Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễ...

Tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt)

.DOCX
43
1
55

Mô tả:

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY HỮU Phản biện 1: PGS.TS CAO THỊ OANH Phản biện 2: GS.TS ĐỎ NGỌC QUANG Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 16 giờ 05 phút, ngày 26 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoâ Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VẨN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 ng 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUÔI TRONG LUẬT HÌNH sự VỆT NAM..................8 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quỵ định tội hiếp dâm ngưòi dưói 16 tuổi 8 1.1.1. Khái niệm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi8 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi............. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội hiếp dâm người dưói 16 tuổi................................................................................................. 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực pháp luật................................................................................................. 1.2.2. Giai đoạn BLHS năm 1985 có hiệu lực pháp luật............................. 1.2.3. Giai đoạn BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật............................. 1.3. Những quy định chung của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hiếp dâm ngưòi dưới 16 tuổi 19 1.3.1. Những quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 20 1.3.2. So sánh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi khác 45 Kết luận chương 151 ng 2: THựC TIỄN XÉT xử VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI....................................52 Thực tiễn xét xử tội hiếp dâm ngưòi dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 202052 2.1.1. Tình hình xét xử tội hiêp dâm người dưới 16 tuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 2020 53 2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016-2020 58 2.1.3. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 - 2020 78 2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội hiếp dâm người dưói 16 tuổi 84 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự 84 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 89 Kết luận chương 297 KÉT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 104 MỞ ĐÀU 1. Tính câp thiêt của đê tài Trẻ em là mầm non tưong lai của đất nước, là những chủ nhân của Tổ quốc sau này, chính vì lẽ đó việc chăm lo và bảo vệ trẻ em được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả của toàn hệ thống chính trị với sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, cũng như các nguồn lực trong nước và quốc tế. Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc. Cụ thể: Quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Tại Điều 37 Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định như sau: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Trẻ em năm 2016 ... Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) vào ngày 20/02/1990. Và phê chuẩn 2 Nghị định thư bổ sung của Công ước quyên trẻ em là Nghị định thư không băt buộc vê trẻ em trong xung đột vũ trang và Nghị định thư không bắt buộc về chống sử dụng trẻ em trong mại dâm, tranh ảnh khiêu dâm. Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 thì: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Trẻ em là nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thưong trong xã hội, vì vậy được coi như những công dân đặc biệt của xã hội, được Nhà nước và nhân dân chăm sóc và được dành cho những ưu tiên, cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hành vi xâm hại và xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói chung và tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng liên tiếp xảy ra với diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc chưa được xử lý hoặc xử lý không kịp thời, nghiêm minh gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây bất bình trong dư luận xã hội và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những người dưới 16 tuổi và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành. Đây là loại tội phạm nguy hiểm, xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của người dưới 16 tuổi. Đây không chỉ là vấn nạn riêng ở tỉnh Đắk Lắk mà còn là vấn nạn ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Để đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Nhà nước cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, biện pháp hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2018 đã có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với BLHS năm 1999, trong đó có quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuôi, làm hành lang pháp lý cũng như cơ sở pháp lý vững chăc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xử lý đối với các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, sau hơn 03 năm áp dụng trên thực tiễn cũng nảy sinh một số vấn đề tồn tại, hạn chế nhất định (như xác định sai tội danh; xác định sai khung hình phạt; bỏ lọt tội phạm; có những vụ án có sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ...). Những tồn tại, hạn chế này cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng BLHS trên thực tế. Để đấu tranh, phòng, chống hiệu quả các hành vi xâm phạm tình dục nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đòi hỏi các quy định của BLHS về loại tội phạm này phải hoàn thiện và phù họp với thực tiễn hơn. Vì vậy, cần nghiên cứu một cách toàn diện quy định của BLHS hiện hành về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đế từ đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này. Với lí do trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) ” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuối nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học và được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm, nghiên cứu qua các thời kỳ với nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn như: về các công trình là giáo trình gom: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm do PGS. TSKH Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Công an nhân dân năm 2009; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014... về các công trình là Sách chuyên khảo có: Bình luận Bộ luật hình sự năm 1999 (phần các tội phạm) do TSKH Lê Cảm chủ biên, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2001; Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999 (tập 1), các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của tác giả Đinh Văn Quế, NXB Tư pháp năm 2006; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm của Viện ' • • • • • 1 • 1 • • nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia năm 1999; 500 bài tập định tội danh của GS.TSKH Lê Cảm và TS. GVC Trịnh Quốc Toản, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc Gia năm 2012; Tội phạm và trách nhiệm hình sự của TS. Trịnh Tiến Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia năm 2013; Sách: Các tội tham nhũng, ma túy và các tội phạm về tình dục đối với người chưa thành niên do PTS Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ tư pháp chủ biên, xuất bản năm 1997; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm) do GS. TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, NXB Tư pháp; Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ hai các tội phạm chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của tác giả Đinh Văn Que, NXB Thông tin truyền thông, năm 2018. Các công trình là Luận án, Luận văn có: “Các tội xâm hại tĩnh dục trẻ em - quy định của pháp luật hĩnh sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước ” của Hồ Thị Nhung, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; “Các tội xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam ” của Nguyễn Thị Minh Hương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; “Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam’'' của Tạ Thị Thu Thảo, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013; “Các tội phạm tĩnh dục trong luật hĩnh sự Việt Nam (trên cơ sở so liệu thực tiễn địa bàn tỉnh •\••• £>ắ& Lắk) ” của Trịnh Văn Toàn, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; “Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hĩnh sự Việt Nam ” của Cao Hữu Sáng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015... Ngoài ra, còn có một số bài báo, bài viết đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát của VKSNDTC, cũng như một số bài tham luận trong các diễn đàn khoa học trình bày về nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, các bài viết đăng trên Tạp chí Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Nghề Luật của Học viện Tư pháp ... Các nghiên cứu trên đã chỉ ra cơ sở lý luận về CTTP của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là Tội hiếp dâm trẻ em); nêu rõ các vấn đề pháp lý liên quan như khái niệm “Trẻ em” trong cấu thành cơ bản của điều luật; làm rõ khái niệm “người chưa thành niên”; làm rõ khách thể bị xâm hại; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; cũng có những công trình tổng kết lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên nghiên cứu về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định của BLHS năm 1999 mà chưa có, hoặc có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và chưa có công trình nghiên cứu nào về loại tội phạm này gắn với thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu •••~ - Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vân đê lý luận, các dâu hiệu pháp lý của tội hiêp dâm người dưới 16 tu ôi từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát của quy định của pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn. Trong khuôn khổ luận văn này đi sâu và nghiên cứu các khái niệm và đặc điểm pháp lý của tội phạm này, đánh giá thực tiễn về loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm sáng tỏ những ưu điểm, tồn tại khi áp dụng trong thực tiễn. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhàm hoàn thiện quy định của điều luật cụ thể, đồng thời nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến định tội danh, quyết định hình phạt khi xét xử tội hiếp dâm người dưới 16 tuối, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đe đạt được mục đích trên tác giả cần hoàn thành các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam. Thứ hai, tổng hợp thực tiễn xét xử và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 4. Tính mói và những đóng góp của đề tài Luận văn này nghiên cứu các vấn đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam mà trọng tâm là theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng, tác giả làm rõ những vấn đề tồn tại, hạn chế để từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả đâu tranh phòng chống loại tội này. Việc nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này đã được nhiều học giả cũng như những người làm nghề luật thực hiện nhưng mỗi học giả, mỗi công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở các giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới những góc nhìn riêng và thực tiễn áp dụng tại các địa phương khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) ” là nội dung mới và không bị trùng lắp với các công trình khác. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đẳk Lắk) - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sử dụng số liệu về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 - 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học Luật hình sự như phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng trong luận văn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 02 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuối. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội hiếp dâm người dưói 16 tuổi 1.1.1. Khái niệm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Trong phần này, tác giả tập trung làm rõ các khái niệm: Tội phạm; tội hiếp dâm; người dưới 16 tuổi. Từ đó rút ra khái niệm về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lồi cố ý bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi • • • • • • • quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; hoặc trường hợp thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi không phụ thuộc vào ý chí của nạn nhân đều phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 1.1.2. Ỷ nghĩa của việc quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: về mặt lý luận, thể hiện chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta là chú trọng, quan tâm đến đối tượng người dưới 16 tuổi - nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội, bên cạnh đó thể hiện ý chí của Nhà nước, nghiêm khắc xử lý đối với các hành vi phạm tội, nhằm bảo vệ một cách đặc biệt cho người dưới 16 tuổi, đảm bảo sự phát triển bình thường, lành mạnh của họ. về mặt thực tiễn, việc quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan tiên hành tô tụng, người tiên hành tô tụng. Đông thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực pháp luật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan