Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận vă...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
88
1
76

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ.............................................................................................6 1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã..................6 1.1.1. Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân xã.....................................................6 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.........................................9 1.2. Cơ cấu tổ chức thành viên của Ủy ban nhân dân xã................................10 1.2.1. Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp............................................................... 10 1.2.2. Cơ cấu tiêu chuẩn thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp............................................................... 13 1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã................................... 18 1.3.1. Hình thức hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân xã............................ 19 1.3.2. Hình thức hoạt động cá thể..................................................................... 20 1.4. Các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân xã................................................ 23 1.4.1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn huyện .. 23 1.4.2. Quan hệ với Đảng ủy xã......................................................................... 24 1.4.3. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã........................................................ 24 1.4.4. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị-xã hội của xã......................................................................................................... 25 1.4.5. Quan hệ với ban ấp................................................................................. 25 1.5. Tiểu kết chƣơng I....................................................................................... 26 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI................................................................................................................ 30 2.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An 30 2.1. 1. Khái quát đặc điểm, tình hình Kinh tế-Văn hóa-Xã hội của tỉnh Long An 30 2.1.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An . 38 2.1.3. Thực trạng về các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An............................................................................................................ 53 2.1.4. Thực trạng về các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân xã.......................66 2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã.....70 2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã . 70 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã....72 2.3. Tiểu kết chƣơng II...................................................................................... 75 KẾT LUẬN............................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống chính quyền các cấp thì chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là chính quyền cơ sở gần dân nhất. Trong đó, Ủy ban nhân dân (UBND) xã là cơ quan hành chính nhà nước gần nhân dân, có vai trò, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, là nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của UBND xã có tầm quan trọng rất đặc biệt, UBND xã là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện đến từng người dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, UBND xã là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với nhân dân và toàn xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” 1 Vai trò của UBND xã càng trở nên quan trọng khi chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tổ chức và hoạt động UBND xã trong thời gian qua tuy đã có đổi mới, được coi trọng hơn, toàn diện hơn và có tiến bộ, song chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của người dân. Mặc dù Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (TCCQĐP) đã thay thế luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có điều chỉnh theo hướng đổi mới về vấn đề phân quyền, phân cấp quản lý, từng cấp chính quyền địa phương có tính đặc thù của chính quyền ở đô thị và nông thôn,... Nhưng quy định của luật TCCQĐP năm 2015 và các văn bản hướng dẫn các cấp vẫn chưa qui định mang tính đột phá về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp nói chung và UBND xã nói riêng. Mặt khác, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua về tổ chức và hoạt động của xã trên địa bàn tỉnh Long An cũng xuất phát ngay từ cơ cấu tổ chức và hoạt động điều hành, quản lý nội tại của mình. 1Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.371. 2 Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài "Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh Long An)" làm luận văn thạc sỹ luật học. Đây là đề tài cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn, góp phần trực tiếp vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của UBND xã ở tỉnh Long An nói riêng và hiệu quả tổ chức và hoạt động của UBND xã ở các tỉnh, thành phố cả nước nói chung trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nội dung về tổ chức và hoạt động của UBND xã đã có nhiều đề tài và các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như: luận án tiến sĩ luật học bảo vệ tai Học viện Khoa học và xã hội như: Trần Thị Tiểu Quyên (2012) “Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên”; Nguyễn Trọng Hải (2016), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND các cấp ở Việt Nam hiện nay”; v.v... hay luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Trường Đại học luật Hà Nội và Đại học luật Tp.HCM như: Hoàng Thu Trang (2014) “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”; Nguyễn Văn Hồng Quân (2015) “Tổ chức và hoạt động của UBND từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”; Lê Thị Mận (2016) “Đổi mới tổ chức chính quyền phường trong mô hình chính quyền đô thị tại Tp.HCM, v.v... Bên cạnh đó cũng có một số sách chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí như: Quyển Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Quyển “Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã" của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước do tiến sĩ Chu Văn Thành chủ biên, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2000; cuốn Cẩm nang công tác tổ chức – cán bộ xã, phường, thị trấn, của Ban tổ chức Trung ương vụ cơ sở Đảng, NXB chính trị Quốc gia, Hà nội, 2010; Quyển kỷ yếu hội thảo khoa học (2017), của tỉnh ủy Long An: Tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh Nam bộ; Quyển tài liệu học tập các văn kiện hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành Turng ương Đảng khóa XII, NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2018; Bài viết “Quyết liệt sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy” của Kỳ Nam, Báo Long An; Bài viết “Tỉnh Long An nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở đáp ứng yêu cầu mới” của Phạm Văn Rạnh, Tạp chí Cộng Sản; Bài viết “Long An giảm 1.661 người hoạt động không chuyên trách cấp xã” của Ngọc 3 Thảo, Tạp chí tổ chức Nhà nước, Bộ nội vụ; Bài viết “Hiệu quả từ công tác hòa giải cơ sở”, của Kiên Định, Báo Long An; Bài viết “Giảm bớt hội họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hiện nay”, TS. Trần Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ nội vụ, Tạp chí nhà nước,... Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết trên, chỉ nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp hay chỉ nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương một số tỉnh nói chung. Vả lại, hầu như các công trình nghiên cứu dựa trên các văn bản pháp luật cũ, chưa nghiên cứu trên các văn bản pháp luật mới và chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn tỉnh Long An. Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả, đề tài “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh Long An)” không trùng với các công trình đã nghiên cứu trước đây đã được công bố trong thời gian qua. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận về UBND xã ở nước ta, làm rõ vị trí, vai trò của UBND xã; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của UBND xã ở nước ta, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của UBND xã trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, xác định được các nguyên nhân của những hạn chế để đề ra những giải pháp, kiến nghị khả thi nhằm đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND xã ở tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định về tổ chức và hoạt động của UBND xã theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật TCCQĐP năm 2015 và các văn bản pháp luật khác liên quan; đồng thời so sánh, đánh giá những điểm mới của Luật tổ chức CQĐP năm 2015, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TCCQĐP với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn tthi hành Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, các văn bản qui phạm của tỉnh Long An. Những số liệu, vụ việc thực tiễn được tác giả tập trung khai thác, phân tích, xử lý trong quá trình thực hiện luận văn được giới 4 hạn chủ yếu trong những năm gần đây (năm 2017, 2018) liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBND xã ở tỉnh Long An . Phạm vi không gian: việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của UBND xã được giới hạn nghiên cứu thực tiễn tại địa phương là tỉnh Long An. Một vài số liệu, vụ việc thực tiễn trong phạm vi cả nước cũng được tác giả sử dụng để đánh giá. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, v.v... 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn chia thành 02 chương, theo bố cục như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của UBND xã 1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã 1.1.1. Vị trí pháp lý của UBND xã 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã 1.2. Cơ cấu tổ chức thành viên UBND xã 1.2.1. Cơ cấu số lượng thành viên UBND, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp 1.2.2. Cơ cấu tiêu chuẩn thành viên UBND, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp 1.3. Các hình thức hoạt động của UBND xã 1.3.1. Hình thức hoạt động tập thể 1.3.2. Hình thức hoạt động cá thể 1.4. Các mối quan hệ của UBND xã 1.4.1. Quan hệ với UBND huyện, các cơ quan chuyên môn huyện 1.4.2. Quan hệ với Đảng ủy xã 1.4.3. Quan hệ với MTTQ VN xã và vác tổ chức chính trị-xã hội xã 1.4.4. Quan hệ với ban ấp. 1.5. Tiểu kết chương I Chƣơng 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND xã từ thực tiển tỉnh Long An và một số giải pháp hoàn thiện 2.1. Thực trạng tổ chức của UBND xã ở tỉnh Long An 5 2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An 2.1.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức của UBND xã ở tỉnh Long An 2.1.3. Thực trạng về hoạt động và các mối quan hệ của UBND xã ở tỉnh Long An 2.1.4. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong tổ chức và hoạt động UBND xã ở tỉnh Long An 2.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND xã 2.2.1. Quan điểm đổi mới trong tổ chức và hoạt động của UBND xã 2.2.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND xã 2.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp. 2.2.2.2. Tiếp tục tinh gọn bộ máy, gắn với xây dựng vị trí việc làm cho từng cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã ấp 2.2.2.3. Đảm bảo quá trình phân cấp, phân quyền hợp lý 2.2.2.4. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, giải quyết công việc, hội nhập quốc tế 2.3. Tiểu kết chương II 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã 1.1.1. Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân xã Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 qui định: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 qui định: “UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan 3 hành chính nhà nước cấp trên” . Như vậy, từ các qui định trên thì UBND nói chung hay UBND xã nói riêng có 2 tính chất pháp lý: UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung thấp nhất (cao nhất là Chính Phủ). 1.1.1.1. Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã UBND xã do HĐND xã bầu ra. Cụ thể việc hình thành nên UBND hay hình thành các chức danh thành viên của UBND xã do HĐND xã quyết định, được qui định tại khoản 1 điều 114 Hiến pháp năm 2013 và điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. UBND xã do HĐND xã bầu ra thông qua con đường bầu cử, HĐND xã sẽ bầu ra các chức danh của UBND xã, bao gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND (01 ủy viên là Trưởng công an xã, 01 ủy viên là Trưởng chỉ huy quân sự xã). Số lượng Phó Chủ tịch UBND xã, qui trình thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm,... thành viên UBND xã được qui định tại khoản 2 điều 11 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính Phủ. 2 Theo qui định định khoản 1 điều 114 Hiến pháp năm 2013. 3 Theo khoản 1 điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 7 Việc bầu chức danh Chủ tịch UBND xã do HĐND xã giới thiệu. Chủ tịch UBND xã được bầu tại kỳ họp lần thứ nhất của HĐND xã nhất thiết phải là đại biểu 4 HĐND xã . Còn Chủ tịch UBND xã được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND xã. Việc bầu các chức danh phó chủ tịch UBND, các ủy viên UBND xã do Chủ tịch UBND xã giới thiệu để HĐND xã bầu các phó chủ tịch, ủy viên UBND xã. Phó chủ 5 tịch UBND xã và các ủy viên UBND xã không nhất thiết là đại biểu HĐND xã . Như vậy, theo qui định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành thì thành viên UBND xã được bầu tại kỳ họp lần thứ nhất của HĐND xã có thành viên là đại biểu HĐND xã, có thành viên không phải là đại biểu HĐND xã, miễn là họ được đa số đại biểu HĐND xã bầu họ giữ các chức danh chủ chốt của UBND xã. Điều này khác với qui định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2013 thì thành viên UBND xã được bầu tại kỳ họp lần thứ nhất của HĐND xã nhất thiết phải là đại biểu HĐND xã. Quy định này theo tôi là qui định mới, mang tính đột phá, tạo được quyền lựa chọn cho đại biểu HĐND xã tự do chọn lựa và bầu thành viên UBND xã miễn là họ có tài năng, không như qui định trước đây chỉ được lựa chọn bầu thành viên UBND xã trong số đại biểu HĐND xã. Trách nhiệm pháp lý của UBND xã trước HĐND xã, “HĐND xã có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND xã, phó chủ tịch UBND xã và các Ủy vên 6 7 UBND xã” ; “bỏ phiếu tín nhiệm” . Đồng thời UBND xã còn chịu sự giám sát của HĐND xã; HĐND xã có quyền bãi bỏ văn bản của UBND xã, Chủ tịch UBND xã nếu trái với nghị quyết của mình, văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hay Hiến pháp. 8 1.1.1.2. Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở nước ta từ trung ương đến địa phương gồm 4 cấp: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. 4 Theo khoản 3 điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 5 Theo khoản 4 điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 6 Theo khoản 3 điều 84 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 7 Theo điều 89 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 8 Theo điều 87 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 8 UBND cấp xã gồm có: UBND xã, UBND phường, UBND thị trấn. UBND xã với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung thấp nhất ở địa phương, là cơ quan gần dân nhất, hiểu dân nhất, sát dân nhất, cũng là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong việc tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân,... UBND xã là nơi, là đầu mối tiếp nhận giải quyết các công việc thường ngày của nhân dân, có quan hệ gắn bó gần gũi với nhân dân, là nơi triển khai mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đi vào cuộc sống. Cho nên, UBND xã là cơ quan rất quan trọng, có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của các chủ trương, chính sách được vạch ra từ các cơ quan Nhà nước cấp trên. Việc hình thành các chức danh chủ chốt của UBND xã, các công chức xã, ngay cả việc quản lý đối với các chức danh này do Chủ tịch UBND huyện quyết định. Cụ thể: “Chủ tịch UBND huyện có quyền phê chuẩn, kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã; điều động đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã; giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp xã giữa 2 nhiệm kỳ HĐND cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý...” 9 Việc Chủ tịch UBND huyện có quyền phê chuẩn kết quả bầu cử của HĐND xã theo bản thân đây chỉ là qui định mang tính qui trình, thủ tục để làm cho kết quả bầu cử của HĐND xã có giá trị pháp lý trên thực tế, qui trình vừa mang tính kiểm tra, vừa đảm bảo tính hợp pháp của kết quả bầu cử. Khi đó, quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND xã thể hiện được quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện trong công tác quản lí điều hành công tác cán bộ, đảm bảo hiệu quả về nhân sự của xã, thể hiện tính chấp hành-điều hành của xã đối với huyện về công tác quản lý, chỉ đạo. Từ đó, cho thấy UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung thấp nhất trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. UBND xã chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND huyện cả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ lẫn về công tác quản lý cán bộ, công chức. Tuy nhiên, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chỉ qui định quyền điều động, đình chỉ công tác, cách 9Theo khoản 2 điều 29 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 9 chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND xã mà không có qui định bổ nhiệm Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND xã, lại giao quyền cho HĐND xã bầu ra. Theo tôi, qui định này không hợp lôgic, vì theo qui luật có quyền cách chức thì phải có quyền bổ nhiệm nhưng Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không qui định, lại giao quyền cho HĐND xã bầu ra. Qui định này theo tôi chỉ mang tính thủ tục, qui trình, hình thức không thể hiện được quyền hành chính mang tính chấp hành-điều hành của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung. 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã “Tổ chức và thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã; quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp...; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính cấp trên ủy quyền; Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền đia phương cấp xã; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền dân chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây 10 dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã” ; “Xây dựng và trình HĐND xã quyết định ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã; Quyết định biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật...., bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã...; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên 11 phân cấp, ủy quyền cho UBND xã” . Trong khi đó, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trước đây qui định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã thì theo từng lĩnh vực của đời sống xã hội, gồm: lĩnh vực kinh tế, lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông, thủy lợi; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh; chính sách dân tộc, tôn giáo; thương mại, dịch vụ,... 12 So với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 qui định chi tiết hơn, rõ ràng hơn; về nhiệm vụ, quyền 10 11 12 Theo điều 31 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. 10 hạn của UBND xã qui định riêng; nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường qui định riêng; nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị trấn qui định riêng mà không gộp chung thành một điều luật là nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã như luật năm 2003 trước đây. Như vậy, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của từng loại chính quyền, từng loại UBND nhằm thể hiện chính quyền nông thôn với chính quyền đô thị. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn tập trung thực hiện quản lý theo lãnh thổ, Còn chính quyền địa phương ở địa bàn đô thị tập trung quản lý theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã cũng sẽ thực hiện phù hợp theo loại chính quyền nông thôn là tập trung thực hiện quản lý theo lãnh thổ mà không thực hiện quản lý đô thị như UBND phường, thị trấn. 1.2. Cơ cấu tổ chức thành viên của Ủy ban nhân dân xã 1.2.1. Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp Cơ cấu số lƣợng thành viên UBND xã Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính Phủ qui định số lượng Phó chủ tịch UBND, qui trình bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND thì cơ cấu thành viên UBND xã được qui định rõ ràng hơn so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: “UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an. UBND xã loại I có không quá 13 hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch” . Còn theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì không thấy điều khoản nào qui định trực tiếp thành viên UBND xã về thành phần số lượng ra sao mà lại được qui định trong Nghị định của Chính Phủ, Nghị định số: 107/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính Phủ qui định về số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên của UBND các cấp, Nghị định cũng chỉ dừng ở hướng liệt kê chứ chưa khẳng định trực tiếp cơ cấu 14 UBND xã gồm những thành phần nào . Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì cơ cấu thành viên UBND xã được qui định tại các điều khoản riêng lẻ qui định về thành phần, số 13 14 Theo điều 34 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo điều 11, 12 và 13 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. 11 15 lượng thành viên của UBND xã, UBND phường, UBND thị trấn mà không gộp chung trong một điều như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Mặt khác, tại điều 8 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính Phủ cũng qui định đối với số lượng Phó Chủ tịch UBND khi xác nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau: “Khi nhiều đơn vị hành chính nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì căn cứ theo phân loại đơn vị hành chính mới để xác định số lượng tối đa Phó chủ tịch UBND theo qui định tại điều 7 của Nghị định này” hay theo điều 23 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội qui định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính qui định: “Đơn vị hành chính cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên, được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm; đơn vị hành chính cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III”. Như vậy, so với qui định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cùng các Nghị định, Nghị quyết hướng dẫn thì số lượng thành viên UBND dựa vào kết quả phân loại đơn vị hành chính, việc phân loại hành chính lại căn cứ vào mức điểm mà đơn vị hành chính đó đạt được, các tiêu chí tính điểm thì bao gồm: qui mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính để quyết định số lượng thành viên của UBND xã. Cơ cấu số lƣợng công chức của UBND xã Số lượng cán bộ công chức xã giao động từ 13-16 người, tùy theo loại xã, với 7 chức danh: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; Văn phòngthống kê; Địa chính-nông nghiệp-xây dựng và Môi trường; Tài chính-Kế toán; Tư 16 pháp-hộ tịch; Văn hóa-xã hội . Cơ cấu số lƣợng những ngƣời hoạt động không chuyên trách xã, ấp Ở xã: Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92, thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách xã giảm đi rất nhiều. Cụ thể, Xã loại 1 tối đa 14 người (giảm 8 người 15 16 Theo điều 34, 62 và 69 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo khoản 3 điều 61 Luật cán bộ công chức năm 2008. 12 so với Nghị định số 92), ở xã loại 2 tối đa 12 người (giảm 8 người so với Nghị định số 92), ở xã loại 3 tối đa 10 người (giảm 9 người so với Nghị định số 92). Về chức danh, thực tế hiện có: 1. Văn phòng cấp ủy (đối với xã loại ba); 2. Kiểm tra Đảng; 3. Tuyên giáo; 4. Tổ chức Đảng; 5. Kinh tế-kế hoạch; 6. Văn thư, Lưu trữ và Thủ quỹ; 7. Tổng hợp, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính; 8. Đài truyền thanh; 9. Kế toán-Ngân sách; 10. Khuyến nông; 11. Nhân viên thú y; 12. Công an viên; 13. Nhân viên Trung tâm Văn hóa-Thể thao và học tập cộng đồng (đối với xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa-Thể thao và học tập cộng đồng); 14. Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; 15. Phó bí thư Đoàn TNCS HCM; 6 Phó chủ tịch HLHPN; 17. Phó Chủ tịch HND; 18. Phó Chủ tịch HCCB; Xã trọng điểm bố trí 03 công an viên, xã còn lại bố trí 02 công an viên 17 Như vậy, hiện nay xã loại 1, gồm 20 chức danh (17 chức danh + 3 công an viên), UBND huyện phải bố trí kiêm nhiệm cho đảm bảo tối đa không quá 14 người; xã loại 2, gồm 19 chức danh (17 chức danh + 2 công an viên). Do đó, phải bố trí kiêm nhiệm cho đảm bảo tối đa không quá 12 người; xã loại 3, gồm 19 chức 17 Theo khoản 1, điều 1 của Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 28/10/2018 của UBND tỉnh Long An 13 danh (17 chức danh + 2 công an viên), UBND huyện phải bố trí kiêm nhiệm cho đảm bảo tối đa không quá 10 người theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ. Ở ấp: Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92, thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở ấp giảm đi rất nhiều.Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có) Về chức danh, thực tế hiện có: 1. Bí thư chi bộ hoặc Bí thư đảng bộ phận; 2. Phó Bí thư chi bộ hoặc Phó Bí thư đảng bộ phận; 3. Trưởng ấp, khu phố; 4. Phó Trưởng ấp, khu phố phụ trách an ninh, trật tự kiêm công an viên; 18 5. Trưởng ban công tác mặt trận ấp, khu phố ; . Như vậy, hiện nay ở ấp chỉ có chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Do đó, phải bố trí kiêm nhiệm cho đảm bảo tối đa không quá 3 người theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ. 1.2.2. Cơ cấu tiêu chuẩn thành viên Ủy ban nhân dân, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp 1.2.2.1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND xã vừa có tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức xã vừa có tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh: 18 Theo khoản 2.1, mục 2, điều 2 của Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 28/10/2018 của UBND tỉnh Long An hay Theo khoản 1 điều 1 Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Long An. 14 *Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với nhân dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe 19 để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao . *Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã Về tuổi đời của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã do Chủ tịch UBND cấp tỉnh qui định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ích nhất 02 nhiệm kỳ. Về học vấn, có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. Về chính trị, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên. Về chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ở miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của từng loại đơn vị hành chính xã (phường, thị trấn) đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế 20 . 1.2.2.2. Các ủy viên Ủy ban nhân dân xã (gồm ủy viên phụ trách quân sự và ủy viên phụ trách công an) Là công chức của xã phụ trách trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước UBND xã, Chủ tịch UBND xã. Trước đây, theo điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 của Chính Phủ và điều 2 Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, 19 20 Theo điều 3 Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/ 01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Theo khoản 4, điều 7 Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/ 01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ 15 phường, thị trấn qui định thì Ủy viên phụ trách quân sự và công an phải có các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể như sau: *Tiêu chuẩn chung đối với Ủy viên phụ trách quân sự và công an: Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác; có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. *Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chỉ huy Trƣởng quân sự, Trƣởng công an xã: Được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành của ngành công an và quân sự nếu có. Pháp luật chuyên ngành không qui định thì thực hiện theo tiêu chuẩn sau: Độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên; trình độ văn hóa: tốt nghiệp trung học phổ thông; trình độ chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công tác được đảm nhiệm; trình độ tin học: có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; tiếng dân tộc thiệu số: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công; sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đang đảm nhiệm. 21 Nhưng đến ngày 25/12/2019, theo qui định của Thông tư số 13/2019/TTBNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số qui định về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ở tổ 21 Theo khoản 1 điều 2 của Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ. 16 dân phố qui định công chức cấp xã ngoài có các tiêu chuẩn chung của qui định tại điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 của Chính Phủ, thì tiêu chuẩn cụ hể của công cức cấp xã cũng đã qui định cao hơn. Đó là, công chức cấp xã được tuyển dụng sau ngày 25/12/2019 (ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ) thì phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên (trừ các xã miền núi, vùng cao biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiệu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ 22 trung cấp trởlên) ; trình độ tin học phải được cấp chứng chỉ công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản qui định tại Thông tư 23 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông ; đối với công chức cấp xã đã tuyển dụng trước ngày 25/12/2019, nếu chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên thì trong thời hạn 05 năm (kể từ ngày 24 25/12/2019) phải đạt trình độ chuyên môn ngiệp vụ từ đại học trở lên . Như vậy, theo qui định của Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019, cho thấy quyết tâm của Trung ương (Bộ nội vụ) về cải cách cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn nhiệp vụ của công chức cấp xã. Đây là bước ngoặc quan trọng của công cuộc cải cách, lựa chọn những người có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí công việc. Đồng thời, qui định cũng tạo cơ hội để các công chức chưa đạt chuẩn có điều kiện về thời gian học tập, nâng cao trình độ để đạt chuẩn theo qui định. 1.2.2.3. Các chức danh công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, ấp: Công chức xã gồm: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường; Tài chính – kế toán; 25 Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội . Tiêu chuẩn giống như tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức xã như trên (theo điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019). Những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp thì do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp qui định chức danh và bố trí số lượng bằng hoặc thấp hơn; 22 23 24 25 Theo điểm c, khoản 1, điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ. Theo điểm d, khoản 1, điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ. Theo khoản 3, điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ. Theo khoản 3 điều 61 Luật cán bộ công chức năm 2008 hay khoản 2 điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ. 17 qui định cụ thể mức phụ cấp từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh 26 những người hoạt động không chuyên trách . Tiêu chuẩn cho những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp thì luật, nghị định và thông tư chưa đề cập tới hoặc đề cập chưa cụ thể tiêu chuẩn với đối tượng này mà chỉ nói những người hoạt động không chuyên trách ở xã, ấp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu 27 nhiệm vụ đang đảm nhiệm . Nhưng những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp thì do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp qui định chức danh...được qui định khoản 5 điều 2 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung (khoản 3) điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ. Điều này ngầm hiểu là UBND cấp tỉnh sẽ là cấp có thẩm quyền qui định tiêu chuẩn đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp. Vì theo lôgic qui định chức danh thì sẽ kèm theo qui định tiêu chuẩn của chức danh. Như vậy, từ những qui định trên cho chúng ta thấy hiện nay Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chưa qui định về các tiêu chuẩn các chức danh công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp này mà các chức danh này được điều chỉnh bởi Luật cán bộ, công chức năm 2008; Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi thành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/1202011 của Chính phủ; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số qui định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; kế tiếp là cuối năm 2019 Bộ nội vụ ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số qui định về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ở tổ dân phố. Cho nên, theo tôi một số tiêu chuẩn của cán bộ trong qui định đã lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đặc biệt là quá trình cải cách hành chính áp dụng công nghệ điện tử vào quản lý hành chính. Chẳng hạn: tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là cán bộ lãnh đạo theo qui định (Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi thành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/1202011 của Chính Phủ) lại không nhắc 26 Theo khoản 5 điều 2 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung (khoản 3) điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ. 27 Theo khoản 1 điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ. 18 đến tiêu chí về ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, trong khi đó công chức quân sự, công an xã là công chức xã thì lại có tiêu chí về tin học trình độ A trở lên và biết tiếng dân tộc ở địa bàn được phân công phụ trách. Đến cuối năm 2019 ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 chỉ đá động nâng cao tiêu chuẩn đối với công chức, lại không đá động gì tới tiêu chuần cán bộ lãnh đạo. Do đó, cần phải nâng cao các tiêu chí này lên đối với cán bộ lãnh đạo xã mà luật, nghị định, thông tư chưa điều chỉnh đến nhóm đối tượng này. Có như vậy, mới đáp ứng yêu cầu người lãnh đạo, đáp ứng nhiệm vụ hiện nay với việc gia nhập nền cải cách hành chính điện tử, công nghệ 4.0 nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đáp ứng nhu cầu về cải cách tiền lương và phục vụ nhân dân tốt hơn. 1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, thì hoạt động của UBND xã được thực hiện thông qua hoạt động của: “tập thể UBND xã, Chủ tịch 28 UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Các Ủy viên UBND” . Nhưng không nhắc tới hoạt động của công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã. Nhưng trên thực tế hoạt động của các công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã góp phần rất lớn vào trong hoạt động của UBND xã. UBND xã họp thường kỳ mỗi tháng 01 lần hoặc họp bất thường do Chủ tịch UBND xã quyết định hay họp bất thường do yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện hay họp bất thường do yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên UBND xã . Hình thức UBND xã họp thường kỳ mỗi tháng 01 lần là hoạt động thường xuyên và quan trọng nhất của UBND xã, vì thông qua phiên họp này UBND xã sẽ triển khai, thực hiện chương trình công tác của UBND xã hàng tháng, hàng quí, 6 tháng, hàng năm hay cả nhiệm kỳ về các kế hoạch như: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; kế hoạch dự toán thu, chi ngân sách; kế hoạch xây dựng các công trình xây dựng cơ bản; các kế hoạch thực hiện nghị quyết của HĐND xã và các văn bản chỉ đạo của UBND cấp trên,... Thành viên UBND xã có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của UBND xã, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch UBND xã đồng ý. Phiên họp của UBND xã chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên UBND xã tham dự. Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải 28 Theo điều 113, 121, 122 và 123 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan