Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của kiểm toán nhà nước...

Tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của kiểm toán nhà nước

.PDF
108
133
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ XUÂN ĐẠT TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin can đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Học viên Lê Xuân Đạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ các Thầy, Cô giáo, các cơ quan, tổ chức cùng toàn thể cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước, nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Đỗ Văn Viện, thầy đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các doanh nghiệp trong thời gian tôi thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Học viên Lê Xuân Đạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục sơ đồ ix 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA KTNN 4 2.1 Cở sở lý luận 4 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm toán và Kiểm toán nhà nước 4 2.1.2 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước 2.1.3 Những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của 13 Kiểm toán nhà nước. 16 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 23 2.2 Kinh nghiệm tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của các nước trên thế giới và của Việt Nam 2.2.1 25 Kinh nghiệm tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của một số nước trên thế giới 2.2.2 25 Tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam 27 2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho kiểm toán doanh nghiệp của KTNN Việt Nam 28 2.2.4 Công trình nghiên cứu liên quan 28 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 Giới thiệu về Kiểm toán nhà nước 30 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước Việt Nam 30 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước 31 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của KTNN và chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận thuộc KTNN 32 3.1.4 Tình hình nhân sự của KTNN 35 3.1.5 Kết quả công tác kiểm toán thời gian qua 38 3.2 Phương pháp nghiên cứu 40 3.2.1 Thu thập và xử lý số liệu 40 3.2.2 Phương pháp phân tích 41 3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 42 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 4.1 Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 43 4.1.1 Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán năm và bố trí nhân sự kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 43 4.1.2 Thực trạng công tác chuẩn bị kiểm toán 46 4.1.3 Thực trạng thực hiện kiểm toán 52 4.1.4 Thực trạng công tác lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán 59 4.1.5 Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán 4.2 63 Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 65 4.2.1 Yếu tố khách quan 65 4.2.2 Yếu tố chủ quan 65 4.3 Đánh giá về tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 66 4.3.1 Đánh giá của doanh nghiệp đối với tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 4.3.2 4.3.3 66 Tự đánh giá của cán bộ, công chức KTNN đối với tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 68 Tồn tại trong tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 69 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.4 Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp 72 4.4.1 Định hướng 72 4.4.2 Mục tiêu kiểm toán doanh nghiệp của KTNN những năm tới 74 4.4.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN trong những năm tới 75 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 5.1 Kết luận 87 5.2 Kiến nghị 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Phụ lục 93 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Giải nghĩa BCKT Báo cáo kiểm toán BBXNSL Biên bản xác nhận số liệu BBKT Biên bản kiểm toán DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước KHKT Kế hoạch kiểm toán KTNN Kiểm toán nhà nước KTNN CN Kiểm toán nhà nước chuyên ngành KTNN KV Kiểm toán nhà nước khu vực KTV Kiểm toán viên NSNN Ngân sách nhà nước KSNB Kiểm soát nội bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1. Tình hình nhân sự của kiểm toán nhà nước trong 3 năm 36 3.2. Cơ cấu công chức của KTNN 37 3.3. Số doanh nghiệp thuộc thẩm quyền kiểm toán của KTNN 38 3.4. Tình hình kiến nghị xử lý tài chính của KTNN qua các năm 39 3.5. Số mẫu dự kiến điều tra 41 4.1 Số cuộc kiểm toán doanh nghiệp hàng năm của KTNN 44 4.2 Tình hình bố trị nhân sự để kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 45 4.3. Số doanh nghiệp được thực hiện kiểm toán qua các năm 47 4.4 Số doanh nghiệp được kiểm toán phân theo loại doanh nghiệp 48 4.5. Số người tham gia kiểm toán doanh nghiệp từ 2012-2014 50 4.6. Số ý kiến thẩm định dự thảo kế hoạch kiểm toán 51 4.7. Tình hình xác nhận số liệu kiểm toán của kiểm toán viên 54 4.8. Kết quả kiến nghị xử lý tài chính đối với các doanh nghiệp của KTNN 56 4.9. Kết quả kiểm toán của KTNN phân theo loại doanh nghiệp 57 4.10. Kiến nghị của KTNN về sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ các văn bản qua 58 các năm 4.11. Kiến nghị của KTNN về xử lý trách nhiệm, tập thể, cá nhân có sai phạm qua các năm 59 4.12. Tình hình thẩm định BCKT của Vụ Tổng hợp, KTNN 61 4.13. Tình hình thẩm định dự thảo BCKT của Vụ Pháp chế 62 4.14. Tình hình kiểm tra thực hiện kiểm nghị kiểm toán 64 4.15. Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán qua các năm 64 4.16. Đánh giá của doanh nghiệp về tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 66 4.17. Đánh giá của doanh nghiệp về cán bộ kiểm toán 67 4.18. Tự đánh giá của cán bộ KTNN trong tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 68 Page viii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 3.1 Cơ cấu tổ chức của KTNN 33 4.1 Các bước tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp 46 4.2 Cơ cấu tổ chức đoàn KTNN 49 4.3 Trình tự thực hiện kiểm toán doanh nghiệp của KTNN 55 4.4 Quy trình lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán của KTNN 60 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm toán ra đời, phát triển do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý. Xã hội càng phát triển, nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tin cậy. Để hạn chế rủi ro thông tin, một phương cách tốt nhất là các thông tin trước khi công bố cho bên thứ ba sẽ có một cơ quan, tổ chức kiểm toán để xác nhận mức độ tin cậy. Các tổ chức kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán các thông tin, xác nhận mức độ tin cậy và cung cấp cho người sử dụng. Nếu chủ thể sử dụng thông tin là Nhà nước (Chính phủ, Quốc hội) thì sẽ thành lập cơ quan kiểm toán thuộc cơ cấu nhà nước. Nếu là các tổ chức khác, các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các dịch vụ kiểm toán được cung cấp bởi các doanh nghiệp kiểm toán. Các doanh nghiệp kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp thông tin xác thực phục vụ khác hàng. Với các cơ quan, đơn vị hay tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, để phục vụ quản lý nội bộ sẽ thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc ban lãnh đạo để kiểm toán các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị nội bộ. Trên thế giới Kiểm toán nhà nước có lịch sử hình thành và phát trển hàng trăm năm, Kiểm toán nhà nước được khẳng định như một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quyền lực nhà nước hiện đại. Ở nước ta viêc hình thành và hoạt động của Kiểm toán nhà nước là đòi hỏi khách quan xuất phát từ chính nhu cầu của nền kinh tế khi chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiểm toán nhà nước đã trở thành công cụ vĩ mô của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát, tăng cường việc sử dụng hợp lý, đúng mục đích hiệu quả nguồn lực tài chính, tài nguyên đất nước tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Kiểm toán doanh nghiệp của kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính của doanh nghiệp; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Hoạt động kiểm toán doanh nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Kiểm toán nhà nước đã mang lại những ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; đáp ứng một phần yêu cầu về quản lý và điều hành nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Qua 20 năm hoạt động, chất lượng tổ chức kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước đã dần được nâng cao. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và công chúng mà nguyên nhân một phần do tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước chưa thực sự phù hợp và hiệu quả. Mặt khác trước những tác động trong việc đổi mới kinh tế và chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quản lý, điều hành các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nên sẽ có những ảnh hưởng lớn đến tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác kiểm toán doanh nghiệp phải được đổi mới toàn diện, góp phần tăng cường vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc giám sát, quản lý, điều hành các doanh nghiệp có vốn của nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối. Với thực tế đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước những năm gần đây và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của kiểm toán nhà nước, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán doanh nghiệp cho Kiểm toán nhà nước những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm toán và tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 - Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước những năm qua, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng làm hạn chế công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước thời gian tới. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nội dung liên quan đến tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Kiểm toán nhà nước, Cầu Giấy, Hà Nội. Các số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong 3 năm từ năm 2012-2014; số liệu điều tra năm 2015. - Về thời gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015. - Về nội dung nghiên cứu: Tổ chức công tác kiểm toán doanh nghiệp của Kiểm toán nhà nước bao gồm: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với các doanh nghiệp nhà nước. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP CỦA KTNN 2.1. Cở sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán và Kiểm toán nhà nước 2.1.1.1. Khái niệm kiểm toán Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng kiểm toán ra đời từ thời La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Chính vì vậy, kiểm toán có gốc từ La tinh"Audit", nguyên bản là "Audire", gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Từ "Audire" có nghĩa là nghe. Hình ảnh kiểm toán cổ điển thường được tiến hành bằng cách người ghi chép về tài sản đọc to lên cho một bên độc lập "nghe" rồi sau đó chấp nhận thông qua việc chứng thực. Tuy kiểm toán ra đời đã hơn 2000 năm qua, nhưng nó cũng chỉ phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XIX và cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán (Nguyễn Quang Quỳnh, 2003). Ở Vương quốc Anh đã đưa ra khái niệm: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất kỳ nghĩa vụ pháp định có liên quan” (Nguyễn Quang Quỳnh, 2003). Theo khái niệm này, kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của kiểm toán viên theo nghĩa vụ pháp định. Các chuyên gia Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho rằng: “Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ, tập hợp và đánh giá rõ ràng về một thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập” (Nguyễn Quang Quỳnh, 2003). Như vậy, các nhà nghiên cứu về kiểm toán Hoa Kỳ cũng khẳng định sự kiểm tra mang tính độc lập của KTV và nhấn mạnh hơn đến khía cạnh chuyên môn tức là các KTV không chỉ độc lập mà còn phải “có nghiệp vụ”. Khái niệm này cũng đề cập đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 Trong giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp, kiểm toán được quan niệm như sau: “Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế, không che đậy sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định” (Nguyễn Quang Quỳnh, 2003). Từ các khái niệm trên có thể rút ra những đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của kiểm toán là: Thứ nhất, kiểm toán là sự phát triển độc lập của chức năng kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân quá trình kế toán. Với đặc trưng này, kiểm toán là quá trình kiểm tra, rà soát các thông tin kế toán từ chứng từ kế toán đến kế toán tổng hợp và cân đối kế toán. Thứ hai, hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi người độc lập, có chuyên môn nghiệp vụ. Với đặc trưng này, kiểm toán là hoạt động mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan. Thứ ba, kiểm toán là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một đơn vị, một tổ chức kinh tế so với các tiêu chuẩn đã được thiết lập và kết quả kiểm toán được trình bày theo một cách thức nhất định. Với đặc trưng này, kiểm toán là sự xác minh và bày tỏ ý kiến về những nội dung đã kiểm toán. Đối tượng cụ thể của kiểm toán là các bản khai tài chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kiểm toán, khái niệm kiểm toán đã được mở rộng và phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm truyền thống nêu trên. Kiểm toán không chỉ là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu, báo cáo tài chính mà còn kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, thể lệ, quy định của các đơn vị được kiểm toán và rộng hơn nữa là kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Ở một số quốc gia, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước còn bao gồm cả kiểm toán nguồn nhân lực, kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo trong nhiệm kỳ...Điều đó cho thấy, đối tượng, loại hình và nội dung kiểm toán ngày càng phát triển sâu, rộng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 tuỳ thuộc và yêu cầu quản lý và nhu cầu thông tin được chứng thực. Ở Việt Nam, thuật ngữ "Kiểm toán" xuất hiện trở lại và được sử dụng nhiều từ những năm đầu của thập kỷ 90. Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam đã có hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài. Do ra đời muộn hơn so với đa số các nước trên thế giới nên ở Việt Nam, kiểm toán nói chung và khái niệm kiểm toán nói riêng đã có sự kế thừa và phát triển của kiểm toán trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quan niệm: “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” (Nguyễn Quang Quỳnh, 2003). Khái niệm này đã cho rằng kiểm toán không chỉ là kiểm tra các bản khai tài chính mà còn xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động; đồng thời, còn đề cập đến việc sử dụng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán và yêu cầu hoạt động kiểm toán phải được thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Luật Kiểm toán nhà nước của Việt Nam đưa ra khái niệm: Hoạt động kiểm toán của KTNN là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Qua nghiên cứu các khái niệm kiểm toán nêu trên và từ thực tiễn hoạt động kiểm toán, có thể hiểu khái niệm về kiểm toán như sau: Kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật; kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực do một chủ thể độc lập, có thẩm quyền, có năng lực chuyên môn thực hiện theo quy định của pháp luật và các chuẩn mực chuyên môn. 2.1.1.2. Phân loại kiểm toán Việc phân loại kiểm toán thường được thực hiện theo hai cách cơ bản sau đây: Một là: Theo mục mục đích của kiểm toán (hay theo đối tượng trực tiếp của kiểm toán) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 Căn cứ vào mục đích cụ thể (hay đối tượng trực tiếp) của kiểm toán, người ta thường chia kiểm toán thành ba loại là: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động được kiểm toán. Tính kinh tế là sự tiết kiệm các nguồn lực. Hay đây còn gọi là nguyên tắc tối thiểu, nghĩa là để đạt được mục tiêu nhất định cần dùng một lượng nguồn lực ít nhất. Tính hiệu lực là khả năng về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã xác định của đơn vị. Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với một lượng nguồn lực nhất định, hay đây còn gọi là nguyên tắc tối đa. - Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ cũng khá linh hoạt. Nó có thể là việc tuân thủ các quy tắc do các cơ quan nhà nước cấp trên đề ra, như kiểm tra đánh giá về việc tuân thủ các quy định về thuế giá trị gia tăng, hay các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động ..., hoặc việc tuân thủ những quy định do người quản lý cấp trên trong đơn vị đề ra, hoặc nó còn là việc tuân thủ những quy định của cơ quan chuyên môn đề ra như việc tuân thủ các quy trình và thủ tục giải ngân của kho bạc nhà nước, việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục vay vốn của ngân hàng ... Các tiêu chuẩn, chuẩn mực để đánh giá thông tin ở loại kiểm toán này không phức tạp như kiểm toán hoạt động, chúng thường được xác định một cách dễ dàng gắn liền với các thủ tục, quy tắc được kiểm toán. Thông thường loại kiểm toán này được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu của bản thân các đơn vị, hoặc nhu cầu của cơ quản lý cấp trên nên kết quả của kiểm toán tuân thủ nói chung được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị được kiểm toán hoặc cơ quan quản lý cấp trên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 hơn là cho một phạm vi rộng người sử dụng. - Kiểm toán báo cáo tài chính là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính được kiểm toán. Báo cáo tài chính được kiểm toán thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính của các đơn vị tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, các báo cáo tài chính của các đơn vị khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, của các dự án đầu tư ... cũng là những đối tượng thông tin của kiểm toán báo cáo tài chính. Tiêu chuẩn, chuẩn mực cho việc đánh giá thông tin của loại kiểm toán này thường là các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý về kế toán và những quy định khác có liên quan. Hai là: Theo loại hình tổ chức kiểm toán (theo chủ thể thực hiện kiểm toán) Theo cách phân loại này, kiểm toán được chia làm ba loại là Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. - Kiểm toán nhà nước: là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao của quốc gia, thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của Nhà nước ở các đơn vị. - Kiểm toán độc lập: được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp kiểm toán (công ty hay hãng kiểm toán) nhằm cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có tính chuyên môn cho xã hội. - Kiểm toán nội bộ: được tổ chức bên trong mỗi đơn vị, thực hiện kiểm tra và cho ý kiến về các đối tượng được kiểm toán nhằm giúp đơn vị thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình. 2.1.1.3. Chức năng của kiểm toán Thứ nhất: Chức năng xác nhận (hay còn gọi là chức năng xác minh) Đây là chức năng được hình thành đầu tiên gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và kiểm toán nói riêng, đồng thời chức năng này luôn thể hiện ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ngay từ thời kỳ đầu, khi kiểm toán ra đời, chức năng kiểm tra và xác Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 nhận được thể hiện dưới dạng chứng thực báo cáo tài chính (kiểm toán cổ điển), về sau chức năng này phát triển mạnh mẽ và được thể hiện cao hơn dưới dạng báo cáo kiểm toán. Thứ hai: Chức năng tư vấn (hay còn gọi là chức năng trình bày ý kiến) Đây là chức năng phát sinh và hình thành sau chức năng xác nhận. Chức năng tư vấn cũng có quá trình phát sinh và phát triển riêng của nó. Cùng với quá trình phát triển của kiểm toán, chỉ một chức năng xác nhận, kiểm toán không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Chính từ yêu cầu thực tiễn quản lý đặt ra, đã xuất hiện chức năng tư vấn. Ở thời kỳ ban đầu khi mới hình thành, chức năng này biểu hiện dưới dạng thư quản lý. Trong quá trình phát triển, sự biểu hiện của tư vấn cũng rất khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thực tế chức năng này chỉ phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, nhưng lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế thị trường phát triển cao như hiện nay. Qua hai chức năng của kiểm toán ta thấy kiểm toán nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện cả về quá khứ và tương lai. Về quá khứ, đối với các sự kiện đã nảy sinh, kiểm toán với tư cách là người kiểm tra xác nhận sự việc đã hoàn thành nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin. Như vậy, chức năng kiểm toán xác nhận hay xác minh là chức năng hướng về quá khứ. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin trong tương lai, kiểm toán lại có thêm chức năng thứ hai đó là chức năng tư vấn hay chức năng trình bày ý kiến, chức năng này hướng về tương lai. Hai chức năng của kiểm toán hình thành và phát triển hoàn toàn khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở thời kỳ đầu, người ta thường chỉ tập trung quan tâm đến chức năng kiểm tra xác nhận. Nhưng khi xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm nhiều hơn đến chức năng tư vấn của kiểm toán, đó là việc nhìn nhận, định hướng cho một tương lai đúng đắn để có những quyết định tối ưu và giành được thắng lợi trong cạnh tranh. 2.1.1.4. Khái niệm, đặc trưng của Kiểm toán nhà nước * Khái niệm: Theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013: Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện việc kiểm toán tài chính, tài sản công (Hiến pháp, 2013). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Hoạt động kiểm toán của KTNN có thể phân thành 3 lĩnh vực gồm: - Lĩnh vực kiểm toán ngân sách nhà nước; - Lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư; - Lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp. * Đặc trưng của Kiểm toán nhà nước So với các hoạt động kiểm tra, kiểm soát khác của Nhà nước và so với các loại hình hoạt động kiểm toán khác (kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập), hoạt động kiểm toán của KTNN có những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, hoạt động kiểm toán của KTNN là hoạt động kiểm tra tài chính ngoại vi. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm tra tài chính từ bên ngoài (kiểm tra ngoại vi). Cơ quan Kiểm toán nhà nước là một tổ chức kiểm tra từ bên ngoài, nằm ở bên ngoài các hoạt động tài chính - ngân sách và nằm ngoài các đơn vị được kiểm toán. Điều này đảm bảo cho người kiểm tra và người bị kiểm tra không đồng nhất với nhau và giữ được một khoảng cách tối thiểu nhất định giữa họ với nhau, nhằm bảo đảm tính độc lập về mặt nghiệp vụ và thiết chế của Kiểm toán nhà nước. Đây là đặc điểm nổi bật phân biệt giữa hoạt động Kiểm toán nhà nước với hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, kiểm toán nội bộ. Thứ hai, hoạt động kiểm toán của KTNN mang tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan. Đây là đặc điểm cơ bản nhất, yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Vấn đề này được quy định thành nguyên tắc và được cụ thể hoá trong các điều, khoản của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy chế liên quan đến tổ chức và hoạt động của KTNN, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thứ ba, đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ở tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan với phạm vi rộng lớn trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Với tư cách là chủ sở hữu các nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia, Nhà nước thành lập cơ quan Kiểm toán nhà nước để kiểm soát việc quản lý, sử dụng các nguồn lực đó của các chủ thể có liên quan, bảo đảm phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của đất Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 nước. Do vậy, về nguyên tắc ở đâu có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thì ở đó có hoạt động Kiểm toán nhà nước. Thứ tư, chức năng của KTNN là xác nhận, kết luận và kiến nghị, trong đó xác nhận độ tin cậy của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán là chức năng đặc trưng riêng có của kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng. Đồng thời, KTNN cũng có chức năng kiểm toán việc tuân thủ pháp luật và đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. KTNN đưa ra các kết luân, kiến nghị nhưng việc xử lý các kết luận, kiến nghị kiểm toán lại do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bản thân các đơn vị được kiểm toán thực hiện. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa KTNN với các cơ quan có liên quan thì hiệu lực kiểm toán mới được xác lập trên thực tế. Thứ năm, hoạt động Kiểm toán nhà nước mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp rất cao. - Tuân theo chuẩn mực, quy trình, quy chế một cách chặt chẽ; - Sản phẩm của KTNN - Báo cáo kiểm toán có nội dung chuyên môn rất cao đòi hỏi phải có sự hiểu biết ở mức độ nhất định của người sử dụng (Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan chức năng của Nhà nước, báo chí và công luận nói chung); - Đòi hỏi phải được trang bị sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đồng bộ (hệ thống dữ liệu, công nghệ thông tin, các phương tiện đặc chủng trong lĩnh vực đầu tư - dự án...). 2.1.1.5. Vai trò của Kiểm toán nhà nước Với chức năng xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, vai trò của KTNN thể hiện qua các mặt sau: Một là, KTNN góp phần quan trọng vào việc phân bổ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực quốc gia; hỗ trợ Quốc hội, Chính phủ thực hiện giám sát và quản lý tài chính nhà nước. Hai là, KTNN tham gia với Quốc hội trong việc quyết định các chính sách về Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan