Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn ...

Tài liệu Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
114
1
65

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tỉnh chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hoàng Bảo Thụy MỤC LỤC •• Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chừ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐÀU............................................................................................................. 1 Chương 1: MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỤ' NĂM 2015..............................................................8 1.1. Một số vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm..............................8 1.1.1. Khái niệm hàng cấm; Tội buôn bán hàng cấm........................................8 1.1.2. Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự.................................................................................13 1.2. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm................................................15 1.2.1. Pháp luật về Tội buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2015.........................................................15 1.2.2. Tội buôn bán hàng cấm trong BLHS năm 2015....................................22 1.2.3. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội buôn bán hàng cấm tại Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015..............................................................27 1.2.4. Hình phạt............................................................................................... 33 1.2.5. Phân biệt Tội buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác có liên quan............................................................................................... 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 46 Chương 2: THựC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sự ĐỐI VỚI TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM TẠI TỈNH ĐẮK LẮK........................................47 2.1. Một số đặc điểm về địa lý dân cư, kỉnh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến Tội buôn bán hàng cấm.........................47 2.2. Thực tiên áp dụng pháp luật hình sự đôi với Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tù’ năm 2016 đến năm 2020............................................................................................. 48 2.2.1. Tình hình xét xử đối với Tội buôn bán hàng cấm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk.............................................................48 2.2.2. Những tồn tại, vướng mắc.....................................................................56 2.2.3. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vướng mắc..............57 2.3. Những giải pháp, đề xuất...................................................................58 2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với Tội buôn bán hàng cấm............................................................................................... 58 2.3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự về Tội buôn bán hàng cấm....................................61 2.3.3. Nâng cao trình độ quần chúng nhân dân...............................................63 2.3.4. Các giải pháp khác................................................................................64 2.4. Một số giăi pháp, kiến nghị phòng, chống tội phạm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối vói Tội buôn bán hàng cấm tại tỉnh Đắk Lắk..................................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................70 KẾT LUẬN....................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT BLHS: Bô luât Hình sư TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân Tối cao Trách nhiêm hình sư •• TNHS: XHCN: TTQLKT: ••• Xã hội chủ nghĩa Trật tự quản lý kinh tế DANH MỤC CÁC BẢNG số hỉêu Tên bảng Bảng 2.1 Thực trạng xét xử sơ thẩm Tội buôn bán hàng cấm trên đĩa 49 Bảng 2.2 bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 • Cơ cấu Tội buôn bán hàng cấm trong thực tiễn xét xử sơ 51 Bảng 2.3 thẩm trên đĩa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 2016 - 2020 • Tình hình xét xử phúc thẩm Tội buôn bán hàng cấm trên đĩa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 • 54 • Trang MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Mồi một quốc gia, tổ chức hay tập thể theo vĩ mô hay vi mô đều có những điều luật riêng nhằm duy trì sự phát triển vững mạnh. Một trong những vấn đề mà hầu như quốc gia nào cũng đang kiểm soát đó là nguồn hàng xuất nhập khẩu và hàng cấm. Đó là vấn đề tất yếu và quan trọng mà mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung có sự liên kết cùng thực hiện. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình tội phạm trên phạm vi toàn quốc có diễn biến ngày một phức tạp hơn, gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao, càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Công cuộc đối mới đã mang lại cho đất nước ta nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Với đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là những mặt trái của nó. Đặc biệt trong hoạt động kinh tế, với nhiệm vụ chính là sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho xã hội phát triển, kinh tế mang ý nghĩa quan trọng đối với đất nước nhưng do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát sinh, phát triển, và trở nên tinh vi, nguy hiểm hơn bao giờ hết, trong đó có Tội buôn bán hàng cấm. Quyên tự do kinh doanh là một trong những quyên cơ bản của công dân được nhà nước ghi nhận tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Vì vậy việc kinh doanh, sản xuất, buôn bán là quyền của mỗi người thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép và bảo vệ và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy bên cạnh hoạt động kinh doanh hợp pháp, các hoạt động bất hợp pháp vẫn diễn ra và còn có chiều hướng gia tăng, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình phát triến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn bán hàng cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định Tội buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta 2 cần có những biện pháp nào để đấu tranh phòng, chống Tội buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra. Tại tỉnh Đắk Lắk, tình hình tội phạm buôn bán hàng cấm ngày càng diễn ra phức tạp và có chiều hướng tăng về số lượng, chủng loại hàng cấm, mở rộng quy mô và tính chất nguy hiểm. Do đó công tác đấu tranh tại địa bàn trở nên khó khăn khi đối tượng phạm tội có nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi và liên tục thay đổi để né tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Tình hình trên đã đặt ra một vân đê rât bức thiêt là phải có những giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương để nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đồng thời giúp các cơ quan tư pháp xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh tội phạm trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của đất nước. Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Tội buôn bán hàng cẩm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) ” làm Luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự Việt Nam, trong thời gian qua nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả cũng rất quan tâm tới vấn đề về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm trong Luật hình sự Việt Nam nói riêng. Trong đó đáng chú ý là những công trình sau: về giáo trình, sách chuyên ngành: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Bình luận khoa học hình sự phần các tội phạm, Tập VI, của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013; Giáo trình Luật hình sự Việt Vưm (phần các tội phạm), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2016. về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cẩm của lực lượng cảnh sát kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ” - Luận án tiến sĩ của Lê Trung Kiên năm 2015; “Tội sản xuât, tàng trữ, vận chuyên, buôn bán hàng câm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang ” - Luận văn thạc sĩ luật học, Học • • • <2? 4 • • • • Z • viện Khoa học xã hội của Học viên cao học Trần Thị Trâm Anh (2015); “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyến, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh” - Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của Học viên cao học Nguyễn Thị Huyền Trang (2016). Các bài viết, đề tài khoa học: - Nguyễn Chí Công (2015), Hoàn thiện các quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lỷ kinh tế trong Bộ luật Hình sự, Tạp chí Tòa án số 3. - Nguyễn Chí Công (2016), Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về nhóm tội xâm phạm trật tự G2J • • X • • • quản lý kinh tế và một số vẩn đề cần lưu ý, Tạp chí Tòa án số 6. Những công trình kể trên đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về Tội buôn bán hàng cấm về lý luận, thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt của Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ke thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên, người học xin tập trung nghiên cứu về Tội buôn bán hàng cấm một cách toàn diện trong quy định của Luật Hình sự Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk 5 • • • • X • • • đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm. Đồng thời nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với Tội buôn bán hàng cấm ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Phân tích những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam (như lịch sử lập pháp, khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu cấu thành tội phạm) để người đọc có thể tiếp cận và hình dung một cách rõ nhất về tội này. Luận văn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy các kết quả của những công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây từ đó đi đến thống nhất nhận thức chung về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam. Tiến hành hệ thống hóa các văn bản pháp luật quy định 6 về hàng cấm tại Việt Nam và qua đó chỉ ra những tồn tại và bất cập cần khắc phục. Luận văn sẽ hệ thống, phân tích những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam. Đánh giá tình hình hoạt động của tội phạm này trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó chỉ ra những kết quả thành tựu cũng như vướng mắc tồn tại, nguyên nhân làm phát sinh loại tội phạm này và tìm cách khắc phục và đưa ra những kiến nghị cụ thể trên các phương diện để hoàn thiện công tác đấu tranh, phòng ngừa Tội buôn bán hàng cấm tại Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận về Tội buôn bán hàng cấm; pháp luật hình sự Việt Nam về Tội buôn bán hàng cấm và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Tội buôn bán hàng cấm theo Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định vê Tội buôn bán hàng câm. Đông thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước, quy định trong Hiến pháp năm 2013. Luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác như: Tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu thực tiễn, phân tích tình huống, vụ việc và một số phương pháp luận khác. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Trước khi tác giả thực hiện đề tài này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Tội buôn bán hàng cấm dưới góc độ luật hình sự được công bố. Những công trình đó đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về tội phạm nói chung và Tội buôn bán hàng cấm nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu đề tài này cũng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tại cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 8 Thông qua nghiên cứu, đánh giá tình hình Tội buôn bán hàng cấm để ra những tồn tại hạn chế của thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kêt câu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chưong Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về Tội buôn bán hàng câm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Chương 2'. Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội buôn bán hàng cấm tại tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ TỘI BUÔN BÁN HÀNG CÁM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự NẢM 2015 1 -í ĩl < r r _ Ạ______Ã____ -»Ạ _________Ạ____rp A • 1 A __ Ạ 1 < 1 __ A A____1 F___1 A _ _ _ F _ A____________ .1. Mot so vân đê lý luậnvê Tội buôn ban hang cam 9 1.1.1. Khái niệm hàng cẩm; Tội buôn bán hàng cẩm 1.1.1.1. Khái niệm hàng cẩm Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán. Theo Luật giá năm 2013, hàng hoá là tài sản có thế trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản. - Theo Từ điển Việt Nam: Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. - Theo Luật Thương mại năm 2005: Tại khoản 2 Điều 3 của Luật phân loại hàng hoá thành 2 nhóm: + Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; + Những vật gắn liền với đất đai. - Theo kinh tế chính trị Marx-Lenin: Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm cùa lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx 10 định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: Tính ích dụng đối với người dùng; Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động; Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm Hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng đôi với cuộc sông của con người, Nhà nước luôn tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, trao đổi, kinh doanh hàng hóa phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những loại hàng hóa được Nhà nước liệt kê vào danh mục hàng cấm. Hàng cấm được hiểu là những mặt hàng bị nhà nước cấm bị cấm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và buôn bán bằng bất cứ hình thức nào. Điều này cũng được quy định rõ ràng bởi pháp luật quốc tế cũng như của mỗi quốc gia kèm các khung hình phạt cho người vi phạm. Hàng cấm được pháp luật quy định rõ và được liệt kê vào danh mục để theo dõi dễ dàng. Sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường. Cơ sở xác định những mặt hàng này là dựa trên mức độ nguy hại cho con người, làm mất an ninh trật tự, mất an toàn xã hội và nguy hại cho nền kinh tế. Từ các chất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm. + Theo từ điển pháp luật hình sự: Hàng cấm là hàng hóa Nhà nước cấm 11 kinh doanh [22, tr. 110]. + Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nêu: “Hàng cấm là những mặt hàng bị cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam” [15, tr. 13], Việc quy định và xác định những đối tượng hàng cấm sẽ tuân thủ theo công ước quốc tế và pháp luật ở mồi quốc gia và có sự thay đổi theo thời gian và thường xuyên được điều chỉnh tương thích với các đặc điểm kinh tế - xã hội. Có những mặt hàng tại nước này là hàng hợp pháp nhưng khi chuyển sang quốc gia khác thì lại thuộc danh mục hàng cấm. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng câm không có tính chât như vậy như thuôc lá điếu của nước ngoài, pháo nổ... Hành vi phạm tội liên quan đến hàng cấm được pháp luật quy định khá cụ thể, những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hàng cấm đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định, theo đó có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm và tính chất của hành vi đó. Từ những phân tích trên và thực tiễn áp dụng pháp luật chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về hàng cấm như sau: Hàng cấm là những hàng hóa Nhà nước 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan