Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tòa phúc thẩm ở anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh...

Tài liệu Tòa phúc thẩm ở anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh

.PDF
21
225
134

Mô tả:

Mục lục 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới ngày càng hội nhập, các quốc gia cũng ngày càng mở cửa với bên ngoài là một xu thế tất yếu toàn cầu. Không có quốc gia nào thực hiện chính sách đóng cửa có thể phát triển tốt được, ngoài việc hình thành các quan hệ đối ngoại để tạo điều kiện xúc tiến thương mại quốc tế, giao lưu văn hóa chính trị thì việc nhìn vào các quốc gia phát triển để vận dụng sáng tạo áp dụng cho xây dựng quốc gia mình cũng là một điều vô cùng quan trọng. Do đó trước xu thế hiện đại toàn cầu này, con người trong thời đại mới yêu cầu không thể không có hiểu biết sâu rộng về các quốc gia khác trên thế giới. Và vấn đề cốt yếu và cần thiết nhất trong hội nhập quốc tế chính là hệ thống pháp luật của các quốc gia. Mỗi quốc gia là một cá thể vừa độc lập vừa có mối quan hệ gần gũi với các quốc gia còn lại nên hệ thống pháp luật giữa các quốc gia luôn có những điểm giống và khác nhau. Việc so sánh hệ thống pháp luật giữa 2 quốc gia không chỉ là để tìm ra điểm khác biệt giữa hệ thống pháp luật mà còn giúp đánh giá được ưu nhược điểm của từng bên, giải thích nguồn gốc sự khác nhau đó, đánh giá sự phù hợp. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật giữa các quốc gia vì những mục đích trên. Common law là một dòng họ lớn và cơ bản trên thế giới điển hình là hai quốc gia Anh và Mỹ. Do đó những công trình nghiên cứu so sánh luật liên quan đến dòng họ pháp luật Common law là rất nhiều và đa dạng, bao gồm cả so sánh hệ thống pháp luật giữa các quốc gia trong cùng dòng họ Common law và với các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật khác. Với mục đích phục vụ mục đích nâng cao hiểu biết và kiến thức về môn học luật so sánh, nhóm 10 chúng em xin được làm nghiên cứu về đề tài “Hệ thống tòa án Anh – Mỹ dưới góc độ so sánh” xong do thời gian và điều kiện về hiểu biết không cho phép nghiên cứu toàn diện, nhóm em xin phân tích sâu hơn về tòa phúc thẩm 2 trong hệ thống tòa án Anh – Mỹ dưới góc độ so sánh. Do kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm em mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh, chính xác hơn và cũng là để chúng em rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau. Mục tiêu và nhiệm vụ - Mục tiêu: 2. + Nắm vững các đặc trưng cơ bản của hệ thống tòa án trong dòng họ pháp luật Common law nói chung và hai nước Anh – Mỹ nói riêng. + Tìm hiểu được những điểm giống và khác nhau về cơ cấu tổ chức và chức năng của tòa phuc thẩm; giải thích được nguồn gốc của sự khác nhau đó. + Phân tích được ưu, nhược điểm của áp dụng, liên hệ với tình hình ở Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trên internet cùng những kiến thức được được giảng viên cung cấp nắm được những điểm giống và khác nhau của hệ thống tòa án hai nước Anh – Mỹ, tìm hiểu chuyên sâu về tòa phúc thẩm, nghiên cứu được nguồn gốc của sự khác nhau đó, đánh giá và rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3. 4. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống tòa án Anh – Mỹ, phân tích sâu tòa phúc thẩm. - Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật Anh – Mĩ và tồn tại thực tế. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp mô tả khách quan - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu. Giả thuyết nghiên cứu: Liệu cách thức tổ chức và hoạt động của Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ có phù hợp để tiến hành xây dựng và thực thi ở Việt Nam không? 3 NỘI DUNG I. 1. Tổng quan về hệ thống tòa án Anh và Mỹ Hệ thống tòa án ở Anh Ở Anh không có 2 hệ thống tòa án cùng song song tồn tại, nhưng nước Anh lại không có một hệ thống tòa án duy nhất và thống nhất. Những thông tin nghiên cứu về hệ thống tòa án Anh sẽ tập trung nói về hệ thống tòa án tại England và xứ Wales. − Tòa án địa hạt: Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự, chỉ có thẩm quyền trong lĩnh vực dân sự, mỗi tòa có thẩm quyền xét xử trên một khu vực − hành chính nhất định. Tòa pháp quan: Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự, thẩm quyền còn vượt ra khỏi lĩnh vực hình sự và bao quát cả những vụ dân sự nhỏ có liên − quan tới nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Tòa án cấp cao: Hoạt động với tư cách là tòa án dân sự sơ thẩm và tòa hình sự phúc thẩm đối với các vụ việc đã giải quyết bởi tòa cấp dưới có kháng cáo, kháng nghị. Gồm ba tòa chuyên trách là Tòa Nữ hoàng, Tòa Đại pháp và − Tòa gia đình. Tòa án hình sự trung ương: Là tòa cấp trên của tòa pháp quan, thẩm quyền xét xử gồm các vụ việc hình sự nghiêm trọng, một vài vụ việc dân sự, xét xử phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi tòa pháp quan khi có kháng − − cáo, kháng nghị. Tòa phúc thẩm: Gồm hai tòa chuyên trách Tòa dân sự và Tòa hình sự. Tòa án tối cao: Cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng độc lập với Thượng nghị viện. ( Sơ đồ Hệ thống tòa án Anh kèm theo tại phụ lục 1) 2. Hệ thống tòa án ở Mỹ Khác với Anh, hệ thống tòa án ở Mỹ đã được xác định những đặc điểm cơ bản nhất tại Điều 3 của bản Hiến pháp nước này. 4 ❖ − Hệ thống tòa án Liên bang: Tòa án quận của Liên bang: Có thẩm quyền chung trong hệ thống tòa án Liên bang. Mỗi bang có ít nhất một tòa án quận Liên bang nhưng bang lớn có thể có nhiều hơn một tòa. Xét xử các vụ việc liên quan tới luật Liên bang (đa số − là các vụ việc dân sự). Tòa án kinh lý phúc thẩm của Liên bang: Cơ quan xét xử phúc thẩm đối với những bản án bất lợi cho đương sự do tòa án cấp dưới phán quyết. Tòa án tối cao Liên bang: Cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và là tòa án thực sự rất có quyền lực. Chức năng: cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống tòa án Mỹ, xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và các hành vi của Chính phủ. ❖ Hệ thống tòa án bang: Mỗi bang ở Mỹ đều có hệ thống tòa án riêng với cơ cấu tổ chức có thể không giống nhau. Thông thường, các bang tổ chức hệ thống tòa án tương tự mô hình của hệ thống tòa án Liên bang gồm ba cấp (cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và cấp tối cao). (Sơ đồ Hệ thống tòa án Mỹ kèm theo tại phụ lục 2) II. 1. Tổng quan về Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ Tòa phúc thẩm ở Anh Trong nhóm Tòa tối cao, Tòa phúc thẩm đứng đầu trên hai tòa còn lại là Tòa cấp cao và Tòa Hoàng gia theo cấp xét xử vì hầu hết các phán quyết của hai tòa này lại se được phúc thẩm tại tòa phúc thẩm (trừ các phán quyết về hình sự của Tòa cấp cao) ❖ Tòa phúc thẩm chia làm 2 tòa chuyên trách để thực hiện chức năng của ● mình: Bộ phận Tòa dân sự: xét xử những vụ việc đã được giải quyết bởi Tòa cấp cao, Tòa địa hạt và một số cơ quan tài phán khác (cơ quan tài phán lao động, đất đai, tị nạn và nhập cư). Đứng đầu tòa dân sự là một trưởng ban. 5 ● Bộ phận Tòa hình sự: chỉ xét xử các bản án của Tòa hình sự trung ương khi có đơn yêu cầu. Đứng đầu tòa hình sự chuyên trách là người đúng đầu Phân ❖ tòa Nữ hoàng của Tòa tối cao. Thẩm quyền xét xử: Tòa xét xử phúc thẩm trực tiếp các bản án của các Tòa dân sự sơ thẩm – Tòa cấp cao và Tòa hình sự sơ thẩm – Tòa hình sự trung ● − − − ương. Mà trong đó: Bộ phận dân sự nhận kháng cáo từ: Ba phân tòa của Tòa án tối cao Tòa án Quận trên khắp nước Anh và xứ Wales Từ tóa án nhất định, chẳng hạn như Tòa Kháng Cáo, Tòa Di Trú, Tòa án đất ● đai và các vấn đề an sinh xã hội. Bộ phận hình sự nhận kháng cáo từ Tòa Hoàng gia hoặc Tòa hình sự trung ❖ ương. Thẩm phán Các thẩm phán của tòa cấp phúc thẩm được coi là đại diện tư pháp của kháng cáo. Vì số lượng kháng cáo, kháng nghị được giải quyết tại tòa này lớn hơn bất kỳ một tòa án nào khác kẻ cả Thượng nghị viện nên người ta cho rẳng Chán án tòa phúc thẩm trên thực tế là thẩm phán có thể lực nhất ở Anh. 16 thẩm phán có chức danh là thẩm phán của Tòa phúc thẩm. Khi xét xử theo quy định, Tòa phúc thẩm sẽ có 3 thẩm phán tham dự trong đó, đứng đầu là: − − Tòa dân sự: là một trưởng ban Tòa hình sự: huân tước Chánh án, người đồng thời cũng đứng đầu Tòa Nữ 2. Hoàng. Tòa phúc thẩm ở Mỹ Tại Mỹ, hệ thống tòa án không chia thành 2 nhánh dân sự và hình sự. Với tòa phúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang thì có tên là tòa kinh lý phúc thẩm, còn trong hệ thống tòa án bang thì tòa phúc thẩm cấp trung và tòa án tối cao của bang. ❖ − Tòa kinh lý phúc thẩm: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm với các bản án bất lợi cho mình do tòa án cấp dưới phán quyết. 6 − Mục đích: giảm bớt gánh nặng cho Tòa án tối cao Liên bang trong lĩnh vực − xét xử phúc thẩm. Gồm 11 tòa đặt cố định ở 11 khu vực được xác định về mặt địa lý, chạy từ − Đông sang Tây, mỗi khu vực gồm một vài bang. 2 tòa phúc thẩm đặc biệt: + Ở khu vực Washington, D.C. (xét xử vụ liên quan tới quyết định hành chính của các cơ quan chính phủ liên bang) + Tòa án phúc thẩm của Mỹ dành cho khu vực liên bang ( vụ việc liên quan sở hữu trí tuệ và kháng cáo, kháng nghị liên quan từ Tòa khiếu nại và Tòa thương mại quốc tế. − Tổng số thẩm phán trên toàn bộ khu vực là 180 người, mỗi khu vực có từ 6 ❖ − đến 20 thẩm phán, mỗi phiên tòa thường có 3 thẩm phán tham dự. Tòa phúc thẩm cấp trung và tòa án tối cao của bang: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các đơn kháng nghị từ tòa sơ thẩm (tòa phúc thẩm cấp trung) và xét xử các vụ việc đã được phúc thẩm bởi tòa − phúc thẩm của bang (tòa án tối cao của bang). Số lượng tòa phúc thẩm cấp trung trong 1 bang phụ thuộc vào số lượng dân cư của bang. − Phán quyết của tòa là cuối cùng, tòa án tối cao của Liên bang không có 1. ● − − quyền bãi bỏ trừ trường hợp xác định vi hiến. Sự giống nhau và khác biệt giữa Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ Giống nhau Tòa phúc thẩm được phân cấp trong quá trình xét xử. Ở Anh, sự phân chia quyền hạn xét xử các vụ việc Ở Mỹ, sự phân chia dựa trên phạm vi địa lý giữa hệ thống tòa án Liên bang ● và hệ thống tòa án bang. Chế độ thẩm phán giống nhau: Thẩm phán ở Anh và thẩm phán ở Tòa án liên III. bang có nhiệm kì suốt đời, tuy nhiên ở tiểu bang của Mỹ thì sẽ có sự giới hạn 2. ở độ tuổi, thẩm phán càng ở lại lâu thì phúc lợi càng giảm. Khác nhau 7 ❖ − Cơ cấu tổ chức Ở Anh, trong nhóm tòa Tối cao, Tòa phúc thẩm đứng trên hai tòa còn lại là Tòa cấp cao và Tòa Hoàng gia theo cấp xét xử vì hầu hết các phán quyết của hai tòa này lại sẽ được phúc thẩm tại Tòa phúc thẩm (trừ các phán quyết về hình sự của Tòa cấp cao). Để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm của mình, Tòa phúc thẩm bao gồm 2 bộ phận: ● Bộ phận Tòa dân sự: xét xử những vụ việc đã được giải quyết bởi Tòa cấp cao, Tòa địa hạt và một số cơ quan tài phán khác (cơ quan tài phán lao động, ● đất đai, tị nạn và nhập cư). Đứng đầu tòa dân sự là một trưởng ban. Bộ phận Tòa hình sự: chỉ xét xử các bản án của Tòa hình sự trung ương khi có đơn yêu cầu. Đứng đầu tòa hình sự chuyên trách là người đúng đầu Phân − tòa Nữ hoàng của Tòa tối cao. Khác với ở Anh, Mỹ là một quốc gia tồn tại song song hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật bang. Và hệ thống tòa phúc thẩm cũng vậy. Nếu như ở Anh chỉ bao gồm 1 hệ thống Tòa phúc thẩm duy nhất với 2 bộ phận chuyên trách là Tòa hình sự và Tòa dân sự thì ở Mỹ, Toà phúc thẩm tồn tại ở cả hệ thống tư pháp liên bang (Tòa kinh lí phúc ● thẩm) và hệ thống tư pháp bang (Tòa phúc thẩm cấp trung). Ở hệ thống tư pháp liên bang, Toà phúc thẩm có chức năng xem xét lại các vụ việc, thường là bắt đầu từ các Toà án Hạt; bên cạnh đó các toà cũng có quyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính. Việc xem xét lại vụ án nhằm giám sát tính hợp pháp trong hoạt động xét xử của toà án cấp dưới; tìm ra những lỗi vi phạm trong quá trình tố tụng; đồng thời thực hiện ● mục đích phân loại các vụ việc cần có sự can thiệp của Toà án tối cao. Ở hệ thống tư pháp bang, Toà án Phúc thẩm cấp trung Xem xét phúc thẩm, đơn kháng nghị từ tòa sơ thẩm, giảm bớt khối lượng công việc của Toà chung thẩm của bang. Toà án Phúc thẩm bang chịu trách nhiệm trên phạm vi ❖ toàn bang. Việc xét xử phúc thẩm của Tòa 8 ✓ − Về người có quyền kháng cáo Ở Anh, Bộ phận dân sự có chức năng chủ yếu là tiếp nhận kháng cáo từ tòa án tối cao của tòa án quốc gia. Bộ phận hình sự là tiếp nhận kháng cáo của người bị kết án hoặc để xem xét luật hình sự đối chiếu theo luật tha bổng của Tòa án trung thẩm. − Còn ở Mỹ, người có quyền kháng cáo là người bị kết án, công tố viên, trong trường hợp bị cáo được tuyên vô tội. Người kháng cáo phải đệ trình văn bản nêu rõ căn cứ pháp luật áp dụng đối với các tình tiết thực tế của vụ án và lý ✓ − do, lập luận cho yêu cầu kháng cáo. Về kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Ở Anh, các kháng cáo thường được thực hiện bằng cách xử lại. Theo phương pháp này tòa án thường không khắc đến các nhân chứng hoặc bằng chứng nhưng xem xét các trường hợp từ các hồ sơ được thực hiện tại phiên tòa và từ các ghi chú của thẩm phán. Đạo Luật phúc thẩm Hình sự năm 1995, khiếu − nại chỉ được thực hiện khi mà quyết định của thẩm phán là “không an toàn”. Trong khi đó, ở Mỹ, kháng cáo chỉ có thể được tiến hành khi có sai sót về tố tụng và áp dụng pháp luật của phiên tòa sơ thẩm (chứng cứ đã được chấp thuận không có căn cứ; hướng dẫn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thấm đối với bồi thấm đoàn có sai sót dẫn đến việc bồi thẩm đoàn sai lầm khi ra phán quyết; thỏa thuận nhận tội đạt được không phải do tự nguyện v.v...). Yêu cầu phúc thẩm có thể không được chấp nhận để khắc phục những sai sót về bằng chứng, trừ phi có sai sót rõ ràng về luật pháp. Đối với vấn đề hình phạt, kháng cáo chỉ có thể được chấp nhận nếu pháp luật quy định loại tội đó ✓ − được phép kháng cáo. Về phạm vi xét xử Ở Anh, Tòa án cấp phúc thẩm thường không nhận được bằng chứng mới, nhưng có quyền điều tra lại và quyết định làm như vậy nếu cần thiết hoặc thích hợp với lợi ích của công lý. 9 − Khác với Anh, Hội đồng xét xử phúc thẩm ở Mỹ chỉ xem xét các vấn đề về áp dụng pháp luật, không xem xét mở rộng đối với các tình tiết thực tế đã ✓ − được xem xét ở Tòa sơ thẩm. Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử Ở Anh, Tòa án có thể duy trì hoặc đảo ngược quyết định của toàn án cấp dưới, nhưng nó có thể không cấp một bản án nặng hơn so với ban đầu được áp dụng, trừ trường hợp đặc biệt được tham khảo bởi các luật sư mà trong đó các thẩm phán được quyền xét xử với sự khoan hồng. Đặc biệt, trong quá trình xét xử, khả năng tạo ra án lệ từ các bản án của Tòa lên tới 25%. Án lệ này có giá trị bắt buộc đối với Tòa án cấp dưới và với ngay cả Tòa phúc thẩm. Ngày nay, Tòa phúc thẩm là tòa án duy nhất chịu sự rang buộc từ án lệ của chính mình. Các Tòa phúc thẩm sẽ không đi lệch với quyết định trước đó của mình nếu các bản án đó không bị “bác bỏ” bởi Thượng nghị viện hoặc bởi đạo luật. Ngoài ra, Tòa phúc thẩm còn chịu sự ràng buộc bởi quyết định của Tòa án tối cao và quyết định của Tòa án tư pháp châu Âu. − Còn với Mỹ, Hội đồng xét xử có thẩm quyền độc lập hơn, chịu ít sự ràng buộc hơn so với Tòa phúc thẩm ở Anh. Tòa phúc phẩm ở Mỹ có thể không chấp nhận kháng cáo hoặc chấp nhận kháng cáo, hủy bản án sơ thẩm để đưa vụ án ra xét xử lại với bồi thẩm đoàn mới; đối với kháng cáo về việc tăng hoặc giảm hình phạt, nếu được chấp thuận, Tòa án phúc thẩm có thể quyết ✓ − định ngay mà không phải hủy bản án sơ thẩm. Về vị trí thẩm phán trong Tòa phúc thẩm Thẩm phán làm việc tại Tòa phúc thẩm ở Anh được lựa chọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành. Những luật sư thực hành được phân cấp và thẩm phán chỉ được lựa chọn từ những luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh nghiệm (thường là có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên). Tòa phúc thẩm gồm 16 thẩm phán có chức danh là thẩm phán của Tòa phúc thẩm. Khi xét xử theo quy định, Tòa phúc thẩm có 3 thẩm phán tham dự. 10 − Đối với Mỹ, các thẩm phán tòa phúc thẩm khu vực do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm sau khi được thông qua bởi đa số phiếu ở Thượng viện Hoa Kỳ. Các Tổng thống thường đề cử các thành viên cùng chính đảng của mình để bổ nhiệm làm thẩm phán. Nguồn bổ nhiệm thẩm phán liên bang là các luật sư, giáo sư luật có uy tín, hoặc các thẩm phán tòa liên bang cấp dưới hoặc thẩm phán tiểu bang. Một thẩm phán liên bang chỉ có thể bị bãi nhiệm thông qua một quy trình xem xét vi phạm đạo đức, trong đó Hạ viện Liên bang là bên đưa ra các cáo buộc và việc xét xử sơ thẩm được thực hiện bởi Thượng viện Liên bang. Hiện tại, Mỹ có 12 tòa phúc thẩm vùng, với 179 thẩm phán tòa phúc thẩm có thẩm quyền. Có thể thấy, số thẩm phán của Tòa phúc thẩm ở Mỹ nhiều hơn hẳn so với Anh, tuy nhiên các vụ việc được giải quyết triệt để thường chỉ được xem xét bởi một cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán, chứ không phải toàn bộ thẩm phán phúc thẩm trong vùng. Tức là nhiều vụ việc có thể được xét xử đồng thời bởi các nhóm ba thẩm phán khác nhau, thường ngồi tại các thành phố khác nhau trong vùng. Giải thích nguồn gốc của sự giống nhau và khác nhau giữa Tòa phúc thẩm ở IV. 1. Anh và Mỹ Giải thích cho sự giống nhau Sự mở rộng của hệ thống pháp luật Common Law thông qua công cuộc mở rộng thuộc địa của Đế quốc Anh, trong đó có khu vực Bắc Mỹ tác động tới hệ thống pháp luật của Mỹ sau này, làm cho nó có những nét tương đồng đặc biệt trong hệ thống cơ quan xét xử. Vì vậy, hệ thống pháp luật Mỹ, tính đến thời điểm này vẫn còn những nét rất gần gũi với hệ thống pháp luật Anh. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nên những nét tương đồng trong hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ nói chung và hệ thống tòa án nói riêng. 2. Giải thích cho sự khác nhau Nước Mỹ ra đời là sự liên hợp của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ và chính người Anh đã mang hệ thống pháp luật của mình tới các thuộc địa này. Mặc dù có 11 nguồn gốc từ pháp luật Anh, nhưng từ năm 1776 khi nước Mỹ giành được độc lập thì hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập và có hướng phát triển khác nhau dẫn đến những khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của hai quốc gia này. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này chính là Anh là một nước có dân cư gần như thuần nhất. Trong khi đó, Mỹ lại là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với nền văn hóa đa dạng từ những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới, từ đó dẫn đến sự khác biệt trong cách suy nghĩ cũng như tư duy pháp lí. Vì vậy, hệ thống pháp luật của Mỹ phức tạp hơn nhiều so với hệ thống pháp luật của Anh. Bên cạnh đó, Nhà nước Mỹ được tổ chức dưới dạng Nhà nước cộng hòa liên bang và mỗi bang giữ lại chủ quyền độc lập của riêng mình. Trên thực tế, sự độc lập này đã mất dần theo thời gian nhưng với tư cách là thực thể pháp lí, các bang ngày nay vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thống chính phủ hoàn chỉnh của mình. Thực tế cho thấy trên nhiều lĩnh vực và đối với nhiều người, pháp luật của bang quan trọng hơn pháp luật của liên bang. Mặt khác, Anh là một quốc đảo với nền quân chủ nghị viện, là quốc gia đơn nhất theo chế độ tập quyền quản lý. Ngược lại, Mỹ là một quốc gia liên bang với nền cộng hòa tổng thống và có sự dung hòa về lợi ích giữa các bang. Người Anh luôn tự hào về bề dày truyền thống của mình trong khi người Mỹ lại tự hào vì đã chống lại ách thuộc địa và quay lưng lại với những truyền thống cũ kỹ. 1. − Đề xuất bài học cho Việt Nam Một số vấn đề vướng mắc ở hệ thống phúc thẩm của Việt Nam Những quy định pháp luật về thủ tục phúc thẩm chưa thật sự rõ ràng, việc − giải thích và hướng dẫn thực hiện cũng không đáp ứng kịp thời Chất lượng xét xử phúc thẩm chưa cao. Một số bản án phúc thẩm bị Tòa án V. cấp giám đốc thẩm hủy để điều tra lại và xét xử lại. Và cũng chính vì vậy mà số lượng vụ án tồn đọng của cấp phúc thẩm khá nhiều. Ngoài ra, tổ chức của các Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao hiện đang có nhiều vấn đề bất hợp lý cần được nghiên cứu đổi mới. Hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung, 12 Nam đều đang có một Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi Tòa Phúc thẩm đảm nhận một địa bàn xét xử phúc thẩm trên phạm vi lớn, thậm chí đến gần 30 2. − tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Một số đề xuất cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống phúc thẩm Sau khi nghiên cứu về hệ thống Tòa án ở Anh và Mỹ, đặc biệt là về Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ, nhóm chúng em thấy cả hai nước đã thật sự thành công trong việc xây dựng cho mình hệ thống tòa án chỉnh chu về mọi mặt, làm việc có hiệu quả cao. Và hệ thống tòa án của hai nước đã được lấy làm mô hình tham chiếu rộng rãi cho các nước trên thế giới. Qua đây, chúng em đúc ● rút và tổng kết được một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Trong cải cách tư pháp, cần phân định lại thẩm quyền xét xử giữa Tòa án các cấp và tổ chức hệ thống Tòa án theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Việc phân định lại thẩm quyền xét xử giữa Tòa án các cấp hiện nay phải tiếp tục theo hướng đảm bảo Tòa án mỗi cấp thực hiện chủ yếu một thẩm quyền xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, chấm dứt tình trạng một Tòa án thực hiện cả thẩm ● quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Đội ngũ thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc xét xử phúc thẩm. Vì vây, việc bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán nên được chú trọng, quan tâm để đảm bảo khả năng giải quyết công việc, đặc biệt chịu được áp lực khi khối lượng ● công việc quá lớn. Nghiên cứu bổ sung thủ tục xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp đặc biệt để có phương án giải quyết kịp thời khi gặp những tình huống có tình ● tiết mới lạ “Đề giải quyết kịp thời các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị, mỗi Tòa Phúc thẩm cần có thẩm quyền phúc thẩm trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” Theo Hoàng Mạnh Hùng, Website Luật Việt, 27.9.2010. 13 14 KẾT LUẬN Có thể nói tuy cùng nằm trong dòng họ pháp luật Common Law, hệ thống toà án Anh và Mỹ lại có rất nhiều điểm khác biệt được thể hiện rõ qua tòa phúc thẩm ở hai nước . Chính những sự khác biệt ấy tạo ra sự đa dạng cho dòng họ pháp luật, đồng thời thể hiện sự vận dụng , tiếp thu, sáng tạo của từng nước. Bài nghiên cứu này giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn về hệ thống tòa án của Anh và Mỹ nói chung và tòa phúc thẩm ở hai nước nói riêng. Hệ thống tòa án ở Anh và Mỹ vẫn còn rất nhiều điểm để nghiên cứu nên nếu có điều kiện thì nhóm sẽ tìm hiểu về tất cả các tòa trong hệ thống Tòa án hai nước Anh và Mỹ để có thể hiểu sâu hơn và học được những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đó. Bài nghiên cứu của chúng em vẫn còn nhiều thiếu xót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ phía cô và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình Luật so sánh - Đại học Luật Hà Nội, 2015 2, Các trang web: − − http://www.heinonline.org https://timhieunuocmy.wordpress.com/t%C6%B0-phap-2/th%E1%BA − − − %A5u-hi%E1%BB%83u-nh%E1%BB%AFng-toa-an-lien-bang/ http://tks.edu.vn http://123doc.org http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/ThongTinKhac&ListId=4c6dbf3e-047340ca-94e4-339ee75540ef&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=2326&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6- − − 64e9cb69ccf3 https://en.wikipedia.org/wiki/Court_of_Appeal_of_England_and_Wales http://www.cafc.uscourts.gov/the-court/court-jurisdiction 3, Bài viết của PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn – Bộ Tư pháp về hệ thống phúc thẩm ở Việt Nam. 16 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở ANH (England và xứ Wales) 17 PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở MỸ 18 ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 1. Phân công công việc Xác định các mục cần làm: cả nhóm cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất bố cục bài làm, rồi sau đó chia phần việc cụ thể cho từng thành viên: Chu Phương Anh và Phạm Đình Quân: xây dựng lời mở đầu, viết kết luận và làm phần khái quát về hệ thống tòa án Anh và Mỹ. Nguyễn Thảo My và Đào Thị Thùy Linh: làm phần so sánh hệ thống tòa phúc thẩm, lý giải nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau đó. Cuối cùng cả nhóm cùng đưa ý kiến về đề xuất cho Việt Nam. 2. Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên trong nhóm Người được đánh giá Người đánh giá Nguyễn Thảo My Chu Phương Anh Phạm Đình Quân Luôn cố gắng Làm việc có Chất lượng hoàn thành hiệu quả, hoàn bài làm tốt, tốt công việc thành tốt công hoàn thành đúng theo việc được đúng hạn, có ý yêu cầu, làm giao, đúng thức giúp đỡ xong bài hạn. các thành viên đúng hạn. Có khác trong Biết cách phối ý thức giúp nhóm hợp với các đỡ các thành thành viên Đánh giá: viên khác để khác để nâng 10/10 bài làm hoàn cao hiệu quả thiện hơn. làm việc Đánh giá: Đánh giá: 10/10 10/10 Nguyễn Thảo My Đào Thị Thùy Linh Đào Thị Thùy Linh Tích cực trong việc tìm kiếm tài liệu, hoàn thành tốt Hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực đóng góp ý kiến Có thái độ nghiêm túc trong quá trình làm tiểu luận, hoàn 19 công việc được giao. Có ý thức giúp đỡ các bạn khác trong việc hoàn thiện bài tiểu luận. xây dựng nội dung bài tiểu luận, giúp đỡ các bạn trong việc chỉnh sửa bài tiểu luận. Đánh giá: 10/10 Đánh giá: 10/10 Chu Phương Anh Hoàn thành tốt công việc, tích cực tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu, đưa ra được nhiểu ý kiến tổng quát giúp các thành viên còn lại làm tốt hơn, có trách nhiệm và quản lí nhóm làm việc tốt. thành công việc được giao với chất lượng tốt và hiệu suất cao. Có ý thức giúp đỡ bạn bè. Đánh giá: 10/10 Hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn, tìm được nhiều tài liệu, tích cực đóng góp ý kiến và nhiệt tình giúp đỡ thành viên khác. Có trách nhiệm cao, hoàn thành công việc tốt và nhiệt tình giúp đỡ thành viên khác hoàn thành công việc, Đánh giá: Đánh giá: 10/10 10/10 Đánh giá: 10/10 Phạm Đình Quân Hoàn thành công việc tốt,đúng hạn,có trách nhiệm với nhóm. Hoàn thành công việc đúng hạn,chất lượng ,có trách Đánh giá: nhiệm Hoàn thành công việc đúng yêu cầu.đúng hạn,có tinh thần đóng góp Đánh giá: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan