Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức bộ máy nhà nước thời trần (1226 1400)...

Tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước thời trần (1226 1400)

.PDF
92
150
86

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ =====o0o===== ĐỖ THỊ LƠ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Văn Nam HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Khóa luận với đề tài “Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Trần (12261400)” em đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, dƣới sự động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Lịch sử đã đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận thành công. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Văn Nam đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện ĐỖ THỊ LƠ LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những vấn đề em trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân em, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Văn Nam, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên thực hiện ĐỖ THỊ LƠ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................................ 7 6. Những đóng góp mới của bài khóa luận .................................................... 8 7. Bố cục của bài khóa luận ........................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) ..................................................................................................... 10 1.1. Sự thành lập của nhà Trần .................................................................... 10 1.2.Tổ chức bộ máy nhà nƣớc trƣớc thời Trần ............................................ 12 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử .......................................................................... 12 1.2.2. Chính quyền trung ương ................................................................. 15 1.2.3. Chính quyền địa phương................................................................. 20 1.3. Sự mô phỏng tổ chức bộ máy nhà nƣớc Trung Hoa ............................. 23 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 25 Chƣơng 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) .. 26 2.1. Tổ chức chính quyền Trung ƣơng thời Trần......................................... 26 2.1.1. Mô hình tổ chức .............................................................................. 26 2.1.2. Văn Ban ........................................................................................... 31 2.1.3. Võ Ban ............................................................................................. 37 2.1.4. Hoạn Quan ...................................................................................... 40 2.1.5. Chức quan đứng đầu kinh đô .......................................................... 40 2.2. Tổ chức chính quyền địa phƣơng ......................................................... 42 2.3. Hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát cấp Trung ƣơng ........... 47 2.4. Cơ chế tuyển bổ, khảo khóa, thƣởng phạt và chế dộ hƣu trí đối với quan lại thời Trần ......................................................................................... 51 2.4.1. Cơ chế tuyển bổ quan lại ................................................................ 51 2.4.2. Chế độ khảo khóa, thưởng phạt ...................................................... 53 2.4.3. Chế độ hưu trí ................................................................................. 54 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 55 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) ......................................................................................... 57 3.1. Đặc điểm ............................................................................................... 57 3.1.1. Nền quân chủ quý tộc đậm tính chất dòng họ ................................ 57 3.1.2. “Lưỡng đầu chế” tồn tại xuyên suốt triều đại................................ 60 3.1.3. Bộ máy nhà nước chuyển dần từ quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu.................................................................................................... 63 3.1.4. Bộ máy mang tính dân tộc cao ....................................................... 64 3.1.5. Bộ máy nhà nước vững mạnh hơn trước đó và có những nét độc đáo, đặc thù ............................................................................................... 66 3.2. Vai trò.................................................................................................... 70 3.2.1. Tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao .......... 70 3.2.2. Giúp Đại Việt bảo vệ và mở rộng bờ cõi ........................................ 72 3.2.3. Giúp quản lý tốt hơn các cấp hành chính địa phương ................... 73 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 73 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời và nhiều truyền thống tốt đẹp. Lịch sử lâu đời đó do chính con ngƣời Việt Nam đã xây dựng, tạo lên những truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Từ trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân Việt Nam đã tạo nên ý thức dân tộc, ý chí kiên chung, tinh thần yêu nƣớc nồng nàn và lòng dũng cảm để xây dựng nên những giá trị cơ bản, góp phần quan trọng làm nên sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, chống các thế lực đế quốc xâm lƣợc, thống nhất đất nƣớc. Công lao to lớn đó của ông cha và tổ tiên chúng ta qua mấy nghàn năm lịch sử rất đáng tự hào và để giáo dục cho các thế hệ mai sau, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nƣớc ở thời kì hiện nay. Lịch sử lâu đời của một dân tộc cũng là lịch sử lâu đời của công cuộc xây dựng Nhà nƣớc, xây dựng hệ thống hành chính quản lí Nhà nƣớc, trong công cuộc đó, bất kì dân tộc nào cũng phải quan tâm tới hai yếu tố “dân tộc” và “hiện đại”. Yếu tố hiện đại thông thƣờng gắn với ý trí và nguyện vọng của con ngƣời; yếu tố dân tộc phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử mỗi dân tộc và mang ý thực tiễn. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của Việt Nam, dựng nƣớc và giữ nƣớc luôn luôn gắn liền với nhau. Vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử, tầng lớp thống trị của mỗi triều đại, mỗi thời kì không chỉ lo xây dựng Nhà nƣớc, củng cố hành chính quốc gia cho phù hợp với yếu tố thời đại của mình mà còn quan tâm tới yếu tố dân tộc. Bởi ngoài nhiệm vụ thống trị và bóc lột, Nhà nƣớc phải đƣợc sự ủng hộ của nhân dân cả trong thời bình và thời chiến để giữ vững biên cƣơng, bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng đất nƣớc. Tổ chức bộ máy Nhà nƣớc thời Trần không chỉ đƣợc kế thừa từ các triều đại khác trƣớc đó mà các vua Trần còn biết dựa vào hoàn cảnh thực tiễn 1 và ý chí nguyện vọng của nhân dân, của tầng lớp quý tộc Trần để xây dựng. Có thể khẳng định, trong thời kì cai trị của mình, các vị vua nhà Trần đã xây dựng đƣợc một nhà nƣớc vững mạnh - đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nƣớc và đánh bại ba lần đế chế Mông Nguyên hùng mạnh rộng lớn nhất thế giới lúc đó, tạo nên hào khí Đông A sống mãi trong lòng dân tộc. Đó là một thành tựu, là bƣớc tiến dài trên con đƣờng xây dựng bộ máy quốc gia thời trung đại, tạo những tiền đề quan trọng để hoàn thành quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam vào thời kì Lê sơ thế kỉ XV. Nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần đồng thời giúp chúng ta thấy đƣợc sự phát triển của lịch sử tổ chức bộ máy nhà nƣớc Việt Nam thời trung đại. Cũng thông qua công trình nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn lịch sử triều Trần với tƣ cách một triều đại tồn tại lâu dài và có những thành tựu to lớn với lịch sử dân tộc. Điểm lại các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ Ngô Quyền đến kháng chiến chống Pháp có 12 lần thì ít nhất có 8 lần do nhà nƣớc đứng ra lãnh đạo. Ở đó tính dân tộc đƣợc đặt lên trên hết. Trong thời kì phong kiến, bên cạnh những yếu tố bất ổn thì hầu hết các triều đại có nhiều thời gian thịnh trị. Muốn có điều đó thì phải có một hệ thống hành chính quốc gia ổn định, có một hệ thống quan lại trung thành, tâm huyết. Cải cách của Lê Thánh Tông và Minh Mạng đều đƣợc tiến hành khi đất nƣớc vào thời kì ổn định và thống nhất. Thời Minh Mạng sau cải cách có 30 tỉnh. Cả hai nhà nƣớc đều tìm cách hạn chế quan lại. Thời Lê Thánh Tông có khoảng 5.370 quan lại, thời Minh Mạng có khoảng 20.000 quan lại (trừ cấp xã) với mục đích xây dựng đƣợc đội ngũ quan lại trung thành và có nền hành chính ổn định, quan lại có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Công cuộc cải cách hành chính hiện tại đang diễn ra ở nƣớc ta cũng đặt ra yêu cầu tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nƣớc trong lịch sử để kế thừa, phát 2 huy và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc hiện tại và tƣơng lai. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhƣ trên, em chọn đề tài “Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần (1226-1400)” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu này đã đƣợc đặt ra từ sớm, có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề nhà nƣớc quân chủ chuyên chế trong thời kì phong kiến Việt Nam, trong đó có những công trình nghiên cứu có giá trị về thể chế nhà nƣớc quân chủ quý tộc Trần. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ: Trước Cách mạng tháng Tám 1945: Các tƣ liệu, tài liệu đƣơng thời nhƣ chính sử Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và một công trình nghiên cứu rất quan trọng là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, đặc biệt là phần Quan chức chí là tƣ liệu quý về tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần, ghi chép tổ chức, vai trò các cơ quan cũng nhƣ các chức quan thời kì nhà Trần. Thế kỉ XVIII nhà sử học Lê Qúy Đôn đã bƣớc đầu tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nƣớc Lý, Trần, Lê Sơ và chính quyền Đàng Trong ghi trong Đại Việt thông sử. Sang thế kỉ XIX, Phan Huy Chú nối tiếp việc làm của Lê Qúy Đôn trong cuốn Lịch triều Hiến Chương Loại Chí. Sau đó nhà sử học Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo tác giả so sánh bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kì, nêu tên các quan chức các thời kì. Trong thời kì Pháp thuộc có tác phẩm: Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Tổ chức Nhà nước An Nam của A. Pelonster…cũng đã đề cập đến bộ máy nhà nƣớc thời Trần nhƣng rất sơ lƣợc. 3 Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945đến nay: Song song với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, một số tác giả đã tìm hiểu sâu hơn hệ thống hành chính thời phong kiến nhƣ: Cuốn Lịch sử Việt Nam, tác giả Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn xuất bản năm 2010 là cuốn thông sử đề cập hầu hết những sự kiện lớn ở Việt Nam trong đó có vấn đề “Chế độ quân chủ quý tộc” thời nhà Trần, tuy nhiên vấn đề này chƣa đƣợc các tác giả đi sâu tìm hiểu và có hệ thống. Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của Đào Duy Anh, tác phầm do nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 2002. Tác phẩm này đã đƣợc trình bày một cách cụ thể từ nhà nƣớc phong kiến tự chủ Lý cho tới nhà Trần. Mặc dù chƣa nghiên cứu sâu nhƣng cũng đã đƣa ra đƣợc những cơ sở để giúp ngƣời đọc có đƣợc nguồn tƣ liệu, hiểu biết thêm về vấn đề liên quan đến tổ chức chính quyền ở trung ƣơng và địa phƣơng dƣới thời Trần. Cuốn Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858, tác giả Trƣơng Hữu Quýnh- Nguyễn Cảnh Minh và Cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam- PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, nhà xất bản giáo dục, Hà Nôi 2012 cũng hệ thống lại các vƣơng triều phong kiến Việt Nam về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói chung và vƣơng triều Trần nói riêng cũng đƣợc đề cập. Các công trình nghiên cứu thông sử do các nhà khoa học biên soạn đã đƣợc công bố nhiều năm qua nhƣ bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập của tập thể các tác giả uỷ ban khoa học xã hội xuất bản năm 1971, nhóm biên soạn (Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đắng…) Giáo trình của tập thể tác giả Đại học tổng hợp Hà Nội, bộ Lịch sử Việt Nam nhiều tập, các công trình hợp thành sách viết về triều Trần cũng đã đƣợc xuất bản trong những năm qua nhƣ tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Trần, Lịch sử vƣơng triều Trần. 4 Các bộ sách trên có trình bày giản lƣợc thiết chế chính trị nƣớc ta trƣớc đây. Ngoài ra còn có Tạp chí nghiên cứu lịch sử, các học giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về vấn đề “lƣỡng đầu chế”, hiện tƣợng “song trùng lãnh đạo” trong bộ máy Nhà nƣớc thời Trần nhƣ PGS. TS Nguyễn Văn Kim, PGS. TS Trần Ngọc Vƣơng xuất bản ngày 21/05/2010. Cần phải kể đến các báo, tạp chí, tập san nhƣ “Phương thức tuyển dụng quan lại thời Trần”, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 07, 2006 của Nguyễn Thị Phƣơng Chi cũng đã đề cập đến nội dung cách thức tuyển chọn quan lại ở vƣơng triều Trần. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử với bài viết “Chiến lược phòng thủ đất nước qua hệ thống thái ấp thời Trần”, tạp trí nghiên cứu lịch sử số 08 của Nguyễn Thị Phƣơng Chi đề cập những nội dung bao chùm về vai trò của quý tộc Trần trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Nhƣ vậy, nghiên cứu Tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần đã có một quá trình lịch sử với khá nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đƣợc công bố đều viết dƣới dạng khảo cứu, giáo trình bài giảng phục vụ giảng dạy, tìm hiểu một cách khái quát chung và gắn với các lĩnh vực khác nên mới chỉ mô tả đƣợc một số thiết chế quan trọng của nhà nƣớc quân chủ nhƣ chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng, tổ chức quân đội…, chứ chƣa quan tâm đúng mức đến các thành tố khác của tổ chức nhà nƣớc quân chủ nhƣ: pháp luật, việc kiểm tra giám sát, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại, nhiệm vụ, quyền lợi, khảo khóa quan lại, vấn đề khen thƣởng, kỉ luật, hƣu trí của quan lại… nên đề tài nghiên cứu chƣa có hệ thống và chuyên sâu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên cũng đã đề cập đƣợc nhiều khía cạnh của đề tài, đây là nguồn tƣ liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài nhằm làm rõ việc tổ chức chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng dƣới triều đại phong kiến Trần để nhìn thấy rõ đƣợc sự tiến bộ, phát triển của triều đại so với các triều đại trƣớc. Đồng thời có thể rút ra đƣợc những nhận định, đánh giá về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở để nhà Trần tổ chức bộ máy Nhà nƣớc. Thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thời Trần và tổ chức bộ máy Nhà nƣớc các vƣơng triều phong kiến trƣớc đó ở Việt Nam để rút ra những cơ sở, tiền đề cho nhà Trần tổ chức bộ máy Nhà nƣớc. Nghiên cứu tổ chức bộ máy Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các thiết chế chính trị và phƣơng thức vận hành của Nhà nƣớc. Nghiên cứu tính chất, đặc điểm và vai trò của Tổ chức bộ máy Nhà nƣớc thời Trần (1226-1400) trong việc quản lý, xây dựng đất nƣớc, chống giặc ngoại xâm; bƣớc tiến trong quản lý làng xã chính quyền địa phƣơng và chỉ ra những kinh nghiệm quý báu từ tổ chức bộ máy Nhà nƣớc thời Trần. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần (1226-1400). 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: Tổ chức bộ máy Nhà nƣớc trên lãnh thổ quốc gia Đại Việt thời kì nhà Trần Về thời gian: Vƣơng triều Trần từ năm 1226-1400. Trong quá trình nghiên cứu để làm rõ hơn tác giả đã mở rộng thời gian nghiên cứu tới các triều đại trƣớc triều Trần (Ngô, Đinh- Tiền Lê, Lý). 6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Tư liệu gốc: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1992. Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1978. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2009. Tư liệu từ bảo tàng Lịch sử Việt Nam, địa chỉ số 1, Tràng Tiền, Hà Nội. Tư liệu xuất bản: Các cuốn sách, giáo trình nhƣ Lịch sử Việt Nam của Trƣơng Hữu Quýnh, Tiến trình Lich sử Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc viết về tình hình kinh tế, chin trị, xã hội thời Lý, Trần Tập san “Đường lối trị nước của vương triều Trần giữa hai cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên năm 1258- 1285” của Trần Thị Thái Hà; Tạp chí nghiên cứu lịch sử “Đào tạo và trọng dụng nhân tài ở Thăng Long thời Trần” của Nguyễn Thị Phƣơng Chi. Các nguồn tƣ liệu tìm kiếm khác. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết đã dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nghiên cứu khoa học lịch sử. Đó là kim chỉ nam trong quá trình hệ thống, sử lí, khai thác và sử dụng tƣ liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Về phƣơng pháp nghiên cứu: ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu các 7 sự kiện, hiện tƣợng lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê… để rút ra những nhận xét cần thiết. 6. Những đóng góp mới của bài khóa luận Lần đầu tiên, khóa luận đã tập hợp đƣợc hệ thống khá đầy đủ các nguồn tài liệu về tổ chức bộ máy thời Trần. Các tài liệu này không chỉ giúp làm sáng tỏ tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần mà còn góp phần tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nƣớc của các triều đại khác, của chế độ phong kiến Việt Nam. Khóa luận là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống, toàn diện về tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần. Đề tài đã làm rõ tổ chức bộ máy nhà nƣớc trên các khía cạnh: pháp luật, việc kiểm tra giám sát, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại, nhiệm vụ, quyền lợi, khảo khóa quan lại, vấn đề khen thƣởng, kỉ luật, hƣu trí của quan lại… Qua đó rút ra những đặc điểm, vai trò của tổ chức bộ máy nhà nƣớc thời Trần. Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách hành chính quốc gia, từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, đề tài khoa học này sẽ góp phần nhỏ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu… những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong khi thực hiện chức trách của mình. Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên nghành lịch sử Việt Nam cổ- trung đại, cho việc dạy và học Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này ở chƣơng trình phổ thông và những ai có nhu cầu đi sâu vào tìm hiểu về lịch sử nhà Trần. 7. Bố cục của bài khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo bài khóa luận chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 8 Chƣơng 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (12261400) Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI TRẦN (1226-1400) 1.1. Sự thành lập của nhà Trần Thế kỷ X đƣợc coi là thế kỷ bản lề trong lịch sử dân tộc ta, thế kỷ đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao có ý nghĩa nhƣ những bƣớc ngoặt lịch sử trọng đại. Những chuyển biến lớn lao đó đều xoay quanh một trục trung tâm là chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc, chống dứt họa Bắc thuộc hơn 1000 năm và mở ra thời kỳ phát triển lâu dài cho đất nƣớc. Sự thành lập và củng có chính quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dƣơng rồi đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê. Nền độc lập đƣợc củng cố sau hơn 1000 năm Bắc thuộc đó là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Dƣơng Đình Nghệ và Ngô Quyền đã tạo ra thế và lực tƣơng đối của đất nƣớc. Thừa hƣởng hơn 1000 năm Bắc thuộc, xã hội ta không khỏi không chứa đựng những mối quan hệ khác nhau, phức tạp và mâu thuẫn. Mối quan hệ ấy đƣợc biểu hiện với xu hƣớng cát cứ và trỗi dậy và điều đó đƣợc biểu hiện rõ nhất cuối thời Ngô- Loạn 12 sứ quân. Năm 944, Ngô Quyền mất, Dƣơng Tam Kha cƣớp ngôi các hào trƣởng địa phƣơng nổi dậy. Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ Hoa Lƣ (Ninh Bình), rồi tiếp đến “Loạn 12 sứ quân” phải có một cuộc đấu tranh mới: Đấu tranh cho sự thống nhất đất nƣớc, cho sự xác định một lãnh thổ nhất định và chỉ nhƣ vậy mới có điều kiện xây dựng một nhà nƣớc vững chắc, bền vững. Năm 981 hoàng hậu họ Dƣơng đã khoắc áo long cổn cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi Hoàng Đế. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động lực lƣợng trong các thái ấp của mình đánh lẫn nhau trong vòng tám tháng để giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngai vàng đƣợc ba ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết hại để cƣớp ngôi. Long Đĩnh vừa tàn bạo vừa ham mê tửu, sắc, vừa bị bệnh không ngồi đƣợc, nên khi coi chầu phải 10 nằm, sử cũ gọi là vua Ngoạ Triều. Tình hình chính trị cuối thời Lê ngày càng thối nát, nhân dân oán giận. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy, các sƣ tăng và đại thần, đứng đầu là sƣ Vạn Hạnh, tôn Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn lên làm vua mở đầu cho vƣơng triều Lý (1010-1025). Nhà Lý đến thời vua Nhân Tông (1072-1127) đã đạt đƣợc đỉnh cao của sự thịnh trị. Nhƣng từ đời Anh Tông (1138-1175) về sau chính sự dần dần suy kém. Các vua lên ngôi thì nhỏ tuổi (Thần Tông 11 tuổi, Anh Tông 5 tuổi, Cao Tông 2 tuổi…) và đều chết yểu (Thần Tông chết năm 21 tuổi, Cao Tông chết năm 27 tuổi…) quyền hành nằm trong tay ngoại thích mà không ít là bọn mọt nƣớc hại dân, lộng hành tham bạo.Từ khỏang giữa thế kỉ XII, triều Lý bắt đầu thoái hoá và lao nhanh vào con đƣờng suy vong. Đất nƣớc lâm vào cảnh loạn lạc, giặc cƣớp tứ tung. Chính trị thối nát, kinh tế tiêu điều khiến lòng căm hờn của nhân dân ngày càng bốc cao. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhƣ cuộc nổi dậy của Thân Lợi (1140), năm 1152 ngƣời miền Đại Hoành (Ninh Bình) cũng nổi dậy dậy do Nùng Khả Lai chỉ huy. Các hào trƣởng lớn nhƣ Đoàn Thƣợng, Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng Châu (Hải Dƣơng và Hải Phòng)… Phong trào khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại nhƣng đã làm lay chuyển toàn bộ quyền thống trị của nhà Lý, nhân lúc chính quyền trung ƣơng suy yếu và tàn tạ, các thế lực phong kiến địa phƣơng lại trỗi dậy âm mƣu cát cứ. Trong khoảng hai mƣơi năm đầu thế kỉ XIII, đất nƣớc lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra. Trong các thế lực cát cứ bấy giờ thì tƣơng đối mạnh nhất có họ Trần ở Hải Ấp (Thái Bình), Đoàn Thƣợng ở Hồng Châu (Hải Hƣng), Nguyễn Tự ở Quốc Oai (Hà Tây), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang (Hà Bắc). Trong tình hình đó nhà Lý luôn tỏ ra bất lực, nhân dân ngày càng khổ cực vì các cuộc chiến. 11 Trong các cuộc chiến tranh đó, thế lực nhà Trần dần dần phát triển và trở thành mạnh nhất. Cuối cùng, họ Trần khống chế đƣợc chính quyền trung ƣơng đang hấp hối và chiến thắng các thế lực cát cứ khác. Cuối năm 1225, triều Lý phải rời khỏi vũ đài chính trị để nhƣờng chỗ cho một vƣơng triều mới - vƣơng triều Trần (1226-1400). Vua cuối cùng của triều Lý là Huệ Tông bị bệnh cuồng và không có con trai, phải nhƣờng ngôi cho công chúa Chiêu Thánh mới lên bảy tuổi (tức Lý Chiêu Hoàng). Lúc bấy giờ họ Trần đã nắm giữ mọi chức vụ trong triều. Ngày 10 tháng 1 năm 1226, do sự bố trí của Trần Thủ Độ- ngƣời cầm đầu thế lực họ Trần lúc đó. Lý Chiêu Hoàng tuyên bố cho chồng mình là Trần Cảnh- một ngƣời của phái họ Trần. Trần Cảnh lên ngôi (tức Trần Thái Tông) lập ra triều Trần [13, tr.185]. Với sự thành lập vƣơng triều Trần, chế độ trung ƣơng tập quyền đƣợc khôi phục và cuộc nội chiến giữa các thế lực phong kiến chấm dứt. Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hoà bình, thống nhất của nhân dân và yêu cầu phát triển của lịch sử. Triều Trần thay thế triều Lý là một Triều đại mất hết sinh khí vào một hoàn cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là lúc những đoàn quân viễn chinh của đế quốc Mông Cổ đang làm mƣa làm gió trên lục địa Á-Âu, đe doạ nghiêm trọng đến vận mệnh của các dân tộc trên thế giới và đất nƣớc ta cũng đang bƣớc vào một cơn thử thách nguy hiểm nhất trong lịch sử kể từ khi dựng nƣớc cho đến lúc đó. 1.2.Tổ chức bộ máy nhà nƣớc trƣớc thời Trần 1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử Sau hơn một nghìn năm đấu tranh lâu dài và quyết liệt, nhân dân ta đã giành đƣợc độc lập. Bối cảnh lịch sử mới của đất nƣớc đã đặt ra yêu cầu xây dựng và quản lý nhà nƣớc độc lập, tự chủ để vừa giữ vững nền độc lập, vừa 12 tạo tiền đề cho sự phát triển đất nƣớc. Các triều đại từ họ Khúc, Ngô, Đinh đến Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng nhà nƣớc phong kiến độc lập theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền với những thành tựu đáng kể. Đầu năm 905, nhân sự suy yếu của nhà Đƣờng, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành lấy chính quyền, ách đô hộ bị lật đổ, Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ, lập chính quyền mới và sau đó nhà Đƣờng buộc phải phong ông làm Tiết độ sứ. Nền thống trị của phong kiến phƣơng Bắc về cơ bản chấm dứt. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, nối tiếp sự nghiệp của cha, Khúc Hạo lên thay đã tiến hành nhiều cải các về các mặt xây dựng một đất nƣớc độc lập, tự chủ. Nhà nƣớc đầu tiên của thời đại mới đƣợc xây dựng. Khúc Hạo đã bãi bỏ mô hình tổ chức hành chính thời Đƣờng, điều chỉnh lại các đơn vị hành chính trong nƣớc, cho đổi hƣơng làm giáp và lấy giáp làm đơn vị cơ sở. Ngoài ra, họ Khúc còn đặt thêm nhiều giáp mới, thể hiện việc mở rộng và củng cố nền độc lập, tự chủ của nhà nƣớc và tách khỏi phạm vi thế lực của phong kiến Trung Quốc. Ngoài ra, họ Khúc còn đặt chế độ thuế khoá, bƣớc mới chỉ là một chính quyền tự chủ ở thời kì phôi thai, nền móng cho sự ra đời của một chính quyền độc lập, tự chủ, kiện toàn ở thời kì sau. Năm 931, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Dƣơng Đình Nghệ lại xƣng là tiết độ xứ, về chính trị không có sự thay đổi. Năm 939, danh tƣớng Ngô Quyền sau khi đánh bại quân xâm lƣợc Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng vang dội đã quyết định xƣng vƣơng, bãi bỏ chế độ tiết độ sứ, xây dựng cung điện, triều đình, đặt trăm quan, chế định triều phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội. Đứng trƣớc yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc mọi ngƣời đã đoàn kết lại. Nhƣng khi nguy cơ ngoại xâm bị đẩy lùi thì bắt đầu xuất hiện các mâu thuẫn. 13 Cuối thời Ngô xu hƣớng cát cứ trỗi dậy dẫn đến “Loạn 12 sứ quân” phải có một cuộc đấu tranh mới: Đấu tranh cho sự thống nhất đất nƣớc, cho sự xác định một lãnh thổ nhất định và chỉ nhƣ vậy mới có điều kiện xây dựng một nhà nƣớc vững chắc, bền vững. Năm 981 hoàng hậu họ Dƣơng đã khoắc áo long cổn cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi Hoàng Đế. Hệ thống quan lại đơn giản, chƣa hình thành các cơ quan hành chính. Bấy giờ chế độ giáo dục nho học thời Bắc thuộc ít ảnh hƣởng tới cƣ dân ngƣời Việt. Do đó bấy giờ qua lại giữa Đại Việt và các triều đại phong kiến phƣơng Bắc thƣờng do nhà sƣ đảm nhận. Tiếp theo nhà Đinh- Tiền Lê, đến thời Lý chế độ trung ƣơng tập quyền ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Đây là thời kì phong kiến độc lập tự chủ luôn phải thƣờng trực đấu tranh chống ngoại xâm và cũng là thời kì mở đầu cho quá trình phong kiến hóa ở Việt Nam. Sau khi lên ngôi đặt niên hiệu Thuận Thiên, Lý Công Uẩn ban Chiếu rời đô từ Hoa Lƣ về Thăng Long. Từ năm 1010, Thăng Long với cái thế “Rồng cuộn Hổ ngồi” đã trở thành kinh đô của Đại Việt. Xã hội Đại Việt dƣới thời Lý là một bƣớc phát triển khá cơ bản so với các triều đại trƣớc ở thế kỉ X, nền độc lập đƣợc xác lập vững chắc. Cùng với đó, sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc nhƣ sợi dây vô hình đã thắt chặt khối đại đoàn kết toàn dân, là một trong những nhân tố quan trọng chi phối việc xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thời kỳ này. Chịu ảnh hƣởng của hơn 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Việt Nam vừa thiết lập một bộ máy nhà nƣớc theo mô hình bộ máy nhà nƣớc của Trung Hoa, vừa mang những nét mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc. 14 1.2.2. Chính quyền trung ương 1.2.2.1 Nhà nước thời Đinh- Tiền Lê Năm 905- 907: Chính quyền họ Khúc, Khúc Thừa Dụ xƣng tiết độ sứ, sau đó Khúc Hạo lên thay tiến hành một loạt các cải cách. Khúc Thừa Dụ chỉ xƣng là tiết độ sứ có thể lúc đó khi vừa mới giành đƣợc độc lập thế và lực của ta còn yếu và đó cũng là một hình thức ngoại giao. Năm 938, sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền xƣng vƣơng đóng đô ở Hoa Lƣ (Ninh Bình), đặt trăm quan chế định triều nghi. Sau khi Ngô Quyền Mất, anh em cát cứ dẫn đến loạn 12 sứ quân điều này chứng tỏ chính quyền trung ƣơng chƣa đủ mạnh. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hòang đế, bỏ niên hiệu của hoàng đế Trung Hoa tự đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nƣớc là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lƣ. Bƣớc đầu xây dựng bộ máy nhà nƣớc và chính quyền. Điều đó đã khẳng định sự tồn tại của một quốc gia độc lập ở phía Nam Trung Quốc, từ thời Đinh đến Tiền Lê bƣớc đầu xây dựng đƣợc Nhà nƣớc độc lập tự chủ lâu dài. Về thể chế, đó là một nhà nƣớc quân chủ chuyên chế Trung ƣơng tập quyền. Tuy nhiên thể chế ấy, vua thực chất là các thủ lĩnh quân sự (vừa chinh phục các dân tộc thiểu số, vừa trực tiếp đi chống ngoại xâm). Vua trực tiếp nắm quyền xét quan chức, phân chia các đơn vị hành chính, xét sử vụ kiện lớn, tiếp đón sứ thần ngoại quốc, chủ trì các hoạt động ngoại giao, ban hành chế độ thuế khóa và binh dịch. Theo thể định chế, cha truyền con nối (ngƣời trong hoàng tộc và phải là con trƣởng). Giúp việc cho vua là một số quan đại thần. Từ nhà Đinh, Tiền Lê bắt đầu đặt các chức Trấn tƣớng, và Trấn quốc bộc xạ quản lý các vùng xa, chủ yếu giao cho các hoàng tử trông coi. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất