Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân việt nam chống tập kích đường không c...

Tài liệu Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân việt nam chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc mỹ vào miền bắc tháng 12 năm 1972

.PDF
50
47
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THỊ HOA HUỆ TỔ CHỨC XÂY DỰNG THẾ TRẬN PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO MIỀN BẮC THÁNG 12 NĂM 1972 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THỊ HOA HUỆ TỔ CHỨC XÂY DỰNG THẾ TRẬN PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO MIỀN BẮC THÁNG 12 NĂM 1972 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học Đại tá, TS. Phan Xuân Dũng HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn Đại tá.TS.Phan Xuân Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ, giảng viên Trung tâm GDQP & AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin được cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện khóa luận. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018 Tác giả đề tài Nguyễn Thị Hoa Huệ LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân Việt Nam chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của Đại tá.TS.Phan Xuân Dũng. Nếu sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2018 Tác giả đề tài Nguyễn Thị Hoa Huệ DANH MỤC VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 PK – KQ Phòng không – không quân 2 VKTBKT Vũ khí trang bị kỹ thuật MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA ĐỊCH VÀ BỐI CẢNH DIỄN RA CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC BẰNG B.52 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO MIỀN BẮC THÁNG 12 NĂM 1972 ...................................... 4 1.1. Âm mưu, thủ đoạn của địch về tiến công đường không trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972............................... 4 1.1.1. Âm mưu của địch ..................................................................................... 4 1.1.2. Thủ đoạn của địch .................................................................................... 5 1.2. Bối cảnh diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972 ............................................................... 5 1.2.1. Bối cảnh thế giới ...................................................................................... 5 1.2.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................. 6 1.3. Tổ chức xây dựng lực lượng phòng không, không quân của ta ................. 8 1.3.1. Bộ đội ra-đa.............................................................................................. 8 1.3.2. Bộ đội Tên lửa Phòng không ................................................................... 9 1.3.3. Bộ đội Pháo phòng không ...................................................................... 10 1.3.4. Bộ đội Không quân tiêm kích ................................................................ 10 1.3.5. Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ...... 11 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ...................................................................................... 12 Chương 2. CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO MIỀN BẮC THÁNG 12 NĂM 1972 VÀ TỔ CHỨC THẾ TRẬN PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN CỦA QUÂN VÀ DÂN TA. ............... 13 2.1. Dự báo tình hình ....................................................................................... 13 2.2. Chuẩn bị về chiến lược ............................................................................. 14 2.3. Chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật .......................................................... 15 2.4. Tổ chức thế trận phòng không nhân dân đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 của đế quốc Mỹ vào miền Bắc tháng 12 năm 1972 .................................................................................................................. 17 2.4.1. Bộ đội ra-đa............................................................................................ 17 2.4.2. Bộ đội Tên lửa Phòng không. ................................................................ 18 2.4.3. Bộ đội Pháo phòng không ...................................................................... 20 2.4.4. Bộ đội Không quân tiêm kích ................................................................ 21 2.4.5. Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ...... 21 2.4.6. Lực lượng công an nhân dân, cán bộ, nhân viên cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đài phát thanh và nhân dân các địa phương toàn miền Bắc ................ 23 2.5. Kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch “Điện Biên phủ trên không” tháng 12 năm 1972 ........................................................................................... 24 2.5.1. Kết quả ................................................................................................... 24 2.5.2. Ý nghĩa lịch sử ....................................................................................... 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................... 27 Chương 3. XÂY DỰNG THẾ TRẬN PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI .. 28 3.1. Những vấn đề về tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại ....... 28 3.1.1. Vị trí, vai trò của tiến công đường không trong chiến tranh hiện đại .......... 28 3.1.2. Mục đích tiến hành tiến công đường không .......................................... 29 3.1.3. Phương thức tiến công đường không ..................................................... 29 3.2. Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới 31 3.2.1. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân cho các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân .................................................... 31 3.2.2. Tổ chức hệ thống trinh sát, quan sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân, phục vụ kịp thời cho phòng tránh, đánh trả ......................... 31 3.2.3. Kịp thời tổ chức, triển khai lực lượng và công tác bảo đảm, thực hành đánh trả địch xâm nhập, tiến công đường không ............................................. 32 3.2.4. Khắc phục hậu quả do địch đánh phá, bảo đảm ổn định sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ..................................................................................... 33 3.3. Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân trong tình hình mới .. 33 3.3.1. Tổ chức xây dựng lực lượng phòng không, không quân ....................... 33 3.3.2. Xây dựng phương án tác chiến phòng không ........................................ 35 3.3.3. Tổ chức quân y phòng không................................................................. 35 3.3.4. Đảm bảo công tác hậu cần phòng không ............................................... 36 3.3.5. Xây dựng phương án hiệp đồng tác chiến phòng không ....................... 37 3.3.6. Công tác phòng không nhân dân............................................................ 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................... 40 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 42 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc ta. Trong 12 ngày đêm ấy, chúng ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu của đế quốc Mỹ dùng không quân chiến lược B.52 tiến hành 1 cuộc không tập dữ dội xuống Hà Nội, Hải Phòng…mà chúng đặt tên là “Linebacker II”, hòng bắt nhân dân ta phải chấp nhận đầu hàng trên bàn hội nghị ở Paris. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Mĩ huy động gần như toàn bộ lực lượng chủ chốt để tập trung đánh phá miền Bắc. Gần 50% B.52 của toàn nước Mỹ, gần 1/3 số máy bay chiến thuật, 1/4 số tàu sân bay cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn đường, tàu tên lửa, tàu rada,…. Tất cả đều là những vũ khí tối tân và hiện đại nhất chỉ với 1 mục đích là đánh bại Việt Nam. Tuy nhiên cán bộ, chiến sĩ chúng ta không bó tay. Cả thành phố đàng hoàng bước vào trận đánh. Những quả đạn tên lửa rời bệ phóng. Những luồng đạn cao xạ các cỡ vọt lên. Giữa tiếng đạn bom rung chuyển đất trời ấy những nam thanh, nữ tú… rời hầm ẩn nấp lao tới các trận địa phòng không: tiếp đạn, cứu thương, lo phần sĩ tử…. Cuộc chiến đấu chống kẻ thù tàn bạo không chỉ là nhiệm vụ riêng của lực lượng vũ trang mà là của toàn dân, cả nam lẫn nữ, cả trẻ em lẫn cụ già. Chiến công oanh liệt này chúng minh tài thao lược của Bộ chỉ huy tối cao của đất nước. Trong đó không thể không kể đến nghệ thuật tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân Việt Nam. Ngày nay, nhiệm vụ tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân trước mọi âm mưu thủ đoạn xâm lược của kẻ thù cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhìn lại cuộc chiến 12 ngày đêm để từ đó thấy được năng 1 lực tổ chức chỉ huy tài giỏi của Đảng ta trong việc xây dựng thế trận phòng không nhân dân. Để nghiên cứu làm sâu sắc thêm ý nghĩa chiến thắng lịch sử của dân tộc ta chống cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân Việt Nam chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích làm sâu sắc thêm nghệ thuật tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân của quân và dân ta trong chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972. Vận dụng tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân vào trong tình hình hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Những vấn đề chung về thế trận chiến tranh nhân dân và thế trận phòng không nhân dân. Công tác tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân chống cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972. Đề xuất xây dựng thế trận phòng không nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân Việt Nam chống tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972. 5. Phạm vi nghiên cứu Cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mĩ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972. 2 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý thuyết - Phương pháp lịch sử - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận 7.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thêm vấn đề tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân đặc biệt là trong cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào miền Bắc tháng 12 năm1972. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Bài nghiên cứu rút ra được bài học kinh nghiệm từ đó ứng dụng vào thực tiễn. Vận dụng nghệ thuật tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Âm mưu, thủ đoạn của địch và bối cảnh diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 của đế quốc Mỹ vào miền Bắc tháng 12 năm 1972 - Chương 2: Cuộc tập kích đường không chiến lược của Đế quốc Mĩ vào miền Bắc tháng 12 năm 1972 và tổ chức thế trận phòng không nhân dân của quân và dân ta - Chương 3: Xây dựng thế trận phòng không nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 3 Chương 1 ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA ĐỊCH VÀ BỐI CẢNH DIỄN RA CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC BẰNG B.52 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO MIỀN BẮC THÁNG 12 NĂM 1972 1.1. Âm mưu, thủ đoạn của địch về tiến công đường không trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 1.1.1. Âm mưu của địch Trong khi quân và dân toàn miền Bắc vừa tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống mới, vừa tập trung nâng cao sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội, mở rộng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và chuẩn bị các phương án tác chiến phòng thủ bảo vệ miền Bắc; đồng thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam thì Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc tập kích đường không Lai-nơ-bếch-cơ II nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận kí Hiệp định Paris theo các điều khoản của chúng; đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của Miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam; làm tê liệt ý chí chiến đấu, giảm thế và lực của ta so với ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn; đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới. Cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mĩ vào miền Bắc nước ta cuối tháng 12 năm 1972 thực sự là cuộc ném bom hủy diệt. Ném bom vào các bệnh viện, trường học và khu dân cư ở miền Bắc hoàn toàn không phải sự “nhầm lẫn” của không lực thiện chiến Hoa Kỳ mà chúng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị thâm hiểm hòng gây tổn thất lớn về sinh mạng, tài sản, làm cho nhân dân Việt Nam “hoang mang, khiếp đảm”. Từ đó, chúng hy vọng một bộ phận nhân dân ta sẽ nổi dậy gây áp lực, phản đối Đảng và Nhà nước ta vì “ không chịu khất phục Mĩ”. 4 1.1.2. Thủ đoạn của địch Phía Mĩ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí đi cùng; tập trung lực lượng, phương tiện tập kích đường không lớn nhất, hiện đại nhất kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 đến năm 1972 để đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong đó, máy bay chiến lược B52: 193/ tổng số 400 chiếc hiện có của quân đội Mĩ; máy bay không quân chiến thuật: 1077/ tổng số 3043 chiếc (có một biên đội máy bay F- 111 khoảng 50 chiếc); tàu sân bay: 6/ tổng số 24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, máy bay chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu; cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 đang ở Thái Bình Dương. Tất cả các loại máy bay, tàu chiến và vũ khí, khí tài quân Mĩ sử dụng trong chiến dịch này đều được sản xuất, cải tiến ở trình độ cao hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Lễ Giáng Sinh năm 1972, Tổng thống Ních - xơn vẫn đến nhà thờ để cầu nguyện, nhưng ngày hôm sau (26- 12), ông ta đã ra lệnh cho B52 rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên - một khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội. Bom Mĩ đã tàn phá cả chiều dài khu phố trên 1200m, gần 2000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương. Cùng thời gian đó, máy bay B52 của Mĩ còn rải bom xuống hơn 100 điểm dân cứ khác trong thành phố. 1.2. Bối cảnh diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc tháng 12 năm 1972 1.2.1. Bối cảnh thế giới Ngày 10 tháng 8 năm 1972, Hội nghị đại biểu 59 nước Không liên kết họp ở Gioocgiơtao (thủ đô nước Cộng hòa Guyana) đã công nhận địa vị hợp pháp của đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt 5 Nam và đại diện Chính phủ vương quốc đoàn kết Campuchia trong đại gia đình các nước Không liên kết, không công nhận đại diện chính quyền Sài Gòn và ngụy quyền Phnôm Pênh. Đứng trước tình hình đó, Ních-xơn thực hiện âm mưu và thủ đoạn mới, cử 1 phái đoàn đến Pari để nối lại cuộc đàm phán mà chúng đã tự ý bỏ hồi tháng 3 năm 1972, đến ngày 22 tháng 10 năm 1972 thì tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hành động này là để đánh lừa dư luận trên thế giới và ở nước Mĩ, nhằm hỗ trợ cho y trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 1972. Nhưng ngay sau khi đã trúng cử lại tổng thống (ngày 8 tháng 11 năm 1972), Ních-xơn liền trở giọng đe dọa, phá ngang, làm cho cuộc đàm phán ở Pari bị bỏ dở. Ngày 14 tháng 12 năm 1972, chính quyền Ních-xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 17 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Ních-xơn chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc nước ta với tên gọi Chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ II”. Cuộc tập kích được diễn ra 24/24 giờ trong ngày bằng máy bay chiến lược B52 vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, bắt đầu từ chiều tối ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972. 1.2.2. Bối cảnh trong nước Sau hiệp định Giơnever (1954), đất nước chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Miền Bắc có nhiệm vụ khôi phục hậu quả sau chiến tranh, đi lên CNXH; trong khi đó đồng bào miền miền Nam vẫn phải đối mặt với các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Nhân dân cả nước hừng hực khí thế quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mĩ, nhằm mục đích thống nhất 2 miền Nam Bắc về một nhà. Trước những thắng lợi có ý nghĩa to lớn về mặt quân sự từ những năm 1960 -1970 càng làm cho 6 nhân dân ta có quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mĩ hơn nữa, bên cạnh đó là ý chí suy sụp của bọn đế quốc, phản động trước những thất bại nặng nề tại miền Nam Việt Nam. Người dân miền Bắc đang khôi phục những hậu quả của chiến tranh, tích cực tăng gia sản xuất phát triển kinh tế “tay cày, tay súng” để tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Hành động mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương của Mĩ trên thực tế đã biến Đông Dương thành chiến trường thống nhất và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ba nước đã đưa đến việc hình thành khối đoàn kết ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh nhằm dập tắt hoàn toàn tinh thần cách mạng của đồng bào miền Nam, biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Năm 1959, Mỹ thất bại trong chiến lược chiến tranh đơn phương, ngay sau đó chúng lên kế hoạch thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt vào năm 1965. Âm mưu bình định, lập ấp chiến lược - xương sống của cuộc chiến tranh đặc biệt bị quân và dân ta bẻ gãy trên toàn miền Nam. Để cứu vãn tình thế, năm 1968 đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh bằng chiến lược hoàn toàn mới mang tên chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Chúng thực hiện âm mưu chia cắt 2 miền Nam - Bắc rất mạnh mẽ để cản trở sự chi viện từ miền Bắc. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn mang tính quyết định nhất tới cuộc chiến, hàng loạt nhân lực, vật lực đã được vận chuyển vào chiến trường miền Nam. Mỹ nhận thấy vai trò lớn mạnh của hậu phương miền Bắc, năm 1968 quyết định đưa lực lượng không quân ra đánh phá miền Bắc. 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán: “Sớm muộn bọn Mĩ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh trận Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua…Ở Việt Nam, Mĩ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi bị thua trên bầu trời Hà Nội”. Bộ Tổng tư lệnh cũng nhận định “có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B.52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng”, đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang phải tăng cường các mặt chuẩn bị chiến đấu. Riêng đối với quân chủng phòng không không quân, Bộ Tổng tư lệnh nhấn mạnh cần phải “tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B.52 mà tiêu diệt”. Có thể nói Đảng, Chính phủ, Bộ tư lệnh đã dự đoán được trước kế hoạch của địch và đã có phương án tác chiến chống B.52 từ nhiều năm trước. 1.3. Tổ chức xây dựng lực lượng phòng không, không quân của ta 1.3.1. Bộ đội ra-đa Làm nhiệm vụ trinh sát, quản lí vùng trời, phát hiện chính xác địch trên không, thông báo, báo động kịp thời cho lực lượng phòng không - không quân chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu và nhân dân sơ tán, trú ẩn; cung cấp tình báo cho các đơn vị hỏa lực, dẫn đường cho không quân đánh địch trên không; hình thành hệ thống quản lý bầu trời: mạng ra-đa, quan sát bằng mắt, tai nghe cho các hướng. Ngày 21 tháng 3 năm 1958, Trung đoàn ra-đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Cũng trong năm 1958, nhiều cán bộ của binh chủng phòng không - không quân của Việt Nam được đưa sang Liên Xô nhằm đào tạo về cách sử dụng ra-đa cảnh giới, ra-đa trinh sát và ra-đa dẫn đường tên lửa SAM-2. Họ được huấn luyện tại các thành phố Leningrad, Kiev, Odessa, Minsk... 8 Sau một năm huấn luyện, Trung đoàn đối không cần vụ 260 trở về nước năm 1959 và bắt đầu phát sóng ngay vào ngày 1 tháng 3. Ngày này được chọn là ngày truyền thống của binh chủng. Hệ thống Ra-đa của binh chủng đã được phân bố dọc bờ biển miền Bắc và một số vị trí binh trạm phía bắc dọc theo tuyến đường Trường Sơn, được ngụy trang kĩ lưỡng và hoạt động thường xuyên 24/24, phủ sóng gần như toàn bộ miền Bắc lúc bấy giờ. 1.3.2. Bộ đội Tên lửa Phòng không Ngày 7 tháng 1 năm 1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 03/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 236 là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân (để giữ bí mật, trong quyết định ghi: Trung đoàn cao xạ 236). Trực tiếp tham gia trận đánh là tiểu đoàn 63, 64 của Trung đoàn tên lửa 236 (có tiểu đoàn 61 làm dự bị). Để bảo đảm đánh thắng trận đầu, Quân chủng cho phép kíp chiến đấu do quân nhân Liên Xô trực tiếp thao tác, kíp chiến đấu của Việt Nam theo dõi, học tập rút kinh nghiệm. Tham gia phối hợp có đại đội ra-đa 26A cùng các đơn vị pháo cao xạ, súng máy của bộ đội và dân quân. Vào lúc 15 giờ 53 phút, tiểu đoàn 63 và 64, mỗi đơn vị phóng 2 quả tên lửa, bắn rơi 1 chiếc F-4. Không quân Mỹ bị bất ngờ nên không có phản ứng lại. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi bởi binh chủng Tên lửa phòng không. Ngày 24 tháng 7 năm 1965 sau này được chọn làm ngày truyền thống của binh chủng. Bộ đội Tên lửa phòng không lực lượng chủ yếu đánh máy bay B.52, không ngừng được củng cố, tăng cường lực lượng, phương tiện, khí tài, bố trí ở những hướng chủ yếu (khu vực Hà Nội chiếm 50% lực lượng) và đánh vào ban đêm là chính. 9 1.3.3. Bộ đội Pháo phòng không Là lực lượng đông đảo và rộng khắp của các lực lượng phòng không ba thứ quân với nhiệm vụ bắn máy bay thấp, bay bằng, bổ nhào ném bom ở độ cao trung bình và thấp, bảo vệ trận địa tên lửa, sân bay và các mục tiêu quan trọng. Ngày 1 tháng 4 năm 1953, Trung đoàn 367 được thành lập, đây là Trung đoàn Pháo Cao xạ chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1959, bắt đầu thành lập thêm nhiều binh chủng mới thuộc binh chủng phòng không - không quân có chuyên môn kỹ thuật cao, đạt trình độ công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ như binh chủng ra-đa, binh chủng tên lửa phòng không và đặc biệt là việc thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 24 tháng 1 năm 1959. Các cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị này đều được cử đi nước ngoài học tập, nghiên cứu cách sử dụng vũ khí, khí tài mới. 1.3.4. Bộ đội Không quân tiêm kích Là lực lượng hỏa lực có khả năng đột kích mạnh, cơ động cao, tầm hoạt động xa, đánh địch bay từ bất cứ hướng nào tới, có khả năng chi viện cho các khu vực tác chiến mà lực lượng phòng không mỏng. Cuối năm 1961, đoàn học viên không quân chiến đấu đầu tiên của Việt Nam được đưa sang Liên Xô học. Đoàn có hơn 100 học viên Việt Nam được Đảng và Chính phủ cử sang Liên Xô học lái tiêm kích. Đây cũng là đoàn học viên phi công đầu tiên của Việt Nam tới Liên Xô. Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ hai là Trung đoàn không quân tiêm kích 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Trung tá Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực. 10 Năm 1966, Việt Nam nhận được một số máy bay MiG-21 do Liên Xô viện trợ. Những phi công tiêu biểu của đoàn 921 như Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Nhật Chiêu đã được đưa sang Liên Xô học chuyển lái từ MiG-17 sang MiG-21. 1.3.5. Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Là lực lượng tại chỗ, được tổ chức rộng khắp để đánh máy bay địch thấp, hoạt động tốp nhỏ, chiếc lẻ, trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của địa phương. Ngoài bắn máy bay lực lượng này còn làm nhiệm vụ báo động phòng không nhân dân và tổ chức sơ tán, phòng tránh bom địch, bắt giặc lái nhảy dù. 11 TIỂU KẾT CHƯƠNG I Chương 1 vạch ra những âm mưu và thủ đoạn của địch trong việc sử dụng không quân để đánh phá nước ta. Nêu lên bối cảnh của thế giới và Việt Nam trước khi cuộc tập kích bằng đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào miền Bắc tháng 12 năm 1972 diễn ra. Từ những cơ sở lí luận đó làm tiền đề cho việc tổ chức thế trận phòng không nhân dân của quân và dân ta trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Đế quốc Mĩ vào miền Bắc tháng 12 năm 1972, đồng thời giúp cho quân và dân ta xây dựng lực lượng phòng không nhân dân một cách vững chắc và chặt chẽ, tiến tới giành thắng lợi trước một Đế quốc hùng mạnh cùng với những “Pháo đài bay khổng lồ B.52”. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất