Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tạ...

Tài liệu Tội đánh bạc trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh đắk lắk, đối với hình thức đánh bạc qua mạng)

.DOCX
105
1
105

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bổ trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, vỉ dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tỉnh chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Trung Khánh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU............................................................................1 Chương 1: sự PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH LẬP PHÁP QUY ĐỊNH TỘI ĐÁNH BẠC TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tội đánh bạc........................7 1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 7 1.1.2. Dấu hiệu cấu thành của tội đánh bạc.......................................................9 1.1.3. Phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc, gá bạc trong luật hình sự Việt Nam..................................................................................11 1.1.4. Sự hình thành và phát triển các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.....................................................................14 1.2. Tội đánh bạc trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 23 1.2.1. Những quy định mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 đối với tội đánh bạc.......................................................................................... 24 1.2.2. Xác định hành vi đánh bạc qua mạng đối với tội đánh bạc của Bộ luật Hình sự 2015.................................................................................25 1.3. Quy định về hình thức đánh bạc qua mạng trong luật hình sự một số quốc gia....................................................................................28 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 34 Chương 2: THựC TIÊN XÉT xử TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẲK LẮK.......................................................................35 2.1. Khái quát tình hình phạm tội đánh bạc trên địa bàn tĩnh Đắk Lắk: (số liệu xét xử của các tòa án huyện và tòa án tỉnh từ 2017 đến 2020).....................................................................................35 2.2. Định tội danh và những vướng mắc..................................................39 2.2.1. Vướng mắc trong việc xác định số tiền đánh bạc.................................40 2.2.2. Vướng mắc trong việc xác định vi tổ chức đánh bạc với hành vi đánh bạc................................................................................................ 43 2.2.3. Vướng mắc trong việc xác định điểm c khoản 2 sử dụng mạng để đánh bạc................................................................................................ 44 2.2.4. Nguyên nhân......................................................................................... 47 2.3. Vướng mắc trong việc quyết định hình phạt.....................................52 Tiểu kết chương 2............................................................................................. 57 Chương 3: YÊU CÀU VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN PHƯƠNG DIỆN PHÁP LUẬT HÌNH sự......59 3.1. Yêu cầu đấu tranh chống tội đánh bạc trong tình hình mới..........59 3.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện quy định của Bộ luật Hỉnh sự về tội đánh bạc tù’ thực tiễn xét xử của các TAND ở ĐăkLăk.......61 ••• 3.2.1................................................................................................................... Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội đánh bạc..........................61 3.2.2. Nâng cao chất lượng xét xử, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.......................................................................................... 62 3.2.3. Nâng cao trình độ nhận thức pháp luật.................................................65 Tiểu kết chương 3............................................................................................. 66 KÉT LUẬN....................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................69 DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT BLHS: Bô luât hình sư PLHS: TAND: Pháp luật hình sự Toà án nhân dân Trách nhiêm hình sư •• Nhà xuất bản TNHS: NXB: ••• DANH MỤC CÁC BẢNG số hiêu Tên bảng • Trang Bảng 2.1 Thống kê số lượng các vụ án Hình sự đã thụ lý từ năm 2017 đến năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.2 Thống kê số lượng các vụ án đánh bạc đã thụ lý từ năm 2017 đến năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.3 37 Thống kê mức án đã xét xử của các bị cáo từ năm 2017 đến năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.4 37 38 Thống kê đặc điểm nhân thân của các bị cáo từ năm 2017 đến năm 2020 của Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 38 MỎ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, mức sống của đa số bộ phận nhân dân đã được nâng lên, cả xã hội đang thụ hưởng những thành quả của sự phát triển kinh tế và sự ổn định về mặt chính trị mang lại, cùng với đó là việc ứng dụng những công nghệ mới để phục vụ nhu cầu an ninh, phát triển kinh tế xã hội và góp phần giúp cho nhân dân có cuộc sống tiện nghi hơn. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) được kỳ vọng giúp khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và thế giới được thu hẹp và mở ra nhiều cơ hội mới, Việt Nam đang có thuận lợi vô cùng lớn để tham gia vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như: Việt Nam đang có một nền tảng hạ tầng và công nghệ thông tin rất tốt; nhân lực Việt Nam không hề thua kém các nước, thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc nắm bắt cái mới, đặc biệt thế hệ trẻ của Việt Nam tiếp cận rất nhanh với những công nghệ mới hiện nay. Bên cạnh những lợi ích và cơ hội to lớn cho sự phát triển của quốc gia, thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) cũng đang đặt ra những thách thức khó khăn, đặc biệt là đối với vấn đề an ninh phi truyền thống và tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tuy chỉ mới xuất hiện trong khoảng một thập kỷ gần đây, nhưng do sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng Internet, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát sinh, tồn tại và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Hiện tại, tình hình tội phạm công nghệ cao đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xảy ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Có lẽ chưa khi nào tội phạm sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội lại nhiều như hiện nay như: tội phạm sử dụng công nghệ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ăn căp dữ liệu bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh; sử dụng mạng xã hội đê tuyên truyền nói xấu Đảng, nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội... Trong đó có tội phạm sử dụng mạng internet để đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Đây là loại tội phạm không mới nhưng với sự hồ trợ đắt lực từ sự phát triển các ứng dụng công nghệ như vũ bão hiện nay cùng với tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người dân đang ngày càng được tăng lên, giá của điện thoại thông minh đang ngày càng rẻ hơn dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Tội phạm sử dụng mạng internet để đánh bạc và tổ chức đánh bạc cũng đã nắm bắt được thời cơ, chúng tích cực quảng cáo các trang Web cá cược trên nhiều mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Youtube, Zalo... đế thu hút người chơi cá cược, chúng còn tạo và hỗ trợ tạo ra các trang Web lậu, ăn cắp bản quyền để tường thuật trực tiếp các trận đấu bóng đã trực tuyến từ khắp các giải đấu lớn trên thế giới giúp người đánh bạc theo dõi thuận lợi hơn. Việc đa dạng hoá hình thức và cách thức tổ chức ngày càng tinh vi hơn thông qua qua mạng internet đã làm cho đánh bạc qua mạng dễ tiếp cận với nhiều người hơn, số tiền đánh bạc lớn hơn, khó bị phát hiện hơn, gây nên khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Tội phạm đánh bạc đặt biệt là đánh bạc qua mạng đã và đang gây nên nhiều hệ luỵ xấu cho xã hội, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh trật tự, 2 tác động tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Nguy hiểm hơn tội đánh bạc sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các tội phạm khác như: tội cho vay nặng lãi đang gây nên rất nhiều hệ luỵ xấu, mất an ninh trật tự xã hội; tội tham nhũng, tham ô khi các cán bộ công chức dính vào cờ bạc; tội cướp giật; tội trộm cắp... Làm rõ tội đánh bạc qua mạng góp phần giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn nữa trong việc điều tra, truy tố, xét xử; chung tay trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc nói riêng và góp phần giảm bớt các loại tội phạm khác nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đê tài Đã có một số công trình nghiên cứu về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích, công bố dưới các dạng khác nhau, cụ thể như sau: Trong một số giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, sách chuyên khảo sau đại học như: GS.TSKH. Lê Cảm (2020), sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020), Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật; GS.TSKH. Lê Cảm (2018), Sách chuyên khảo Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điên hoá lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án tiến sĩ Phan Đình Khánh - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 "Tăng cường 3 đẩu tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay"; GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Tòa án nhân dân tối cao (2014), Táí liệu tập huấn nghiệp vụ xét xử các vụ án hình sự, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Học viện Tòa án (2015), Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử các vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân... Các luận văn: Trịnh Công Thương (2015), Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ Chỉ Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Hồng Nam (2016), Tội tô chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nang, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Vũ (2016), 7ợz đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Bùi Minh Giang (2014), Tội đảnh bạc theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Phương Lan (2014), Định tội danh tội đánh bạc theo 4 luật hình sự Việt Nam trên cơ sở so liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học • / • X e • • • X • • • Quốc gia Hà Nội; Lê Hồng Nam (2016), Tội tổ chức đánh bạc theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nang), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trưong Thị Thùy Trang (2018), Tội Đánh Bạc, Tội Tô Chức Đánh Bạc Hoặc Gá Bạc Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Thực Tiễn thành phố Đà Nang. Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm Khoa học • • • X • I • • • xã hội Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn (2019), Tội đánh bạc theo Pháp luạt Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • • CT 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự, đặc điểm đánh bạc trong thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin; đánh giá tình hình phạm tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc. • ••• 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm rõ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội đánh bạc. - Từ thực tiễn xét xử các vụ án đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đánh giá việc định tội danh và áp dụng pháp luật đối với hình thức đánh bạc qua mạng. • • • • X - Đê xuât giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự vê tội đánh bạc, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: tội đánh bạc - Phạm vi nghiên cứu: luận tập trung nghiên cứu về tội đánh bạc trên cơ sở thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (bao gồm các Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk) từ năm 2017-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với những chuyên gia đầu ngành, những người làm công tác thực tiễn lâu năm); phương 6 pháp thống kê xã hội học về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa hình sự. 6. Tính mói và những đóng góp của đề tài Đồ tài “7ợz đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn tĩnh Đắk Lắk, đoi với hình thức đánh bạc qua mạng) ” là một nghiên cứu chuyên biệt, lần đầu tiên đối với hình thức đánh bạc qua mạng trên địa bàn một tỉnh phức tạp ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần giải đáp những vấn đề vướng mấc về mặt lý luận và thực tiễn của hình thức đánh bạc qua mạng; giúp các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các quy định của pháp luật một cách đúng đắn, hiệu quả và chính xác. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và trong thực tiễn tư pháp hình sự. 7. Kêt câu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu gồm 03 chương: Chương 1: Sự phát triển của quá trình lập pháp quy định tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. •••• 7 Chương 3: Yêu càu giải pháp đấu tranh phòng chống tội đánh bạc trên phương diện pháp luật hình sự. Chương 1 SỤ PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH LẬP PHÁP QUY ĐỊNH TỘI ĐÁNH BẠC TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tội đánh bạc 1.1.1. Khái niệm Tội phạm là một hiện tượng xã hội-pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối khán [4, tr. 290], Như vậy tội phạm sẽ tồn tại song song trong sự hình thành và phát triển của một quốc gia, xã hội càng phát triển thì tội phạm cũng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Ngày nay, toàn cầu hoá đã giúp mỗi quốc gia phát huy thế mạnh vượt trội của mình, giúp sự phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc nhưng đồng thời sự phát triển của tội phạm cũng vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia và mang tính chất toàn cầu. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường như nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim từng nói: “Tội phạm như là một cơn đau làm cho ta khó chịu, nhưng những cơn đau đó lại chính là biểu hiện của chức năng sinh lý bình 8 thường, nếu xã hội không có tội phạm thì không phải là xã hội có thể phát triển được”. Vậy chúng ta chỉ có thể kiểm soát tội phạm và công cụ hữu hiệu nhất hiện nay chính là Pháp luật Hình sự (PLHS), khái niệm tội phạm là: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong PLHS (hay còn gọi là “trái PLHS” hoặc “bị PLHS cấm”), do cá nhân (người) có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý) [4, tr. 290], về đánh bạc, từ cội nguồn văn hoá của nhân dân ta vào các dịp lễ tết việc vui chơi có thưởng là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lâu dần những trò vui chơi có thưởng này bị biến tướng thành đánh bạc và được phô biên rộng rãi tận ngày nay, bên cạnh đó các hình thức cờ bạc khác cũng được du nhập vào nước ta do ảnh hưởng văn hoá của các nước như: Trung Quốc, Pháp, Mỹ... Khái niệm tội đánh bạc theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần •••••• các tội phạm, trường Đại Học Luật Hà Nội (2014) là: “Tội đảnh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi được thua bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào Tội đánh bạc trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ xung năm 2017) theo Điều 321 quy định như sau: 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua 9 bằng tiền hay hiện vật giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bât kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan 10 nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp” theo Nghị quyết 01/2010 ngày 22/10/2010 của HĐTP TANDTC. Như vậy, khái niệm tội đánh bạc là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tham • • • • • • ự • 1/ gia trò chơi được tố chức trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật từ 5.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc kết án về tội này hoặc tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Từ khái niệm trên, có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tội đánh bạc như sau: Một là, tội đánh bạc là tội danh được thực hiện bởi hành vi của ít nhất 02 người cùng tham gia, với hình thức tham gia các trò chơi dưới bất kỳ hình thức nào (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua mạng internet) một cách trái phép, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ năm triệu đồng trở lên hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hai là, tội đánh bạc do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và người thực hiện có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS. 11 Tội phạm này được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm mục đích sát phạt lẫn nhau về kinh tế. Ba là, tội đánh bạc xâm phạm trực tiếp đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đây là hành vi có tính trái Pháp luật Hình sự. 1.1.2. Dấu hiệu cẩu thành của tội đánh bạc ••• a. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đánh bạc không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định theo luật định và có năng lực trách • • 7 ♦ • • • • 4^2 • nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó: + Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội 1••••• mà mình gây ra. + Nguời từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo pháp luật quy định. Như vậy, cứ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội đánh bạc nếu có hành vi vi phạm đủ cấu thành tội đánh bạc. b. Chủ quan của tội phạm: Tội phạm này thực hiện với lồi cố ý. Động cơ phạm tội là sát phạt nhau, tư lợi và mục đích là nhằm lấy tiền, tài sản từ người 12 thua bạc. c. Mặt khách thể của tội phạm: Đánh bạc là hành vi bị xã hội lên án • • JL • • • • và nghiêm trị. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh trật tự công cộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mồi gia đình, nếp sống văn minh của xã hội vì đây được xem là một tệ nạn xã hội. e/ • • • • • d. Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan Có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Trường hợp tiền hay hiện vật có giá trị dưới năm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết chức đánh bạc chưa • • JL án về tội • • đánh bạc hoặc tội tố ••• • được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về • 1 • • ụ • • tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội đánh bạc. •••• Trường hợp người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép và tiền hay hiện vật đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. về tiền và hiện vật đánh bạc được xác định chính là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ ở chiếu bạc, thu được trong người đánh bạc hay ở những nơi khác mà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan