Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn ...

Tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (tt)

.DOCX
41
1
94

Mô tả:

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dân khoa học: PGS.TS NGUYEN NGỌC CHI Phản biện 7: GS.TSKH Lê Văn Cảm Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Kiện Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 16 giờ 30, ngày 27 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại •• Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VÀN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐÀU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự NẢM 2015 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm 8 1.1.1. Khái niệm hàng cấm; Tội buôn bán hàng cấm 8 1.1.2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự................................................................................................................ 1.2. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm 15 1.2.1. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm trong luậthình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2015........................................................................... 1.2.2. Tội buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 2015 22 1.2.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội buôn bán hàng cấm tại Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 27 1.2.4. Hình phạt 33 1.2.5. Phân biệt Tội buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác có liên quan.... 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46 Chương 2: THựC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sự ĐỐI VỚI TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 47 2.1. Một số đặc điểm về địa lý dân cư, kinh tế - xã hội của tĩnh Đắk Lắk có liên quan đến Tội buôn bán hàng cấm47 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 48 2.2.1. Tình hình xét xử đối với Tội buôn bán hàng cấm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk 48 2.2.2. Những tồn tại, vướng mắc 56 2.2.3. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc 57 2.3. Những giải pháp, đề xuất 58 2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với Tội buôn bán hàng cấm 58 2.3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ những người tiên hành tô tụng giải quyêt vụ án hình sự về Tội buôn bán hàng cấm 61 2.3.3. Nâng cao trình độ quần chúng nhân dân 63 2.3.4. Các giải pháp khác 64 2.4. Một số giải pháp, kiến nghị phòng, chống tội phạm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối vói Tội buôn bán hàng cấm tại tỉnh Đắk Lắk....... KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 MỞ ĐÀU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi một quốc gia, tổ chức hay tập thể theo vĩ mô hay vi mô đều có những điều luật riêng nhằm duy trì sụ phát triển vững mạnh. Một trong những vấn đề mà hầu như quốc gia nào cũng đang kiểm soát đó là nguồn hàng xuất nhập khẩu và hàng cấm. Đó là vấn đề tất yếu và quan trọng mà mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung có sự liên kết cùng thực hiện. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình tội phạm trên phạm vi toàn quốc có diễn biến ngày một phức tạp hon, gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ nguy hiếm ngày càng cao, càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Công cuộc đối mới đã mang lại cho đất nước ta nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là những mặt trái của nó. Đặc biệt trong hoạt động kinh tế, với nhiệm vụ chính là sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho xã hội phát triển, kinh tế mang ý nghĩa quan trọng đối với đất nước nhưng do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát sinh, phát triển, và trở nên tinh vi, nguy hiểm hơn bao giờ hết, trong đó có Tội buôn bán hàng cấm. Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước ghi nhận tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Vì vậy việc kinh doanh, sản xuất, buôn bán là quyền của mỗi người thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép và bảo vệ và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh hợp pháp, các hoạt động bất hợp pháp vẫn diễn ra và còn có chiều hướng gia tăng, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gang triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn bán hàng cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào đế đấu tranh phòng, chống Tội buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra. Tại tỉnh Đắk Lắk, tình hình tội phạm buôn bán hàng cấm ngày càng diễn ra phức tạp và có chiều hướng tăng về số lượng, chủng loại hàng cấm, mở rộng quy mô và tính chất nguy hiểm. Do đó công tác đấu tranh tại địa bàn trở nên khó khăn khi đối tượng phạm tội có nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi và liên tục thay đổi để né tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương để nâng cao công tác đấu tranh phòng, chông loại tội phạm này. Đông thời giúp các cơ quan tư pháp xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh tội phạm trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của đất nước. Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Tội buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” làm Luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự Việt Nam, trong thời gian qua nhiều nhà nghiên cứu, các tác giá cũng rất quan tâm tới vấn đề về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự Việt Nam nói riêng. Trong đó đáng chú ý là • • X • • / • • những công trình sau: về giáo trình, sách chuyên ngành: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Bình luận khoa học hình sự phần các tội phạm, Tập VI, của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2016. về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của lực lượng cảnh sát kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ” - Luận án tiến sĩ của Lê Trung Kiên năm 2015; “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang” - Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội của Học viên cao học Trần Thị Trâm Anh (2015); “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh” - Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của Học viên cao học Nguyễn Thị Huyền Trang (2016). Các bài viết, đề tài khoa học: - Nguyễn Chí Công (2015), Hoàn thiện các quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự, Tạp chí Tòa án số 3. - Nguyễn Chí Công (2016), Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và một số vấn đề cần lưu ý, Tạp chí Tòa án số 6. Những công trình kể trên đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về Tội buôn bán hàng cấm về lý luận, thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt của Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lak. Ke thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên, người học xin tập trung nghiên cứu về Tội buôn bán hàng cấm một cách toàn diện trong quy định của Luật Hình sự Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm. Đồng thời nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với Tội buôn bán hàng cấm ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đe đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Phân tích những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam (như lịch sử lập pháp, khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu cấu thành tội phạm) để người đọc có thể tiếp cận và hình dung một cách rõ nhất về tội này. Luận văn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy các kết quả của những công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây từ độ đi đến thống nhất nhận thức chung về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam. Tiến hành hệ thống hóa các văn bản pháp luật quy định về hàng cấm tại Việt Nam và qua đó chỉ ra những tồn tại và bất cập cần khắc phục. Luận văn sẽ hệ thống, phân tích những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam. Đánh giá tình hình hoạt động của tội phạm này trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó chỉ ra những kết quả thành tựu cũng như vướng mắc tồn tại, nguyên nhân làm phát sinh loại tội phạm này và tìm cách khắc phục và đưa ra những kiến nghị cụ thế trên các phương diện để hoàn thiện công tác đấu tranh, phòng ngừa Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm; pháp luật hình sự Việt Nam về Tội buôn bán hàng cấm và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Tội buôn bán hàng cấm theo Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội buôn bán hàng cấm. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lấk 5. Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước, quy định trong Hiến pháp năm 2013. Luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác như: Tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu thực tiễn, phân tích tình huống, vụ việc và một số phương pháp luận khác. 6. Tính mói và những đóng góp của đề tài Trước khi tác giả thực hiện đề tài này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Tội buôn bán hàng cấm dưới góc độ luật hình sự được công bố. Những công trình đó đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc • • • • • • • nghiên cứu đề tài này cũng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tại cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Thông qua nghiên cứu, đánh giá tình hình Tội buôn bán hàng cấm để ra những tồn tại hạn chế của thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Trên cơ sở đó xây dụng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Chương 2: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội buôn bán hàng cấm tại tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA Bộ LUẬT HÌNH sự NĂM 2015 1.1. Một số vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm 1.1.1. Khái niệm hàng cẩm; Tội buôn bán hàng cấm 1.1.1.1. Khái niệm hàng cấm Hàng cẩm là những hàng hóa Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép săn xuất, tàng trữ, vận chuyên, buôn bán. 1.1.1.2. Khái niệm tội buôn bán hàng cấm BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190, theo đó, Tội buôn bán hàng cấm có những dấu hiệu sau : - Hành vi buôn bán hàng cấm có tính nguy hiêm cao cho xã hội Hành vi buôn bán hàng cấm được xác định là hành vi nguy hiếm cho xã hội, bởi nó đã xâm phạm đến TTQLKT của Nhà nước, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây tổn thất cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.Với mục tiêu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN cần phải có sự tăng trưởng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và toàn xã hội bằng cách cung cấp một lượng hàng hoá nhiều về số lượng, chủng loại, nhãn hiệu và kiểu dáng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được trong sự phát triển lành mạnh, không có có nạn buôn bán hàng cấm. Hàng cấm là những hàng hóa nhà nước cấm không được sản xuất, lưu hành nên khi thực hiện hành vi buôn bán hàng cấn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh họp pháp và đến lòng tin đối với người tiêu dùng. Ngoài ra việc buôn bán hàng cấm còn ảnh hưởng đến nhiều mặt về đời sống, kinh tế, an ninh, chính trị, lòng tin của người tiêu dùng, của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đến sự hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, hành vi buôn bán hàng cấm đã xâm hại đến TTQLKT của Nhà nước làm thiệt hại lớn về kinh tế, vi phạm đạo đức, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến chính trị xã hội, làm các cơ quan Nhà nước khó khăn trong hoạch định chính sách kinh tế xã hội. - Hành vi buôn bán hàng cấm được thực hiện một cách có lỗi Neu mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Theo quy định của Điều 190 BLHS năm 2015, Tội buôn bán hàng cấm được thực hiện bởi lỗi cố ý, người phạm tội biết được hành vi buôn bán những mặt hàng nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện nhằm thu lời bất chính. Như vậy, trong trường hợp này người phạm tội biết được tính nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn bán hàng cấm nhưng vẫn thực hiện gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm mang tỉnh trái pháp luật hình sự và người vi phạm phải chịu hình phạt Buôn bán hàng cấm là hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải được hình sự hóa. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói nên bản chất chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu nội dung quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng cùa quan hệ xã hội do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do giai cấp thống trị thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thế bị thay đổi ở những xã hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi. Điều đó đòi hỏi nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã hội để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp. Tuy nhiên, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất phản ánh mức độ cùa tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chỉ khi được kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất" của thiệt hại, được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của thiệt hại là đặc tính về "lượng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà mức độ đó được biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kê" hay "không đáng kê" cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Hành vi buôn bán hàng cấm phải là hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, người phạm tội đã làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm và sẽ phải chịu hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác khi thực hiện hành vi đó. Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ • • • e/ 7 • • • • sung năm 2017), theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm bị pháp luật hình sự cấm, nếu người hoặc pháp nhân thương mại vi phạm sẽ bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Từ những phân tích trên, căn cứ Điều 8, Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể đưa ra khái niệm Tội buôn bán hàng cấm như sau : Tội buôn bán hàng câm là Hành vi nguy hiếm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tê, các quy định vê quản lý lưu thông hàng hóa được quy định tại Điêu 190 của Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhãn thương mại thực hiện một cách cố ý, bang việc dùng mọi phương thức, thủ đoạn đê buôn bán hàng cấm nham mục đích thu lòi bất chỉnh và bị áp dụng chế tài hình sự theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự Xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh nhiều người đã vì nguồn lợi lớn lao có được từ việc buôn bán hàng cấm mà bất chấp quy định của pháp luật để thực hiện chúng, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao, mà các biện pháp xử lý phi hình sự tỏ ra chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, cần phải phòng, chống bằng các biện pháp hình sự. Do đó, cần thiết phải quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đáp ứng thực tiễn cuộc sống và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý điều hành toàn bộ nền kinh tế của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng... được thể chế hóa trong quy định pháp luật của nhà nước. 1.2. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm 1.2.1. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam từ • • o O• • • năm 1945 đến trước năm 2015 Từ những ngày đầu mới thành lập, mặc dù Chính phủ của chúng ta còn non trẻ nhưng đã quan tâm ngay tới việc chống lại hành vi buôn bán hàng cấm gây mất an ninh trật tự, trong đó chủ yếu tập trung vào những mặt hàng phục vụ nhu cầu cấp thiết của đời sống và vật lực cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, sắc lệnh sộ 50 ngày 09/10/1945 về cấm xuất cảng ngũ cốc, sắc lệnh số 160 ngày 21/8/1946 cấm nhập cảng xe hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí. Ngày 15/8/1951 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời số 116/TTg quy định các hình thức xử phạt những vi phạm Điều lệ về xuất nhập khẩu. Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá hàng hóa, người vi phạm có thể bị truy tố trước Tòa án nhân dân. Ngày 03/7/1966, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu trong tình hình mới. Ngày 30/6/1982, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chống đầu cơ, buôn lậu. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 68/HDBT ngày 25/4/1984 về việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Buôn lậu thời kỳ này được hiểu bao gồm các hành vi buôn bán hàng cấm, buôn bán trốn lậu thuế. Quan niệm này được định nghĩa trong Từ điển nghiệp vụ phồ thông Công an nhân dân: "Buôn bán hàng cấm là buôn bán lén lút trái phép những hàng hóa thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý"; Từ điển tiếng Việt năm 1992 giải thích: "buôn lậu là buôn bán trốn thuế hoặc hàng cấm". Như vậy, tội phạm về hàng cấm từ 1945 đến trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985 được quy định trong tội Hàng lậu và là một tình tiết định khung của tội Buôn lậu. Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên được ban hành ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luât để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các cuộc đấu tranh chống tội phạm. BLHS năm 1985 đã góp phần nhận diện đúng bản chất, phân định rõ ranh giới giữa tội buôn lậu, buôn bán hàng cấm, tạo điều kiện phát triển, phòng ngừa và đấu tranh đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các hoat động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm quy định tại Điều 166 của BLHS năm 1985 - thuộc các tội phạm về kinh tế. Theo quy định của BLHS năm 1985 thì nhà làm luật đã liệt kê các mặt hàng cấm buôn bán vào trong điều luật, bao gồm: ma túy, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Đối với hành vi buôn bán rượu, thuốc lá trái phép được quy định tại Điều 183 BLHS 1985 (tội buôn bán rượu, thuốc lá trái phép). Thời điểm này rượu hoặc thuốc lá nhập lậu chưa được xem là hàng hóa cấm kinh doanh. Hình phạt đối với tội buôn bán hàng cấm được quy định trong BLHS năm 1985 chỉ có 01 loại hình phạt là tù có thời hạn (thấp nhất 06 tháng, cao nhất 20 năm). Quy định như vậy đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn nền kinh tế tập trung, bao cấp. Trong thời gian này, Nhà nước cấm tư nhân và các cơ quan, tố chức kinh doanh những mặt hàng như: thuốc phiện và hoạt chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân trang, quân dụng; hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; thuốc lá điếu của nước ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số 193-HĐBT ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và du lịch ở thị trường trong nước; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối; Quyết định số 337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt). BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997. Cho tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000, thay thế BLHS 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2000 (sau đây gọi tắt là BLHS 1999). Đây là Bộ luật hình sự thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật Hình sự năm 1999 có nhắc tới hàng cấm đầy đủ với tội phạm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ buôn bán hàng cấm như sau: “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi”. Nghị định 185/2013/NĐCP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có nêu: "Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam". Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được quy định tài Điều 155 của BLHS năm 1999. Ngoài việc quy định thêm một sô hành vi mới như sản xuât và vận chuyên hàng cấm là hành vi phạm tội so với Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 còn có những sửa đổi, bổ sung sau: - Quy định tình tiết: "có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" vừa là yếu tố định tội, vừa là dấu hiệu làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính. - Quy định tình tiết: "Neu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" là để giới hạn việc áp dụng điều 155 và là dấu hiệu để phân biệt tội sản xuất,tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa, vật dụng mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trừ, vận chuyển, buôn bán. - Ngoài những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt đã được quy định tại Điều 166 BLHS năm 1985, Điều 155 của BLHS năm 1999 còn quy định thêm một số tình tiết mới là yếu tố định khung hình phạt như: hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn. So với điều 166 của BLHS 1985, Điều 155 BLHS 1999 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính; các mức phạt tù quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 BLHS 1999 đều nhẹ hơn mức phạt quy định tại Điều 166 BLHS 1985. Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong cùng điều luật. Sự thay đổi có tính phát triển trên đây của luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 1999 một mặt thể hiện sự hoàn thiện pháp luật hiện hành theo các chuẩn mực của khoa học luật hình sự, mặt khác cũng thể hiện sự vận động phù hợp với tình hình tội phạm. Sự thay đổi này tuy chưa thực sự đảm báo tính đồng bộ nhưng là hướng phát triển đúng và tiếp tục được duy trì trong giai đoạn tiếp theo. 1.2.2. Tội buôn bán hàng cẩm trong BLHS năm 2015 Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định hành vi buôn bán mà chưa quy định các hành vi sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm. Đen BLHS 2015 thì hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm không còn được quy định chung trong 1 điều luật như tại BLHS 1999 mà được tách ra thành 02 điều luật với sự tương ứng các hành vi là sản xuất - buôn bán, tàng trừ - vận chuyển. Điều 191 BLHS 2015 quy định về tội tàng trữ, vận chuyền hàng cấm. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS 2015. Điều 190 BLHS 2015 có hiệu lực áp dụng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra sau 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, là ngày BLHS 2015 có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Điều 190 của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khái niệm “hàng cấm” được mở rộng hơn so với quy định tại Điều 155 BLHS 1999 đồng thời đã định lượng hóa giá trị hàng hóa phạm pháp khởi điểm tùy theo từng loại hàng cấm cụ thể đề cấu thành tội phạm, lượng hóa giá trị thu lợi bất chính khởi điểm để cấu thành tội phạm hoặc dưới mức khởi điểm được lượng hóa nhưng đã bị xử phạm vi phạm hành chính, đã bị kết án về một số hành vi. Điều 190 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 03 khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội buôn bán hàng cấm (tương đồng với BLHS năm 1999) và 04 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Hình phạt chính được áp dụng đôi với cá nhân gôm hình phạt tiên và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt chính của tội buôn bán hàng cấm theo khung hình phạt cơ bản: Khung hình phạt cơ bản được áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Hình phạt chính được áp dụng đối với cá nhân phạm tội gồm hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình phạt chính chỉ là hình phạt tiền. Khung hình phạt cơ bản được quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung s năm 2017 nặng hơn so vơi BLHS năm 1999 ' 1.2.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội buôn bán hàng cẩm tại Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 1.2.3.1. Khách thê của tội buôn bán hàng câm Khách thể của tội buôn bán hàng cấm là trật tự quản lý kinh tế, khách thể loại tội phạm này trực tiếp xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý một số hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Chính sách kinh tế cùa Nhà nước luôn có sự vận động, thay đổi cho phù họp với cơ chế thị trường. Vì vậy việc xác định khách thế trực tiếp của tội buôn bán hàng cấm có thế thay đổi tùy thuộc vào chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước qua từng giai đoạn. Đối tượng của tội phạm này là các hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ; thuốc bảo vệ thực vật mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải tất cả các loại • • • ? r hàng hóa vừa nêu trên đều thuộc đối tượng của tội này. Vì hàng hóa Nhà nước cấm có nhiều loại. Trong đó có những hàng hóa tuy cũng là hàng cấm nhưng đã được quy định là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội buôn bán hàng cấm mà là đối tượng của các tội phạm khác quy định tại các Điều 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc xác định hàng cấm phải căn cứ vào quy định của Nhà nước tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của tình hình kinh tế - xã hội và chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và các quy định chi tiết Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Nghị định 94/2017/NĐCP ngày 10/8/2017 của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại thì hàng cấm bao gồm những mặt hàng sau đây: - Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; - Thuốc lá điếu nhập lậu; Pháo nổ; - Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng (như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; chất cháy, chất độc); - Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; - Các chất ma túy (45 loại) theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư; - Các loại hóa chất (gồm 08 loại hóa chất độc), tiền chất (gồm 04 loại) và khoáng vật (01 loại) quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư; - Mầu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; - Mầu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên (gồm 19 loài thực vật và 90 loài động vật) theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư; - Mại dâm; - Người, mô, bộ phận co thể người;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan