Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa b...

Tài liệu Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt)

.DOCX
43
1
65

Mô tả:

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY HỮU Phản biện /: PGS.TS NGUYEN NGỌC CHI Phản biện 2: TS. ĐÔ ĐỨC HỒNG HÀ Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 ng 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÈ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VÈ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ........................................................................................7 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................................................................................... 1.1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 7 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 9 1.1.3. Khái niệm, quá trình định và ý nghĩa của việc tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 21 1.1.4. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 24 1.1.5. Khái niệm, căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 28 1.1.6. Phân biệt tội về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội giết người.......................................................................... Quy định hiện hành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................................................................................................... Chương 2: THựC TIỄN XÉT xử, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VÈ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK.......... 2.1. Thực tiên xét xử tội vi phạm quy định vê tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk 43 2.1.1. Thực trạng Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk43 2.1.2. Thực trạng quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk 53 2.1.3. Thực trạng quyết định về bồi thường thiệt hại trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk...6O 2.1.4. Những ưu điểm, sai sót trong xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và nguyên nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 62 2.2. Kiến nghị và Giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 72 2.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 72 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ......... KẾT LUẬN................................................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................. MỞ ĐÀU 1. Tính câp thiêt của đê tài Trải qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật hình sự nước ta có những sửa đổi, bổ sung ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm công lý, cũng như quyền con người. Tình hình tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối chung của toàn xã hội nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã đạt được những kết quả tích cực, tai nạn giao thông từng bước kiềm chế giảm được về số vụ, số người chết và số người bị thương, hoạt động giao thông bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn diễn ra phức tạp; tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Tuy nhiên, việc kiềm chế giảm tai nạn giao thông chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa có giải pháp thực hiện bền vững. Trong năm giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021, trên địa bản tỉnh đã xét xử theo thống kê của Văn phòng - Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk là 621 vụ/644 bị cáo về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Qua thực tiễn công tác xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về cơ bản đã thực hiện tương đối tốt công tác xét xử đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm công lý, quyền con người, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân và lợi ích nhà nước đối với loại tội phạm này, không để xảy ra trường họp oan sai, bỏ lọt tội phạm. Song vẫn tồn tại không ít những khó khăn vướng mắc, cũng như những sai sót trong việc thi hành pháp luật hình sự cũng như các quy định của pháp luật chuyên ngành trong việc giải quyết tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nguyên nhân do tính chất phức tạp của các vụ án về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cũng như việc ban hành hướng dẫn thi hành chưa kịp thời nên nhiều bản án bị cấp trên hủy hoặc sửa vì lý do áp dụng không đúng pháp luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ngoài lý do khách quan còn một phần do lỗi chủ quan yếu kém của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án. Trước thực trạng trên, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật, kiến nghị, đề xuất phưong hướng hoàn thiện pháp luật liên quan và nêu lên các giải pháp góp phần đấu tranh phòng ngừa, xử lý, đảm bảo việc xét xử công bằng, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy tác giả chọn vấn đề “Tội vỉ phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn và nhiều bài viết như: Luận văn thạc sĩ luật học “Các tội vi phạm an • • • • • JL • toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giải Nguyễn Thị Thúy Na, Hà nội, năm 2015; Luận văn thạc sĩ luật học “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phổ Hồ Chỉ Minh ” của tác giả Nguyễn Hồng Phong, Hà Nội, năm 2019; Các công trình trên đã nghiên cứu, khái quát một sô vân đê lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, nhưng nghiên cứu ở góc độ phòng ngừa tội phạm hoặc tội phạm này, không áp dụng ở địa phương khác. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có công trình nghiên cứu về đề tài tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Do vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, để có luận cứ khoa học cho việc đưa ra những kiến nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp góp phần đấu tranh, phòng chống, ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đoi tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, trên cơ sở thực tiễn xét xử địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vỉ nghiên cứu: Đe tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới góc độ luật hình sự, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử về loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích của đề tài: Tập trung làm rõ những vấn đề về lý luận, pháp lý về các quy định của pháp luật liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự xuất phát từ thực trạng, thực tiễn xét xử về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, làm sáng tỏ các vân đê vê định tội danh, quyêt định hình phạt khi xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ để tìm ra những hạn chế, thiếu sót và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và pháp luật chuyên ngành liên quan, nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án cũng như góp phần trong cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS năm 2015; các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, thực trạng áp dụng pháp luật khi định tội danh, quyết định hình phạt, trách nhiệm dân sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; so sánh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với các tội phạm khác có liên quan. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp công tác xét xử các quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ”••• Đe tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong xét xử đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. về mặt lý luận: Đe tài góp phần hoàn thiện quy định của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý hình sư Viêt Nam. về mặt thực tiễn: Những kiến nghị, giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lực lượng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm về trật tự an toàn xã hội nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng. Các văn bản liên quan trong công tác phối họp đấu tranh, phòng, chống các hành vi và tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Các phương pháp khác: Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật hình sự và tội phạm học như: Phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp quy nạp - diễn giải, phương pháp phân tích thống kê số liệu, phương pháp đối chiếu, phương pháp chứng minh ... Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng một cách đan xen, linh hoạt để tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương với các nội dung như sau: Chương ỉ. Một số vấn đề lý luận và quy định hiện hành về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Chương 2. Thực tiễn xét xử, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÈ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VÈ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ 1.1. Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.1.1.Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm về những quy tắc an toàn giao thông đường bộ được quy định trong luật chuyên ngành và Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.1.2.1. Khách thể của tội vỉ phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Khách thể của tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được pháp luật hình sự bảo vệ gồm: Đảm bảo an toàn giao thông vận tải, bảo đảm cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ được thông suốt, được bình thường và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và của cá nhân. 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội vỉ phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Hành vi khách quan Đó là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác như: Không có giây phép lái xe theo quy định; Say do dùng các chât kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu, bia; Không chấp hành báo hiệu đường bộ; Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông; Vượt quá tốc độ cho phép và không bảo đảm khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; Đi không đúng tuyến đường, làn đường; Vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị) không đúng quy định. Vv.. - Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Như vậy, chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng cho người khác, gây thương tích hoặc sức khỏe cho người khác với một tỷ lệ nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản ở mức độ nhất định thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Khoản 2, 3 của điều luật quy định các tình tiết định khung tăng nặng. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự 2015 quy định: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Như vậy, khoản 4 của điêu luật quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hon nhiều so với cấu thành cơ bản của tội này. Ọuy định này có sự kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật ee hình sự J * J * JLv • • • 1999. Với quy định này, hậu quả thực tế xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và mức hình phạt cũng nhẹ hơn so với cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể thấy quy định như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi: Để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm như thế nào, “có khả năng thực tế” gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng luật. Do vậy việc xác định hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” có đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và mức hình phạt áp dụng như thế nào thì cần phải có hướng dẫn cụ thể. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành 2 dạng: + Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả + Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. 1.1.2.3. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả. Lỗi vô ý do tự tin là trong trường họp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 1.1.2.4. về chủ thế của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ quy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan