Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm ...

Tài liệu Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non đại thịnh mê linh hà nội

.PDF
40
35
81

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ------------------------------------- BÙI THỊ THƠ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH MÊ LINH - HÀ NỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chăm sóc và vệ sinh trẻ em Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. DƢƠNG THỊ THANH THẢO HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn khóa luận- ThS.Dƣơng Thị Thanh Thảo. Cô đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục mầm non, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn BGH, cùng các cô giáo giảng dạy tại khối 5 Trƣờng Mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em tìm hiểu thực trạng việc bảo vệ môi trƣờng và tổ chức một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Ngƣời thực hiện Bùi Thị Thơ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Dƣơng Thị Thanh Thảo. Các số liệu và kết quả trong khoá luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Bùi Thị Thơ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 4 1.1. Môi trƣờng .............................................................................................. 4 1.2. Bảo vệ môi trƣờng .................................................................................. 5 1.3. Giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ ......... 7 1.4.Đặc điểm của trẻ 5 tuổi ............................................................................ 9 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH .......................... 12 2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 12 2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................. 12 2.3. Phƣơng pháp khảo sát ........................................................................... 12 2.4. Kết quả .................................................................................................. 14 Chƣơng 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ......... 17 3.1. Đề xuất một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non................................................................................. 17 3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trƣờng mầm non ............................................. 29 3.2.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 29 3.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................... 29 3.2.3. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 30 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 34 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 35 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trƣờng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trƣờng xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Môi trƣờng sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời. Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nƣớc và của cá nhân. Để đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống trong một môi trƣờng lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trƣờng sống của bản thân mình nói riêng và con ngƣời nói chung là cần thiết. Từ đó, biết cách sống tích cực với môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Ngày nay trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trƣớc nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lƣợng kế thừa xây dựng đất nƣớc sau này, giáo dục bảo vệ môi trƣờng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trƣờng học và đã đƣợc quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Tuy nhiên, việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ ở trƣờng mầm non hiện chƣa đƣợc chú trọng thƣờng xuyên vì thế trẻ chƣa có ý thức tự giác bảo vệ môi trƣờng xung quanh mình. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội” nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ ở trƣờng mầm non. 1 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, đề xuất một số biện pháp đối với công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 5 tuổi A5 của trƣờng Mầm non Đại Thịnh. - Đối tƣợng nghiên cứu: Một số hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng đƣa ra có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng và hình thành cho trẻ thói quen bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng mầm non. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận của việc bảo vệ môi trƣờng - Xác định thực trạng bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh. - Đề xuất một số biện pháp đƣa vào hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh. - Tổ chức thực nghiệm khoa học ở trƣờng mầm non. 6. Phạm vi nghiên cứu - Trƣờng Mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Chúng tôi nghiên cứu tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để tìm hiểu cơ sở lí luận của việc bảo vệ môi trƣờng. 2 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn (trò chuyện) để tìm hiểu thực trạng của việc hình thành thói quen ý thức bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh. - Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết luận có giá trị khách quan. 8. Đóng góp của đề tài - Phân tích và đánh giá đƣợc ý thức bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi. - Đƣa ra một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi. 3 Chƣơng1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm Khi nghiên cứu về môi trƣờng, có rất nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể: - Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam năm 2005, quy định: Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.Thành phần môi trƣờng bao gồm các yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Môi trường của một vật thể, sự kiện, sinh vật là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hƣởng tới vật thể, sự kiện, sinh vật đó. Môi trƣờng tự nhiên là một hệ thống thống nhất, ổn định, cần bằng động, tồn tại và vận động tuân theo những quy luật tự nhiên nhất định[1]. - Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là cả vũ trụ bao la, bao gồm tổng hợp các điều kiện tự nhiên (tài nguyên và môi trƣờng), nhân tạo (công cụ, phƣơng tiện,…), xã hội (tổ chức, thể chế, luật lệ,…) bao quanh và có ảnh hƣởng tới con ngƣời nói riêng và sự phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung [1]. - Môi trường sống của con người theo nghĩa hẹp (gọi tắt là môi trƣờng) chỉ bao gồm những nhân tố liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, đó là chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên, nhân tạo, xã hội trong khuôn khổ không gian có liên quan trực tiếp tới chủ thể nhƣ không khí, ánh sáng, cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã hội,... tại vùng mà con ngƣời đang sống [1]. 1.1.2. Các chức năng của môi trường Chức năng của môi trƣờng tự nhiên rất đa dạng, bao gồm: - Cung cấp không gian sống cho con ngƣời và các sinh vật. 4 - Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên. - Tiếp nhận, chứa đựng và phân hủy chất thải. - Bảo vệ và làm giảm nhẹ các tác động của thiên nhiên đối với con ngƣời và sinh vật (cung cấp vùng đệm, tín hiệu báo động, lá chắn ozon …). - Lƣu giữ và cung cấp thông tin. Các chức năng trên của môi trƣờng đều có giới hạn và có điều kiện, đòi hỏi việc khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. Mặc dù các chức năng của môi trƣờng rất đa dạng, nhƣng có liên hệ trực tiếp với nhau, khai thác một chức năng này có thể làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác các chức năng khác. Lợi nhuận mà các chức năng trên cung cấp không nhƣ nhau và thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hƣởng mạnh của tiến trình phát triển xã hội loài ngƣời[1]. 1.2. Bảo vệ môi trƣờng Bảo vệ môi trƣờng là những hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng, khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. 1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường - Bảo vệ môi trƣờng phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nƣớc; bảo vệ môi trƣờng quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trƣờng khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động bảo vệ môi trƣờng phải thƣờng xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. - Bảo vệ môi trƣờng phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn. 5 - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng có trách nhiệm khắc phục, bồi thƣờng thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Những hoạt động bảo vệ môi trường - Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Giảm thiểu, thu gom, tái chế và sử dụng chất thải. - Phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon. - Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. - Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trƣờng. - Đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị,dụng cụ bảo vệ môi trƣờng; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trƣờng. - Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trƣờng. - Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng. - Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của cộng động dân cƣ. - Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trƣờng. -Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng. 6 1.3. Giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 1.3.1. Nội dung giáo dục - Trẻ cần hiểu tại sao phải bảo vệ môi trƣờng? + Vai trò của môi trƣờng đối với con ngƣời nhƣ: Vai trò của không khí, nƣớc, thực vật, động vật, danh lam thắng cảnh,... + Cho trẻ hiểu những tác hại của việc ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc; chặt phá rừng,... - Khi nào cần bảo vệ môi trƣờng? + Trẻ nhận biết đƣợc môi trƣờng sạch, bẩn (môi trƣờng bị ô nhiễm) + Trẻ phài nắm đƣợc nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng: Vứt rác bừa bãi, nói to nơi công cộng, chơi đùa dƣới lòng đƣờng, bẻ cành cây,… - Trẻ phải làm gì để tham gia bảo vệ môi trƣờng? + Tham gia vệ sinh môi trƣờng: không vứt rác bừa bãi, vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,… + Tiết kiệm trong sinh hoạt: Tiết kiệm nƣớc, điện; giữ gìn đồ dùng, đồ chơi,... + Yêu quý thiên nhiên: Biết chăm sóc cây cối và con vật, không bẻ cây, không bắt động vật; biết bảo vệ và giữ gìn danh lam thắng cảnh,... Để các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trở thành thói quen cho trẻ cần đảm bảo các điều kiện sau: - Trẻ phải đƣợc thực hiện các hành động bảo vệ môi trƣờng trong cuộc sống hằng ngày. - Trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và dạy trẻ tự kiểm tra mình. - Sự gƣơng mẫu của ngƣời lớn có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả của việc hình thành thói quen cho trẻ. - Các biện pháp khen thƣởng, trách phạt đƣợc sử dụng trong quá trình giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và tình cảm của trẻ. 7 - Phải tạo ra các tình huống để củng cố thói quen của trẻ trong điều kiện mới. 1.3.1. Phương pháp và hình thức giáo dục trẻ bảo vệ môi trường Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ đƣợc tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học ở trƣờng mầm non. Bằng hoạt động giáo dục phong phú nhƣ vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ,... trẻ đƣợc rèn luyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối với quá trình thực hiện. Bằng hoạt động dạy học, thông qua các tiết học làm quen với môi trƣờng xung quanh, văn học,... trẻ sẽ lĩnh hội đƣợc các kiến thức về bảo vệ môi trƣờng, hiểu đƣợc ý nghĩa của việc bảo vệ môi trƣờng. Hai con đƣờng thống nhất với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhƣng nó có những ƣu thế riêng đối với việc hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ. Việc giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm non có thể tiến hành thông qua các hình thức giáo dục sau: 1.3.2.1. Hoạt động học tập Việc giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ không nên tiến hành trên một tiết học riêng biệt mà liên hệ, lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các mức độ khác nhau. Nội dung lồng ghép phụ thuộc vào nội dung cụ thể của hoạt động học tập nhƣng phải đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri thức; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung học tập và đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Có thể sử dụng các phƣơng pháp nhƣ kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gƣơng, tổ chức trò chơi, xử lý các tình huống, khen thƣởng, giao nhiệm vụ. 1.3.2.2. Hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen văn hoá nói riêng. Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một 8 cách tự nhiên, không bị ép buộc. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng đƣợc lồng ghép vào trong các trò chơi tuỳ thuộc vào chủ đề chơi và mức độ hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng của trẻ để xác định nội dung giáo dục trong trò chơi của trẻ. 1.3.2.3. Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ em. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh hoạt của trẻ. Muốn xác định nội dung giáo dục cụ thể cần phân tích cuộc sống của trẻ thành hệ thống các hoạt động, các mối quan hệ. Từ đó, phân tích thành việc làm, các cách cƣ xử và các thao tác, cử chỉ,... cho trẻ định hƣớng vào “mẫu” cần giáo dục trẻ rồi tổ chức cho trẻ luyện tập, đƣa nội dung giáo dục thành yêu cầu của nếp sống hàng ngày. 1.3.2.4. Phối hợp với gia đình Việc giáo dục ý thức, thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ chỉ có thể đạt hiệu quả nếu có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng. Trao đổi thƣờng xuyên với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết ở trƣờng và ở gia đình. 1.4.Đặc điểm của trẻ 5 tuổi Trẻ nhƣ một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức trong một môi trƣờng mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội và khoa học đan quyện, hoà nhập vào nhau thành một thể thống nhất cho nên sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em cũng diễn ra trong một khối thống nhất, chúng đan xen, xâm nhập hoà quyện vào nhau. Muốn tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng phù hợp cho trẻ cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của lứa tuổi mầm non. 9 * Đặc điểm sinh lí: Sự phát triển cơ thể trẻ diễn ra chậm hơn các giai đoạn trƣớc về số lƣợng nhƣng có sự thay đổi rõ rệt về chất lƣợng phát triển. -Hệ tiêu hoá ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hoá đƣợc tăng cƣờng, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt. -Hệ cơ xƣơng hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điều khiển vận động đƣợc tăng cƣờng. Vì vậy, trẻ làm đƣợc những động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn có thể làm đƣợc những công việc tƣơng đối khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ. - Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng của vỏ não ngày càng phát triển, trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu. Hệ thần kinh tƣơng đối phát triển, hệ thần kinh trung ƣơng và ngoại biên đã biến hoá chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiên, số lƣợng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Do đó trẻ có thể nói đƣợc những câu dài, có biểu hiện ham hoc, có ấn tƣợng sâu sắc với những ngƣời xung quanh. Lúc này trẻ đã biết chơi tập thể với nhau, đã học đƣợc những bài hát ngắn.Vì vậy, tác dụng tốt hay xấu của môi trƣờng xung quanh dễ tác động đến trẻ[7]. * Đặc điểm bệnh lí: Sức chống đỡ bệnh tật của trẻ tăng dần, bệnh của trẻ giảm đi rõ rệt các bệnh về đƣờng tiêu hoá ít gặp hơn. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động mở rộng ra nên sức miễn dịch còn yếu trẻ hay mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn các bệnh dị ứng ho hen, nhiễm vi rút, sởi, thuỷ đậu, nổi mề đay, quai bị[3]. * Đặc điểm tâm lí: Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh. Để tƣ duy hình tƣợng phát triển mạnh mẽ hơn, suy luận đƣợc nhiều vấn đề mới hơn, phụ thuộc vào quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt động vì chỉ có trong hoạt động các phẩm chất tâm lí mới đƣợc hình thành và phát triển. 10 Vốn từ của trẻ cũng tăng lên một cách đáng kể (khoảng 2000 - 3000 từ). Ngoài ra ở trẻ mẫu giáo lớn đã xuất hiện ghi nhớ có chủ định. Những gì ấn tƣợng trẻ nhớ rất lâu. Do vậy, căn cứ vào đặc điểm ghi nhớ, chú ý của trẻ thì cô giáo phải là ngƣời tạo ra những hứng thú, phải có những phƣơng pháp, biện pháp thủ thuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đế việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ. Trong khi hoạt động, thông qua quá trình chú ý và ghi nhớ mà trẻ có thể lĩnh hội đƣợc những kĩ năng cho mình. Trẻ luôn tò mò hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, ham chơi hơn ăn.Trẻ có những hoạt động giao tiếp, tham gia vào các trò chơi tập thể. Trẻ mong muốn làm việc nhƣ ngƣời lớn nhƣng bản thân lại chƣa đủ khả năng thực hiện nên trẻ tham gia vào các trò chơi đóng vai theo chủ đề và ƣớm mình vào công việc của ngƣời lớn. Vào khoảng 5 - 6 tuổi các vùng liên hợp trên vỏ não đã tƣơng đối hoàn chỉnh.Trẻ chủ yếu hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo bởi trẻ lứa tuổi này chủ yếu học mà chơi chơi mà học, trẻ thích tự làm mọi điều và muốn có thẩm quyền với mọi thứ xung quanh và trẻ hiểu đƣợc những hành vi đạo đức sơ đẳng trong xã hội. Bƣớc sang tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã đƣợc xác định rõ ràng cho phép thực hiện các hành động một cách chú tâm hơn, nhờ đó mà các quá trình tâm lí mang tính chất chủ định rõ rệt. Trẻ có thể biểu lộ đƣợc tính độc lập, tính tích cực nhƣ trẻ biết tự phục vụ, tự tìm kiếm các phƣơng tiện cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong học và chơi.Trẻ có kĩ năng hợp tác trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong hoạt động học và chơi.Trẻ mẫu giáo rất ham học hỏi tìm tòi. Trẻ muốn khám phá, muốn tìm kiếm những dấu hiệu bên trong các sự vật hiện tƣợng[6]. 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON 2.1. Mục đích khảo sát Xác định thực trạng về ý thức bảo vệ môi trƣờng của trẻ 5 tuổi. Từ đó, đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ý thức và hình thành thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ ở trƣờng mầm non. 2.2. Đối tƣợng khảo sát Tiến hành khảo sát tại lớp 5 tuổi A5, Trƣờng Mầm non Đại Thịnh - Mê Linh Hà Nội. Số lƣợng: 40 trẻ 2.3. Nội dung khảo sát Việc khảo sát khả năng nhận thức và khả năng thực hiện của trẻ đƣợc tiến hành theo các nội dung: - Thế nào là ô nhiễm môi trƣờng? - Tại sao phải bảo vệ môi trƣờng? - Khi nào cần bảo vệ môi trƣờng? - Những hoạt động bảo vệ môi trƣờng của trẻ nhƣ thế nào? 2.4. Phƣơng pháp khảo sát 2.4.1. Khảo sát việc nhận thức của trẻ Đƣợc tiến hành riêng với từng trẻ. Ngƣời kiểm tra tạo ra tâm trạng thoải mái cho trẻ để trẻ dễ hoà vào công việc sắp thực hiện bằng các câu chào, hỏi thăm trẻ. Khi trẻ thoải mái sẵn sàng mới giới thiệu công việc. Đặt ra các câu hỏi với trẻ để xem trẻ hiểu gì về ý thức bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng mầm non. Khi đặt các câu hỏi với trẻ không nhất thiết phải đặt quá nhiều câu hỏi cùng một lúc ngay mà tuỳ thuộc vào khả năng và thái độ của trẻ để hỏi. * Dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá sự nhận thức của trẻ 12 - Nhận biết đƣợc hành động bảo vệ môi trƣờng. - Biết đƣợc các yêu cầu của hành động bảo vệ môi trƣờng. - Hiểu đƣợc cách thể hiện hành động bảo vệ môi trƣờng. - Hiểu đƣợc ý nghĩa của hành động bảo vệ môi trƣờng. 2.4.2. Khảo sát việc thực hiện của trẻ Đƣợc thực hiện bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trƣờng mầm non. Mỗi loại hoạt động cần tạo điều kiện cho trẻ thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có cơ hội quan sát đủ số lần, ngƣời kiểm tra tạo ra các tình huống cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn đƣợc xem xét thêm thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh. Đánh giá việc thực hiện của trẻ thông qua thang đánh giá việc thực hiện. *Dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá việc thực hiện của trẻ - Tính tự giác của hành động. - Tính đúng đắn của hành động. - Mức độ thành thạo của hành động. - Động cơ thực hiện hành động. * Thang đánh giá sự nhận thức và khả năng thực hiện của trẻ STT 1 Mức độ nhận thức và thực hiện Điểm Loại tốt: có biết về hành động; biết rõ các yêu cầu đối với 5 điểm hành động đó; hiểu cách thể hiện; hiểu ý nghĩa của hành động. Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; thực hiện một cách tự giác; thể hiện thái độ đúng; thực hiện thành thạo. 2 Loại khá: Có biết về hành động; biết các yêu cầu đối với 4 điểm hành động đó; hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của hành động khi đƣợc giáo viên gợi ý. 13 Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiện thái độ đúng; thực hiện tƣơng đối thành thạo. 3 Loại trung bình: Có biết về hành động; biết các yêu cầu đối 3 điểm với hành động và hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; chƣa hiểu ý nghĩa của hành động. Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động; tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên; có cố gắng thể hiện thái độ đúng; thực hiện chƣa thành thạo. Loại yếu: Có biết về hành động; nêu ra các yêu cầu của hành 2 điểm động không phù hợp với tình huống cụ thể. Trong những tình huống quen thuộc khi đƣợc giáo viên nhắc nhở; có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động; nhƣng thể hiện thái độ không đúng. 5 Loại kém: Trẻ không biết các hành động bảo vệ môi trƣờng. 1 điểm Không thực hiện hành bảo vệ môi trƣờng không thực hiện hành bảo vệ môi trƣờng [5]. 2.5. Kết quả Qua quá trình nghiên cứu việc tổ chức một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 1 nhƣ sau: 14 Bảng2.1. Kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi trong trƣờng mầm non Mức độ Tiêu chí Tốt SL Khá % SL Trung bình % SL % Yếu SL Kém % Nhận thức 1/40 2,5% 10/40 25% 24/40 60% 5/40 12,5% Thực hiện 2/40 5% SL % 0 0% 11/40 27,5% 20/40 50% 3/40 7,5% 2/40 5% - Nhận thức: Trong quá trình nghiên cứu và điều tra khả năng nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của trẻ tôi thấy hầu nhƣ trẻ có biết về hành động, hiểu cách thể hiện trong một số tình huống quen thuộc nhƣng bản thân lại chƣa hiểu ý nghĩa của hành động mình đang làm (chiếm 60%).Một số ít thì không hiểu thế nào là ô nhiễm môi trƣờng? Không biết mình phải làm gì để bảo vệ môi trƣờng? Có biết nêu ra những việc làm nhƣng lại không phù hợp với tình huống đƣa ra, những trẻ này đƣợc xếp vào loại Yếu (chiếm 12,5%). Số trẻ đạt loại Khá (25%) là những trẻ có ý thức bảo vệ môi trƣờng, hiểu đƣợc môi trƣờng bị ô nhiễm là nhƣ thế nào? Biết đƣợc mình phải làm gì để bảo vệ môi trƣờng, hiểu đƣợc những giá trị do môi trƣờng đem lại khi có sự gợi ý của giáo viên. Không có trẻ nhận thức ở mức Kém. - Thực hiện: Số trẻ ở mức Trung bình chiếm nhiều nhất (50%) là những trẻ cũng có ý thức bảo vệ môi trƣờng, biết đƣợc các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc nhƣ: Khi thấy rác trong lớp thì nhặt bỏ vào thùng rác nhƣng nếu thấy rác ngoài sân trƣờng thì không; biết tắt quạt, tắt điện khi không dùng; rửa tay xong biết khoá vòi nƣớc lại nhƣng trong khi rửa lại không biết cách tiết kiệm nƣớc, cứ vặn to nên lãng phí nƣớc,... Một số trẻ ý thức bảo vệ môi trƣờng kém (7,5%), cố gắng thực hiện khi giáo viên nhắc nhở với thái độ không thoải mái nhƣ: không khoá vòi nƣớc 15 khi rửa tay xong, vứt rác bừa bãi, không chịu thu dọn đồ chơi, không tắt quạt khi không sử dụng, khi đƣợc nhắc nhở thì lờ đi.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những trẻ có ý thức bảo vệ môi trƣờng tƣơng đối tốt (xếp loại khá chiếm 27,5%), trẻ tự giác thực hiện với thái độ vui vẻ trong những tình huống quen thuộc, biết cách thực hiện tƣơng đối thành thạo nhƣ: biết cách giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi của lớp; biết giúp cô xếp gọn gàng, ngăn nắp các góc trong lớp học; ở nhà biết thu dọn đồ chơi của mình,...5% số trẻ đạt loại kém không thực hiện hành động bảo vệ môi trƣờng.  Qua quá trình nghiên cứu về việc tổ chức một số hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng Mầm non Đại Thịnh, tôi thấy đƣợc: Mức độ chung về ý thức bảo vệ môi trƣờng của trẻ ở mức trung bình. Nhiều trẻ chƣa nhận thức đƣợc ý nghĩa của hành động, cũng nhƣ cách thực hiện hành động nhƣ thế nào cho đúng. Hầu nhƣ trẻ chỉ làm khi có ngƣời lớn yêu cầu. Có nhiều trẻ biết ý thức đƣợc việc bảo vệ môi trƣờng nhƣng khi thực hiện chƣa thành thạo, hầu nhƣ thực hiện không đúng cách. Một số trẻ thực hiện cho xong nhiệm vụ không cần biết là mình làm nhƣ thế có sạch hay không. Trẻ chƣa tự giác thực hiện các hành động bảo vệ môi trƣờng, khi thực hiện thì chƣa thoải mái, có nhiều trẻ khi thực hiện còn tỏ thái độ không thích nhƣ: nhặt cho xong nhiệm vụ hoặc chỉ lƣớt qua để ra sân chơi,... Nhìn chung, trẻ chƣa có đƣợc thói quen bảo vệ môi trƣờng. Chính vì thế, cần tổ chức một số hoạt động giáo dục góp phần hình thành ý thức, thói quen bảo vệ môi trƣờng cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất