947 1. Âm mưu. hành động của Pháp và chủ trương của Đảng: - Tháng 3/1947 Lôlae sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương thay cho Đacgiăngliơ thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để đạp tan cơ quan đầu não của ta và sớm kết thúc chiến tranh. - Từ ngày 7/10/1947 Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ gồm thuỷ, lục và không quân, chia làm ba cánh tấn công lên Việt Bắc. 2. Chủ trương của ta. Bằng mọi giá phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp 3. Diễn biến chính - Với quân nhảy dù. Ta bao vây tiến công giặc ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Bắc Kạn, buộc chúng phải rút lui. - Với quân thuỷ: Ta chặn đánh tiêu diệt và thắng lợi ở các trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến. -Với quân bộ. Ta phục kích đánh địch trên đường số 4 . Đường số 4 trở thành “con đường chết” của Pháp. - Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trên các chiến trường khác bộ đội ta cũng gây cho địch nhiều khó khăn  ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. 4. Kết quả ý nghĩa - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của Pháp, cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành về nhiều mặt. - Làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” bằng chính sách “dùng người Việt đánh người việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. II. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 1.Hoàn cảnh ta mở chiến dịch * Thuận lợi: - Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt. - Ngày1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời - Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. 1  Cuộc kháng chiến của ta không còn đơn độc, mà còn có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. * Khó khăn - Do Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương nên Mĩ đã can thiệp “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh. - Tháng 5/1949 Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve: tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 thiết lập “Hành lang Đông – Tây” hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế và giữa Việt Bắc với đồng bằng, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc chiến tranh.  Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta. 2. Mục đích ta mở chiến dịch: Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. 3.Diễn biến chính: - Ngày 16/9/1950 quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay. - Pháp ra lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép” điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về. §ång thêi më cuéc hµnh qu©n lªn Th¸i Nguyªn nh»m thu hót qu©n chñ lùc cña ta. - Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng không gặp được nhau, địch trở lên hoảng loạn. - Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng lợi. 4. Kết quả ý nghĩa - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng và khai thông biên giới Việt – Trung dài 750km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. III. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1. Âm mưu của Pháp: Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, (ĐBP trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava) với 49 cứ điểm, 2 sân bay, 3 phân khu và đủ các binh chủng với 16.200 tên. 2. Chủ trương của ta: 2 Đầu 12/1953 BCT và TW Đảng chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp. Ta huy động dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, thuốc men, bộ đội từ các hướng về bao vây Điện Biên Phủ. 3. Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt: - Đợt 1: từ 13- 3 đến 17- 03-1954, ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. - Đợt 2: từ 30 - 3 đến 26 – 04 - 1954 quân ta đồng loạt tiến công các cư điểm phía Đông phân khu trung tâm như E1, D1, A1, C1, C2, A1…Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch. - Đợt 3: từ 1 - 5 đến ngày 7 - 5 – 1954, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam; Chiều ngày 7 – 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri (De Cattrie) cùng toàn bộ Bộ tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi. 4. Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, trong đó có một thiếu Tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh khác. 5. Ý nghĩa lịch sử -Ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-Va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. -Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. B TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được hoàn cảnh, âm mưu, và hành động của thực dân Pháp từ 1946 – 1954. - Trình bày được chủ trương của ta trên mặt trận quân sự. - Trình bày được diễn biến của những thắng lợi quân sự. - So sánh các thắng lợi để thấy được bước phát triển của cuộc kháng chiến. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử. - Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu. - Phát triển kĩ năng lập niên biểu. 3. Thái độ: - Biết lên án những tội ác của thực dân Pháp xâm lược. - Biết tôn trọng và tri ân những người anh hùng đã chiến đấu, hi sinh vì dân tộc. Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. - Nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân và chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). 3 4. Định hướng các năng lực hình thành. 4.1 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 4.2 Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954. - Năng lực thực hành bộ môn: khai thác nội dung lịch sử qua lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, hiện vật bảo tàng. - So sánh phân tích những chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề môn học: tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong kháng chiến chống Pháp gắn với lịch sử địa phương. lợi. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: - Tranh ảnh lịch sử cho chuyên đề. - Các tư liệu tham khảo 2. HS - Nghiên cứu nội dung chuyên đề. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề. III. Tiến trình dạy học chuyên đề. 1.Giới thiệu của giáo viên : cho HS quan sát một số hình ảnh 4 Trả lời các câu hỏi sau: - Các hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại những sự kiện nào? - Em có hiểu biết gì về những sự kiện đó không? - Nêu nội dung, ý nghĩa của những sự kiện đó? + HS trao đổi thảo luận với nhau và báo cáo kết quả làm việc. 2.Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947 (Hoạt động:Toàn lớp- cá nhân) - GV giới thiệu tình hình thực dân Pháp đầu năm 1947(khó khăn kinh tế, chính trị ở chiến trường Đông Dương và tại chính quốc) GV yêu cầu:Hs đọc đoạn thông tin trong SGK trang 133 kết hợp với quan sát lược đồ sau đó làm rõ các vấn đề sau: Chiến dịch Việt Bắc 1947 1. Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động gì khi tấn công lên Việt Bắc? 2. Trước âm mưu và hành động của Pháp,nếu em là người chỉ huy chiến dịch em sẽ có giải pháp gì? 3. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch? HS báo cáo kết quả làm việc, GV tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của HS GV nhận xét và cùng HS chốt ý 5 Âm mưu. hành động của Pháp và chủ trương của Đảng: - Tháng 3/1947 Bôlae sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương thay cho Đacgiăngliơ thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để đập tan cơ quan đầu não của ta và sớm kết thúc chiến tranh. - Từ ngày 7/10/1947 Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ gồm thuỷ, lục và không quân, chia làm ba cánh tấn công lên Việt Bắc. Chủ trương của ta. Bằng mọi giá phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp Diễn biến chính - Với quân nhảy dù. Ta bao vây tiến công giặc ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Bắc Kạn, buộc chúng phải rút lui. - Với quân thuỷ: Ta chặn đánh tiêu diệt và thắng lợi ở các trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến. -Với quân bộ. Ta phục kích đánh địch trên đường số 4. Đường số 4 trở thành “con đường chết” của Pháp. - Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trên các chiến trường khác bộ đội ta cũng gây cho địch nhiều khó khăn  ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Kết quả ý nghĩa - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của Pháp. cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành về nhiều mặt. - Làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúng chuyển sang “đánh lâu dài” bằng chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Hoạt động 2: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 *Hoạt động: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng (cả lớp –cá nhân ) GV yêu cầu: HS đọc SGK và quan sát tranh ảnh, lược đồ làm rõ những vấn đề sau: 1.Cuộc kháng chiến của ta có những thuận lợi và khó khăn gì ? 2.Trong tình hình đó, Đảng ta đã có chủ trương gì nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên? 6 HS báo cáo kết quả những việc đã làm GV nhận xét và cùng HS chốt ý Hoàn cảnh ta mở chiến dịch * Thuận lợi: - Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt. - Ngày1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung hoa ra đời - Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.  Cuộc kháng chiến của ta không còn đơn độc, mà còn có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. * Khó khăn - Do Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương nên Mĩ đã can thiệp “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh. - Tháng 5/1949 Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve: tăng cường hgệ thống phòng ngự trên đường số 4 thiết lập “Hành lang Đông – Tây” hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế và giữa Việt Bắc với đồng bằng, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc chiến tranh.  Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta. Mục đích ta mở chiến dịch: Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ quyết dịnh mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. * Hoạt động: Tìm hiểu diễn biến, kết quả - ý nghĩa của chiến dịch GV cho HS quan sát lược đồ chiến dịch, trao đổi thảo luận về những nội dung sau: 1/ Vì sao ta chọn Đông Khê là trận mở màn cho chiến dịch Biên giới? 2/ Kế hoạch Rơve bị phá sản như thế nào? 3/ Chiến thắng Biên giới đã tạo ra sự thay đổi gì trong cục diện chiến trường chính Bắc Bộ? 7 HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS chốt ý. Diễn biến chính: - Ngày 16/9/1950 quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay. - Pháp ra lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép” điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về. §ång thêi më cuéc hµnh qu©n lªn Th¸i Nguyªn nh»m thu hót qu©n chñ lùc cña ta. - Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng không gặp được nhau, địch trở lên hoảng loạn. - Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Kết quả ý nghĩa - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng và khai thông biên giới Việt – Trung dài 750km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. Hoạt động 3: Tìm hiểu Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 *Hoạt động: Tìm hiểu âm mưu của Pháp- Mĩ , chủ trương của ta.(cả lớp –cá nhân) HS HS đọc SGK , theo dõi đoạn phim giới thiệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thảo luận, trao đổi và làm rõ các vấn đề sau: 1. Âm mưu của Pháp – Mỹ trong việc chiếm đóng và xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? 2. Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm “điểm quyết chiến chiến lược” với địch? 8 HS báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét, đánh giá và cùng HS chốt ý: Âm mưu của Pháp: Trong tình thế kế hoạch Nava bứoc đầu bị phá sản, Pháp – Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, (ĐBP trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava) với 49 cứ điểm, 2 sân bay, 3 phân khu và đủ các binh chủng với 16.200 tên. Chủ trương của ta: Đầu 12/1953 BCT và TW Đảng chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp. Ta huy động dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, thuốc men, bộ đội từ các hướng về bao vây Điện Biên Phủ. * Hoạt đông: Tìm hiểu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ( nhóm- cá nhân) GV chia lớp học thành 3 nhóm, đặt tên theo nhóm theo các địa danh của cứ điểm ĐBP và giao nhiệm cho từng nhóm: Nhóm 1: Diễn biến đợt 1 của chiến dịch. Nhóm 2: Diễn biến đợt 2 của chiến dịch. Nhóm 3: Diễn biến đợt 3 của chiến dịch. HS đọc SGK, theo dõi đoạn phim và lược đồ chiến dịch Gv cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. 9 Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. GV điều khiển quá trình trao đổi thảo luận các nội dung và áp dụng kĩ thuật đánh giá 321. GV nhận xét và cùng các nhóm chốt ý : Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt: - Đợt 1: từ 13- 3 đến 17- 03-1954, ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. - Đợt 2: từ 30 - 3 đến 26 – 04 - 1954 quân ta đồng loạt tiến công các cư điểm phía Đông phân khu trung tâm như E1, D1, A1, C1, C2, A1…Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch. - Đợt 3: từ 1 - 5 đến ngày 7 - 5 – 1954, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam; Chiều ngày 7 – 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri (De Cattrie) cùng toàn bộ Bộ tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi. * Hoạt đông: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ( toàn lớpcá nhân) GV yêu cầu HS đọc SGK trang 152 để thực hiện nhiệm vụ sau: - Thống kê số liệu về những thắng lợi của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Tại sao khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”? HS báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ học tập. GV nhận xét, đánh giá và cùng HS chốt ý: 10 Kết quả: - Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, trong đó có một thiếu Tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh khác. Ý nghĩa lịch sử -Ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-Va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. -Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. 3.Sơ kết bài học GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau: - Từ ba chiến thắng: Việt Bắc thu- đông 1947, Biên giới thu- đông 1950 và Điện Biên Phủ 1954. Hãy làm rõ sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp? - Theo em thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ 1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp Chiến dịch - Nêu được - Giải thích - Phân tích - Đánh giá Việt Bắc thu âm mưu và được nguyên được nguyên vai trò của đông 1947 hành động nhân Pháp nhân thất bại chiến thắng 11 Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 19531954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc. - Trình bày được chủ trương của ta. - Nêu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch - Trình bày được thuận lợi và khó khăn trước khi ta mở chiến dịch Biên giới - Nêu được chủ trương và mục đích của ta trong chiến dịch Biên giới - Trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới - Trình bày được âm mưu và thủ đoạn của Pháp trong kế hoạch Nava - Nêu được chủ trương tấn công Việt của thực dân Bắc. Pháp. Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. - Giải thích vì sao thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve. - Lý giải được mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên -giới. - Đánh giá được chiến dịch Biên giới là bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Lý giải được vì sao ta chọn Đông Khê để mở màn cho chiến dịch Biên giới. - So sánh được điểm khác biệt về hoàn cảnh lịch sử , mục đích, cách đánhvà ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 1947,Biên giới 1950. - Giải thích -Phân tích được lý do được tác Pháp đề ra và động của thực hiện kế chiến thắng hoạch Nava Điện Biên - Lý giải Phủ đối với được vì sao cục diện Đảng ta chọn chiến tranh ở và mở các Đông Dương 12 - Đánh giá được sự sáng tạo trong chỉ đạo chiến lược của Đảng ta - Nhận xét được tác động của chủ và các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953-1954 - Nêu được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954. - Giải thích được lí do ta chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược và phân khu Bắc làm hướng mở đầu của chiến dịch. trương chiến lược của ta trong Đông Xuân 19531954 với kế hoạch Na va - Rút ra được bài học từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 2.Hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả. Câu 1. Âm mưu và hành động của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc thu- đông 1947. Câu 2. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Câu 3. Tại sao khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến? Câu 4. Vì sao trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chọn Đông Khê mở màn cho chiến dịch? Diễn biến của trận đánh đó. Câu 5. Để phá tan kế họach Nava, Đảng ta đã đề ra những chủ trương gì trong Đông- Xuân 1953-1954? Chủ trương đó được thực hiện như thế nào? Câu 6. Âm mưu của Pháp- Mĩ trong việc chiếm đóng, xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm ”điểm quyết chiến chiến lược ” với địch? Câu 7. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại sao ta chọn phân khu phía Bắc làm hướng mở màn chiến dịch? Câu 8. Chứng minh: chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương? 13 Câu 9. Hãy chọn một chiến thắng quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà em thích và giải thích tại sao lại lựa chọn chiến thắng đó? Câu 10. Theo em thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? Câu 11..So sánh chiến dịch Biên giới với chiến dịch Việt Bắcvà rút ra nhận xét? Nội dung Chiến thắng Việt Bắc Chiến dịch Biên giới thu- đông 1947 thu – đông 1950 Âm mưu của địch Cách đánh cuả ta Kết quả Ý nghĩa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan