Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở việt nam – thực trạng và hướng phát tri...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở việt nam – thực trạng và hướng phát triển

.DOC
44
137
84

Mô tả:

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ -----o0o----- TIỂU LUẬN KIẾN THỨC CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Đề tài: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Học viên : Nguyễn Lan Anh Sinh ngày : 17/02/1985 Lớp : D 13.2 ( Thứ 7 + CN) SBD : LS13. 2HCM - 008 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2013 HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ -----o0o----- TIỂU LUẬN KIẾN THỨC CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Đề tài: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Học viên : Nguyễn Lan Anh Sinh ngày : 17/02/1985 Lớp : D 13.2 ( Thứ 7 + CN) SBD : LS13. 2HCM - 008 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2013 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM 1 1. Sơ lược lý luận chung về luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam. 1 1.1.Khái niệm về luật sư. 1 1.2 Khái niệm về Nghề luật sư. 1 Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 2 1. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ trước năm 1946 đến năm 1959. 2 2. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980. 3 3. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992. 4 4. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1992 đến nay. 6 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM THEO LUẬT LUẬT SƯ 2006 VÀ THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NĂM 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013). 8 1. Tổ chức hành nghề luật sư. 8 1.1. Luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư. 8 1.1.1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư. 10 1.1.2. Trách nhiệm về tài sản của các tổ chức hành nghề luật sư. 10 1.1.3. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư. 10 1.1.4. Nơi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. 12 1.1.5. Hồ sơ đăng ký hoạt động. 12 1.1.6. Lệ phí đăng ký hoạt động, lệ phí thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, lệ phí cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động. 13 1.1.7. Lệ phí đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức hành nghề luật sư. 13 1.2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. 14 2. Hoạt động hành nghề luật sư. 15 2.1. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư. 16 2.2. Hoạt động ngoài tố tụng của Luật sư. 18 2.2.1. Về hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư. 18 2.2.2. Về hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư. 18 2.2.3. Về hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư. 18 2.2.4. Về hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư. 19 2.3. Những nguyên tắc cơ bản luật sư phải tuân thủ trong quá trình hành nghề. 19 3. Những quy định liên quan đến hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. 19 Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ. 20 1. Thực trạng về tổ chức và hành nghề luật sư. 20 1.1. Thực trạng ở Việt Nam nói chung. 20 1.1.1. Những kết quả đạt được. 21 1.1.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. 23 1.2. Ví dụ điển hình về thực trạng tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh. 25 1.2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư tại Tp. Hồ Chí Minh. 25 1.2.2. Lịch sử nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh. 26 2. Hướng phát triển tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư. 30 LỜI NÓI ĐẦU Trong tình hình phát triển chung của thế giới thì vấn đề về quyeàn con ngöôøi treân caùc nguyeân taéc toân troïng vaø baûo veä con ngöôøi, bình ñaúng, coâng baèng trong mọi hoạt động đã trở thành vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với xu thế đó, ở Việt Nam xã hội cũng đang ngày càng phát triển không ngừng kéo theo đó là sự phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Và hơn nữa là những mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức trong nước với các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong mối quan hệ xã hội và kinh tế. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên, nhất là khi chúng ta đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thì nhu cầu cần thiết và cấp bách là xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp với một Nhaø nöôùc phaùp quyeàn xaõ hoäi chuû nghóa và thông lệ quốc tế để giải quyết tất cả những mâu thuẫn giữa các cá nhân và tổ chức trên cơ sở góp phần phát triển và nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và xây dựng. Trong bối cảnh đó, cũng như những nghành nghề khác thì nghề Luật sư đã trở thành một nghề thực sự tồn tại và phát triển, có vai trò, vị trí quan trọng và có chỗ đứng vững chắc trong ñôøi soáng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Luật sư không những được xã hội và pháp luật thừa nhận là một NGHỀ mà còn là một NGHỀ cao quí được xã hội tôn vinh. Những năm gần đây, cùng với tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư đã từng bước phát triển về số lượng và chất lượng. Phạm vi lĩnh vực dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng Luật sư, công ty tư vấn pháp luật ra đời đã đáp ứng phần nào nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là nhu cầu tư vấn luật ngày một gia tăng. Trong quá trình hình thành và hoạt động, nghề luaät sö ñöôïc ñieàu chænh vaø kieåm soaùt raát chaët cheõ bởi nhöõng quy ñònh cuûa phaùp luaät trong từng thời kỳ được thực thi thông qua vieäc ban haønh Phaùp leänh Toå chöùc Luaät sö 1987, Phaùp leänh Luaät sö 2001 … Đặc biệt, Pháp lệnh Luật sư 2001 ra đời đã mang theo một sứ mệnh lịch sử là sự chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư Việt Nam, pháp lệnh này đã nâng tầm nghề luật sư xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh Luật Sư 2001 đã để lại những khoảng trống nhất định trong việc chuyên nghiệp hóa hoạt động của nghề này. Cho nên nhận thấy sự cần thiết cũng như cấp bách để hoàn thiện khung pháp lý cho một nghề đang là tâm điểm của xã hội. Luật luật sư 2006 đã được ra đời với một kỳ vọng là nhằm nâng tầm quan trọng của đội ngũ Luật sư Việt Nam. Các Luật sư sẽ không còn là cái bóng trên công đường mà sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật cũng như trong hệ thống thương mại đa phương. Beân caïnh ñoù, luaät sö coøn phaûi tuaân thuû caùc quy taéc ñaïo ñöùc ngheà nghieäp boå sung cho caùc quy ñònh cuûa phaùp luaät. Nhöõng quy taéc naøy trong nhieàu tröôøng hôïp coøn ñaët ra yeâu caàu cao hôn so vôùi yeâu caàu cuûa phaùp luaät nhaèm baûo veä khaùch haøng, nhöõng ngöôøi thueâ luaät sö ñeå baûo veä quyeàn vaø lôïi ích hôïp phaùp cuûa mình. Hoaït ñoäng luaät ôû nöôùc ta khoâng nhöõng ñaùp öùng kòp thôøi nhu caàu trôï giuùp phaùp lyù ngaøy caøng cao cuûa caù nhaân, toå chöùc mà còn goùp phaàn quan troïng trong vieäc baûo veä quyeàn vaø lôïi ích hôïp phaùp cuûa bò can, bò caùo vaø caùc ñöông söï khaùc, phuïc vuï tích cöïc cho coâng cuoäc caûi caùch tö phaùp, taïo laäp moâi tröôøng phaùp lyù thuaän lôïi vaø tin caäy cho caùc hoaït ñoäng ñaàu tö, kinh doanh thöông maïi trong boái caûnh hoäi nhaäp kinh teá quoác teá. Trước những tồn tại, bất cập nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên, nhằm phát triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tổ chức và hoạt động của nghề luật sư ở Việt Nam cần phải có những bước tiến mới. Chính vì vậy, Quốc hội khóa 13 vừa qua một lần nữa đã thông qua và cho ra đời Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thực sự sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động Luật sư ngày một chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ, trình độ chuyên môn cao, đưa các dịch vụ pháp lý của Luật sư đến gần hơn với người dân. Để hiểu rõ hơn về Nghề luật sư và cũng xuất phát từ tầm quan trọng đối với viện nhìn nhận nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, tôi chọn đề tài tiểu luận: “ Tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư ở việt nam, thực trạng và hướng phát triển” để người đọc có cái nhìn toàn diện về vai trò của Nghề luật sư trong đời sống pháp lý và đời sống xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, về chức năng xã hội của luật sư nhằm “góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.” (Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012). PHẦN NỘI DUNG Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM 1. Sơ lược lý luận chung về luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam. 1.1 Khái niệm về luật sư. Hiện nay, chúng ta có thể hiểu với nhau rằng: Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư. Lưu ý rằng, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật luật sư muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. 1.2 Khái niệm về Nghề luật sư. Nghề luật sư ở Việt Nam trước hết là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Điều này tạo nên nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của các luật sư. Xét về tính chất, có thể hiểu nghề luật sư có ba tính chất cơ bản như sau: Thứ nhất, tính chất trợ giúp: Nói đến trợ giúp nghĩa là nói đến sự giúp đỡ, bênh vực không vụ lợi của luật sư cho những người ở vào vị thế thấp kém. Những người được trợ giúp thường là người bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật trong xã hội hay những người nghèo, người già cô đơn, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Do đó, tính chất này thể hiện hoạt động của nghề luật sư không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 1 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Thứ hai, tính chất hướng dẫn: Thông thường, luật sư thực hiện việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật, để từ đó họ biết cách tháo gỡ vướng mắc sao cho phù hợp với pháp lý và đạo lý, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Thứ ba, tính chất phản biện: Là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý. Luật sư lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mực để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ phải trái, đúng sai… từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp bảo vệ lẽ phải, loại bỏ sai trái, bảo vệ công lý. Từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, chúng ta thấy rằng không dễ dàng để có thể thực hiện nghề này một cách bình thường. Ở các nước phát triển nghề luật sư rất được coi trọng trong xã hội. Người được phép hành nghề luật sư phải trải qua nhiều chương trình đào tạo và phải là người hội đủ nhiều phẩm chất quan trọng như thông minh, trong sáng, trung thực, dũng cảm. Luật sư phải biết lấy pháp luật, đạo đức xã hội, lẽ sống công bằng và chân lý khách quan làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp thì mới được tin tưởng và trân trọng. Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ trước năm 1946 đến năm 1959. Trước năm 1930, người Pháp chiếm độc quyền nghề luật sư ở nước ta, nhưng với sắc lệnh ngày 25/05/1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có sự tham gia của người Việt Nam. Khi Cách mạng tháng tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số: 46/SL ngày 10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư nhằm duy trì tổ chức luật sư cũ với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới. Ngoài ra, Sắc lệnh số: 217/SL ngày 22/01/1946 cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật khoa cử nhân được bổ nhiệm sau ngày 19/08/1945 có thể ra làm luật sư mà không phải tập sự tại một Văn phòng luật sư. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được ghi nhận ngay từ Sắc lệnh đầu tiên về Tòa án. Theo Điều 5 của Sắc lệnh về Tòa án ngày 13/09/1945 thiết lập các Tòa án quân sự quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình”. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 2 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Quyền bào chữa của bị cáo là nguyên tắc dân chủ quan trọng trong tố tụng còn được thừa nhận và thể hiện trong Điều 67 Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như sau: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Do hoàn cảnh kháng chiến nên trong thời gian này lực lượng luật sư rất ít, một số luật sư đã tham gia cách mạng, một số thì chuyển sang hoạt ðộng ở lĩnh vực khác, hầu hết các Văn phòng luật sư đều ngưng hoạt động. Nên để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, trong khi số lượng luật sư còn rất ít, Sắc lệnh số: 69/SL ngày 18/06/1949 (Đã bị sửa đổi bởi saéc leänh soá: 144/SL ngaøy 22/12/1949) ñã được ban hành nhằm cho phép nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bên vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận. Người đứng ra bên vực không được nhận tiền thù lao của bị can hoặc thân nhân bị can. Để cụ thể hóa Sắc lệnh số: 69/SL ngày 18/06/1949, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số: 01/NĐ-VY ngày 12/01/1950 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên. 2. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980. Hiến pháp năm 1959 đã thiết lập hệ thống Tòa án và Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được giao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Điều 101 của Hiến pháp 1959 quy định về quyền bào chữa của bị cáo. Năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội. Sau khi tổ chức Văn phòng luật sư này, tình hình yêu cầu bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trước tòa ngày càng tăng. Lúc đầu chỉ nhận bào chữa những vụ án do Tòa án yêu cầu, về sau các bị cáo, đương sự trực tiếp đến mời luật sư tại Văn phòng luật sư. Năm 1972, Uỷ ban pháp chế của Chính phủ được thành lập. Năm 1974 Tòa án tối cao chuyển đổi Văn phòng luật sư sang Uỷ ban Pháp chế của Chính phủ quản lý theo chức năng quy định tại Nghị định số: 190/CP ngày 09/10/1972. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 3 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” 3. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992. Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập lại Bộ Tư pháp, ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số: 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính tư pháp, trong đó có hoạt động luật sư. Ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số: 691/QLTPK hướng dẫn về công tác bào chữa ở một số tỉnh thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân và Thông tư này tồn tại cho đến khi Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 được ban hành. Theo đó, các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã có tổ chức luật sư, bào chữa thì cũng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn. Còn ở các tỉnh khác nếu có điểu kiện và được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép thì thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân. Người làm công tác bào chữa phải là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có kiến thức pháp lý cần thiết. Đến cuối năm 1987 cả nước đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân, với gần 400 bào chữa viên. Hiến pháp 1946, năm 1959 và năm 1980 đều thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo chữa của bị can, bị cáo. Nhưng Điều 133 của Hiến pháp 1980 còn quy định: “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một văn bản về tổ chức luật sư ở Việt Nam sau này. Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Pháp lệnh này đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1980 về chế định luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành “Quy chế Đoàn luật sư” kèm theo Nghị định số: 15/HĐBT ngày 21/02/1989 nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tổ chức hoạt động luật sư. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 4 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số: 313/TT/LS ngày 15/04/1989 hướng dẫn thực hiện Quy chế Đoàn luật sư. Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn điều kiện và giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn gia nhập Đoàn luật sư, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuẩn bị hồ sơ thành lập Đoàn luật sư. Theo Điều 7 Pháp lệnh Tổ chức Luật sư: sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư. Tại thời điểm ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987, số người có bằng cử nhân luật rất ít, nhất là các tỉnh miền núi, nên Pháp lệnh quy định về trình độ pháp lý đối với người muốn gia nhập Đoàn luật sư nếu không có bằng cử nhân luật thì phải có trình độ tương đương đại học pháp lý, đồng thời cho phép cán bộ – công chức được kiêm nhiệm hành nghề luật sư. Số lượng luật sư kiêm nhiệm ở các Đoàn luật sư lúc bấy giờ chiếm khoảng 40% trong tổng số luật sư của cả nước. Số luật sư chuyên trách thì đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Đội ngũ luật sư cả nước có khoảng 186 luật sư vào năm 1989. Pháp lệnh Tổ chức Luật sư là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về tổ chức và hoạt động luật sư. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính sách mở cửa, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng phát triển. Nhà nước ta cho phép luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Những quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 lúc này không còn phù hợp với thực tiễn, làm cho hoạt động luật sư không đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội. Nhất là các quy định về điều kiện và thủ tục công nhận luật sư, hình thức hành nghề và quản lý đối với hoạt động luật sư. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng đưa chế định luật sư của nước ta phù hợp với cơ chế thị trường. Cùng với việc cải cách tư pháp, việc cải cách tổ chức và hoạt động luật sư là cần thiết, trong đó có việc sửa đổi Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987. Việc sửa đổi Pháp lệnh đặt ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa XIII) đã nêu rõ: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư… phù hợp với chủ trương xã hội Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 5 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” hóa, kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng”. 4. Tổ chức và hoạt động nghề nghiệp luật sư giai đoạn từ năm 1992 đến nay. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/07/2001 là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta tiến lại gần với thông lệ quốc tế. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 không chỉ nâng cao vai trò của luật sư trong xã hội mà còn đưa luật sư của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho đội ngũ luật sư cả nước gia tăng đến ngày 30/09/2001 đã tăng lên 2.100 luật sư (năm 1989 chỉ có 186 luật sư) . Khẳng định luật sư là một nghề trong xã hội và mang tính chuyên nghiệp cao, cụ thể là: - Kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức luật sư thể hiện từ việc quy định điều kiện hành nghề luật sư: Một người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư để tập sự hành nghề, sau khi đạt yêu cầu kỳ kiểm tra hết tập sự thì Đoàn luật sư đề nghị cơ quan Nhà nước (Bộ Tư pháp) cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, thì mới được hành nghề (Ñieàu 7, 8, 10, 13 Phaùp leänh Luaät sö năm 2001). - Tiêu chuẩn chuyên môn: Người muốn được công nhận là luật sư thì sau khi tốt nghiệp đại học luật (không chấp nhận trình độ tương đương đại học luật như Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987) còn phải qua một khóa đào tạo luật sư và một thời gian tập sự là 24 tháng (khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Luật sư năm 2001). - Chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư: Cán bộ, công chức không được hành nghề luật sư (quy định này phù hợp với tính chất của nghề luật sư, thông lệ quốc tế và Pháp lệnh về cán bộ, công chức). - Phân định rõ tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề của luật sư, tạo điều kiện cho các luật sư thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề, tạo cơ sở pháp lý mở rộng mạng lưới dịch vụ của luật sư theo nhu cầu của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của Đoàn luật sư. - Quy định các hình thức tổ chức hành nghề của luật sư: Luật sư được tự do thành lập Văn phòng luật sư (một luật sư) hoặc Công ty luật hợp danh (nhiều luật sư) theo quy Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 6 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” định của pháp luật, tổ chức và tự chịu trách nhiệm về việc hành nghề của mình trong Văn phòng hoặc Công ty do mình thành lập, được hợp tác với tổ chức luật sư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật quy định, được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài (Điều 17, 18, 19 Pháp lệnh Luật sư năm 2001). - Mở rộng đáng kể quyền của luật sư: Ngoài lĩnh vực tham gia tố tụng luật sư còn được tham gia lĩnh vực tư vấn pháp luật, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào luật sư cũng đáp ứng theo mọi yêu cầu của khách hàng vì luật sư còn có nghĩa vụ tôn trọng sự thật, công lý, đạo đức con người. Nghề luật sư là nghề nghiệp chuyên môn chứ không phải là nghề kinh doanh thuần tuý vì nó gắn với số phận của con người. Lịch sử hình thành nghề luật sư đã chứng minh, chính từ cuộc đấu tranh chống những áp bức, bất công trong lòng xã hội có giai cấp, người luật sư đã đứng về phía người bị áp bức, bên vực quyền lợi cho họ trước tương quan không ngang bằng giữa quyền lực nhà nước và cá nhân. Chính từ hành động nhằm chống lại những bất công đó, hình ảnh người luật sư xuất hiện như một biểu tượng về lòng nghĩa hiệp, bên vực công lý … Vì vậy mà nghề luật sư còn được tôn vinh là một nghề cao quý trong xã hội, Luật sư xuất hiện như một biểu tượng về lòng nghĩa hiệp, bên vực công lý … Chính vì vậy mà Nghề luật sư cho đến nay vẫn coøn ñöôïc toân vinh laø moät ngheà cao quyù trong xã hội hiện đại. Tổ chức và hoạt động Luật sư tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Luật sư ra đời năm 2006 và các văn bản liên quan, Luật Luật sư 2006 đã quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể về hành nghề luật sư và cách thức tổ chức hành nghề luật sư. Những chế định mới của Luật Luật sư 2006 về tổ chức và hoạt động luật sư đã có những bước tiến đáng kể so với các văn bản ban hành trước đây, Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 và Pháp lệnh Luật sư 2001 và trong thời gian vừa qua Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư 2006; Luật sửa đổi, bổ sung mới này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thực sự sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động Luật sư ngày một chuyên nghiệp, tổ chức chặt chẽ, trình độ chuyên môn cao, đưa các dịch vụ pháp lý của Luật sư đến gần hơn với người dân, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp trong xã hội. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 7 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Chương 3 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM THEO LUẬT LUẬT SƯ 2006 VÀ THEO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NĂM 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013). 1. Tổ chức hành nghề luật sư (Mục 2 Chương III Luật Luật sư 2006). Theo quy định tại Điều 23 Luật luật sư năm 2006 quy định luật sư được hành nghề theo các hình thức sau: 1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư. 2. Hành nghề với tư cách cá nhân. 3. Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để hành nghề. Như vậy, từ quy định trên cho thấy luật sư được hành nghề theo hai cách: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề với tư cách cá nhân. 1.1. Luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư. Luật Luật sư 2006 đã tiến một bước dài theo hướng đưa các tổ chức hành nghề luật sư xích lại gần với các loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Luật sư 2006 thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: - Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng; - Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư năm 2006 quy định thêm loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư năm 2006 còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 8 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Luật Luật sư năm 2006 không phân biệt về phạm vi hành nghề giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật, theo đó Văn phòng luật sư và Công ty luật đều được thực hiện các dịch vụ pháp lý theo quy định tại Điều 4 của Luật Luật sư năm 2006. Việc cho phép luật sư được thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn để hành nghề nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa quy định của pháp luật về luật sư với pháp luật về doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề và cá nhân đáp ứng đủ điều kiện luật định được phép lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý bao gồm Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với khả năng thực tế của mình. Để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, Công ty luật có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình để bồi thường thiệt hại gây ra cho khách hàng. Theo quy định của Luật Luật sư thì một luật sư chỉ được thành lập Văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một Công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. Văn phòng luật sư, Công ty luật có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Luật sư, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối chiếu với các quy định về tổ chức hành nghề luật sư theo Luật Luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định đã có điểm mới về Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể:“luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này”. Về việc Hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư: Luật sửa đổi bổ sung năm 2012 cho phép chuyển đổi loại hình từ Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; công ty luật trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại (Điều 45). 1.1.1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng luật sư là luật sư thành lập Văn phòng luật sư. ‘Luật sư thành lập tổ Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 9 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật luật sư” (theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2012). Người đại diện theo pháp luật của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là một thành viên được các thành viên khác của Công ty thoả thuận cử làm Giám đốc. Việc thoả thuận cử Giám đốc Công ty phải được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các thành viên của Công ty. Người đại diện theo pháp luật của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc Công ty. Luật sư chủ sở hữu Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đương nhiên là Giám đốc Công ty. 1.1.2. Trách nhiệm về tài sản của các tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư thành lập Văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Các luật sư thành lập Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Công ty. Các luật sư thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi tài sản góp vào Công ty. Luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi phần tài sản của Công ty. 1.1.3. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư. Tên của Văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tên của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty luật hợp danh” hoặc “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 10 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì tên phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Luật Doanh nghiệp còn quy định cấm đặt tên trong các trường hợp sau: - Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; - Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng. - Sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó. Về tên trùng và tên gây nhầm lẫn được hiểu như sau: - Tên trùng là trường hợp tên của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký. - Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác: + Tên bằng tiếng Việt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký; + Tên bằng tiếng Việt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và"; + Tên viết tắt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký; + Tên bằng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký; + Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư; + Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc “mới" ngay sau tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký; + Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 11 - Tiểu luận “Tổ chức và hoạt động NN luật sư ở Việt Nam – thực trạng và hướng phát triển” + Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp cần rà soát, kiểm tra về tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc để tránh tình trạng trùng lặp hoặc gây nhầm lần về tên của các tổ chức hành nghề luật sư. Việc rà soát, kiểm tra tên của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện thông qua Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp. 1.1.4. Nơi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng Văn phòng luật sư hoặc Giám đốc Công ty luật là thành viên. Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư đó. Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. 1.1.5. Hồ sơ đăng ký hoạt động. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có: - Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo các mẫu số ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTP; - Dự thảo Điều lệ của Công ty luật; Dự thảo Điều lệ Công ty luật phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với Công ty luật hợp danh, của chủ sở hữu đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của các thành viên đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập Văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật; - Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư dùng nhà riêng của mình làm trụ sở thì giấy tờ chứng minh về trụ sở là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sổ hộ khẩu kèm theo giấy đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình về việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà để làm trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư. Học viên: Nguyễn Lan Anh SBD: LS13.2HCM-008 Trang - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan